1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

40 VĐV Tennis Xuất Chúng của Thời Đại Mở Rộng

Chủ đề trong 'Tennis' bởi chu_cuoi20t, 30/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chu_cuoi20t

    chu_cuoi20t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    40 VĐV Tennis Xuất Chúng của Thời Đại Mở Rộng

    Để mừng 40 năm thành lập tạp chí Tennis, biên tập viên chọn ra 40 VĐV tennis xuất chúng của thời đại mở rộng. Bạn có thể xem hình của họ trên trang tennis.com. Cuội dịch dần dần cho anh em coi và góp ý xem tạp chí này bầu đúng hay không nha. Nhìn áo quần của các VĐV thập niên 80-90 mà không khỏi cười thầm, công nhận áo quần và dụng cụ tennis đã đi một bước dài trong một thời gian ngắn.

    Bài dịch không nhất định đi theo một tuần tự nào hết, xong bài nào thì pót lên cho anh em đọc thôi.

    Hạng 4. Chris Evert
    Với băng đầu quấn dưới tóc, cặp bông tai vàng to tròn, và một rờ ve hai tay chết người, ?oChrissi? tiến thẳng vào trận bán kết Mỹ Mở Rộng năm 1971, giải Đỉnh Cao (major open-Grand Slam) đầu tiên, và không thèm ngoái lại. Đến khi cô ta tham gia giải Đỉnh Cao lần cuối, cô đã trở thành một thần tượng.
    Vào đầu thập niên 1970, trong sự nở rộ của bộ môn quần vợt toàn quốc Mỹ, môn quần vợt lại cần một gương mặt mới để quảng bá nó đến hàng triệu khán giả tò mò. Họ đã tìm được người đó trong một Chris Evert, một cô bé ít nói nhưng chững chạc và xuất chúng từ Fort Lauderdale, bang Florida. Với băng đầu quấn dưới tóc, cặp bông tai vàng to tròn, cùng với rờ ve hai tay chết người, ?oChrissie? thẳng tiến vào trận bán kết của giải Mỹ Mở Rộng 71, giải Đỉnh Cao đầu tiên của cô, và không thèm ngoái lại. Đến khi cô tham giải Đỉnh Cao lần cuối, Mỹ Mở Rộng 89, cô đã thành một thần tượng. Trong các đối thủ của cô, có người đánh nổi bật hơn (Martina Navratilova), có người thì lại sở hữu tiềm năng thể thao hơn (Evonne Goolagong), nhưng không một ai đánh đều trong một khoảng thời gian dài như một 58 kí Evert. Cô ta giữ kỷ lục về sát xuất thắng thua cao nhất trong lịch sử môn quần vợt: 0.900 (Ghi chú: 1 là trăm trận trăm thắng). Cha cô, tên Jimmy, một huấn luyện viên quần vợt chuyên nghiệp ít lời của sân quần vợt công cộng Holiday Park ở Fort Lauderdale, giới thiệu môn quần vợt đến các con của ông khi họ còn nhỏ. Chris, một trong năm người con, dùng rờ ve hai tay vì lúc đó cô không đủ sức đánh rờ ve một tay. Đến khi cô đủ tuổi để đổi cách đánh thì cha cô nhận thức rằng ông nên đế yên bộ rờ ve 2 tay đó. Có lẽ nó là một điềm báo trước khi cô chọn mặt cỏ để tham gia đầu tiên (Ghi chú: Mỹ Mở Rộng vài thập niên trước được tổ chức trên sân cỏ, sau này mới đổi sang sân đất cứng). Mặc dù trường phái của cô là đánh trả với banh la từ dưới phong với ít độ xoáy, một trường phái chuyên cho sân đất nện, sự chính xác và lạnh lùng trong giải đã giúp cô phát huy sở trường của mình sang tất cả các loại sân. Trên sân thảm mái che, cô đánh qua đối thủ khi họ tấn công lên lưới. Trên sân đất nện, cô không có đối thủ: Cô thắng liên tục 125 trận trên sân đất nện từ năm 73-79. Luôn với cách nhìn thực tế, cô thú nhận, ?oTôi biết nhiều khán giả nghỉ những trận đấu của tôi hơi buồn tẻ, nhưng tôi đánh tennis để thắng.? Nhiều khoảnh khắc đáng nhớ của Evert diễn ra giữa cô và Navratilova, ban đầu kém hơn cô nhưng dần dà vượt qua. Với 157 cúp đơn, Evert chỉ đứng thứ nhì sau Navratilova. Nhưng nếu bạn cộng thêm 72 cúp nhì, cổ đã lọt vào chung kết 76% trong tổng cộng 303 giải. Hơn nữa, hãy ngâm cứu việc này: Sau khi thắng giải Roland Garros năm 74 và 75, Evert nghỉ tham gia giải này (cùng với Úc Mở Rộng) đến 3 năm. Nếu cô tham gia thì có lẽ tổng cộng cúp của cô sẽ nhiều hơn. Evert không những thường xuyên đánh đều, cô còn thường xuyên đánh xuất thần. ?"PETER BODO, dịch bởi chu_cuoi20t
    CAREER HIGHLIGHTS:
    > Reached the semifinals or better at 53 majors, including 34 straight, an Open era record
    > Finished five seasons at No. 1
    > In 1974, amassed a 103-7 record and won 16 of 24 events
    [​IMG]
  2. desperados80

    desperados80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Thú vị lắm mod! Tiếp tục phát huy nhé!
  3. chu_cuoi20t

    chu_cuoi20t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Đây là xếp hạng từ 40 đến 1 của tạp chí Tennis. Cuội đọc kỹ lại thì danh sách này được bình chọn khoảng 2-3 năm về trước. Khi đọc hết thì mình rất ngạc nhiên là Micheal Chang không có trong này.
    Danh sách 40 VĐV Xuất Chúng do Tạp Chí Tennis Bình Chọn
    40. Gabriela Sabatini
    39. Patrick Rafter (Hình như vẫn còn chơi trong hội U-40)
    38. Virgina Wade
    37. Gustavo Kuerten
    36. Jennifer Capriati
    35. Stan Smith
    34. Lleyton Hewit (Một thời vang bóng, giống như Carlos Moya)
    33. Hana Malikova
    32. Tracy Austin (Đáng tiếc tay vợt trẻ đầy triển vọng bị thương)
    31. Justin Henin-Hardenne (Vẫn là một
    30. Arthur Ashe
    29. Lindsey Davenport
    28. Ilie Natase
    27. Arantxa Sanchez-Vicario
    26. Jim Courier
    25. Venus Williams
    24. Guillermo Vilas
    23. Evonne Goolagong
    22. Martina Hingis
    21. Roy Emerson
    20. Ken Rosewall
    19. Roger Federer (Mr. Móm chỉ xếp hạng 19?)
    18. Boris Becker
    17. Serena Williams
    16. John Newcombe
    15. Mats Wilander
    14. Stefan Edberg
    13. Monica Seles
    12. Andre Agassi
    11. John McEnroe
    10. Ivan Lendl
    09. Billie Jean King
    08. Rod Laver
    07. Jimmy Conner
    06. Margaret Court
    05. Bjorn Borg
    04. Chris Evert
    03. Steffi Graf
    02. Martina Navratilova
    01. Pete Sampras (Rất đáng!)
  4. chu_cuoi20t

    chu_cuoi20t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Hạng 40, Gabriela Sabatini
    Nếu vận động viên thật sự là diễn viên giải trí, thì sự ảnh hưởng của Gabriela Sabatini không thể cân lường với sự thắng thua trên sân. Từ lúc cô đột phá vào bán kết của giải Roland Garros lúc mới 15 tuổi trong năm 85 đến khi cô giải nghệ năm 96, không có sự cuốn hút nào hơn một vận động viên được gọi đơn giản là ?oGaby?. Cặp mắt đen và nụ cười quyến rủ lôi cuốn nhiều trái tim khắp thế giới. Nhưng nhờ vào rờ ve líp một tay, nặng phần biểu diễn, và linh cảm nhạy bén trên sân đã giúp cô bước vào chuyên nghiệp lúc 14 tuổi. Lúc đó, vấn đề không phải là khi nào cô sẽ đoạt được giải lớn, mà là số lượng cúp. Tiếc thay, qua một thời gian, sự khó khăn trong việc đối đầu lại những Martina Navratilova, Steffi Graf, và Monica Seles lại quá cao.
    Sabatini thắng giải Đỉnh Cao duy nhất năm 90, khi cô áp đặt lối tấn công của mình với Graf trong trận chung kết của Mỹ Mở Rộng. Cô gái Argentine sau đó tiếp tục chơi với phong độ cao vào đầu thập niên 90, vào một thời cô thắng 7 trong 8 lần gặp Graf. Lần thua duy nhất xảy ra trong trận chung kết cuối cùng của một giải lớn, Wimbledon 91.
    Trong trận đấu hào hứng ấy, Sabatini lại giao hai lần để thắng giải, nhưng rốt cuộc lại thua 8-6 trong sét 3. Sự thất bại chứng tỏ một điều: Cô là người thích cạnh tranh, nhưng thường xuyên bỏ lỡ cơ hội của mình. Mặc dù vậy, cô vẫn leo đến vị trí số 3 trên thế giới và tiến sâu vào bán kết hoặc chung kết trong các giải lớn 18 lần. Với cách đánh đều liên tục và sự thu hút của bản thân, cô đã lôi kéo những khán giả trung thành nhất.?" JON LEVEY, dịch bởi chu_cuoi20t
    CAREER HIGHLIGHTS: Điểm Nổi Bật Trong Nghề
    > 1990 U.S. Open title, Cúp Mỹ Mở Rộng 90
    > 27 WTA singles titles, 27 cúp của Hội Quần Vợt Nữ
    > Winner of 1988 and ?T94 year-end WTA Championships, Cựu Vô Địch của giải cuối năm 88 và 94 tổ chức bởi Hội Quần Vợt Phụ Nữ.
    [​IMG]
  5. dangduy2005

    dangduy2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Oh đã tới một trong số những người mình hâm mộ rồi đây.
    Xin bổ sung tiếp cuội từ nhiều tư liệu khác :
    -Gabriela Sabatini: Tay vợt nữ Áchentina từng được mệnh danh là ?oHoa khôi quần vợt đẹp nhất hành tinh?. Có gương mặt và dáng người đẹp như nữ thần, Sabatini hiện vẫn là mẫu VĐV nữ hấp dẫn nhất của cánh mày râu cho dù không còn thi đấu nữa.
    -Thành tính :
    Thắng/thua: 632-189
    Số chức vô địch: 27
    Thứ hạng cao nhất: Số. 3 (1991)
    Thành tích tốt nhất tại các giải Grand Slam
    Úc Mở rộng BK (1989, 1992-1994)
    Pháp Mở rộng BK (1985, 1987, 1988, 1991, 1992)
    Wimbledon CK (1991)
    Mỹ Mở rộng VĐ (1990) thắng Steffi Graf trong trận CK đầy bất ngờ 6-2, 7-6
    Gaby là một trong những đối thủ đầy duyên nợ của "Golden Slam" Steffi Graf năm xưa.
    Vài hình ảnh của Gaby
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. dangduy2005

    dangduy2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ ds này không có Micheal Chang có nhiều nguyên do lắm : gốc châu á, lối chơi, thành tích.Các tạp chí tennis xưa nay đều bình luận M.Chang thành công với lối Pusher, mà lối chơi này khi xưa phương tây họ luôn k thích lắm. Cho đến giờ nó vẫn thế.
    Tennis hiện đại ngày nay không thể nào tìm ra một tay vợt chơi kiểu giao bóng lên lưới tấn công đẹp mắt kiểu như Tim Henman , Reg Ruseki, Patrik Rafter, Mark Philippoussis v.v.., dù họ chẳng phải là huyền thoại nhưng họ góp phần làm cho Tennis thanh thoát và đầy nét lãng mạn quyết rũ. Tuy nhiên quay lại thời tennis hiện đại ngày nay, dù có yêu thích hay có sở trường về serve, Volley đi nữa thì chẳng tay vợt nào dám theo đuổi lối chơi đầy rủi ro đó. Một đôi khi xem những trận Tennis trên truyền hình vô cùng nhàm chán với đa phần những pha bóng cố thủ từ phía cuối sân dai dẳng và vô cảm xúc.
    Nhưng M.Chang vẫn là một niềm tự hào của dân châu á. Mười mấy năm rồi, dân gốc á tìm đâu ra một tay vợt có thành tích như M.Chang? Chắc còn lâu lắm mới tìm thấy đc một M.Chang thứ 2.
    DangDuy
    -------------------------------------------------------------------------------
  7. chu_cuoi20t

    chu_cuoi20t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Rất đáng tiếc Châu Á mình chưa có ai nổi danh, nghe nói Micheal Chang hiện đang làm hồ sơ để mở một trung tâm tennis ở Tàu. Hồi xưa em cũng thích coi Micheal chơi vì anh chạy hết các banh từ biên này sang biên khác, khổ người thì khá nhỏ so với các vđv khác (5''9)
  8. desperados80

    desperados80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Tiếp đi các bác. Hay đấy!
  9. kick_nrush

    kick_nrush Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2004
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Trong danh sách Fed đứng thứ 19 nhưng vẫn là cao nhất so với các tay vợt nam còn thi đấu.
  10. dangduy2005

    dangduy2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Federer vẫn là hiện thân của sự hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Lối chơi hiện đại , nhưng vẫn mang dáng dấp cổ điển đầy thanh thoát với những cú volley xuất thần,hiệu quả. Hiện tại tìm đâu ra một Fed thứ 2 đây ?. Chắc 5 - 10 năm nữa, cũng có thể là tuyệt chủng luôn.:-).
    Nếu quan điểm về lối chơi thì Fed vẫn xứng đáng đứng đầu trong các tay vợt còn thi đấu. Thành tích thì khỏi phải bàn.
    DangDuy
    ------------------------------------------------------

Chia sẻ trang này