1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

4 giai đoạn viêm phế quản phổi của trẻ và cách điều trị

Chủ đề trong 'Public - Gặp gỡ giao lưu' bởi lebaotrang, 28/12/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lebaotrang

    lebaotrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2015
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Bỏ túi cho mẹ những kiến thức chăm sóc trẻ viêm phế quản tại nhà đúng cách để giúp con giảm ho, dễ thở và mau khỏi.

    Viêm phế quản phổi là gì?

    Nói một cách khoa học, viêm phế quản là hiện tượng viêm nhiễm đường thở dưới (hay còn gọi là sưng cuống phổi). Bệnh chưa ảnh hưởng vào nhu mô phổi nhưng khi bị viêm cuống phổi sẽ gây ra triệu chứng ho nhiều. Nguy hiểm hơn nếu không được điều trị hợp lý và tích cực thì có thể lan xuống nhu mô phổi, dẫn đến viêm phổi.

    Đối tượng dễ mắc bệnh viêm phế quản:

    - Trẻ em, nhiều nhất là trẻ 1 tuổi.

    - Những bé đang mắc bệnh nhiễm khuẩn khác như ho gà, cúm, sởi.

    - Các bé bị còi xương, đẻ non và suy dinh dưỡng cũng dễ mắc bệnh và thường chuyển nặng dẫn đến viêm phổi.

    [​IMG]
    Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản ở trẻ em

    Một tác nhân gây ra bệnh viêm phế quản ban đầu thường là virut rồi tiếp đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Các loại vi khuẩn hay gặp nhất chính là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Những loại vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi - họng nên khi sức đề kháng cơ thể của bé bị suy giảm, chúng sẽ hoạt động mạnh làm tăng độc tính rồi gây bệnh.

    Mẹ cũng nên lưu tâm về những yếu tố diễn ra bên ngoài môi trường sống như khí hậu thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường hay môi trường bị ô nhiễm bởi chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm phế quản phát sinh. Vì vậy, không mấy ngạc nhiên khi các bé hít phải bụi bẩn, khói thuốc lá hay hơi độc mắc phải bệnh viêm phế quản. Một cảnh báo cho mẹ là những trẻ em thường xuyên sống trong môi trường khói thuốc lá rất có nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính sau này.

    [​IMG]
    Triệu chứng và nguy hiểm của bệnh viêm phế quản ở trẻ em

    Giai đoạn phát bệnh: Trẻ sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi và ho khan.

    Giai đoạn phát triển: Trẻ sốt nặng hơn, thở khò khè, da tím tái và bị rối loạn tiêu hóa nhẹ.

    Giai đoạn nguy kiểm: Trẻ sốt trên 38 độ, tay chân mềm nhũn, thở khò khè bằng miệng, môi khô, bỏ ăn, ho kéo dài, ***g ngực hoạt động mạnh.

    Giai đoạn nguy kịch: Trẻ tím tái, da xanh xao, nôn, tiêu chảy, hôn mê, chi co giật, tim đập nhanh nhưng mạch yếu.

    Chế độ sinh hoạt cho trẻ bị viêm phế quản

    1. Giữ ấm cho trẻ.

    2. Mỗi ngày cho bé uống nhiều nước ấm để không bị tắc nghẽn sung huyết.

    [​IMG]
    3. Giúp bé làm sạch đường phế quản hay hiểu nôm na là tống khứ đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để thở dễ dàng hơn.

    4. Đảm bảo không khí trong nhà sạch sẽ, tránh khói thuốc và bụi bẩn để tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.

    5. Cho bé uống nhiều nước, mặc đồ thoáng và tránh ủ kín cũng như các đồ có nhiều chất liệu tổng hợp khi bé bị sốt nhẹ.

    6. Mẹ có thể cho bé uống ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau và hạ sốt.

    7. Nên điều trị dứt điểm ngay từ khi trẻ bị cảm lạnh, bắt đầu ho sổ mũi để tránh các biến chứng về sau.

    8. Chỉ cho bé dùng kháng sinh khi có sự chỉ định của bác sĩ.

    9. Với những bé còn quá nhỏ, ho không nhiều và yếu nên khó để đưa đàm ra bên ngoài (dễ dẫn đến nghẹt đàm). Vì vậy, cha mẹ cần đưa bé đi hút đàm nhớt hoặc tập vật lý trị liệu hô hấp.

    Xem thêm: https://cachtrihohieuqua-05.webself...ht--tr-em---du-hiu-cach-iu-tr-va-phong-tranh1

Chia sẻ trang này