1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

.

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi nhietmacsinh83, 02/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DocDau

    DocDau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    4
    Người có bộ sưu tập bình vôi cổ độc nhất vô nhị
    14/07/2007 10:08 (GMT + 7)
    Giới chơi đồ cổ gọi Trần Quốc Đoàn, người đang sở hữu hàng trăm món đồ cố quý giá là "Vua bình vôi cổ đất miền Tây". Đặc biệt, anh có bộ sưu tâp bình vôi cổ độc nhất vô nhị.
    La liệt đồ men lam Huế, gốm Bát Tràng, gốm Cây Mai, loại tô gốm men xanh, trắng của Trung Quốc và các loại bình vôi có từ thế kỷ 18 và 19? Chúng tôi ấn tượng nhất là chiếc đôn Cây Mai Nam bộ, cao gần 1m, dạng tứ quý màu sắc và hoa văn thật hài hoà

    [​IMG]
    Anh Đoàn bên chiếc đôn Cây Mai Nam bộ, cao gần 1m
    Ở tuổi bốn mươi chín, anh Đoàn như một nhà nghiên cứu về các các món đồ cổ đủ loại: từ bình đất nung cho đến gốm men xanh, nâu, vàng, trắng, từ bình Bát Tràng cho đến bình Trung Quốc, bình Chăm, loại có quai xách thường dùng trong chùa chiền, loại nhỏ hơn dùng để xách tay, người khá dùng loại bằng đồng, người sang dùng loại gốm sứ Trung Quốc.
    Bộ sưu tập bình vôi cổ độc nhất vô nhị
    Ca dao Việt Nam có câu: ?oMiếng trầu là đầu câu chuyện?. Trong ngày lễ thành hôn, các cụ ăn trầu, quét vôi với cau tươi, cô dâu, chú rể thì dâng cao mâm trầu cao ý nói sự gắn bó bên nhau suốt đời. Cũng từ đó mà bình vôi lần lượt ra đời, từ cái nhỏ có thể bỏ trong bóp, khay cho đến những cái lớn như ?oông bình vôi? chứa cả mấy ký vôi.
    ?oÔng? có mặt hầu hết các gia đình người Việt cổ, không những giữ cho vôi luôn được nóng để giúp các cụ ăn trầu ngon miệng, mà ?oông? còn là người chứng kiến bao thăng trầm của nhiều thế hệ gia chủ. Bình vôi cũng được sản xuất theo cấp bậc, gốm sứ xanh trắng, có hoa văn tiết họa cầu kỳ dành cho chủ cả, bá hộ, loại trơn tru dành cho dân thường, loại màu xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc dành cho quan lại địa chủ, có cả những loại được làm bằng đồng thau?.
    [​IMG]
    Ông bình vôi tráng men xanh
    Hiện nay bộ sưu tập ?oông bình vôi? của anh Đoàn có trên 230 cái với đủ loại kích cỡ, màu sắc và chất liệu, hầu hết được sản xuất từ thế kỷ 18 và 19 ở Việt Nam, Trung Quốc, Chăm, Khrme và kể cả của người Chiêm Thành. Hầu hết các "ông bình vôi" đều có quai xách, được chạm vẽ họa tiết nhiều loài hoa, cá, long lân qui phụng, hổ, kỳ lân? Cái bình vôi nào cũng có cái miệng để đổ vôi vào và lấy vôi ra ăn bằng cây chìa vôi (được làm bằng đồng, phía trên có nút gù, vừa để cầm, vừa để bịt kín miệng bình vôi không cho gió lọt vào làm đông vôi).
    Anh Đoàn cho biết thêm: "Nếu như trước đây 5 ?" 10 năm, tôi mua những loại bình vôi cổ này chỉ từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng, có cái nào cao nhất cũng 1 triệu đồng thôi. Nhưng bây giờ với 5-10 triệu đồng chưa chắc mua được, vì hiện nay có nhiều đại gia đang đi sưu tầm và việc chơi đồ cổ trở thành thú vui rất thịnh hành. Để có bộ sưu tập bình vôi này quả là một sự may mắn, tất nhiên là tôi cũng không ít lần mua nhầm đồ giả cổ, vừa tốn công sức vừa tốn tiền?.

    Vừa qua, anh Đoàn đã được Bảo tàng TP Cần Thơ mời tham gia triển lãm bộ sưu tập bình vôi, giới chơi đồ cổ đặt cho anh biệt danh ?o Vua bình vôi đất miền Tây?.
    Đi hai lần, ở hai tuần, mất 20 triệu, được... một chiếc chén
    Năm 1994, anh Đoàn được người bạn ở Vĩnh Long giới thiệu một cái chén men lam xứ Huế có nhiều hoa văn, của vua dùng ở kỷ 18. Anh đến hỏi mua, người nhà không bán. Biết đây là đồ cổ quý, anh về nhà cứ tiếc mãi, nửa đêm ngủ vẫn mơ thấy cái chén men.

    Hai ngày sau anh lại qua bên đó lần nữa, ở lại nhà của chủ nhân khoảng 2 tuần, đòi mua với bất cứ giá nào. Cuối cùng chủ nhà xuôi lòng đành bán với giá 20 triệu đồng. Trên chén có ghi hai dòng thơ và vẽ toàn cảnh chùa thánh Duyên gồm điện Phật, tháp Điền ngự, đình Tiên săng, bên cạnh vẽ cảnh đề Thuý Vân Sơn, tạo dáng thanh gãy, đường kính của chén men 17cm, cao 2cm, dưới đáy ghi: ?oXương khê đỗ Trừng phủ hiệu xương khê theo mệnh Vua làm?.
    [​IMG]
    Bình đựng rượu của Trung Quốc ở thế kỷ 18.
    Ngoài ra, anh Đoàn còn sở hữu trên 100 tấm Sắc Phong là những tấm văn bản do vua chúa triều Nguyễn phong thưởng cho các vị quan thần, bộ men Lâm Quế trên 100 món gồm: tô, chén, đĩa, tách? có từ thời vua Gia Long, cùng vài trăm món cổ vật khác từ các loại ché rượu, bình hoa, mặt rồng, mặt bợm, đèn Tây. Chúng thuộc nhiều dòng gốm như: gốm Cây Mai của đất Sài Gòn xưa, gốm Biên Hoà sản xuất năm 1960, gốm Bát Tràng thế kỷ 19 với men rạng ngũ sắc được đắp nổi tinh xảo, mang nhiều nội dung truyền tải lịch sử văn hóa khác nhau: gian vương cầu hiền, bác tiên hoá hải, ngư ông đắc lợi...
    Nhiều đĩa gốm sứ dạng phong cảnh treo tường có xuất xứ thời đầu Pháp thuộc, nhiều bình cắm nhang hình con kỳ lân, rồng thuộc dòng gốm cây Mai. Đặc biệt, cái đôn tứ quý ?oMai, Lan, Cúc, Trúc? gốm Cây Mai được chạm khắc công phu với nhiều tiết hoạ hoa văn được coi là hàng ?ođộc?, nhiều khay cổ cẩn ốc xà cừ, trên chục cái đèn ?otoạ đăng? đèn đế cao của Pháp, nhiều tắm luyễn cẩn ốc sa cừ có nội dụng dạy cái lẽ đạo làm người của những bậc tiền bối. Kể từ khi biết chơi đồ cổ cho đến nay, anh Đoàn đã mất đến hàng tỷ đồng và nhiều công sức đi săn lùng.
    Bao nhiêu công phu, vất vả, tốn kém là thế, nhưng anh Đoàn chỉ có một nguyện vọng là sưu tầm và lưu giữ lại những cổ vật, kỷ vật gia truyền của người Nam Bộ xưa để góp phần lưu giữ những nét văn hoá truyền thống để con cháu thế hệ sau này biết đến.
    Bài và ảnh: Vũ Hoàng (Cần Thơ)
    theo www.tuanvietnam.net
    Được DocDau sửa chữa / chuyển vào 18:11 ngày 27/06/2008
  2. dianhvohinh

    dianhvohinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Kỳ nhân tiền cổ đất Hà thành
    [​IMG]
    được đồng tiền sắt duy nhất Việt Nam và thế giới thời Mạc Đặng Dung, những đồng tiền cực kỳ quý hiếm Kiến Phúc, Hàm Nghi trải qua những triều đại ngắn ngủi... ông dám trắng tay để sở hữu bộ sưu tầm yêu thích. Đó là những gì đã làm nên chân dung người được mệnh danh là kỳ nhân trong giới sưu tầm.
    Nuôi thú sưu tầm đến trắng tay
    Ngôi nhà hai tầng tĩnh mịch nằm trong làng Mọc ven đô của Hà Nội đón chúng tôi bằng những hàng cây râm ran bóng mát. Ông Nguyễn Bá Đạm - từng được mệnh danh là kỳ nhân trong giới sưu tầm tiền cổ - vừa chậm rãi pha ấm trà mạn, vừa tâm sự với chúng tôi về sự nghiệp sưu tầm dài 3/4 thế kỷ của mình.
    Đã gần một thế kỷ trôi qua, nhưng ông Đạm vẫn không thể nào quên cái lần khánh thành bảo tàng Louis Finot (nay là bảo tàng Lịch sử) ở Hà Nội, ông đã được xem trưng bày rất nhiều tiền cổ.
    Lúc đấy, tuy còn trẻ, nhưng ông đã giật mình về giá trị của những đồng tiền mốc xanh, cũ kỹ được bày trang trọng trong tủ kính. Từ đó, ông về nhặt nhạnh, tìm tòi và bắt đầu sự nghiệp sưu tầm của mình bằng 5, 7 đồng tiền cổ đầu tiên. Khi công tác trong ngành giáo dục, ông được đi nhiều tỉnh. Đến đâu ông cũng để ý về tiền cổ nhưng mãi cũng chỉ sưu tầm được thêm dăm ba đồng. Cái thú ăn sâu vào trong ý thích đã không ngừng thôi thúc ông. Ông tìm vào các đền chùa, trò chuyện với các bậc chân tu, dò hỏi bạn bè khắp nơi. Kết quả của một thời gian dài miệt mài như thế, ông đã có trong tay một lưng vốn sưu tầm kha khá với vài chục đồng tiền cổ có giá trị.
    Năm 1975, ông Đạm quen với một người bạn tên Chấn. Ông Chấn đã giới thiệu cho ông Đạm gặp ông Dương ở phố Hàng Trống, là một người buôn đồ cổ.
    Lần đầu ông Đạm tìm đến nhà ông Dương, ông Dương đóng cửa không tiếp. Không nản, lần thứ hai ông Đạm lại đến tìm ông Dương nhưng đóng vai một người bạn cũ, lâu ngày không gặp đến thăm. Qua dăm ba câu chuyện, tình cảm thân mật hơn và cho đến khi đã trở thành thân quen, ông Dương mới cho ông Đạm xem bộ tiền cổ quý giá của mình.
    Ngắm bộ tiền cổ của ông Dương so với bộ tiền cổ của mình, ông Đạm thấy khoảng cách một trời một vực. Thấy ông Đạm có niềm đam mê mãnh liệt với thú chơi này, ông Dương có ý định bán lại cho ông Đạm bộ sưu tầm tiền cổ của mình. Với giá ông Dương bán vốn lúc đó thì ở Hà Nội đã khó có ai mua nổi. Ông Đạm chạy vạy mãi, bán hết cả đồ đạc quý giá trong nhà mà vẫn chưa đủ tiền mua. Về sau khi gom đủ gần 100.000 tiền Việt Nam cũ, ông Đạm mới có được bộ sưu tầm đồ sộ mà ông mơ ước. Số tiền ông Đạm bỏ ra có thể nói là lớn vô cùng, vì muốn mua một biệt thự lúc ấy cũng chỉ mất có mấy nghìn đồng.
    Bộ sưu tầm tiền cổ của ông Đạm nhiều không đếm nổi nhưng ông vẫn miệt mài đi tìm những đồng còn thiếu và gắng mua bằng mọi cách. Khi làm việc, khi ăn cơm, khi vui chơi, khi nằm nghỉ ông đều nghĩ đến tiền cổ. Thậm chí những đồng tiền cổ còn nhảy múa cả trong nhưng giấc mơ đêm của ông.
    Trong những bộ tiền mà ông Đạm có thì bộ tiền nhà Đinh là cổ nhất, từ năm 980. Mặt trước đồng tiền có bốn chữ "Thái Bình Hưng Bảo" và mặt sau có chữ "Đinh".
    Thú chơi cần một chữ duyên
    Nhìn lại sự nghiệp sưu tầm của mình, ông Đạm gật gù nhắc đến một chữ "Duyên" trong thú chơi này. Một lần ông vào trong bảo tàng lịch sử để xem một số cổ vật. Khi ông đang trầm trồ ngắm mấy đồng tiền cổ được trưng bày trong tủ kính thì có anh bộ đội đứng xem ngay cạnh lẩm bẩm: Đồng này đã ăn thua gì. Mình có đồng còn hay hơn".
    Nghe thấy lạ, ông Đạm liền đi theo anh bộ đội về tận nơi đóng quân ở gần đấy. Khi làm quen với nhau, thấy ông Đạm là người mê tiền cổ, anh bộ đội đã biếu không ông một đồng tiền hiếm đời nhà Lê mà anh đang cất giữ. Kể lại chuyện cũ, ông Đạm cứ tiếc mãi cái lần có một người đem đến một đồng tiền cổ xin đổi lấy cái đạo sắc của vua Quang Trung của ông. Ông không đổi, vì lúc ấy không biết giá trị của đồng tiền ấy thế nào. Đến khi có nhiều kiến thức hơn về tiền cổ, biết đấy là một đồng tiền rất quý, ông tìm người đó để xin đổi thì họ đã đổi cho người khác mất rồi. Nghe đâu, đồng tiền ấy về sau đã được mua đi bán lại với giá mấy nghìn USD.
    Nhà sưu tầm phải là nhà nghiên cứu
    Theo ông Đạm thì giá trị của tiền cổ không phải do niên đại lâu năm, mà do tính chất hiếm của loại tiền đó. Ví dụ như đồng "Kiến Phúc Thông Bảo" và "Hàm Nghi Thông Bảo" là hai đồng rất quý vì vua Kiến Phúc và vua Hàm Nghi đều ở ngôi quá ngắn ngủi nên rất ít loại tiền này. Chứ Minh Mạng, Thiệu Trị thì lại rất nhiều. Độc đáo nhất trong bộ sưu tầm của ông phải kể đến đồng "Đại Chính Thông Bảo" đúc bằng sắt đời Mạc Đặng Dung, vì đây là đồng tiền sắt duy nhất không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
    Theo ông Đạm, nhà sưu tầm còn đồng thời là nhà nghiên cứu. Ý nghĩa của đồng tiền rất quan trọng. Đồng tiền không chỉ có giá trị mua bán, trao đổi trên thương trường mà còn phản ánh lịch sử, công nghệ, quyền lực, dấu ấn của một thời đại, một vương triều. Vì vậy, người sưu tầm phải có trình độ kiến thức rộng, am hiểu nguồn gốc lịch sử, cộng đồng với lòng ham mê sâu sắc. Biết cảm nhận, so sánh và phân loại thực hư, nhìn nhận một cách tinh tế, nhận ra chân giá trị của nó thì mới thấy hết được cái hay, cái đẹp của đồng tiền cổ.
    Từ khi tuổi cao sức yếu, ông Nguyễn Bá Đạm cứ đau đáu một nỗi, không biết sẽ truyền lại cho ai bộ sưu tầm của mình. Con cái ông không ai có được niềm đam mê như ông, nên nếu có để lại thì họ cũng bán sớm cho người khác. Mà ông lo sợ nhất là bộ sưu tầm quý giá sẽ rơi vào tay dân buôn và bị chia năm xẻ bảy. Từ mấy năm nay ông cứ luôn ngắm nghía để tìm lấy một người tin tưởng trong số những người có cùng niềm đam mê với ông.
    Một số người trong nước và quốc tế đến đề nghị ông bán lại một số đồng họ cần với số tiền rất cao nhưng ông nhất quyết không bán. Vì ngoài giá trị vật chất, bộ sưu tầm còn nói lên danh tiếng của người chơi. Mỗi bộ tiền cũng như một bộ cờ, nếu mất một con đi thì không còn gì giá trị.
    Mãi năm 2006, ông Đạm mới quyết định nhượng lại bộ sưu tập cho một người chơi trẻ tuổi mà đã thân thiết với ông nhiều năm trời do cùng có thú chơi kiên nhẫn này. Ông biết chàng trai trẻ đó có đủ vật chất, niềm đam mê và tri thức để lưu giữ lại bộ sưu tầm quý giá hết những năm tháng của cuộc đời mình.
    Báo GĐ & XH (02/06/2007)
    Được dianhvohinh sửa chữa / chuyển vào 00:16 ngày 28/06/2008
  3. dianhvohinh

    dianhvohinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật, Chủ nhật, 25/03/2007, 12:00 GMT+7

    Một người tâm huyết với cổ vật Việt Nam
    [​IMG]



    ?oTất cả vì văn hóa Việt Nam - đất nước Việt Nam?, đó là khẩu hiệu được đưa ra trên trang web mang tên Hệ thống cơ sở Dữ liệu về Cổ vật và Gốm sứ Việt Nam, do giáo sư Augustin Hà Tôn Vinh, một Việt kiều đang sống ở Mỹ xây dựng
    Từ trang web này (www.sfa-antiques.com), giáo sư Augustin Hà Tôn Vinh và các cộng sự ấp ủ những hoài bão: đó là giới thiệu cổ vật Việt Nam ra thế giới, kết nối văn hóa Việt với văn hóa năm châu.
    Những chiếc ấm tích, những bộ bát hoa văn, những tấm bình phong cổ hay bộ sưu tập đồ cổ trục vớt từ những chiếc tàu đắm ở các vùng biển Indonesia, Malaysia, Philippines, châu Phi, Biển Đông? được bày ngay ngắn trong từng tủ kính? Tất cả khiến chúng tôi ngỡ như lạc bước vào một bảo tàng cổ vật châu Á. Đó cũng là tâm huyết nhiều năm của giáo sư tiến sỹ Augustin Hà Tôn Vinh. Nhưng đáng chú ý nhất vẫn là bộ sưu tập bình vôi bằng gốm, sứ ?ođộc nhất vô nhị? ở Việt Nam. Những bình vôi ăn trầu này làm bằng gốm, sứ, có tráng men trắng hoặc xanh, khắc họa những nét cỏ cây, dáng mây hay khung cảnh một thôn xóm yên bình? Trong đó có hai chiếc bình vôi to kỷ lục, nặng trên 10 kg, niên đại thế kỷ XIX. Theo lời giáo sư Augustin Hà Tôn Vinh, những cổ vật này chứa đựng dấu ấn văn hóa gia đình, cộng đồng làng xã Việt Nam. Đó cũng là tâm huyết và tình yêu của Giáo sư Hà Tôn Vinh đối với những di sản quý của Việt Nam.
    Kể về niềm đam mê của mình, giáo sư Augustin Hà Tôn Vinh cho biết: ?oTôi về Việt Nam đã được 10 năm. Những năm đầu tiên tôi thấy Việt Nam có rất nhiều di sản văn hóa ở các đình chùa, bảo tang, di tích. Việt Nam có rất nhiều cổ vật thời Lý, thời Trần. Cổ vật Việt Nam rất đẹp, được xuất khẩu rất nhiều sang Nhật Bản, Indonesia, Malaisia từ thế kỷ thứ 14 ?" 15??
    Niềm đam mê của ông không chỉ dừng lại ở đấy. Mỗi lần sưu tầm được món cổ vật, là mỗi lần ông trăn trở với suy nghĩ làm sao để gìn giữ chúng và làm thế nào để thế giới biết tới cổ vật của Việt Nam. Ấp ủ những tâm tư ấy, giáo sư Augustin Hà Tôn Vinh bắt đầu tìm hiểu, xây dựng một đội ngũ cộng sự trẻ và cùng họ thực hiện ý tưởng này. Từ những thông tin thu lượm được, nhóm nghiên cứu đã đi đến các làng nghề Việt Nam ở các tỉnh miền Bắc, trong đó có các làng nghề gốm sứ nổi tiếng như Thổ Hà, Chu Đậu, Gò Sành? để thu thập tài liệu sách báo và những nguồn cổ vật quý ở khắp đất nước. Từ đó, tập hợp thông tin, phân tích dữ liệu và đưa chúng lên mạng Internet. Theo Giáo sư Hà Tôn Vinh, công nghệ thông tin sẽ là cầu nối đưa di sản và văn hóa Việt Nam đến với thế giới. Và Việt Nam cần tận dụng lợi thế của công nghệ để tự quảng bá và giới thiệu về mình. Tháng 12/2006 vừa qua, trang web đầu tiên do ông và các cộng sự thiết lập về di sản văn hóa Việt Nam đã chính thức ra đời. Giáo sư Augustin và các cộng sự sẽ tiếp tục cho ra mắt thêm 2 trang web nữa: một giới thiệu về Bảo tàng Phòng không Không quân và một giới thiệu về bảo tàng đá ở huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
    Thời điểm này, đã có thêm những tin vui đến với Giáo sư Hà Tôn Vinh. Đó là thành công từ phiên đấu giá những cổ vật trục vớt dưới đáy biển Việt Nam cách đây 300 năm (tổ chức mới đây tại Hà Lan)? Tất cả đã khích lệ niềm đam mê của ông và các cộng sự. Giáo sư Augustin Hà Tôn Vinh hồ hởi nói: ?oNgay từ thế kỷ 14 ?" 15, Việt Nam đã tham gia ?otoàn cầu hóa? rồi. Đã bán những sản phẩm đồ gốm sứ của mình cho các nước. Do đó chúng tôi mới nghĩ đến chuyện dùng Công nghệ thông tin để quảng bá thông tin cho Việt Nam đến bạn bè quốc tế; tham gia bán đấu giá cổ vật thế giới hay đưa cổ vật Việt Nam vào các bộ sưu tập quý giá trên thế giới. Dựa trên nền công nghệ thông tin đó, chúng tôi phát triển ra một số bảo tàng trong nước??
    Giáo sư Hà Tôn Vinh cũng cho biết thêm là từ nay đến năm 2010 ông và các cộng sự sẽ xây dựng mạng quốc gia về di sản văn hóa Việt Nam. Trong đó tập trung vào 4 mục tiêu chính: gìn giữ di sản, phát triển cái hay cái đẹp của đất nước; bảo tồn di sản, ngăn chặn tình trạng xuất lậu cổ vật; giúp người chơi, người sưu tập và những người yêu cổ vật di sản có thể trao đổi thông tin, đăng ký xuất xứ bản quyền di sản? Mới đây, ông cũng đã đề xuất với Cục di sản (Bộ Văn hóa Thông tin) và một số Bảo tàng một số dự án mới; trong đó có việc tổ chức các cuộc bán đấu giá quy mô quốc tế về cổ vật của Việt Nam, huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp trong việc gìn giữ, xây dựng vốn di sản văn hóa của dân tộc. Giáo sư Augustin Hà Tôn Vinh cho biết thêm: ?oThứ nhất, chúng tôi tổ chức các cuộc bán đấu giá quốc tế về cổ vật của Việt Nam. Một phần số tiền bán đấu giá từ số hiện vật sẽ được trả lại cho chủ sở hữu, phần còn lại từ số tiền bán đấu giá sẽ được đưa vào quỹ Di sản. Quỹ đó sẽ hỗ trợ, tôn tạo các di sản, mặt khác dùng để mua những cổ vât mới hỗ trợ cho các bảo tàng nghèo không có tiềm lực tài chính. Thứ ba là dùng phần tiền đó mua lại các hiện vật quý của Việt Nam trong các cuộc bán đấu giá quốc tế đưa về Việt Nam để làm ?oCon đường gốm sứ?, hay ?oCon đường Di sản Việt Nam?./.

    Hồ Điệp
    nguô?n VOVNews
    Được dianhvohinh sửa chữa / chuyển vào 17:59 ngày 27/06/2008
  4. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61

    [​IMG]
    DƯỚI TRĂNG Tranh sơn dầu VKT
    Dạo box Mỹ Thuật. Coppy bức tranh sơn dầu của Vũ Kim Thanh. Thanks tác giả.
    Về nhà sớm. Vừa nghe "Đôi bờ", vừa ngắm tranh sơn dầu của VKT, vừa đệm theo, vừa nhẩm hát, vừa...làm thơ tặng đôi thiên nga kia.
    Con người ta có thể cùng lúc làm được nhiều việc thật đó.
    Nghe bài này cả ti tỉ lần rồi mà vẫn cứ thích nghe hoài, nghe mãi.
    "...thiên nga vờn trên sóng...đôi bờ đâu cách xa..."
    Nghe cứ như một chân lý vậy! Thế mà,...
    TÌNH CA.
    Một đôi tình tự dưới trăng thanh
    Một khoảng trời riêng xanh thật xanh
    Một vành khuyên trăng tròn vành vạch
    Một vòng tay ôm, em cùng anh.
    Có thể nào chăng sự cách xa?!
    Mặt hồ phẳng lặng chẳng người qua
    Vầng răng muôn thuở chìm đáy nước
    Em về tìm nhặt bóng thiên nga.
    Tình ca. Muôn thuở khúc tình ca.
    Người xa. Muôn thuở mãi còn xa.
    Xin làm một chiếc lông ngỗng trắng
    Viết khúc tình ca thuở ngọc ngà.
    (Lehuongnhu-12/4/08)

  5. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Nhà Mạc lại lôi đc thêm dân Thi Ca sang nữa roài ...
    Hôm kia thì đi chơi chỗ Arena FPT trưng hàng về say bét nhè chết lặng ... chưa kịp hồi thì chiều tối qua sang sông tới Chúng điếm chi đô làm thịt 33 chương trình Hậu Vũ Hội Chữ ... về qua Long Biên thấy các bạn trẻ hóng gió mờ ...xôn xao nạ ...nạ....nạ.....
    Mạc : Sắp vô SG đó nha !
  6. dianhvohinh

    dianhvohinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    (Thứ Ba, 08/08/2006-10:07 AM)
    Bộ sưu tập Champa quí giá

    [​IMG]

    Hồ Anh Tuấn bên chiếc choé gốm Gò Sành (TK 14 - 15) vào loại lớn nhất và đẹp nhất
    Ngôi nhà số 90 đường Lê Lai (TP Đà Nẵng) là địa chỉ của chủ nhân bộ sưu tập cổ vật Champa có một không hai: Hồ Anh Tuấn, một luật sư trẻ mà gia đình đã có ba đời sưu tầm và nghiên cứu văn hóa Champa, bắt đầu từ ông nội anh, một người đi nhiều, biết nhiều và sưu tầm được rất nhiều đồ gốm, đồ trang sức Champa.

    Tính đến nay, gia đình Hồ Anh Tuấn sưu tầm và lưu giữ được đã lên đến hơn 2.000 cổ vật Champa mà 90% là đồ kim hoàn, còn lại là một số mẫu điển hình gốm Chăm thuộc nhiều niên đại.
    Đáng chú ý có chiếc chóe gốm Gò Sành thế kỷ 14 -15 có kích thước vào cỡ lớn nhất hiện nay của loại cổ vật này: chiều cao 63cm (hơn 10cm so với chiếc chóe đang trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Úc), hay chiếc mặt nạ dát vàng của vương triều Champa cũng thuộc diện có một không hai...
    Theo ông Pierre Baptiste, chuyên gia khảo cổ học của Bảo tàng nghệ thuật châu Á ở Paris, Hồ Anh Tuấn đang sở hữu những hiện vật kim hoàn cổ nhất và đặc biệt quí giá của nền văn hóa Champa. Còn nhà khảo cổ học John Guy thuộc Bảo tàng Victoria và Albert của thành phố South Kenington (Anh) đã không khỏi ngạc nhiên và khâm phục khi được tận mắt nhìn thấy bộ sưu tập đồ sộ ấy, nhất là khi nó lại do một gia đình sưu tầm và lưu giữ.
    Hồ Anh Tuấn đã cùng cha anh viết và xuất bản một số sách nghiên cứu và tìm hiểu về văn hóa Champa, trong đó có cuốn Bí ẩn những chiếc gương cổ được tìm thấy trong di chỉ Champa (NXB Đà Nẵng, 2001). Sắp tới đây, Hồ Anh Tuấn tiếp tục cho ra mắt bạn đọc hai tác phẩm: Từ tập quán đến những chiếc tẩu thuốc trong nền văn minh Champa và Mỹ thuật Champa - bí ẩn và khám phá.
    Anh Tuấn cho biết: ?oHiện nay đã có những bảo tàng tư nhân trưng bày hiện vật các nền văn hóa, văn minh nhưng riêng lĩnh vực đồ gốm và kim hoàn Champa thì gần như chưa có ai làm được cả. Ở Bình Định, bộ sưu tập của anh Nguyễn Vĩnh Hảo cũng chỉ có gốm Gò Sành chứ không có đồ kim hoàn Champa?.
    Sắp tới Hồ Anh Tuấn sẽ mời các chuyên gia khảo cổ phân loại các cổ vật và sẽ tiến hành đăng ký thành lập bảo tàng tư nhân để sớm thực hiện mơ ước của ông nội và cha anh. Còn hằng ngày anh vẫn dành thời gian đi khắp nơi, tiếp tục tìm kiếm và bổ sung hiện vật vào bộ sưu tập gia đình.
    TP - Tuổi trẻ

    theo http://sankhauvietnam.com.vn
    Được dianhvohinh sửa chữa / chuyển vào 17:52 ngày 27/06/2008
  7. dianhvohinh

    dianhvohinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật, 16/03/2008, 14:33
    Hành trình về cội nguồn
    (ANTĐ) - Giới ?osành? đồ cổ đất Hà thành chắc chẳng ai lạ Mạnh. Vậy mà ngược lại, Mạnh lại khá kín tiếng và ?ongại? nói về mình. âm thầm trên con đường mình lựa chọn, lặng lẽ với những món đồ lạ, quý hiếm theo một cung bậc thời gian anh đeo đuổi? Một cuộc hành trình chưa có đích vẫn đang được anh viết tiếp có trình tự, rất khoa học với một niềm tin sẽ cán đích.
    Chúng tôi tìm đến nhà ?ongười hoài cổ? - Nguyễn Đức Mạnh vào một buổi sớm cuối đông Hà Nội. Anh rất bận? Căn nhà nằm tại phường Yên Phụ bộn bề, anh tiếp tôi tại một gian phòng bày đầy những món đồ lạ với kẻ ngoại đạo như chúng tôi. Có cái đã bị những vết rạn nứt vằn vện ngang dọc, có món đồ cũ kỹ từ thuở nào - nhưng tất cả với anh là nguyên vẹn một tình yêu, bởi với anh nó đẹp, anh thấy đẹp theo cách của riêng mình.
    [​IMG]
    Bởi thế nên chẳng có gì lấy làm lạ khi mỗi món đồ trong bộ sưu tập đều được chính tay anh lựa chọn. Anh nhớ lại: ?oThuở đó, khi ngắm những cổ vật trong bộ sưu tập của các bậc tiền bối trong giới ?osành? đồ cổ, câu hỏi tại sao nó cứ luẩn quẩn trong đầu. Tại sao đời Lê Trung Hưng, vua chúa lại thích chơi các đồ ký kiểu được đặt làm tại Cảnh Đức Trấn, Giang Tây, Trung Quốc? Tại sao trong các mô típ trang trí đời Lý lại có nhiều họa tiết hoa sen, tại sao chỗ này lại khảm, chỗ kia lại khắc, tại sao món đồ này lại có họa tiết rồng phun nước, phượng bay, sóng gợn? Những câu hỏi cứ thế mở rộng và nối tiếp cho suy nghĩ của anh. Và đi tìm lời giải mã cho những câu hỏi được đặt ra tự nhiên trở thành một niềm đam mê đến với anh một cách tự nhiên không biết tự bao giờ. Và Mạnh đã đi tìm lời giải cho bài toán đó một cách hết sức trách nhiệm.
    Trong một không gian ngập đầy âm thanh của tiếng nhạc không lời, bên cốc chè xanh, Nguyễn Đức Mạnh đã nói với chúng tôi về thú sưu tập đồ cồ mà như thể bộc bạch với chính cõi lòng mình. Anh bảo chơi đồ cổ cần một chữ ?oduyên? và ?okén? người lắm. Mà đúng ra là món đồ nó ?okén? mình. Nếu không có ?oduyên? thì dù người chơi có kiếm tìm, săn đuổi cũng chẳng được. Còn ?oduyên? đã định thì trước sau gì cũng thuộc về mình. ?oChịu khó? đóng học phí? - Mạnh kết luận như vậy khi nói đến chặng đường chơi đồ cổ của mình. Chưa bao giờ làm một phép tính cụ thể nhưng ước chừng ?ogia tài? của anh cũng có đến hơn một vạn món đồ từ cổ chí kim. Nào là đồ đồng Đông Sơn, nào là đồ đá, đồ gốm sứ và cả đồ gỗ, rồi những bình, lọ, chum, vại? được bày la liệt có tính khoa học khắp không gian của ngôi nhà.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Suốt ngày tẩn mẩn với đình chùa miếu mạo, rồi thú chơi đưa anh đến nhiều miền đất, gặp gỡ với nhiều bậc cao niên? Mỗi ngày Mạnh thêm hiểu cái giá trị cốt lõi, cái thâm thúy của người xưa qua từng món đồ. Những nấc thang đầu tiên đưa anh đến với con thuyền tìm đường về với văn hóa truyền thống mở ra từ đấy? Vươn xa khỏi một niềm đam mê, một khát khao rộng lớn hơn, bay bổng hơn được chàng trai đất Hà thành hướng đến trên con đường còn dang dở là tìm về, khôi phục và tạo ra những không gian truyền thống. Nguyễn Đức Mạnh và công ty của mình - Công ty Kiến trúc phong cảnh Tuấn Mạnh đã để lại nhiều dấu ấn. Quần thể văn hóa dân tộc Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên khắc đậm đường nét từ bàn tay của người thợ tài hoa này. Hay có những di tích bị tàn phá toàn bộ bởi thời gian, dẫu chỉ toàn đồ phục chế nhưng Mạnh và các đồng nghiệp đã trả lại nguyên vẹn ?ohồn? mà thời đại di tích đó ra đời. Rồi nhân dịp Hội nghị APEC, tại Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Quốc gia cũng được Mạnh thiết kế, sắp đặt không gian cuộc triển lãm về văn hóa truyền thống?
    Chục năm bươn bả học đủ thứ nghề, rồi đến với cổ vật như một lẽ hiển nhiên cuộc đời anh phải thế! Rồi lại đằng đẵng chục năm gắn bó với những di tích cổ khắp mọi miền đất nước, cho tới nay, Mạnh vẫn son sắt một tình yêu với những món đồ ấy. Niềm đam mê trước vẻ đẹp vừa bí ẩn vừa mộc mạc đã được sương gió thời gian tôi luyện của những cổ vật thôi thúc anh khám phá, sưu tầm và vươn ước mơ về một tương lai có đích: Khôi phục, gìn giữ và tạo ra những không gian truyền thống. Gặp anh, đối thoại cùng anh và từ đó hiểu anh, chúng tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi tấm lòng muốn giữ hồn Việt cho không gian Việt của nhà sưu tập. Để rồi, tôi mong sẽ được gặp những tấm lòng như thế nhiều lần nữa trong đời?
    Quân Trần
    theo http://www.anninhthudo.vn
    Được dianhvohinh sửa chữa / chuyển vào 17:49 ngày 27/06/2008
  8. dianhvohinh

    dianhvohinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Thế giới phụ nữ - Số báo: 22/08 - Ngày phát hành: 16/6/2008
    Bất ngờ trước những ?okiệt tác mỹ thuật? Phật giáo
    [​IMG]
    Nhà sưu tập Dương Phú Hiến
    Cuộc triển lãm mang tên "Nghệ thuật điêu khắc Phật gia Châu Á" vừa được tổ chức tại Hà Hội đã mang đến cho người xem cơ hội được thưởng ngọan những bức tượng Phật tuyệt đẹp và vô cùng quý hiếm. Chính vì thế, mặc dù chỉ diễn ra trong vòng hơn nửa tháng nhưng đã có hàng vạn lượt người đến xem triển lãm
    [​IMG]
    Một số bức tượng trong triển lãm
    Đây là lần đầu tiên 110 kiệt tác điêu khắc nghệ thuật Phật giáo nằm trong bộ sưu tập của ông Dương Phú Hiến được chính thức giới thiệu và đã thực sự tạo ấn tượng dối với công chúng. Những bức tượng Phật có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX được chế tác từ các nguyên liệu như đồng, vàng, kim loại tổng hợp, gốm, ngọc, gỗ... vô cùng tinh xảo, cầu kỳ và đẹp mắt.
    Người ta có thể gặp ở đây nhiều pho tượng quý mà tưởng chừng như chỉ có trong các câu chuyện truyền miệng. Đó là tượng Thần Vishnu đang nhảy múa bằng chất liệu đồng, tạo tác duyên dáng, mềm mại với trình độ điêu khắc và đúc đồng đạt tới mức hoàn hảo.
    [​IMG]
    Tượng thần Vishnu bằng đồng
    Pho tượng Phật tổ A Di Đà được chế tác từ thời nhà Minh (Trung Quốc) có dáng cân đối, tao nhã, đường xiêm áo mềm mại, thanh thoát, trang trí bằng hoa văn cúc dây. Còn bức tượng Bồ Tát quá hải làm từ loại gỗ quý gù hương có mùi thơm đặc trưng, phần trên tượng còn chạm nổi dòng chữ chép lại đoạn đầu bản kinh Bát Nhã...
    Nhận xét về cuộc triển lãm "có một không hai" này, Hoà thượng Thích Thanh Tứ -Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: Những hiện vật trưng bày trong triển lãm không chỉ giúp chúng ta chiêm nghiệm giáo lý cơ bản về đạo lý làm người của Phật giáo: "Từ bi hỷ xả" để cố gắng hạn chế và xóa đi "tham, sân, si", mà còn cho thấy các nét văn hoá đặc trưng thể hiện qua nghệ thuật điêu khắc của Phật giáo các nước châu Á.
    Còn theo nhà sưu tập Dương Phú Hiến, những tác phẩm được trưng bày trong triển lãm chủ yếu có nguồn gốc ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... Từ những năm 60 của thế kỷ trước. Khi còn đang là sinh viên khoa Lịch sử trường ĐH Tổng hợp, Dương Phú Hiến đã bắt tay vào sưu tầm cổ vật - cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình.
    Sau 42 năm, ông đã có trong tay bộ sưu tập đồ cổ "khổng lồ" và vô cùng giá trị. Nhiều người tìm đến ông, trả giá hàng triệu USD những mong sẽ sở hữu các cổ vật trong bộ sưu tập ấy, nhưng Dương Phú Hiến kiên quyết không bán. Ông quan niệm, điều cần thiết không phải giá trị vật chất mà là sự thanh thản trong tâm hồn.
    [​IMG]
    Vì lẽ đó, chủ nhân của bộ sưu tập cảm thấy rất toại nguyện khi triển lãm "Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo châu Á" đã đem lại những cảm nhận tốt đẹp cho người xem là tăng ni, phật tử và những người yêu nghệ thuật nói chung.
    [​IMG]
    Và ý nghĩa sâu xa hơn, là các tác phẩm trong triển lãm đã thể hiện sự trường tồn và sức sống mãnh liệt của Phật giáo - một trong những tôn giáo lớn của nhân loại, có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh thế giới
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Triều Đông - Ảnh VNN
    nguồn ?oPNVN?
    ***
    Báu vật của báu vật
    --------------------------------------------------------------------------------

    ?oTướng về hưu? Dương Phú Hiến

    TTCT - Không ồn ào, ít xuất hiện nơi đám đông và ống kính máy ảnh, nhà sưu tập Dương Phú Hiến chỉ được không nhiều những người trong giới chơi cổ vật biết tiếng.
    Nhưng những ai đã một lần được nhìn tận mắt dù chỉ một phần bộ sưu tập của ông thì đều... choáng. Cho nên dù được ?orỉ tai? trước về qui mô và giá trị của bộ sưu tập cổ vật khổng lồ của ông ?otướng về hưu? này, chúng tôi vẫn không khỏi sững sờ.
    Lần đầu tiên bước vào ngôi nhà mà cổ vật chất đầy từ tầng hầm đến tận... nóc này, chúng tôi vẫn chưa thể tin là ở VN lại có và còn lưu giữ được một kho tàng quí giá đến thế. Chủ nhà thì lại rất mực khiêm nhường nhưng kiên quyết: chỉ cho xem chứ chưa cho viết. Lý do: không thích khoe mình, và cũng chưa phải lúc giới thiệu. Cho đến những lần quay lại sau này, khi đã có sự tin tưởng nhất định, và khi phóng viên ảnh Việt Dũng vô tình chứng tỏ mình không chỉ chụp ảnh đẹp mà còn khá am hiểu và rất biết rung động trước vẻ đẹp câm nín của những cổ vật ngàn năm, ông Hiến mới đồng ý một cách chừng mực: ?oĐể chú giới thiệu cho các cháu về một trong những bộ sưu tập tâm huyết nhất của chú: bộ đồ lục cốt phấn nhẹ lửa. Nó không chỉ là những cổ vật có giá trị hàng triệu USD, mà thật sự là báu vật của báu vật?o.
    Kho báu
    Đồ lục (đồ gốm cốt ceramic có màu men xanh cánh cam) là dòng gốm xuất hiện từ thời Đường, chỉ tồn tại vài trăm năm (thế kỷ 9-12) và hiện đã bị thất truyền bí quyết làm men cũng như làm cốt. Cũng vì đã thất truyền nên đồ lục trên thế giới hiện còn rất ít và rất đắt trên thị trường cổ vật. Ông Hiến có duyên với đồ lục cũng là sự tình cờ: năm 1972, lúc ấy còn là một sĩ quan trẻ, trên đường công tác vào Nam qua thị xã Vinh khi ấy đang được các chuyên gia CHDC Đức giúp xây dựng một khu nhà cao tầng. Trên khu công trường đang đào móng, người ta khai quật được nhiều đồ sứ đã vỡ. Ông Hiến xin được một cái bát chỉ còn một nửa. Màu men xanh huyền ảo và cái cốt nhẹ bỗng, bụi đọng lại trên tay như phấn đã làm ông mê mẩn. Từ đó ông ?okết? đồ lục.
    Bạn bè biết ông mê nên thấy ở đâu có đồ lục cũng báo cho ông. Ông Hiến mua được món đồ lục nguyên vẹn đầu tiên vào năm 1987, trong một chuyến đi Kim Bôi (Hòa Bình). Đó là chiếc bát to có hoa văn hình cánh hoa súng, đồ thời Lý, mới chỉ là đồ nặng lửa (dễ chế tác hơn và có niên đại muộn hơn đồ nhẹ lửa), ông mua với giá 2.000 USD. Chiếc bát ấy bây giờ đã có người trả 250.000 USD khi ông cho mượn mang dự triển lãm tại Bảo tàng Louvre (Pháp). Nhưng nó vẫn chỉ là phần rất nhỏ trong bộ sưu tập đồ lục của ông Hiến: 350 món đồ, và tất cả, từ món nhỏ nhất, đều đã được trả giá, nhưng tất nhiên chủ nhân của nó đều... lắc đầu.
    Trong bộ đồ lục, món quí giá nhất mà ông Hiến tự hào là một chiếc tước uống rượu men lục lòng vàng, đồ thời Đường, thế kỷ 9. Chiếc tước đẹp đến độ ông bảo: ?oKhông thể tả được, chỉ nhìn và sờ mới thấm thía cái đẹp của nó?. Chiếc chén uống rượu cổ bé nhỏ có chiều cao chỉ 5cm, đường kính miệng 8cm, đường kính trôn 2,5cm, ngoài men cánh cam xanh biếc trong lòng phủ men vàng có ẩn họa hình hoa cúc; ông Hiến may mắn mua được trong một trường hợp mà ông nói chỉ có thể là do cơ duyên, chứ tiền không thì không thể mua nổi. Nhà đấu giá nổi tiếng thế giới Sotheby ở Hong Kong chưa từng đấu giá món nào tương tự như vậy. Mới đầu năm nay, một nhà sưu tập Đài Loan biết tiếng ông Hiến đã tìm đến và xin mua với giá... 28 triệu USD, nhưng ông cũng chỉ cười: ?oNgười ta trả thế thì mình biết giá nó là thế, chứ ai đem bán bảo vật quốc gia?.
    Món đồ lục thứ hai nổi tiếng của ông Hiến là bình rượu hình con vịt. Cũng đồ nhẹ lửa. Cũng các thương gia Đài Loan lùng sục tìm ông bằng được để trả giá 2 triệu USD. Thì cũng cứ biết thế.
    Một món ít tiền hơn nhưng được ông Hiến rất thích thú là cái bình đựng nước để cúng. 28 tết năm ngoái, ông mua được với giá 100.000 USD (?oĐúng là duyên thật - ông nói - Mình đang mơ cũng chẳng thấy?), các nhà sưu tập nước ngoài đã định giá chiếc bình y hệt như thế trên tạp chí nghiên cứu cổ vật ASIA Art khoảng trên dưới... 1 triệu USD. ?oBiết thế để mình tự hào vì cổ vật của VN mình cũng có giá trị, và vẫn đang được ở VN thôi?- ông Hiến bảo.
    Để cổ vật trở thành giá trị xã hội
    Tạm thời ông Hiến chỉ cho phép chụp ảnh bộ đồ lục, và cũng chỉ cho phép nói kỹ về bộ đồ lục. Nhưng trong ngôi nhà mà cổ vật chất kín cả bốn tầng, chủ nhân cũng chỉ còn một không gian rất khiêm tốn để... thở, trong kho tàng hơn 100 pho tượng Phật từ Tây Tạng bằng vàng nguyên khối đến Phật Quan Âm bằng gỗ vù hương, trong không gian của những chiếc trống đồng lên ten xanh rì, những chiếc bình vôi (400 chiếc) từ ngàn năm trước đã đắp nổi hình trai gái giao hoan, trong ánh vàng son quá vãng hắt lại từ những bộ hoàng bào của các hoàng đế nhà Thanh... tất cả đều đang thầm lặng nhưng mãnh liệt một ý chí: được ra với ánh sáng của thời hiện tại. Vì tất cả chúng đều xứng đáng với sự ngưỡng mộ của người đương thời.
    Chủ nhân của kho báu dường như cũng đang có chút... ngập ngừng, ngập ngừng giữa việc ?okhoe? những thành quả sưu tập không chỉ một đời người mà ba đời ông, cha, con tích tụ được, với việc giấu kín nó đi, ?ophong? nó lại, như một thời đã được giáo dục để khiêm cung, để không chạy theo sự xa hoa của thời phong kiến, để khỏi bị trở thành tâm điểm của sự chú ý và phiền nhiễu.
    * Thưa ông, vì sao đã được sự ?obảo hộ? của Luật di sản rồi mà việc thành lập bảo tàng tư nhân ở VN lại vẫn quá ư... rụt rè. Những bảo tàng đã lập thì không có mấy đồ thật sự giá trị, những người sưu tập ?ocao thủ? nhất lại không mấy ai mặn mà với bảo tàng?
    - Các nhà sưu tập cổ vật lớn hiện nay vẫn bị vướng mắc băn khoăn về việc công khai bộ sưu tập của mình vì có nhiều lý do, nhưng quan trọng nhất là họ lo lắng vì bao giờ và ở đâu những người đi đầu cũng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Họ ngại nhất việc bị truy nguyên xuất xứ. Mà thật ra rất khó có thể làm được điều này, làm sao có thể giải thích được khi có người đổi cả một ngôi nhà mặt phố chỉ để lấy một... đôi lọ. Thứ hai là vì điều kiện nhà ở VN rất khó khăn, tất cả đều... chung sống với cổ vật. Cho dù là người được tiếng ?ogiàu? thì nhà ở cũng vẫn đồng thời là nơi cất giữ, bảo quản, nói gì đến việc tìm ra mặt bằng để trưng bày. Nếu ?ogiải tỏa? được hai bức xúc quan trọng nhất này thì VN sẽ có nhiều bảo tàng tư nhân.
    * Thưa ông, tâm lý người VN mình vẫn có mối nghi ngại: Từ đâu, bao nhiêu tiền, làm sao mua được? Liệu có phải vì vậy mà bản thân ông cũng chưa muốn công bố hết những gì mình dày công sưu tập?
    - Thú chơi cổ ngoạn đã có từ ngàn năm trước, không chỉ ở Trung Hoa mà VN cũng vậy. Người ta chơi cổ vật không chỉ là bỏ tiền ra mua một món đồ quí hiếm mà còn để dưỡng thần (các cụ đã dạy: chơi cây dưỡng tâm, chơi cá chim dưỡng trí, chơi cổ vật dưỡng thần, thờ Phật dưỡng tâm linh). Những biến động xã hội trong một thời gian dài đã làm thú chơi cổ vật ở VN có phần mai một.
    Người chơi cổ vật hiện nay, theo tôi, có ba loại: Loại thứ nhất là thật sự say mê, được gia truyền từ đời nọ qua đời kia, chơi mang tính hệ thống, bài bản, khoa học (tôi tự xếp mình vào đó). Loại thứ hai là những trí thức uyên thâm, không có nhiều điều kiện để sưu tầm, nhưng rất am hiểu và rất có tâm (các nhà khảo cổ, các giáo sư sử học hiện nay của ta phần lớn là kiểu chơi này). Loại thứ ba đông nhất: vừa giao lưu vừa buôn bán. Không nên đánh giá thấp họ, vì họ cũng góp phần xã hội hóa việc chơi cổ vật, họ có chân rết thu gom ở khắp nơi. Nhưng cũng nhiều khi sự mưu sinh khiến cho đồ của họ thật giả lẫn lộn, làm mất đi cái ?othiêng?, cái ?otín? của cổ vật VN với thế giới.
    Tôi nghĩ công chúng có thể không biết, nhưng trong giới thì ai cũng biết là đồ của ai thì thuộc vào đẳng cấp nào, và mỗi cổ vật đều có câu chuyện của nó. Tôi chơi cổ vật đã ba đời - ông nội tôi làm thuốc, cha tôi là dạy học, dù rất nghèo hay đã có tiền thì chúng tôi vẫn say mê y như thế. Tôi từng đổi những cổ vật mà bây giờ giá hàng triệu USD chỉ với... 1 tạ sắn (thời ấy đói, cái ăn được đặt lên hàng đầu).
    Có khi thậm chí tôi đổi... một chục bát sứ Hải Dương lấy... một chục bát cổ. Đồ vật chỉ có giá trị với người biết giá trị của nó, biết hi sinh vì nó. Tôi đổi khi bản thân tôi cũng vẫn đang đói cơ mà. Không phải vì bây giờ tôi giàu rồi nên tôi chơi đồ cổ ?oxịn?, nghèo cũng vẫn chơi được: chơi mảnh, chơi đồ vỡ. Mảnh cũng vẫn là cổ vật, vì nó có niên đại, có hoa văn, có chất liệu. Nó vẫn mang thông điệp của thời gian. Quan trọng là ở tình yêu, ở lòng say mê, và ở duyên.
    * Vậy bao giờ ông mới có ý định mở cửa kho cổ vật vô giá của mình cho thiên hạ thưởng lãm?
    - Chúng tôi - tôi và các bạn ở Hội Cổ vật Thăng Long - đang chuẩn bị cho cuộc trưng bày lớn kỷ niệm 1.000 năm kinh đô của VN. Chúng tôi muốn đưa dần các cổ vật ra với công chúng, muốn xã hội quen dần với sự hiện hữu của chúng. Sau một thời gian nữa, có thể là vào dịp kỷ niệm 1.000 năm, tôi hi vọng sẽ lập được một bảo tàng đúng nghĩa, không chỉ cho mình
    [​IMG]
    Tước uống rượu men lục lòng vàng có hoa văn hình hoa cúc dây - thế kỷ 9 - được trả giá 28 triệu USD
    [​IMG]
    Bộ đồ rượu
    [​IMG]
    Lư hương ngoài trời hình tứ dân tứ thú (ngư tiều canh mục) thời Lý - độc bản - không có giá
    [​IMG]
    Bình đựng nước cúng - thế kỷ 9-12 - giá khoảng 1 triệu USD
    [​IMG]
    Bình rượu hình con vịt - thế kỷ 9-12 - giá khoảng 2 triệu USD
    [​IMG]
    Bộ bát men lục - giá khoảng 250.000 USD/chiếc
    THU HÀ
    Theo http://www.khongtu.com
    Được dianhvohinh sửa chữa / chuyển vào 00:08 ngày 28/06/2008
  9. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61
    Anh Loa khỏe ạ? Lâu không gặp anh.
    Là HNhu tự tìm sang mà. Ở đâu đẹp, HNhu sẽ tìm đến.
    Box này, không ai biết HNhu, nhưng HNhu thì quen từng người một. Chỉ sợ không am hiểu gì về MThuật, chàng ràng bị...rượt ra. Thế nên vào đây, ít đăng nhập lắm. Nhưng giờ thì khác rồi, cứ đường hoàng đăng nhập mà vào. Bị rượt thì đi ra. Mà là HNhu sợ thế thôi chứ ai lại thế!
    HNhu tập được chữ Mẹ rồi ạ! Chúc mừng HNhu không anh Loa?
    Giờ đi xem tranh của các anh đây.
  10. joshgroban

    joshgroban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0
    uầy , Hương cái nhờ u Nhu ,tiện thể gặp đây bàn luôn chuyện này cái,nghe nói Nhu quen biết từng người trong này hử ? Josh đây và 1 số nhân khác là cá chép,sắp tới sẽ vượt vũ môn để hoá rồng.Nay Nhu và Josh nếu lôi kéo thêm được thì càng tốt hợp tác làm mấy củ bình bầu mấy bài trong SGK cho anh em tiện bề ngâm cứu,Josh làm ma box này cũng đã lâu làm vậy Josh nghĩ là sẽ tiện cho đôi bên,được không ?,nếu được mình chuyển địa điểm công tác sang blog của nhau làm việc,bài nào ok thì đem lên box thi ca quăng cho bà con ok ?,thế nhé.Đợi tin của Nhu

Chia sẻ trang này