1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

40 năm ngày mất của Che Guevara, luôn nhớ về người anh hùng

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi liemdng, 08/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. liemdng

    liemdng Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    0
    Che Guevara, Korda và chúng ta... ​
    Chúng tôi rời Cuba đi Venezuela với tâm trạng tiếc nuối. Một tuần là quá ngắn và tiếc hơn không đến được Santa Clara, nơi được đặt lăng mộ và tượng đài của Che sau 40 năm, hài cốt của ông được đưa từ Bolivia trở lại Cuba, tổ quốc thứ hai của ông.
    Những ngày cuối tháng 12 năm 1958,
    dưới sự dẫn dắt của Che, lực lượng cách mạng đã chiếm được thành phố
    quan trọng này khiến nhà độc tài Batista phải trốn chạy khỏi Cuba vào
    sớm ngày 1.1.1959.
    Những ngày này đi nhiều nơi Cuba, tôi không
    thấy nhiều hình ảnh của Che trên các bức tường, trên các banner,
    bandrole,... tại các toà nhà cao tầng, nhưng đối với người Cuba, và
    không ít người Mỹ Latin, cái tên Che, hình ảnh Che mãi mãi sống động.
    Che - biệt danh của Ernesto Guevara de la Serna (14.6.1928 - 9.10.1967)
    - hay nói đầy đủ hơn là Che Guevara, đã là một huyền thoại bất tử ngay
    từ khi ông còn sống.
    Đặc biệt sau khi chết, Che Guevara ngay lập
    tức trở thành tượng thánh (Icon) của phong trào cách mạng xã hội chủ
    nghĩa và cũng là tượng thánh có tính văn hoá phổ quát toàn thế giới. Đó
    là nhận định được thống nhất từ nhiều nước, nhiều phía ngay cả trong
    thời kỳ còn Chiến tranh lạnh.
    Có lẽ không có một nhân vật lãnh
    đạo nào, danh nhân văn hoá, khoa học, nghệ sĩ lớn nào có niềm vinh
    quang kéo dài từ nửa cuối thế kỷ XX đầy biến động, vắt sang thế kỷ mới,
    thiên niên kỷ mới này như thế.
    Không phải là nhà tư tưởng,
    không để lại các tác phẩm lý luận - chỉ có một số bài viết, vài cuốn
    nhật ký, dăm bức thư - và cũng không nắm giữ một vị trí lãnh đạo cao
    nhất của một đất nước, nhưng ông có mặt khắp nơi trong tâm hồn và đời
    sống hàng ngày của biết bao con người - từ cao sang, giàu có đến tận
    cùng nghèo khổ - ở khắp nơi trên cõi thế này, bởi như nhà văn, nhà
    triết học nổi tiếng người Pháp J.P.Sartre đã nhận xét, Che là "một mẫu
    người hoàn thiện nhất trong thời đại chúng ta".
    Trong cửa hàng,
    trong các khách sạn ở La Habana, ở sân bay quốc tế Jose Marti (Cuba)
    hình ảnh Che ngập tràn qua những vật dụng đời sống hàng ngày, áo sơmi,
    áo pull, bưu ảnh, tách uống càphê, mũ chơi bóng chày... Không chỉ ở
    Cuba mà nó có ở rất nhiều quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, một nước đã thi hành
    chính sách cấm vận, phong toả Cuba gần nửa thế kỷ qua.
    Hình ảnh
    về con người huyền thoại Che Guevara ấy đều sử dụng bức ảnh mang tên
    "Guerrillero Heroico" do nhà nhiếp ảnh Korda (biệt danh của Alberto
    Diáz Guttiérrez) chụp ngày 5.3.1960 tại La Habana. Trường Nghệ thuật -
    Học viện Maryland (Hoa Kỳ) đã gọi đây là "bức ảnh nổi tiếng nhất thế
    giới và là một biểu tượng của thế kỷ XX".
    Chưa có một bức ảnh
    nào có tính phổ quát toàn thế giới đến thế. Ban đầu cũng không mấy ai
    biết đến bức ảnh này. Sau khi Che hy sinh, ông chủ NXB nổi tiếng ở
    Italia G.Feltrinelli mang một bản về Ý, lập tức, ông cho in thành
    poster khổ 1mx0,7m và chỉ trong 6 tháng đã bán được 1 triệu bản.
    Người
    chụp bức ảnh bất tử ấy, Alberto Korda cũng sinh cùng năm với Che
    Guevara, ở La Habana - 14.9.1928. Cái biệt danh Korda của ông để nhớ
    đến chiếc máy ảnh Kodak ông mượn của cụ thân sinh để tập tành chụp lúc
    mới 16-17 tuổi. Người bạn gái đầu tiên và cũng là người mẫu đầu tiên
    tên là Yolanda vô tình đã đưa đẩy ông trở thành nhà nhiếp ảnh chụp thời
    trang Cuba và người mẫu Cuba đầu tiên ở tổ quốc ông.
    Tất cả
    các quý cô, quý bà tên tuổi nhất, đẹp đẽ nhất đều muốn đến studio của
    Korda. Cách mạng thành công, Korda từ bỏ nghề nhiếp ảnh thời trang. Với
    ông, vẻ đẹp đã khác. Đó là các nữ thanh niên chế độ mới cầm súng, là
    các nhà lãnh đạo cách mạng - như lời ông nói - đều trẻ trung, lôi cuốn,
    hấp dẫn. Ông cũng đoạn tuyệt hẳn với kỹ thuật chụp studio, chụp thời
    trang để chỉ dùng ánh sáng tự nhiên.
    Korda là tay máy ảnh chuyên
    nghiệp đầu tiên của cuộc cách mạng, của chế độ non trẻ ấy. Ông chụp ảnh
    cho Fidel Castro cho đến tận năm 1968. Không chỉ thế, ông còn chụp
    nhiều nhà lãnh đạo khác, trong đó nổi bật là Che Guevara cùng bao nhân
    vật nổi tiếng thế giới đến Cuba những ngày tháng đầu tiên sau khi cách
    mạng Cuba thành công. Điều đáng tiếc là những bức ảnh về Che, về
    Fidel... của ông quá nổi tiếng khiến người ta quên những bức ảnh chụp
    quần chúng, những con người bình thường háo hức, say mê tham gia, chào
    đón cuộc cách mạng.
    May cho tôi là đã mang về từ Cuba những kỷ
    vật mang hình ảnh Che Guevara, và cũng là may mắn khi tìm được cuốn
    sách ảnh "Alberto Korda - Diario de Una Revolución" (A.Korda - nhật ký
    một cuộc cách mạng) tại một giá sách cũ trên đường đi bộ của khu La
    Habana cổ đã được UNESCO xếp hạng từ năm 1992.
    Người Cuba bảo
    câu "Viva la Revolución!" (Cách mạng muôn năm) là câu nói, khẩu hiệu
    rất đại chúng ở Cuba và nó cũng đồng nghĩa với Che Guevara. Trong một
    buổi sớm ấy, tôi cố chụp một đoàn học sinh đến trường. Và lại nghe, để
    bắt đầu buổi học, câu hát "Pioneros por el comunismo, seremos como el
    Che..." (...Đội tiền phong vì chủ nghĩa cộng sản, chúng ta sẽ noi theo
    Che...).
    Và như thế, tôi lại càng thấy Che bất tử!
    haiche (Theo laodong.com.vn)
  2. TCM

    TCM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2002
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Duy tâm và duy vật chưa bao giờ ngã ngũ, Duy vật còn chưa thể giả thích được nhiều điều bí ẩn trong cuộc sống,
    Ví dụ như sự tái sinh của vị Bồ tát Đạt ma nước Tây tạng.
  3. binhcanhp

    binhcanhp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0

  4. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Các bác đã được tìm hiểu Guevarism chưa.
    Có thể tham khảo ở đây
    http://en.wikipedia.org/wiki/Guevarism

Chia sẻ trang này