1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

.

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi nhietmacsinh83, 02/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nhietmacsinh83

    nhietmacsinh83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    .
  2. nhietmacsinh83

    nhietmacsinh83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Không đơn giản là sưu tầm đồ cổ
    [​IMG]
    Lần trước tôi đến thăm Giáo sư Lê Thành Khôi ở nhà riêng của giáo sư tại Paris. Những người chuyên về giáo dục, lịch sử và đồ cổ chắc chắn phải biết tiếng và kính trọng ôngi, vì ông từng trong Ban giáo dục và văn hóa của Unesco một thời gian dài, dạy học cho hệ thống đại học Sorbonne rất lâu, là người viết những cuốn sử VN bằng tiếng Pháp được xem là kinh điển cho những ai nghiên cứu, và đặc biệt nhất (và cũng là lý do quan trọng nhất tôi phải tìm ra giáo sư để thăm ông) là vì ông là một trong những người chơi đồ cổ sành điệu nhất, am hiểu nhất, chuyên nghiệp nhất. Tại sao nói như vậy trong khi tôi không có trong thế giới sưu tầm đó, và cũng chưa quen ai khác ngoài giáo sư? Bởi vì, nhìn vào bộ sưu tập của ông là đủ thấy chất lượng, có những món độc nhất vô nhị như cái đĩa Ai Cập cách đây 6000 năm mà ông mua lại chính thức từ bảo tàng Ai Cập qua một cuộc đấu giá quốc tế, hay bức tranh sơn thủy khảm bằng vàng từ đời Đường Trung Quốc, hoặc những tượng Phật từ đời Lý-Trần của VN, nói cho tròn những hiện vật lớn trong bộ sưu tập của ông là khoảng 800, và còn nhiều « đồ linh tinh mua cho vui, cũng còn mới, chưa phải là cổ đâu » là từ thế kỷ 18-19.
    Ngôi nhà của giáo sư thật sự là một bảo tàng cá nhân, vì không những ông phải mua các loại tủ kính và kệ gỗ loại tốt để trưng bày, cất giữ mà còn phải dùng loại hóa chất đặc biệt để lau chùi chống mối mọt, bụi bặm, và thời gian, trong đó hóa chất rất nhiều loại tùy vào vật liệu là tranh giấy, gỗ sơn, đất nung, cẩm thạch, vàng, v.v. để không làm mất « chất cổ » của các đồ vật.
    Giáo sư đã già lắm rồi, gần 90 tuổi rồi mà rất khỏe, có phần ít nói nhưng vui vẻ, dẫn tôi đi khắp nhà để xem bộ sưu tập, thậm chí còn mở các tủ kính khác nhau ra để cho tôi được chạm tay vào. Bác gái, vợ của giáo sư, thì kể chuyện nhiều hơn, và dẫn tôi đi khắp các phòng luôn, kể cả phòng ngủ và phòng làm việc, vì bác gái muốn khoe tôi bức tranh màu nước mới vẽ về con hổ mà không nhớ để nó ở đâu. Khi tôi về, giáo sư ký tặng tôi 2 quyển sách mới xuất bản và còn chọn quyển thật mới còn bọc giấy kính mới hài lòng.
    Theo nguồn tin riêng, tôi biết quyển sách mới xuất bản của giáo sư đã lấy mất rất nhiều thời gian và cực kỳ nhiều công sức, đầu tư của giáo sư mà chuyện bán sách trên thị trường chưa thấm vào đâu. Vì quyển sách này mà giáo sư phải về VN, tự mình đi khắp các vùng, miền và chụp ảnh minh họa văn hóa cho nghiên cứu của mình, vì chỉ có đôi mắt của một chuyên gia mới phát hiện được giá trị đặc biệt trong những cuộc sống bình thường. Mục đích là quyển sách có thể gây hứng thú đối với độc giả nước ngoài về một vùng đất nhỏ trên bản đồ thế giới, người ta yêu thích mà có thể đi du lịch hoặc tìm hiểu nghiên cứu, hay đầu tư kinh tế.
    À, chuyện đồ cổ với nhiều người, cũng hứng thú lắm mà nghĩ kỹ thì thật xa vời. Vì đồ cổ vừa đắt tiền vừa dễ bị lừa nếu không có kinh nghiệm « nhìn ». Nhưng thật ra, sưu tầm đồ cổ là một đam mê. Và sự đam mê, yêu thích điều gì đó thì ai cũng có. Suy cho cùng, mỗi người rồi cũng giống như một bảo tàng, hơn nhau ở chỗ « bảo tàng » nào nhiều « hiện vật » hơn, để có nhiều « hiện vật » hơn, ăn thua nhau ở chỗ, ai có thể biết được đam mê của mình là những gì. Từ niềm đam mê đó sẽ có cách thu về rất nhiều « chiến lợi phẩm ».
    Mỗi người đều có một nơi cất giữ những kết quả của một quá trình sưu tập, có chất lượng hay không phụ thuộc vào thái độ tìm kiếm và học hỏi. Vì vậy, có những nhà sưu tầm tem, ôtô, đồ cổ và cũng có những người « sưu tầm » nghệ thuật sống, kiến thức hay ngoại ngữ,v.v.
    Trở lại chuyện bộ sưu tập, bảo tàng Louvre trở thành bảo tàng lớn nhất thế giới là vì biết cách thu thập để có trong tay những tác phẩm đẹp nhất và độc đáo nhất thế giới, bất chấp nó có phải mang quốc tịch Pháp hay không. Nghe nói, bức tranh gốc Mona Lisa được trưng bày trong Louvre đã rất nhiều lần bị đánh cắp, và thủ phạm không khác hơn là những người Ý đồng hương của họa sĩ Leonardo De Vinci. Bức tượng « Viên thư lại Ai Cập » với đôi mắt hồng ngọc nổi tiếng sinh động cũng nằm ở Louvre, và luôn lăm le bị những người Ai Cập quá khích tìm cách lấy lại. Và những tác phẩm còn lại của bảo tàng được chia nhiều phần của nhiều châu lục và quốc gia khác nhau từ cổ chí kim, nhưng « nguồn » lấy ở đâu ra thì không ai được biết và cái nào thật, cái nào giả cũng không ai biết chắc chắn. Điều quan trọng nhất qua « bài học Louvre » là, để tự mình trở nên hoàn thiện nhất và tốt đẹp nhất trong khả năng tối đa, phải biết nhìn ra cái hoàn thiện, tốt đẹp và độc đáo của nhiều người khác, cái nào dùng được phải học hỏi ngay và « sắp xếp » lại theo cách riêng của mình cho « dễ thấy » nhất. Không tự nhiên hoàn thiện, đó là một quá trình.
    Nói về giáo sư Lê Thành Khôi, tôi nhớ những lời tâm sự của ông « muốn đem toàn bộ bộ sưu tập về VN, để cho người VN được cơ hội ?~mở mắt?T, nhưng trước tiên, có lẽ phải đợi một số người ?~mở mắt?T đã ». Hai lần từ « mở mắt » đều liên quan đến cái gọi là « ý thức ». Muốn cho người VN « biết thêm như thiên hạ », nhưng ông lo là với cách xử lý ?~chưa mở mắt?T đối với đồ cổ (giấy phép, thủ tục, vân chuyển, khu triển lãm, an ninh, bảo hiểm) thì sự nghiệp cả đời ông bay mất rất uổng phí.
    Về đến nhà, tôi có ghi trên diễn đàn của sinh viên VN bên Pháp, hỏi có ai quan tâm đến sách để mua ủng hộ giáo sư không, sách nghiên cứu sử, hoặc sách nghiên cứu về đồ cổ (có hướng dẫn nhiều « mánh » để « nhìn đồ cổ », hihi). Mua sách có rất nhiều mục đích : hoặc mua để đọc hoặc mua để sưu tầm. Sách của giáo sư đều đáng cả hai, vì tên tuổi thì giáo sư quá nổi tiếng (tương đương với cụ Vương Hồng Sển), chất lượng và chuyên môn thì khỏi nói (nếu muốn « góp ý » thì cũng chỉ có chuyên gia với nhau), sách cực tốt vì giấy láng, trơn, dày, trắng, mịn, bìa dày, hai lớp, hình màu, chụp cực kỳ nét, có lẽ sẽ để được đến 80 năm nữa (là tôi đoán vậy). Tuy sách viết bằng tiếng Pháp là một hạn chế, nhưng sau này thế nào sách của giáo sư cũng sẽ được dịch và phát hành ở VN (như trường hợp nhà triết học Vũ Đức Thảo nổi tiếng ở Pháp, bây giờ các tác phẩm đều đang được dịch ra tiếng Việt rồi), như vậy, việc sưu tầm sách là một chuyện sẽ rất vui nếu được ôm trong tay quyến gốc (dù tái bản nhiều lần rồi thì vẫn là bản gốc so với lần tái bản sau, và nhất là so với bản dịch nếu có sau này). Kết quả, chỉ có duy nhất một người liên hệ hỏi tôi về nội dung sách rồi cũng mất dấu vết. Những người khác gửi email hỏi tôi có phải « cò » sách không nữa chứ. Tôi thiệt tình là rất ngạc nhiên, trong 100 người, không có ai có hứng thú sưu tầm sách hay quan tâm đến chuyện này sao.
    Mỗi người cũng như một bảo tàng của riêng mình, sau bao nhiêu năm tháng sẽ cất giữ rất nhiều kỷ niệm, kinh nghiệm và hiểu biết, nếu chúng được giữ gìn tốt thì sẽ như những kiệt tác của cảm xúc và kiến thức, của kinh nghiệm và sự học hỏi, khi thật cô đơn và buồn chán lại có thể tự mình thưởng ngoạn thành quả của mình. Trong mỗi cuộc đối thoại, qua lời nói và ánh nhìn, nụ cười đã có thể ghé thăm « bộ sưu tập » của người khác để hoàn thiện chính mình, và « không gian » của mình, nếu được « tri âm, tri kỷ » hiểu được giá trị, sẽ không uổng công bao năm « tạo thành đẳng cấp ».
    Giải quyết cho những chuyên gia đồ cổ vẫn chưa rõ ràng, nhưng có một điều rõ ràng nhất, đó là chính nhờ có đam mê sưu tập và kiến thức chuyên sâu tự học thêm, những gì trong tay họ lại có thêm một nấc giá trị. Đó là cả quá trình giữ gìn và học hỏi.
    Thanh Hang''''s blog
    Được nhietmacsinh83 sửa chữa / chuyển vào 23:12 ngày 27/06/2008
  3. nhietmacsinh83

    nhietmacsinh83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    TÀI NĂNG NGHỆ SĨ TRONG CON NGƯỜI HITLE
    Hồ Anh Hải
    Thứ tư 28, Tháng Ba 2007
    BTV: nguyenhai
    Mức độ viếng thăm : 65%
    Thập niên 90 thế kỷ XX, khi nước Nga mở cửa Viện Hồ sơ Lưu trữ Quốc gia, người ta biết thêm một bí mật đời tư của trùm phát xít Đức Hitle (Adolf Hitler, 1889-1945).
    Hình trên: Sân một chung cư cổ ở Munich (Hitler, 1914)
    Thời trẻ Hitle từng là một người vẽ tranh kiếm tiền (vì thế bị riễu là "thợ sơn"), và nếu không gặp trắc trở trong chuyện thi cử thì có lẽ hắn đã chẳng trở thành kẻ gây ra cái chết cho hàng chục triệu người trong Đại chiến II. Có điều, lịch sử không bao giờ có chữ "nếu" ấy...
    Người tình bí mật Eva Braun (Hitler)Hitle sinh ra trong một gia đình chủ hiệu nhỏ ở TP Brunô nước Áo. Khi học tiểu học, hắn rất ngoan, nhưng lên trung học thì trở nên lười biếng, vô lễ; năm 1905 bị đuổi học. Hai năm ở nhà với mẹ, Hitle suốt ngày hết đi xem hát lại vẽ tranh; mặc dù mẹ ốm nặng từ sau khi cha hắn chết năm 1903. Nghĩ rằng mình có tài về hội hoạ và kiến trúc, Hitle kỳ vọng rất nhiều về tương lai nghệ thuật sáng sủa của mình. Đã có lần hắn thiết kế toà nhà Thị chính cho thành phố và một cây cầu lớn bắc qua sông.
    Mẹ Hitle cho các con được sử dụng tài sản của cha vào việc học tập để nên người. Năm 1907, Hitle 18 tuổi thi vào Trường Hội hoạ Học viện Nghệ thuật thành Viên. Thủ đô nước Áo hồi đó là nơi tập họp các hoạ sĩ tài năng thuộc các phái thoát ly, phái học viện, phái bảo thủ, v.v... Hitle thi đỗ vòng 1 nhưng rớt vòng 2, khi thí sinh phải vẽ một bức tranh ?omẫu? có tính sáng tạo. Vô cùng cay cú trước việc này, Hitle doạ nổ bom Học viện Nghệ thuật Viên. Về sau, nghe lời khuyên của một linh mục, Hitle xin vào trường kiến trúc, nhưng cũng không được toại nguyện. Cuối năm ấy, hắn về nhà. Được ít lâu thì mẹ chết. Hitle phải làm mọi việc như nấu ăn, giặt rũ và trông nom 2 em nhỏ, nhưng vẫn không bỏ ước mơ trở thành hoạ sĩ. Mùa thu năm sau, hắn lại thi vào Học viện Nghệ thuật, nhưng bị loại ngay ở vòng 1.
    Hitle trở về nghề vẽ, tự xưng là ?oHoạ sĩ phái Học viện thành Viên?. Trong hai năm 1909-1910, hắn vẽ rất nhiều, có ngày vẽ được 1 bức tranh, phần lớn vẽ nhà cửa và sao chép từ bưu thiếp hoặc ảnh chụp. Hắn cũng vẽ phong cảnh và người trong các tranh sơn dầu, mầu nước; vẽ cả áp phích quảng cáo giầy dép, đồ lót nữ, mỹ phẩm. Nhờ hợp tác với Đennixi, một tay buôn tranh, Hitle bán được tranh của mình. Về sau, Hitle không chịu khó vẽ nữa mà muốn làm nghề kiến trúc; hắn không cần kiếm tiền lắm, do đã có tài sản cha để lại, cộng thêm tiền phụ cấp trẻ mồ côi. Năm 1910, Đennixi chia tay với Hitle. Từ đó trở đi, hắn phải tự bán tranh. Khách mua phần lớn là các nhà trí thức và người Do Thái.
    Hai lần thi trượt vào trường Hoạ thành Viên khiến Hitle ngày càng căm thù thành phố này, và cho rằng người ta không hiểu được thiên tài của hắn. Năm 1913, Hitle dọn đến Munkhen (tức Munich), tiếp tục vẽ tranh bán, mỗi tháng kiếm được khoảng 100 mác - con số đó chứng tỏ hắn thực sự là một tài năng hội hoạ. Trong 13 tháng ở đây, Hitle vẽ được khoảng 2 tá tranh.
    Năm 1944, có lần hắn kể ngày xưa vẽ là để kiếm sống, nhưng vẫn tiếp tục học kiến trúc; về sau, vì Bộ Nội vụ tuyên bố các tranh của Hitle đều thuộc vào diện ?otác phẩm Nghệ thuật của Nhà nước?, nên phải đăng ký; hậu quả tai hại là hắn không được bán tranh ra nước ngoài khi chưa được phép của Bộ Nội vụ.
    Trong Đại chiến I, Hitle ra trận chiến đấu, bị thương, được tặng huân chương Chữ Thập Sắt. Hắn tiếp tục vẽ được một số tranh về mặt trận nước Pháp, được giới hoạ sĩ đánh giá cao. Mùa hè 1919, Hitle trở về Munkhen, tiếp tục cuộc đời quân ngũ, nhưng vẫn vẽ tranh và định vào học trường hội hoạ. Điều đó được hắn thuật lại trong cuốn ?oCuộc chiến đấu của tôi? (Mein Kampf) viết năm 1923 khi ở trong tù. Từ 1920, Hitle tham gia tổ chức Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia (tức đảng Quốc Xã, hoặc Nazi), bắt đầu hoạt động chính trị, sau khi hắn buộc tội người Do Thái và người cộng sản đã làm cho nước Đức bại trận trong Đại chiến I và lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Từ đó hắn có thái độ cứng rắn với nghệ thuật. Trong lễ khai mạc Triển lãm Nghệ thuật Đức (7.1937), Hitle nói các hoạ sĩ Đức hiện đại là một lũ ngu ngốc, tồi tệ, chuyên bôi xấu, ... được người Do Thái nuôi dưỡng. Hắn yêu cầu nghệ thuật phải ?osạch sẽ, hiện thực?; phải điều tra xem do đâu phái ấn tượng ?ocó thị giác sai lầm?; nếu là do khiếm khuyết di truyền thì phải ?ođình chỉ ảnh hưởng di truyền thị giác đáng sợ ấy?, ?oCơ quan an ninh phải quan tâm đến họ?. Năm 1944, Hitle nói : ?oNghệ thuật Đức trước năm 1920 có thành tựu rất cao, nhưng sau đó sa sút nhanh chóng. Sau 1922, họ chỉ đưa ra các tác phẩm xoàng. ? Hitle lấy năm 1922 làm mốc, có lẽ vì đó là năm hắn quẳng bút vẽ để nhảy lên sân khấu chính trị.
    Một giáo sư hội hoạ nhận xét : Hitle không phải là một hoạ sĩ lớn, nhưng cũng không thuộc loại xoàng; hắn ưa nghệ thuật truyền thống, cho rằng hội hoạ và điêu khắc đã đạt đỉnh cao từ thời cổ Hy Lạp, La Mã, về sau chỉ có phong cách barroque và thời chủ nghĩa lãng mạn là thành công; Hitle không tin bất cứ tôn giáo nào.
    Viện Lưu trữ Hồ sơ Quốc gia Nga hiện còn giữ được 42 bức tranh của Hitle. Có lẽ là tranh vẽ sau Đại chiến I; khổ nhỏ, hầu hết là mầu nước, vẽ phong cảnh, rất ít nhà cửa kiến trúc và toàn bộ chỉ xuất hiện có 3 người. Đặc điểm nổi bật nhất là các sáng tác thể hiện tác giả đặc biệt tự tin. Một số chi tiết vẽ rất kỹ, chẳng hạn đoạn hàng rào gãy trong bức vẽ bãi cỏ; bông hoa trong bức hoạ rừng thông, cho thấy tác giả rất kiên nhẫn và yêu vẻ đẹp. Phần lớn tranh của Hitle rất ưa nhìn và không thể nói là ?othiếu chiều sâu?. Một số tranh có thành phần của chủ nghĩa ấn tượng. Hitle từng nói, hắn vẽ là để kiếm tiền, chứ không muốn trở thành hoạ sĩ. Nhưng 42 bức tranh này Hitle không bán mà giữ lại bên người, mang theo hắn xuống hầm ngầm Toà Thị chính Berlin cho tới ngày hắn tự tử (30.4.1945). Có lẽ vì đây là các bức vẽ phong cảnh vùng Bavaria, nơi từ thập niên 20 trở thành cái nôi của chủ nghĩa phát xít Đức. Một trong những bức tranh là cảnh vẽ một khách sạn có treo lá cờ nền đỏ chữ thập ngoặc đen, sau này từ năm 1919 được đảng Quốc Xã dùng làm biểu tượng của đảng; qua đó ta thấy Hitle chính là tác giả của biểu tượng độc đáo này.
    Hồ Anh Hải
  4. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Các loại thùng đã là nhật kí rồi ... Mặc lại định làm thêm cái này á ...
    Vụ Tranh : Gửi cho ông dễ như thò tay vàotúi lấy cái bật nửa ... dưng thế có mà thiệt à ... ra Bắc lần sau thì mang về cả thể nhá ...há há há...
  5. dianhvohinh

    dianhvohinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Dũng "6 trong 1": Ai xin đồ cổ tôi cho
    Diễn viên Phạm Dũng có một ngoại hình, một khuôn mặt "xinêma", một lối sống phức tạp đến nỗi hàng xóm biết là thầy giáo mà luôn ngỡ....tướng cướp. Anh còn "kiêm" rất nhiều "vai" trong đời sống: diễn viên, đạo diễn, kịch tác gia, thầy giáo và nhà sưu tầm đồ cổ. Anh tâm sự với phóng viên báo Tuổi trẻ: nếu ai có nhu cầu, biết về vốn cổ cha ông, tôi xin tặng...
    Nhà hiếu cổ - hảo tâm - lãng tử.
    Mặc dù "kiêm" rất nhiều vai trong đời sống như thế, nhưng Phạm Dũng thích nhất mỹ tự dài lòng thòng mà thầy Vượng (GS Trần Quốc Vượng) tặng mình: nhà hiếu cổ - hảo tâm. Dũng cộng thêm vào đó một tính từ nửa chê trách nửa khen tặng của bạn bè: lãng tử.
    Phạm Dũng vừa chuyển nhà mới - chính xác là chuyển chỗ thuê ở mới: một căn hộ cấp 4 rộng chừng 30m2 ngoài đê sông Hồng quãng An Dương. Khoảng thời gian này năm ngoái, Dũng ra khỏi nhà sau cuộc chia tay khá buồn.

    [​IMG]
    Phạm Dũng với những "món" đồ cổ.
    Nhà và con tất nhiên thuộc về vợ, Dũng ra đi với một gia tài khổng lồ nhưng lúc ấy đơn giản chỉ là một... cục nợ đời: 1.600 cổ vật mà tuyệt đại đa số là đồ gốm anh sưu tầm, mua, đổi, nhặt nhạnh... trong suốt 25 năm.
    ?oThế mà lúc ấy chỉ muốn đập hết đi cho rảnh. Không nhà không cửa, ai chứa chấp tôi với cái đống chai, lọ, chum, hũ... lỉnh kỉnh vô tích sự ấy. Trong túi còn đúng 500 USD, đi thuê nhà thì cũng phải thuê cái nhà nào đủ rộng và có cửa nẻo đàng hoàng, không phải cho tôi mà cho các món đồ.
    Nhưng chủ nhà nào cũng đòi phải đặt cọc trước một năm tiền nhà. Thế là gạt nước mắt bán cho vợ chồng ông Trương Gia Bình (tổng giám đốc Công ty công nghệ truyền thông FPT) năm món đồ để có tiền mà ?oan cư?. Bao nhiêu người muốn mua nhưng tôi chọn bán cho họ vì hy vọng sau đó còn được nhìn lại đồ của mình, còn mượn lại được để in sách?.
    Chẳng ai tin được một tay chơi đồ cổ cự phách như Phạm Dũng mà lại nghèo đến mức ấy. Nhưng nghe Dũng ?otrần tình? một hồi thì lại thấy như thế thật. Dũng ?otài chính công khai? thế này: tiền đi dạy (theo biên chế chính thức) ở ĐH Văn hóa Hà Nội là để nộp cho vợ, tiền đi đóng phim, tiền viết kịch bản, làm đạo diễn, đi dạy võ... thì dành cho việc mua cổ vật, chính xác hơn là mua đồ gốm.
    Mối tình với gốm
    Dũng yêu gốm vì gốm mộc mạc và gần gũi, không lạnh giá, xa cách như đồ kim khí. Dũng yêu gốm vì gốm... rẻ, rẻ đủ để một gã si mê nghèo như Dũng có thể chắt bóp từng đồng khó nhọc để rước gốm về. Dũng yêu gốm vì gốm thanh thoát, đa tình, lẳng lơ mà tinh tế như những người làm ra gốm.
    Dũng kể, vẫn còn hơi ?othổn thức? vì món đồ gốm đầu tiên trong đời mình tự mua được bằng tiền thù lao đóng phim: năm 1980, Dũng 21 tuổi, đi đóng phim "Đất mẹ" của đạo diễn Hải Ninh ở Xuân Mai, Hòa Bình, vào một vai thứ, vai Giàng A Pao. Được 180 đồng.
    Lang thang vào một quán nước ven đường, thấy ông chủ quán có mấy cái bát cũ kê chân bàn đẹp đến thót cả tim. Sờ, vuốt mãi rồi bần thần gạ mua. Ông chủ quán thấy lạ quá, về nhà lấy nốt năm cái ở nhà ra bán. Dũng mua được chín cái bát gốm hoa chanh đời Lý chỉ có 9 đồng. 9 đồng lúc ấy chỉ mua được chín nải chuối thôi.
    Theo thời cuộc, mức sống của mỗi cá nhân được nâng lên, căn phòng của vợ chồng ?onhà sưu tập? từ 6m2 được cơi nới ra 25m2. Những thạp, bình, chén, bát, chậu, chum... từ gầm giường chui ra, phủi bụi, trèo lên giá, lên tủ. Hình như tình yêu nào quá cuồng nhiệt cũng gây nên sự ngột ngạt. Nhà có 25m2 mà có đến 1.600 cổ vật.
    Ông chủ lại chỉ có ý mua thêm chứ không muốn bán bất cứ món gì. Món nào cũng quý như món nào vì đều là mồ hôi, nước mắt, tình yêu.
    Tôi có nhu cầu cho, thật đấy!
    Bán thì không, nhưng Dũng lại đi tặng, mà tặng hàng trăm món đồ quý giá. Anh muốn tặng cho những người biết và có nhu cầu biết về vốn cổ của cha ông.
    Dũng đã cho khoảng 600 món trong bộ sưu tập của mình rồi: cho Bảo tàng Dân tộc học, khoa lịch sử ĐH KHXH&NV, khoa bảo tồn bảo tàng ĐH Văn hóa Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ VN, Viện Văn hóa dân gian, Trường cao đẳng Văn hóa TP.HCM. Anh quan niệm rằng, ở trong kho nhà mình, nó chỉ là những món đồ cổ, chỉ thỏa mãn được tình yêu mang màu sắc cá nhân của mình - dù là trong sáng. Quá đi nữa thì chỉ là những cổ vật có giá trị khá lớn về tiền bạc. Nhưng ra với cộng đồng, cho nó cất tiếng nói, nó sẽ có giá trị của di sản, của quá khứ ông cha.
    Theo Dũng, người yêu mến đồ cổ là phải biết phân biệt người chơi đồ cổ với người buôn đồ cổ, lại phải phân biệt người buôn bán với bọn tiêu thụ đồ ăn cắp và bọn ăn cắp. Chơi đồ cổ mà chơi phải đồ thờ tự thì dễ tổn âm đức lắm.
    Phạm Dũng tâm sự: "Nhà tôi lại chật chội nhem nhuốc, làm sao dám để lư hương, chân đèn, tượng thờ xuống sàn nhà được. Bọn ăn cắp ở đình ở chùa chỉ ăn cắp được đồ thờ tự, trong khi hầu hết các nhà sưu tập lại chỉ sưu tập đồ gia dụng và trang trí, trang sức. Tất cả những nghề mà tôi đam mê: võ thuật, dạy học, sưu tầm cổ vật... đều được dạy bài học nhập môn là chữ tâm".
    nguồn "VTC.VN"
    Được dianhvohinh sửa chữa / chuyển vào 19:07 ngày 27/06/2008
  6. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Cái nì chả thằng mót nào nàm đc đâu ... cái này làhệ thống tự động bố ạ ...
  7. dianhvohinh

    dianhvohinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Bảo tàng khẩn hoang nam bộ, tại sao không ?
    Lê Vũ Tuấn




    Nghe danh đã lâu, nhưng mãi đến tháng 1.2005, chúng tôi mới có dịp diện kiến ?othổ địa Nam bộ" nhân lễ hội kỷ niệm 220 năm chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút diễn ra trên quê hương ông. Ðược chạm tay vào hiện vật vớt lên từ đáy sông Tiền của đội thủy quân thuộc loại thiện chiến ở Đông Nam Á nửa cuối thế kỷ 18 từng bị vùi chôn bởi đạn "thần sang" - loại vũ khí hiện đại bậc nhất đương thời - của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ để lại một cảm xúc lâng lâng khó tả. Nhưng đây chỉ là một phần rất nhỏ trong kho báu đồ sộ của Trương Ngọc Tường - một ngôi nhà không có tường rào nằm sát lề đường 30-4 ở thị trấn Cai Lậy, nơi bọn trộm đạo vẫn coi là "chẳng đáng một xu?.

    CỔ VẬT TỪ GÁNH VE CHAI

    Hệch hạc, dễ gần, biết cánh "diễn nôm? bao điều phức tạp của lịch sử bằng lối nói huỵch toẹt đầy hình tượng và cực kỳ giản dị, hầu chuyện cùng "thổ địa Nam Bộ" luôn là điều thú vị. Ông già 56 tuổi, nguyên cán bộ nghiên cứu lịch sử Đảng cấp huyện, nhưng in dấu chân khắp đình chùa miếu mạo, có tên trong danh sách tác giả của hàng chục công trình nghiên cứu văn hóa tầm cỡ, đưa tôi đi hết sự ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trên hành trình tìm kho báu của mình.
    "Tôi sưu tập chỉ để phục vụ cho việc nghiên cứu chớ không phải mua bán cổ vật kiếm lời" - Trương Ngọc Týờng mở đầu câu chuyện. "Sau năm 1975, khi chiến tranh kết thúc, trên sông Tiền, sông Hậu xuất hiện nhóm người Chăm Châu Đốc chuyên kiếm sống bằng nghề lặn mò. Buổi chiều, họ thường đậu ghe ở chợ Hòa Khánh (Tiền Giang) và Cầu Nhiếm (Cần Thơ). Dân ve chai, lông vịt tới đó mua, có món gì lạ là chạy lại kiếm tôi. Tôi không có tiền, nhưng có kiến thức, biết món nào quý và nó quý ở chỗ nào. Như bộ đồ nghiền thức ăn của thủy quân Xiêm mua ở chợ Hòa Khánh chỉ mất chục ngàn đồng hà. Rồi mấy cái chén cổ đúng là gốm thế kỷ XVIII, gốm Xiêm chớ hổng phải gốm Việt, vớt dưới đáy sông chớ không phải ngoài biển này cũng vậy. Nó rẻ rề hà".

    Chính sự "rẻ rề? đã làm nên giá trị hơn hẳn của kho báu Trương Ngọc Tường so với đồng nghiệp. Trên hành trình nghiên cứu lịch sử văn hóa Nam bộ, ông "tha" về nhà toàn những thứ bỏ đi, lắm khi người ta cho không chớ chẳng cần tiền bạc. Cứ thế trong khuôn viên không đầy 1.000 m2, ông già bày biện ê hề trong nhà, ngoài sân tới vài chục ngàn hiện vật, bao gồm các bộ sưu tập: Nọc cấy, liềm hái: phảng phát cỏ, ống điếu, bình vôi, quần áo, đồ trang sức, dụng cụ đo lường... và nhiều nhất là tiền cổ và văn bản cổ có liên quan đến ?o300 năm mở cõi" của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm trên "đất phương Nam".

    300 NĂM TRONG GÓC NHÀ

    Đời sống nông nghiệp và lịch sử cây lúa nước Nam Bộ là điều ông đặc biệt lưu tâm, nhất là các loại nông cụ cầm tay đang mất đi trong quá trình thay đổi giống và phương thức canh tác. Nâng niu như bảo vật, ông kể vanh vách tính năng của từng loại nọc cấy: "Ðây là cây nọc cấy ở vùng Gò Công, sát biển, nước không sâu, sáng lớn trưa ròng cho nên chỉ dài 1 tấc. Cũng ở Gò Công, nhưng bên phía cù lao thì nước sâu, nọc cấy trang trí giống nhau nhưng dài hơn. Còn đây là nọc cấy những vùng có đĩa, có thêm cái lỗ để người ta bỏ vôi. Mấy bà không ăn trầu, khi cấy lỡ bị đỉa cắn thì lấy vôi ra xoa. Đặc biệt cây nọc cấy của vùng Vũng Liêm còn gọi là phảng cấy, chỉ xuất hiện từ khoảng năm 1930 đến năm 1945 do mấy ông thợ rèn tận dụng phảng phát cỏ chế biến lại. Nọc cấy ở vùng Ðồng Tháp Mười có thêm bộ phận xé mạ, gọi là cấy lúa dăm?. Ông phân biệt tinh tế sự khác nhau giữa nọc cấy Việt và nọc cấy Khmer: ?oCủa người Việt thực dụng, còn của người Khmer đẹp hơn. Nọc cấy Việt đòi khom lưng thấp, Khmer khom lưng cao mà cao mau mỏi hơn thấp. Do tục lệ Khmer, chàng rể tặng cha mẹ vợ một số nông cụ làm sính lễ trong ngày cưới nên mướn thợ rèn làm cốt sao cho đẹp". Còn nhiều loại nông cụ nữa ông muốn lưu giữ, nhưng không thể "tha? về nhà: "Như cái xa quạt nước, cái chày đạp. Nó bự quá, tha về chỗ đâu chứa. Chỉ có Nhà nước mới làm nổi".

    Hệ thống đo lường thời phong kiến ở Nam bộ sưu tầm được giúp ông đưa ra nhận xét thật thú vị là hồi xưa đã sớm có gian thương. "Ðây là cây thước cổ thời nhà Lê, đến thời nhà Nguyễn tiếp tục sử dụng lại. Từ đầu này tới đầu kia dài bằng 30 đồng tiền Minh Mạng. Thước đo vải dài bằng 28 đồng tiền Minh Mạng. Nhưng trong dân gian, chúng tôi tìm được rất nhiều loại thước, cây dài cây ngắn chứng tỏ thời đó có giao lưu vãn hóa và gian thương khá nhiều. Nam bộ có ?oNông Nại đại phố? và "Mỹ Tho đại phố" của người Hoa đến ở cách đây gần 300 năm, họ còn đem theo những cây thước từ đời nhà Thanh. Còn ðây là những cái ?odi?, dân gian gọi là ?ođĩa", dùng để đong tiền. Từ đầu này đến đầu kia là nửa quan tức 300 đồng tiền kẽm. Rồi cân vàng, cân thuốc Bắc thì có cân tiểu ly; cân heo, cân bột, cân đường thì có cân trung bình; lại có cân chuyên dùng để cân sắt".

    Hồi xưa trái cau là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng ở Nam bộ nên có "lang viên thuế" (thuế vườn cau), đàn ông, đàn bà đều có thói quen ăn trầu, bởi vậy bộ sưu tập bình vôi phản chiếu rất nhiều sắc thái, đẳng cắp trong xã hội: "Bình vôi của người Chăm có hình cái tháp, giống bình vôi của người Khmer. Bình vôi sản xuất ở Gò Sành, Bàu Trúc miền Trung cũng đem vô đây bán cách nay 300 năm. Những tầng lớp giàu có sợ bị đầu độc nên có bình vôi bằng đá, bằng ngọc, nếu vôi biến màu là phát hiện ngay. Thời Pháp thuộc có thêm bình vôi trên chạm bạc, dưới có ngọc phiến, gắn thêm nắp đậy. Hoặc có những chiếc nhẫn trên làm cái ổ để bỏ vôi, khi ghiền thì vít một tí để ăn trầu". Ði kèm bình vôi, bộ sưu tập thời trang cũng phản chiếu lối sống và quan hệ giao lưu vãn hóa của đương thời: "Cái nón cụ của cô dâu Nam bộ tương tự như loại nón ở Nhật Bản. Nó khác cái nón phượng mà các diễn viên hay đội để múa trên truyền hình bây giờ: Dày hơn, sâu hơn, đằng trước có mấy chùm hoa cho cô dâu đội khỏi mắc cỡ, không cần đội vải đỏ che mắt như cô dâu người Hoa. Còn đây là cây dù giấy, trai gái già trẻ đều dùng, đặc biệt làm bằng tre, bên ngoài phất giấy dầu, sơn thêm một lớp quang dầu nên chịu được mưa khoảng 3 - 4 năm?.

    BẢO TÀNG NÔNG CỤ

    Thế giới ?o300 năm mở cõi? trong kho báu của Trương Ngọc Tường còn mở rộng không gian, thời gian qua số lượng lớn tiền cổ, văn bản cổ sưu tầm được sau hơn 20 năm: "Hệ thống tiền ở Nam bộ rất phong phú. Nhóm thứ nhất, hễ mỗi lần vua Nguyễn lên ngôi đều đúc tiền ?oThái bình thông bảo", hiện còn cả chục loại "thông bảo" khác nhau. Đặc biệt quý hiếm là tiền Hàm Nghi do vua ở ngôi có 8 tháng là bị Tây đánh vô, tiền đúc ra bị đem nấu gần hết. Ở Huế có bác sĩ Nguyễn Anh Huy giữ được một đồng do ông nội của anh là cận vệ vua Hàm Nghi, được vua ban thưởng. Nhóm thứ hai, do địa bàn Nam bộ không có đồng đúc tiền nên nhà Nguyễn cho nhập tiền Trung Quốc thời Tống, thời Ðường có niên đại từ 1.000 -1.500 năm về xài. Ðã có nhiều tay sưu tầm tiền cổ từ Trung Quốc qua đây kiếm những đồng tiền từ thời thầy trò Tam Tạng đi thỉnh kinh".

    Còn văn bản cổ thì ông có trong tay quyển Truyện Kiều cách nay hơn 100 năm ?odo một người Hoa được ông Nguyễn Mai, là cháu của thi hào Nguyễn Du tặng. Ông này rất rành chữ Nôm nên viết lại rồi chú thích thêm theo cách hiểu của một người Hoa nghiên cứu Truyện Kiều. Ông Trương An Hà, người Hẹ, sống ở Cai Lậy, mất năm 1930". Chúng tôi còn được nhìn tận mắt văn bản có bút phê của vua Tự Đức, "giấy chúng nhận" nghĩa quân Cần vương "Hàm Nghi lục niên" (tức năm thứ 6, khi vua đã bị đày). Trương Ngọc Tường cũng không quên sưu tập bản "Tuyên ngôn độc lập" năm 1945 viết bằng chữ Nôm và vài trăm bài thơ về Bác Hồ viết bằng chữ Hán của các nhân sĩ yêu nước Nam bộ nhằm che mắt Mỹ ngụy. Tiểu thuyết Nam bộ, ông chỉ thiếu ?oHà hương phong nguyệt?, ?oCô lê trò lý? bằng chữ quốc ngữ bị Tây tịch thu hồi năm 1909.
    Chúng tôi thật lòng ái ngại khi thấy vài chục ngàn "báu vật văn hóa? chỉ được bảo quản bởi một ông già đang tuổi lục tuần nên cái thì đựng trong thùng cạc-tông không hề niêm phong, cái thì phơi nắng phơi mưa ngoài hành lang hông nhà. Trương Ngọc Tường cho biết ông chưa có ?otruyền nhân": Ba đứa con, hai đứa lớn tốt nghiệp đại học, đứa út đậu tú tài nhưng không ai theo hướng nghiên cứu của cha. Còn học trò trong ngành bảo tồn, bảo tàng thì đa số là "bị nghiên cứu?, không am hiểu thực tế, một số tỏ ra rất giỏi, rất tâm huyết thì "không được lãnh đạo quan tâm, không cho đi học thêm". Khi chúng tôi đề nghị nên ?okiểm kho", tức ghi lai lịch cho từng loại hiện vật, Trương Ngọc Tường nói: "Bộ óc tôi nhớ dai lắm. Đọc cuốn sách 10 năm còn nhớ được nội dung, biết đoạn nào nằm ở chỗ nào. Kho tư liệu của tôi, bảo tàng có lấy cũng hổng biết gì mà lấy. Thứ nhất tôi tò mò, thứ hai tôi siêng, thứ ba tôi biết chỗ tìm kiếm. Như giấy đất tôi có nhiều lắm, mua của những người bán giấy cũ chớ đâu. Bảo tàng bỏ ra mỗi năm một triệu đồng thôi, sẽ gom được không biết bao nhiêu là tư liệu ruộng đất".

    Nói vậy, nhưng khi tiễn chúng tôi ra sân, ?othổ địa Nam bộ" bất ngờ tuyên bố: "Tôi sẵn sàng hiến cho Nhà nước những hiện vật mình có chỉ với một điều kiện duy nhất là hình thành Bảo tàng Nông cụ hoặc tốt nhất là Bảo tàng Nông nghiệp để chẳng những lưu giữ gien lúa, gien cây ãn trái mà còn các loại nông dụng cụ và vật dụng sinh hoạt của nông dân Nam bộ qua các thời kỳ".

    (Báo Sài Gòn Doanh Nhân Cuối Tuần ngày 17.6.2005)
    *Phóng sự: cùng viết NGUYỄN TRUNG HIẾU
    LÊ Vũ TUấN
    Ngày đăng: 4.4.2006


    http://vannghesongcuulong.org
    Được dianhvohinh sửa chữa / chuyển vào 19:00 ngày 27/06/2008
  8. dianhvohinh

    dianhvohinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Thú chơi la bàn

    Hàng "độc" của dân chơi la bàn
    Minh Nguyên. VNN
    Dân máu mê sưu tầm la bàn không nhiều, nhưng những ai đã trót mê la bàn thì họ giống như mạt sắt bị man châm hút vậy. Họ có thể nói hàng giờ liền về sự khác biệt giữa la bàn xác định phương vị của các thầy địa lý và la bàn xác định toạ độ của các vị tướng cầm quân, lính trinh sát, các nhà địa chất mỏ vv...Ông Phan Thành Nhân, một tay sưu tầm có hạng ở Hà Nội đã chốt lại: " Nó không chỉ là vật dụng có tính trắc đạc, nó cho chúng ta biết chính xác vị trí của mình trên thế giới và trong vụ trụ. Chơi la bàn là đã trả lời một phần những câu hỏi: Ta là ai? ta đang ở đâu trong vũ trụ này..."
    [​IMG]
    La bàn bát quái
    Vật bất lý thân của thầy phong thuỷ

    La bàn bát quái.
    Không đụng chạm tới cách hành nghề cũng như quan điểm của các thầy phong thuỷ, ở đây chỉ muốn nói tới vai trò tối quan trọng của chiếc la bàn trong việc xác định phương vị để tìm thế đất làm nhà ở, tìm mạch nước để lập cư hay nơi táng mộ với kỳ vọng phát lộc, phát tài. Chiếc la bàn cổ của người Trung Quốc hay người Việt vì sản xuất rất ít nên thường được làm bằng những vật liệu rất quý hiếm và được chế tác rất tinh xảo (mỹ thuật); rất chính xác (kỹ thuật ở trình độ rất cao). Đặc điểm dễ nhận thấy là kim la bàn thanh mảnh, đầu mũi kim nhỏ xíu để giúp người xử dụng xác định phương vị chính xác nhất. Vỏ la bàn được làm bằng xương, sừng hoặc ngà. Trên mặt la bàn có chạm khắc tám quẻ chính của bát quái: Càn, Khôn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Đoài ( các quẻ này chính là tám phương vị chính).
    Đôi khi người ta còn khắc thêm 12 con giáp để tiện cho các thầy phong thuỷ tính toán trong những trường hợp cụ thể. Ông Phan Thành Nhân nhà sưu tầm cổ vật, Chủ tịch hội sưu tầm gốm cổ vật Thăng Long, có một chiếc la bàn cổ vỏ được chế tác bằng ngà voi, trên mặt la bàn có đủ bát quái càn khôn. Ông Nhân nhận xét: "Sưu tầm la bàn vốn không khó nhưng tìm được những chiếc la bàn đắc ý là điều không dễ! Trong bộ sưu tập của tôi có hai chiếc la bàn được gọi là rất ?ođắc ý? Chiếc la bàn quân sự - vật dụng tùy thân của một vị tướng Quân đội nhân dân Việt Nam vào sinh ra tử trong nhiều trận đánh lớn. Chiếc thứ hai là la bàn cổ Trung Hoa của một thầy phong thuỷ Tàu thế kỷ 19".
    Bị vợ cấm vận vì mê...la bàn!
    [​IMG]
    Chiếc la bàn của Nga.
    Năm 1982, ông Hoàng Thanh Vinh, một cán bộ địa chất ở Hà Nội, được cử vào Nam công tác. Trước khi đi vợ ông đưa tiền để ông mua về một chiếc xe đạp. Thời ấy còn bao cấp, tem phiếu nên cuộc sống rất khó khăn, trong nhà có được chiếc xe đạp loại tốt đã là quý lắm rồi. Khi ông mò đến chợ Dân Sinh thì bắt gặp một chiếc la bàn cổ rất đẹp. Mặc dù nhớ lời vọ dặn nhưng ông Vinh đã đánh nước liều: dồn tiền mua xe đạp để mua chiếc la bàn về chơi cho đã cơn thèm. Đận ấy, ông bị vợ cấm vận hơn một tháng trời, ông thanh minh mãi bà mới tha cho ông cái tội liều...bất tuân lệnh vợ!
    Cái thú săn tìm la bàn của ông Vinh bắt đầu ngay từ khi ông tốt nghiệp đại học khoa Mỏ địa chất ở Nga năm 1965. Gia tài về nước của ông lúc đó chỉ có sách kỹ thuật và một chiếc la bàn series 1965. Chiếc la bàn ấy đã theo ông khắp các vỉa than vùng Đông Bắc và sản phẩm là các công trình nghiên cứu khoa học cứ nối nhau ra đời. Gắn bó với chiếc la bàn từ bấy đến giờ, ông Vinh thạo thuộc hết các loại la bàn cả của ta lẫn của tây. Trong số những chiếc la bàn mà ông sưu tập được có chiếc rất tầm thường: vỏ làm bằng sắt tây, kim to như que đóm giá khi mua chỉ vài chục ngàn đồng. Nhưng cũng có những chiếc la bàn nắp trượt rất đẹp, hoặc những chiếc la bàn loại mới có vỏ bằng nhôm, bằng platstic; loại la bàn có 2 kim: một kim chỉ phương vị; một kim chỉ độ nghiêng của sườn núi...

    Chuyện của ông Chiến ( một tay sưu tầm la bàn có hạng ở phố Hàng Ngang - Hà Nội) lại gắn chiếc la bàn với kỷ niệm trinh sát của một thời máu lửa. Ông kể: " Năm 1968, tôi là trinh sát của chiến trường Bình - Trị - Thiên khói lửa. Trong một chuyến đi trinh sát chúng tôi bị lộ. Cả đội hy sinh gần hết, người đội trưởng đội trinh sát trước khi tắt thở đã trao lại cho tôi chiếc la bàn quân sự đeo tay như chiếc đồng hồ. Tôi có nhiều chiếc la bàn được trả giá rất cao nhưng chiếc la bàn quân sự của người đội trưởng đội trinh sát ấy mới là chiếc quý giá nhất. Cái quý nhất không phải bao giờ cũng là cái hiếm nhất, đắt nhất..."
    [​IMG]
    Chiếc la bàn đeo tay (Trinh sát)
    Tìm la bàn ở đâu?

    Tại các chợ Hòa bình (Hà Nội) và chợ Dân sinh(TP. HCM), người chơi có thể tìm được những chiếc la bàn khá độc đáo với nhiều chất liệu và những mốc thời gian rất khác nhau. Nói như anh Đinh Văn Hoàng, chủ một hàng kim khí tại chợ tại chợ Hòa bình thì: "Săn la bàn cổ thì khó chứ la bàn đời mới chỉ cần để ý một chút là tìm được. Giá của la bàn cũng rất khác nhau, rẻ thì vài chục ngàn mà đắt vài trăm ngàn cũng có. Cá biệt có những chiếc ?okiểu độc?, cả chợ chỉ có một chiếc mà cũng vài năm mới gặp, người bán dám hét đến tiền triệu".
    Hoàng cho biết thêm: "Trước đây, người sưu tầm và giới chuyên nghiệp thường tìm đến la bàn quân dụng của Mỹ, lý do thật đơn giản, la bàn Mỹ bắt mắt về kiểu dáng, nhỏ gọn lại sử dụng được trong mọi điều kiện thời tiết. Nhưng mười năm trở lại đây, khi Liên Xô tan rã, giới sưu tầm lại đổ xô đi lùng la bàn quân dụng Made in USSR. Có điều dân sành điệu chỉ chú ý nhiều đến những la bàn nắp có đắp nổi phù hiệu của từng binh chủng hải, lục, không quân. Với những loại này, người chơi phải đặt trước kha khá tiền và nhiều khi cũng phải chờ cả năm mới kiếm được".
    [​IMG]
    la bàn cổ của Mỹ.
    VietNamNet xin giới thiệu chùm ảnh về những chiếc la bàn độc đáo của dân sưu tầm Hà Nội
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    www.vietnamnet.vn
    Được dianhvohinh sửa chữa / chuyển vào 18:58 ngày 27/06/2008
  9. dianhvohinh

    dianhvohinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Giá trị không chỉ hôm nay
    Cập nhật ngày: 27/3/2007


    Nhà sưu tầm di sản văn hoá dân gian Trần Thế Kôi.
    [​IMG]
    (Ảnh: Việt Hưng).
    Nhiều người bảo, ông không chỉ là người sưu tầm mà còn lưu truyền và gìn giữ di sản văn hoá. Ông là Trần Thế Kôi, 59 tuổi, một trong những nhà sưu tầm lớn về di sản văn hoá dân gian Việt Nam.
    Nghe nói ông mồ côi cha khi mới lọt lòng, vậy con đường nào đưa ông đến với nghề gia truyền?

    Ngay từ bé, tôi đã thích vẽ, thích la cà ở những nơi hội hè đình đám và đặc biệt là thích những buổi văn nghệ, dù đó chỉ là một chiếu chèo. Học xong phổ thông, tôi được đi học vẽ. Mới đầu chỉ vẽ tranh Tết. Thấy có chiều hướng phát triển, thầy dạy gửi tôi đến các nghệ nhân vẽ thư pháp và vẽ tranh thuỷ mặc để tôi học.

    Một thời gian, tôi đã phụ giúp thầy cho đến khi tự mình vẽ tranh và đem bán ở chợ quê trong các ngày Tết. Từ năm 1967 đến 1972, tôi vừa dạy học, vừa vẽ tranh và cũng vừa tích lũy kiến thức cho mình. Mơ ước và hoài bão sẽ nối nhịp bố tôi bắt đầu từ đây (bố ông cũng đã được xếp vào loại nhất nhì trong làng tô vẽ trong những năm đầu thế kỷ 20).

    Khi khởi đầu công việc chắc rất khó khăn?

    Năm 1986, sau khi rời quân ngũ, tôi đã cùng với người bạn là một họa sỹ dựng xưởng sản xuất phục hồi tranh tượng. Trở ngại lớn nhất đó là cái mình thích đâu phải có nhiều người thích. Tôi tự nhận thấy mình cần phải học hỏi nhiều. Tôi đã đến tận nơi sản xuất, các làng nghề đúc tranh tượng ở Hà Bắc (Bắc Giang - Bắc Ninh bây giờ) cho đến các làng nghề vùng Nam Định quê tôi.

    Tôi đi để tìm hiểu sở thích của khách hàng. Tôi cũng tìm đến những bạn đồng nghiệp, cùng làm những công việc giống như tôi để học hỏi. Thắng lợi và thất bại là chuyện thường tình trong mỗi cuộc đời con người, nhưng điều quan trọng là phải có niềm đam mê thì sẽ vượt qua được.
    [​IMG]
    Những món đồ được tạo ra từ bàn tay của nhà sưu tầm di sản văn hoá dân gian Trần Thế Kôi.

    Là người sưu tầm được rất nhiều cổ vật của dân gian, ông có thể cho biết bí quyết của mình?

    Theo tôi, để làm được việc này, cần phải hội tụ 3 yếu tố. Một là phải đam mê thực sự. Đối với tôi, niềm đam mê ấy chính là muốn được làm gì đó để giữ lại những hình ảnh của ông cha ta. Thứ hai là phải có kinh phí để mua lại những di sản. Và thứ ba là phải có các mối quan hệ rộng rãi mới có thể sưu tầm được những đồ vật quý giá này.

    Những di sản đã sưu tầm được có phải là cơ sở để ông sao chép, làm ra những mặt hàng hiện nay không?

    Tôi không sao chép, copy những vật dụng đời thường mà chỉ làm công việc này đối với những di sản văn hoá tinh hoa của dân tộc. Vấn đề là khi làm những sản phẩm này để bán, nhất là đối với khách hàng nước ngoài, ngoài tính mỹ thuật (nghĩa là cần phải giữ nguyên bản của ông cha để lại), cần phải chú ý đến tính năng sử dụng. Như vậy, vật dụng đó mới được khách hàng ưa chuộng.

    Nghe nói, bây giờ ông không chỉ sưu tầm và tạo ra sản phẩm làng nghề, ông còn làm các công việc liên quan đến nhà cổ?

    Nhu cầu về nhà cổ đang bắt đầu thịnh hành. Đây cũng là công việc liên quan đến việc bảo vệ di sản văn hoá dân gian. Chính vì vậy, ngoài bảo tàng làng nghề ở Nam Định và một số cơ sở sản xuất, tôi quyết định mở thêm 2 xưởng chuyên làm sửa chữa nhà cổ cũng như thực hiện các hợp đồng xây dựng, thiết kế theo phong cách nhà cổ. Hiện nay, nhiều người có nhu cầu làm nhà hàng hay cửa hàng theo kiến trúc nhà cổ.

    [​IMG]
    Ngôi nhà ông làm ở TPHCM là của tư nhân, sao ông nói là để lại cho đời sau?

    Trong cuộc sống hôm nay, những thứ chúng ta mua như ôtô, nhà lầu đều là những thứ sẽ bị triệt tiêu. Ngược lại, những thứ về văn hoá nhiều khi trị giá chỉ 100 nghìn nhưng nó được giữ lại mãi mãi, đó chính là di sản. Thực tế, đây là tài sản của họ nhưng ít nhiều nó cũng là của xã hội và là của thế hệ sau này. Đó chính là lý do khiến tôi quyết định nhận làm công việc này.

    Ngẫm lại cuộc đời, ngoài việc lưu truyền và gìn giữ di sản văn hoá, điều gì khiến ông cảm thấy hạnh phúc?

    Cho đến ngày hôm nay, trải qua bao thăng trầm, thứ tôi được bồi đắp chính là kiến thức. Hơn cả, đó là tôi được nhìn thấy sự phấn khởi hồ hởi của người lao động ở các làng nghề. Tôi hạnh phúc vì đã giúp được hàng trăm người thợ có công ăn việc làm.

    Xin cảm ơn ông!

    Bài: Lan Hương
    Ảnh: Việt Hưng


    @ Bach Viet Group
    Được dianhvohinh sửa chữa / chuyển vào 18:40 ngày 27/06/2008
  10. dianhvohinh

    dianhvohinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    huynhlan26-05-08, 12:52 PM
    Vị linh mục
    và bộ sưu tập đèn cổ
    Trong giới sưu tập cổ vật TP Hồ Chí Minh, ai cũng biết bộ sưu tập đèn cổ hiếm có của linh mục Nguyễn Hữu Triết- Chánh xứ giáo sứ Tân Sa Châu !
    [​IMG]
    Một góc bộ sưu tập đèn cổ
    Được hỏi vì sao lại chọn sưu tập đèn, Cha Triết trả lời: ?oTừ xưa tới nay, cha ông ta thường gắn liền hai hình ảnh đèn- sách tượng trưng cho học tập.
    Còn bên đạo Thiên Chúa, ánh sáng là chủ đề lớn. Chính vì thế, đã có rất nhiều người sưu tầm sách. Nhưng riêng tôi, tôi lại muốn có một bộ sưu tầm đèn để tìm hiểu về đời sống văn hóa thông qua những cây đèn?.
    Cha Triết sưu tập đèn cổ đã hơn 10 năm nay. Thời gian như vậy chẳng nhiều lắm so với nhiều nhà sưu tập khác, nhưng nhờ sự nỗ lực, Cha đã có trong tay bộ sưu tập khiến nhiều tay chơi phải thán phục: Trên 400 chiếc đèn cổ.
    Trong đó có rất nhiều chiếc đèn có giá trị rất cao về văn hoá. Cổ nhất phải kể đến những chiếc đèn của thời Đông Sơn (cách đây từ 2.000 đến 2.500 năm), rồi đến những chiếc đèn của dân tộc Chăm cách đây khoảng 700 đến 800 năm.
    Lại có những chiếc đèn từ nền văn minh Ả Rập huyền bí, những chiếc đèn Ấn Độ có tuổi vài trăm năm, những chiếc đèn thủy tinh chạm khắc sắc nét của Pháp, những chiếc đèn bằng sứ thời nhà Thanh bên Trung Quốc?
    [​IMG]
    Đèn Châu Chấu của người thợ Đồng bằng sông Cửu Long hơn 200 tuổi
    [​IMG]
    Bộ Đèn Hạc đồng thời Đông Sơn hơn 2.000 tuổi
    [​IMG]
    Đèn tráng men Aladin trên 200 tuổi
    Những chiếc đèn của Cha Triết sưu tập đã phản ánh đời sống văn hoá, tinh thần không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của nhiều dân tộc khác trên thế giới. Giới thiệu với chúng tôi bộ sưu tập của mình, Cha Triết rất tự hào.
    Những chiếc đèn Đông Sơn có dáng cong cong như mui thuyền phản ánh thời văn minh lúa nước người Việt; Chiếc đèn đất nung mang hình dáng con hạc được chạm khắc cảnh đồng lúa thanh bình, cảnh người lao động với con trâu cái cày;
    Những chiếc đèn thuỷ tinh hình lục giác với những dòng chữ Nôm tượng hình được khắc nổi khá cầu kỳ dùng trong việc thờ cúng; Các đèn bằng đồng thau khắc rồng khắc phượng biểu trưng cho sự giàu sang; Chiếc đèn bằng sứ với men xanh hình lư hương trang trọng?
    Bên cạnh nét văn hoá, những người thợ thủ công ngày nào còn tạo ra những tính năng độc đáo. Như chiếc đèn biển có thể quay đi theo mọi hướng mà không tắt; Chiếc đèn bấc có gắn 2 con cào cào, khi đèn sáng 2 con cào cào xoè cánh, chiếc đèn treo xe ngựa rọi tia sáng cả 4 phía?
    Dường như những người thợ thủ công đã thổi hồn vào để chiếc đèn không chỉ thắp sáng đơn thuần mà trở thành những tác phẩm nghệ thuật sáng giá.
    Hiện nay, Cha Triết vẫn tiếp tục tìm kiếm để bộ sưu tập đèn cổ của mình ngày càng phong phú. Biết được thú sưu tầm của Cha, có người đem tặng Cha những chiếc đèn cũ, cũng có người chỉ cho Cha tìm những cây đèn ở ngay những điểm? bán sắt vụn.
    Nhưng cũng có những cái đèn, Cha đã phải tích cóp cả năm trời mới đủ tiền để mua chúng. Nhiều người tặc lưỡi: ?oĐèn còn sử dụng được đâu! Cha mua làm gì? thì Cha cười ?oBây giờ đèn điện cả rồi, còn ai dùng đến những cây đèn dầu đèn bấc này đâu. Nhưng Cha mua đâu phải để dùng?.
    Mong ước của Cha là sẽ tặng bộ sưu tập đèn của mình cho nhà truyền thống Giáo hội để giới thiệu cho nhiều người biết
    ***
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bộ sưu tập đèn kỳ thú của vị linh mục
    Có một người đã từ chối ánh sáng điện, sống với những chiếc đèn dầu gần 15 năm qua. Ông sở hữu một bộ sưu tập với hơn 600 cây đèn đủ chủng loại, kiểu dáng, xuất xứ, công năng... Đó linh mục Nguyễn Hữu Triết ở nhà thờ Tân Sa Châu (TP HCM).
    Khi vị linh mục đặt chân về ngôi nhà thờ này vào năm 1993, ông đã thấy trên kệ thờ có một số cây đèn dầu kiểu dáng lạ lẫm. Một ý tưởng lóe lên: ?oTại sao không thêm vào đó những chiếc đèn khác để thành một bộ sưu tập lạ??. Từ đó, ông bắt đầu tìm kiếm, đưa về nhà thờ gần như bất kỳ cây đèn nào lọt vào ?otầm ngắm?.
    Thời nay không còn ai dùng đèn dầu nên khi hỏi mua đèn, ông thường nhận được ánh mắt ngạc nhiên. Nhưng cũng có người biết ông mua đèn để... chơi nên đòi bán với giá trị sưu tầm, chứ không phải giá rẻ như đồ đồng nát. Và cũng có những cây đèn thoạt nhìn đã thấy thấp thoáng giá trị nào đó, kể cả đối với người tay ngang, nên thường được hét giá cao ngay từ đầu. Có một cây đèn sứ Trung Hoa, cha Triết mê mẩn, nhưng cho đến giờ ông vẫn chưa đưa nó gia nhập ?ogia đình đèn? của mình được vì quá đắt.
    Ông bảo, có cây đèn nhỏ bé mang giá trị ngoài sức tưởng tượng, giá ngang với một chiếc xe hơi. Cha Triết cho biết hiện ở Việt Nam có một chiếc đèn Pháp chóa thủy tinh, chân cẩm thạch thường được các gia đình giàu trước đây dùng, giá khoảng 100 triệu đồng. Chiếc đèn đắt nhất mà cha Triết mua được giá khoảng 900 USD. Còn hầu hết ông chỉ tốn vài chục đến vài trăm nghìn, thậm chí vài nghìn đồng hoặc không phải mất đồng nào.
    Bộ sưu tập đèn của vị linh mục có đủ loại từ Đông sang Tây, từ xưa đến nay. Xưa nhất cỡ... thời văn hóa Đông Sơn với những chiếc đèn đất nung. Còn nay thì cũng rất hiện đại, đèn thủy tinh lớn dùng trong các trang trại ở Mỹ. Hàng trăm cây đèn đứng, nằm, treo khắp nơi trong phòng làm việc, phòng nghỉ... khá lộn xộn,
    nhưng cha Triết có thể chỉ rõ lai lịch từng chiếc.
    Cha Triết tâm sự: ?oMỗi cây đèn đều có một số phận riêng. Ánh sáng của đèn là cái đẹp, đối nghịch với bóng tối là cái xấu. Đèn thường đi với sách, nên mới có chữ đèn sách. Khi đó nó không còn là dụng cụ chiếu sáng nữa mà đã vượt lên trên, là học hành, là văn hóa...?.
    Với cha Triết, chơi đèn là giữ gìn vốn văn hóa cho đời sau, là thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau với tiền nhân. Bởi chỉ với một ngọn đèn, người xưa làm được bao nhiêu việc, bao nhiêu công trình lớn lao.
    [​IMG]
    [​IMG]
    theo http://vietbao.vn
    Được dianhvohinh sửa chữa / chuyển vào 18:25 ngày 27/06/2008

Chia sẻ trang này