1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

.

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi nhietmacsinh83, 02/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dianhvohinh

    dianhvohinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Võ Minh Mẩn với bộ sưu tập cổ vật gốm sứ men Lâm Quế
    14:27, 26/11/2007 )
    Anh Võ Minh Mẩn, 47 tuổi, ở phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ. Trong giới chơi cổ vật ở Tây Đô, anh thuộc nhóm đàn em nhưng kho đồ cổ của anh không nhỏ tí nào. Trên 200 món chủ yếu là tô, chén, dĩa của dòng gốm men Lâm Quế, gốm Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIX. Từ đời Chúa Trịnh, cho đến thời Nguyễn, cách đây từ 150 - 200 năm?
    [​IMG]
    Anh Mẩn với bình gốm Cây Mai năm 1946 và bộ tiền xưa loại bằng đồng và giấy bạc của trên 100 quốc gia trên thế giới.
    [​IMG]
    Loại tiền xưa của nhiều quốc gia trên thế giới.
    [​IMG]
    Anh Mẩn cho biết: Tôi chơi cổ vật cách đây 13 năm. Ba tôi là Võ Văn Sửu để lại một số cổ vật, tạo đà cho tôi tiếp tục sưu tầm. Tuy nhiên sau giải phóng, gia đình khó khăn, tôi đã bán đi một số. Cho đến năm 1995, khi kinh tế gia đình khá lên, tôi mới bắt đầu tìm mua lại cổ vật. Thương nhất là chiếc cốc lớn bằng gốm sứ được ba tôi đặt làm ở lò gốm Lái Thiêu (Sài Gòn) năm 1972, một cái lớn của ba tôi và 4 cái nhỏ cho 4 người con làm của gia bảo. Nay đã thất lạc 2 cái, giờ tôi còn giữ được 2 cái. Mỗi lần ngắm nhìn 2 cái cốc có khắc tên ba tôi và của tôi, lòng tôi lại nhớ đến ba tôi và càng muốn thực hiện tâm huyết của ông về niềm đam mê cổ vật. Tôi thường cùng với anh em trong nhóm như anh Trần Quốc Đoàn, biệt danh ?oÔng Bình Vôi? chở nhau đi mua cổ vật ở các tỉnh miền Tây như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp và An Giang. Vào thời điểm năm 1995-1998, có ngày đi, chúng tôi mang về cả giỏ đồ cổ, mà giá mua rất rẻ, do lúc ấy ít ai biết giá trị đích thực của cổ vật. Nhờ chịu khó lặn lội tìm mua nên bây giờ tôi mới có được trên 200 món đồ cổ gốm sứ, chủ yếu là dòng men Lâm Quế. Trong đó có những món rất hiếm như: ống sòn lục giác có ghi ?oẤt Dậu niên chế? năm 1825, đời vua Minh Mạng, tô 18 chữ thọ cách điệu đi cùng dĩa ?oKinh Sơn phiếm ngọc? là loại dĩa mà theo sách của nhà sưu tập Dương Hồng Sển thì đây là loại cổ vật hiếm mà nếu được sống thêm một đời nữa, thì ông sẽ tìm mua cho bằng được loại gốm cổ có 4 chữ ?oKinh Sơn phiếm ngọc? này được sản xuất vào đời vua Gia Long năm 1804. Nhiều chén tô được vẽ tiết họa tả cảnh sơn hà hữu tình thanh tịnh của các triều vua với cách vẽ tam lam cổ kính với ba sắc xanh cô ban đậm nhạt trên nền men trắng giàu giá trị lịch sử, từ hình tượng ẩn long ngụ ý sâu xa về mưu đồ tiếm ngôi nhà Lê của chúa Trịnh, đề tài mai hạc lưu niệm cuộc đi sứ của Nguyễn Du năm Quý Dậu 1813? Mỗi món cổ vật mang trên mình một chuyện tích gắn với sự kiện lịch sử khiến cho thú chơi tao nhã trở nên thú vị. Độc đáo hơn là bộ chén vẽ Hà Tiên thập cảnh và bộ dĩa vẽ tích Gia Long tẩu quốc có liên quan đến lịch sử thế kỷ XIX. Ngoài ra, anh Mẩn còn sở hữu nhiều loại bình thuộâc dòng gốm Cây Mai (Sài Gòn) năm 1946, đồ trang sức, bông tai, nút áo bằng vàng và dòng thủy tinh thuộc cổ vật Óc Eo thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ X, nhiều loại tượng gốm Trung Quốc thời vua Khang Hy. Nhiều tiền cổ thời vua Gia Long, Minh Mạng cho đến tiền xưa bằng giấy của trên 100 nước trên thế giới, đặc sắc là mộc xưa trên 70 cái khác nhau được làm bằng đồng, đá và ngà voi từ thời vua Thành Thái đến năm 1975, bộ hũ ngãi bằng gốm sứ Thái Lan trên 1.500 năm.
    [​IMG]
    Bộ hũ ngãi gốm sứ Thái Lan.
    [​IMG]
    Tiền cổ dưới con tàu đắm (Vũng Tàu) đời vua Gia Long, Minh Mạng cách đây trên 200 năm.
    [​IMG]
    Bộ đĩa, tô, tách có họa tiết tùng liễu đời Vua Lê ?" Chúa Trịnh.
    [​IMG]
    Cốc nước có khắc chữ cha con (gốm Cây Mai - 1946)

    Năm 2005, bộ gốm men Lâm Quế của anh Mẩn khi triển lãm ở bảo tàng Tp.Cần Thơ đã được giới chơi cổ vật Tp.Hồ Chí Minh đánh giá cao về giá trị lịch sử. Anh Mẩn cho biết: Hiện nay tôi đang hướng hai đứa con (một trai một gái) có cùng đam mê với tôi để còn có người lưu giữ cổ vật cho mai sau. Nghề chơi lắm công phu này không những tốn công mà còn tốn tiền nữa. Nhưng chơi cổ vật cũng là một thú chơi nghệ thuật, vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị lịch sử mà không cần phải cho nó ăn, vệ sinh nó mỗi ngày.
    TRƯƠNG CÔNG KHẢ
    theo http://www.baoanhdatmui.vn
    Được dianhvohinh sửa chữa / chuyển vào 17:10 ngày 27/06/2008
  2. dianhvohinh

    dianhvohinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật, Thứ sáu, 28/09/2007, 14:00 GMT+7

    Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên- kho tàng cổ vật ở Hội An

    [​IMG]

    Tiền cổ được trục vớt từ đáy biển Cù Lao Tràm


    Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên- nơi được nhiều du khách, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước coi như một bảo tàng cổ vật vô giá- luôn mở rộng cửa cho du khách đến xem. Hiện vật cổ bày la liệt mà không có vẻ được bảo vệ, nhưng cũng chưa bao giờ xảy ra chuyện mất mát
    Theo gia phả hiện đang lưu giữ tại nhà Diệp Đồng Nguyên, ông Diệp Ngộ Xuân là người họ Diệp đầu tiên từ Gia Ứng- Quảng Đông (Trung Hoa) sang Hội An vào thời Thanh Hàm Phong (1856). Với nghề thuốc bắc cha truyền con nối, ông tổ đã lập nên cơ ngơi đầu tiên cho dòng họ ở đường Trần Phú (Hội An- Quảng Nam) với tiệm thuốc bắc mang tên Diệp Đồng Xuân. Về sau, con cái của ông đã gìn giữ cơ nghiệp và phát triển thêm một tiệm nữa tại số nhà 80 Nguyễn Thái Học. Từ tiệm thuốc bắc chuyên buôn bán các loại cao đơn hoàn tán mang tên Nhị Thiên Đường, tiệm dần mở rộng thành đại lý cho hãng dầu lửa Shell, buôn bán lụa là gấm vóc, sách vở cho học sinh, sách quốc ngữ cho bà con Hội An... Đến nay họ Diệp sống ở đây 5 thế hệ. Ngoài buôn bán, người họ Diệp còn có thú sưu tầm đồ cổ và lưu lại cho con cháu đời sau.

    Một bảo tàng đặc biệt
    Tôi gặp chị Trần khi đến thăm nhà cổ Diệp Đồng Nguyên. Chị sinh ra ở Pháp, cha mẹ là người Việt. Tôi gọi chị là chị Trần vì không thể phát âm từ tiếng Pháp rất khó là tên của chị. Con gái chị có tên Việt là Mai Loan. Năm nay là năm thứ hai liên tiếp gia đình chị Trần đi du lịch ở Hội An, và một nơi chị không thể không ghé thăm lại là nhà cổ Diệp Đồng Nguyên- số 80 Nguyễn Thái Học.
    Ông Diệp Gia Tùng (tên thường gọi là Sùng), chắt ngoại đời thứ 5 của cụ Diệp Ngộ Xuân, đón khách với vẻ đủng đỉnh không ra vồn vã cũng không thờ ơ. Đi lại, xem xét một hồi mới biết, thái độ của chủ nhân thật là thoải mái, sẵn sàng cho du khách xem cặn kẽ, sờ mó vào hiện vật, ngắm nghía những đồ cổ vô giá ở mọi góc cạnh mà không hề e ngại. Điều thật lạ, dường như ông còn nhớ được khách, bởi lúc chị Trần vừa ghé vào, khi chúng tôi chưa kịp bắt chuyện mà ông Sùng đã bảo: Chị này đã tới đây rồi.
    [​IMG]
    Chị Trần đang hỏi ông Sùng (Tùng) về thư tịch cổ

    Ngôi nhà này được xây dựng vào cuối thế kỷ 19. Tầng trệt có những tủ kính áp dọc theo tưởng nhà, trong đó chủ yếu bày những chén bát, đồ sứ. Đồ gốm sứ rất đa dạng về chủng loại và niên đại, do những người đời trước của họ Diệp sưu tầm từ Việt Nam và Trung Quốc.
    Mấy bức ảnh người Hội An xưa trong các trang phục cổ, bày trang trọng ở chính diện. Nơi đây lưu giữ cả kho ảnh tư liệu về Hội An được chụp chủ yếu từ những năm 1920 đến 1950-1960.
    Phía trong là nơi trưng bày bộ sưu tập tiền cổ. Có tương đối đầy đủ các loại tiền Việt Nam- Trung Quốc qua nhiều triều đại phong kiến, và một số tiền Nhật Bản. Đông tiền Việt Nam cổ nhất là Thái Bình Hưng Bảo (thời nhà Đinh). Đặc biệt, trong bộ sưu tập có đồng Hàm Nghi Thông Bảo mà giới sưu tập cổ vật cho là quý hiếm. Bộ sưu tập này đã được sắp xếp và phân loại thành 2 bảng ?oLịch đại cổ tiền? Việt Nam và Trung Quốc theo biên niên lịch sử để người xem dễ hiểu, dễ thấy.
    [​IMG]
    Ông Sùng bên bộ sưu tập tiền cổ đã được phân loại
    [​IMG]
    Đồng tiền thưởng dưới Triều Nguyễn

    Bước qua cầu thang gỗ nhỏ lên tầng 2. Có lẽ những gì quý giá hơn cả được cất giữ ở đây. Những chiếc ché mang đi sứ của thời Khang Hy, bình tì bà và bát gốm Chu Đậu thế kỷ XII được vớt tại Cù lao Chàm, bình hoa da cóc thời nhà Thanh thế kỷ XVIII, đồ men cổ Trung Hoa đời Minh... Cổ nhất có lẽ là chiếc bình bằng đất nung gốm Sa Huỳnh niên đại thế kỷ I trước công nguyên.
    Ở tầng 2 của ngôi nhà có cả bộ tủ áo cổ, bàn làm việc của Bảo Đại khi nhà vua về phủ Điện Bàn (15/12/1933), chiếc bàn phấn trang điểm của Nam Phương Hoàng Hậu, ảnh vua Bảo Đại cùng Hoàng hậu chụp với các quan khách địa phương, trong đó có thân sinh của chủ nhân ngôi nhà hiện nay.
    Bộ sưu tập ấn chương nằm khiêm tốn trong chiếc tủ kính ở gian trong gác 2, được thu thập hơn 100 năm qua với các loại ấn của quan lại địa phương như tri huyện, chánh tổng, lý trưởng, ấn bạc của quan tri phủ?; cùng nhiều ấn triện của các nhà buôn tại Hội An, những hiện vật chứng minh sự phồn vinh về thương mại của thương cảng Hội An xưa.
    [​IMG]
    Bức trướng ở Phủ Điện Bàn xưa
    Vòng đeo tay bằng đá mã não, trâm cài góc, gương soi? của những mỹ nữ thời xưa được trưng bày trong một tủ kính nhỏ giữa gian phòng. Trên tường treo nhiều tranh thư pháp, tranh thủy mặc của nghệ thuật hội họa Trung Hoa. Ông Sùng cho biết, những bức tranh quý như ?oPhước tinh cao chiếu?, ?oBách điểu triều phượng?? được vẽ từ thời Minh Thanh; ?oThập nhị kim thoa?, ?oTam đa?, ?oBồ đào?? vẽ trong thời Dân quốc. Các đời họ Diệp sưu tầm, lưu giữ được nhiều bức thư pháp quý giá với chữ viết của các nhà thư pháp trứ danh như Đông Kỳ Xương thời Minh, Vương Vân Ngũ- nhà biên soạn từ điển của Trung Quốc và nhiều bức chữ với bút tích của các nhân vật nổi tiếng như Tôn Khoa (con trai của Tôn Trung Sơn), Lâm Trạch thần, Uông Tinh Vệ?
    Tủ sách cổ sưu tập sách vở xưa, tư liệu Hán Nôm mà chủ yếu là các loại sắc phong, sổ sách buôn bán, địa bạ, khế ước nhà cửa của các gia đình người Hoa qua các đời Minh Mạng, Thiệu Trị,Tự Đúc, Thành Thái, Duy Tân. Bên cạnh đó còn nhiều tài liệu viết về Hội An thời cận, hiện đại của các tác giả: Diệp Ngộ Xuân với những ghi chép, thơ vịnh về Hội An; nhà Việt Nam học Trần Kinh Hòa với ?oPhố người Đường và nền thương nghiệp của nó tại Hội An trong các thế kỷ XVII, XVIII?, ?oMấy điều nhận xét về Hương minh xã và các cổ tích tại Hội An?, Diệp Truyền Hoa với ?oHội An xưa và nay?? là những tư liệu quý để nghiên cứu về Hội An, Quảng Nam.
    [​IMG]
    Ông Sùng cho khách xem các sắc phong thời phong kiến. Cô bé Mai Loan (giữa ânh) có vẻ rất lạ lẫm !
    Mai Loan được mẹ- chị Trần giới thiệu từng đồ vật cổ với những câu chuyện về đồ vật đó theo lời giới thiệu của ông Sùng. Gương mặt cô bé 10 tuổi sáng lên vì những cảm xúc thú vị, khám phá. Có thể thấy rõ, cuộc đi thăm ngôi nhà cổ đã làm cho chuyến về thăm Việt Nam- quê mẹ của cô bé trở nên nhiều kỷ niệm đáng nhớ hơn.
    Câu chuyện của chủ nhân
    Ông Sùng cho hay nhiều món cổ vật thuộc bộ sưu tập gia tộc hiện lưu giữ đã được giới thiệu đầy đủ, chi tiết trên các catalogue của nhiều nước hoặc có món hầu như chỉ còn độc nhất trong giới sưu tầm cổ vật trên thế giới.
    Ông Sùng và người anh trai của mình- ông Vĩnh Tân đã dành cả đời để giữ gìn, tìm hiểu những món đồ cổ. Đến nay đối với họ, để phát hiện niên đại của những món đồ cổ chẳng có gì khó khăn. Trận lụt lớn nhất ở Hội An năm 1964 đã làm rất nhiều nhà ở đô thị cổ bị hư hại, nhưng nhà Diệp Đồng Nguyên chỉ bị ảnh hưởng chút ít vì cách bảo quản đồ đạc rất kỹ càng. Trước kia, những cổ vật này được cất trong kho. Khi Hôi An có nhiều khách du lịch, các ông mới đem ra sắp xếp, bày vào tủ kính để ai thích thì ghé xem.
    Ông Sùng có thể say sưa kể tỷ mỷ cho chúng tôi lai lịch của mỗi món cổ vật. Từ những chiếc bát sứ, bình vôi trục vớt được dưới đáy Cù Lao Chàm, tới từng ấn triện, sắc phong, những cuốn thư tịch cổ? Mỗi cổ vật đều có một lịch sử, một câu chuyện đầy ấn tượng.
    Đã có rất nhiều đoàn nghiên cứu, khảo sát trong và ngoài nước đến đây tiến hành khảo cứu và đã thừa nhận giá trị của hiện vật trong kho tàng này. Ông Dùng cho biết, nhà Diệp Đồng Nguyên chơi đồ cổ, chỉ mua vào chứ không bán ra. Nhiều khách du lịch tới đây đã ngỏ ý muốn mua đồ cổ với giá cao, nhưng ông không bán. Ông bảo ông theo nghiệp này vì say mê nhưng cũng là nghĩa vụ gia truyền. Ước tính, gần một nửa cổ vật là do ông Sùng bổ sung vào. Ông thường để dành tiền các cháu ở nước ngoài gửi về cho để mua đồ cổ.
    Căn nhà 80 Nguyễn Thái Học trông thật đơn sơ, có cảm giác ai cũng có thể đột nhập vào, nhưng nhiều năm nay chưa hề xảy ra chuyện mất mát. Mỗi năm một vài lần, ông Sùng cho người lau cửa kính và các đồ trưng bày. Hàng ngày, nhà cổ Diệp Đồng Nguyên lại mở rộng cửa đón những du khách ghé chân vào: không phải mua vé, không có người canh giữ, bạn có thể xem xét và chạm vào hiện vật? Cũng là một nét đẹp làm nên sự hấp dẫn của Hội An./.

    Hoa Trang Hưng
    nguô?n VOVNews
    Được dianhvohinh sửa chữa / chuyển vào 16:33 ngày 27/06/2008
  3. dianhvohinh

    dianhvohinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Vua đồ cổ Sài thành
    [​IMG]
    Anh Hoàng Văn Cường và chiếc xe gắn bó hơn 30 năm.
    Cổ vật mà Hoàng Văn Cường sưu tầm được khá đa dạng qua các triều đại của các nền văn hóa Trung Hoa, Nhật, Campuchia, Champa, Óc eo, Việt Nam?
    Sinh ra ở Huế, từ 10 tuổi Hoàng Văn Cường đã lăn lộn ở Sài Gòn để kiếm sống bằng nghề giặt quần áo thuê cho lính, nhặt phế phẩm còn tận dụng được bán đi lấy tiền học.
    Anh vừa học văn hóa, vừa học ngoại ngữ trong tình trạng nhiều lúc không một xu dính túi, không mái nhà che thân.
    Vậy mà giờ đây, Cường đang có trong tay một bộ sưu tập cổ vật khiến dân Sài thành phải tôn anh là ?oVua đồ cổ? được đánh giá lên tới hàng triệu USD.
    Trong những năm tháng kiếm sống cơ cực từ lúc 10 tuổi, Hoàng Văn Cường đã bắt đầu sưu tầm đồ cổ từ những đồ phế thải. Sau này, anh sưu tầm xe ôtô, đồ ngự dụng, dân dụng cho thỏa sở thích của mình.
    Căn nhà ở trên phố Đông Du (quận 1, TP HCM) đã trở nên chật chội phải gom góp cổ vật lại, đưa xuống Thủ Đức cất giữ, tránh hư hỏng và mất mát, hình thành khu bảo tàng tư nhân đầu tiên ở TP HCM.
    Đến đây như lạc vào một cung điện của nhiều triều đại khác nhau. Anh Cường tâm sự: ?oKhuôn viên này 1.200 m2 hiện quá nhỏ, cổ vật xếp chồng chất lên nhau thành kho chứ không phải là nơi trưng bày. Tôi đã mua một căn nhà của người Thái trên Sơn La, 2 căn nhà ở Huế? sau đó chở về đây, lắp ráp chúng lại và trưng bày, đánh số các cổ vật. Ba căn nhà này hiện lưu giữ trên 1.000 cổ vật, sớm nhất thời Đông Sơn, muộn nhất là triều Nguyễn?.
    Ngay từ cổng vào, những hiện vật quý như 4 khẩu thần công, 2 bộ tượng đúc trâu bằng đồng tượng vua Khải Định bằng vàng đúc năm 1800 đã chiếm một không gian vườn trang trọng.
    Trong các kho, anh trưng bày nhiều bộ sưu tập khác nhau như: Đồ ngự dụng từ triều Nguyễn (Huế) như giường bà Từ Dũ nằm, ngai vàng (dùng để thờ), trên 200 loại ấm pha trà, vò đựng rượu, đèn và chân đèn?Trong kho đồ cổ này còn có 2 bộ ?olá ngọc cành vàng? mà năm 2004 Bảo tàng TP HCM phải đến anh Cường mượn để trưng bày nhân dịp lễ lớn.
    Anh tâm sự: ?oTrong suốt 38 năm sưu tầm cổ vật, tôi có rất nhiều bộ sưu tập khác nhau, vô cùng quý giá. Bộ sưu tập 25 cây súng của Nhật sản xuất năm 1600, báng làm bằng ngà voi. Đã có 4 Bảo tàng của Nhật đến tìm mua nhưng tôi từ chối. Tôi từng có những năm tháng cực kỳ nghèo khó nhưng chưa từng bán đi một cổ vật nào. Tâm nguyện của tôi là mua thêm cổ vật để giữ lại cho đất nước chứ không bán đi. Vì thế, tôi từng qua Trung Quốc, Philippines đấu giá để mua cổ vật của Việt Nam mang về. Nhiều người định giá 3 kho cổ vật của tôi giá 30 triệu USD, giá ấy họ định cũng chưa sát lắm?.
    Anh Cường bộc bạch: ?oĐã nhiều năm nay, bảo tàng tư nhân của tôi đã thành điểm du lịch của nhiều du khách, còn các bảo tàng ở TP HCM khi cần trưng bày cổ vật thì họ tìm đến mượn. Tôi luôn sẵn lòng với mọi người. Tôi rất muốn các cổ vật của mình được trưng bày tại TP HCM như Làng văn hóa các dân tộc ở quận 9 chẳng hạn, hay một nơi nào đó đúng tầm. Tôi cũng đang dự định đưa về quê tôi, cố đô Huế để trưng bày một góc trong An Định Cung. Số cổ vật này là di sản văn hóa của nhân loại, vì thế cần phải đưa chúng ra với tất cả mọi người?.
    (Theo Tiền Phong)
    Được dianhvohinh sửa chữa / chuyển vào 16:24 ngày 27/06/2008
  4. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61


    15.8. Chờ đón những bước chân (1883)
    Dạo box MThuật. Từ topic các tác phẩm muôn đời. Chưa kịp tìm đọc tên tác giả. Bài post của bác Chitto.
    Ngắm. Đẹp quá! Cảm hứng:
    NẾU.
    Nếu hoa rơi hữu ý.
    Nước chảy có vô tình?
    Nếu hoa rơi hữu ý.
    Giọt nắng có u, minh?
    Nếu hoa rơi hữu ý.
    Gió có thoảng qua mành?
    Nếu hoa rơi hữu ý.
    Bầu trời có màu xanh?
    Nếu hoa rơi hữu ý.
    Sau đêm có còn ngày?
    Nếu hoa rơi hữu ý.
    Người về có đi ngay?
    Bông hoa nhỏ vẫn rơi
    Dẫu chưa từng hữu ý
    Bông hoa nhỏ vẫn rơi
    Dẫu chưa hề mộng mị.
    Chỉ xin một lần thôi
    Một lần thôi trong đời
    Rơi vào anh nhè nhẹ
    Nghe ngọt mềm bờ môi.
    (Lehuongnhu_21/4/08
    Gửi người xa thật xa.)
    Người ơi, về mà nhận. Thực hiện lời hứa rồi đó nhá. HNhu hết nợ người rồi nhá! Giờ, muốn rơi đâu thì rơi nè, bông hoa nhỏ tự do.

    [/quote]
    Hồi sáng mượn tranh của box MThuật. Giờ mang trả lại. HNhu cảm ơn nhiều.

    Tác giả một hoạ sĩ Nga lừng danh: Isaak Levitan (1860 - 1990)
    Và một trong những bức hoạ nổi tiếng nhất của ông :
    Mùa thu vàng - 1889 - 43x67,2 cm
    Để tranh đây. Ăn cơm. Đi học buổi chiều. Tối sẽ vừa học bài, vừa ngắm và vừa đề thơ.
    Nhìn sơ. Mùa thu đẹp quá!
    Trưa nay, uống sữa thay cơm. Bịnh nữa rồi. Miệng đắng ngắt.
    Hai mươi ba giờ đúng. Vừa ngủ dậy. Thảnh thơi.
    Lâu rồi không đón ngày mới cùng cưng. Buồn HNhu không?
    Mà thôi, buồn làm gì phải không em? Có gì là bất biến đâu. Tất cả đều vận động theo hướng riêng của mình. HNhu và em cũng vậy! Thảy đều thay đổi. Buồn và cười!
    Ngắm tranh mùa thu của Levitan. Đẹp không tả nổi. Bức tranh này ngắm nhiều lần. Chỉ biết nó đẹp. Và lạ. Bởi lẽ, đã tận mắt thấy mùa thu bao giờ đâu. Tất cả chỉ qua sách vở, tranh ảnh và...tưởng tượng.
    THU.
    Khoảnh rừng óng ả sắc vàng thu
    Thôn vắng đìu hiu xa tít mù
    Đỏ thẳm rừng phong mùa đổ lá
    Dưới dòng nước chảy nhẹ như ru.
    Lẳng lặng mây về nơi núi xa
    Rừng thu thay lá bao mùa qua
    Còn có thu nào thu ngoảnh lại?
    Còn có thu nào ta thấy ta?
    (Lehuongnhu_23/4/08)
    Được huongnhu4 sửa chữa / chuyển vào 23:08 ngày 23/04/2008
    [/quote]
    Được huongnhu4 sửa chữa / chuyển vào 23:14 ngày 23/04/2008
  5. PhuongPotter

    PhuongPotter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2006
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    0
    Tưởng lại có anh nào viết thư tỏ tình :(
    Hóa ra là báo có bài bị xóa :((
    Bỡn
  6. dianhvohinh

    dianhvohinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Gặp người sở hữu những cổ vật vô giá
    [​IMG]
    Khi được trò chuyện với anh Phan Tấn Nam tại nhà riêng ở đường Trần Hưng Đạo, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, tôi thật sự bị cuốn hút bởi những bộ sưu tập cổ vật độc đáo của anh và nghe những câu chuyện ly kỳ về nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị văn hóa của những món cổ vật.
    Trước mắt tôi, không những vô số những cổ vật lạ mắt, mà còn cả một kho tàng sách vở khảo cổ đủ mọi thứ tiếng Việt, Hoa, Anh, Pháp? và nhiều sách chuyên nghiên cứu về hóa học, địa chất, địa hóa, kim loại, ngọc học, công nghệ chế tạo gốm sứ? ?oTôi là người may mắn được thừa kế một số cổ vật của ông nội và bố vợ mang từ bên Tàu qua từ đầu thế kỷ trước để lại. Được ông cha ?otruyền nghề? cộng thêm lòng đam mê cổ vật nên từ năm 1999 tôi bắt đầu sưu tầm, nghiên cứu cổ vật?- anh Nam nói.
    Hiện nay anh Nam đang có trong tay bộ ngọc gồm những lệnh bài, thẻ bài, bộ ngọc lễ khí cổ xưa cực hiếm và vô giá có cách đây trên 3.000 ?" 4.000 năm, bộ đèn cổ tùy táng bằng gốm tráng men thời Lục triều (Trung Quốc) cách đây trên 1500 năm, bộ gốm ấm rượu đời Tống, bộ đá thờ cúng Champa và bộ đồ sứ cổ đời nhà Thanh? Anh Nam cho biết thêm, không những tìm hiểu xuất xứ lại lịch của cổ vật, mà người sưu tầm còn phải biết rõ về khoa học công nghệ chế tác cổ vật, về trình độ văn minh, giá trị văn hóa của từng món cổ vật qua các thời kỳ.
    Mỗi cổ vật là một thông điệp với nhiều ý nghĩa và công dụng khác nhau, truyền tải những thông điệp văn hóa xa xưa có cách đây nhiều thế kỷ. Như để chứng minh cho điều này, bất ngờ anh Nam lấy trong áo (đeo trước ngực) một thẻ bài bằng ngọc mát lạnh, lên huyết tẩm đỏ chói, rồi nói: ?oCái thẻ bài này tự nó phản ứng hóa học và thay đổi màu theo thời gian; khi chiếu đèn vào ngọc ánh sáng đi xuyên qua nó phát ra màu đỏ cam tuyệt đẹp, trên thẻ bài đó còn có chạm nổi hình chữ ?oThiên?. Đây là miếng ngọc ?ongự dựng? thời Tây Chu (Trung Quốc) có cách đây từ 2700 ?" 3100 năm trước Công Nguyên. Tiếp đó anh bê ra 2 bộ sưu tập ngọc cổ gồm một bộ ?olễ khí? từ đời Tây Chu cách đây trên 3000 năm cho tới đời nhà Thương cách đây 4000 năm. Trên các miếng ngọc nhiều màu có chạm hình các vị thần mà người xưa thờ cúng lúc tôn giáo chưa ra đời như: Thần mặt trời, sơn thần, thủy thần, lôi thần, mộc thần? Một bộ ngọc khác là những lệnh bài có chữ ?oThiên viết? của triều vua Tây Chu, và các thẻ bài ngọc mà cách đây trên 3000 năm chỉ dành cho các bậc vương quyền đeo để khẳng định đẳng cấp và quyền lực. Trong số này có 2 thẻ bài bằng bạch ngọc khắc chạm trên đó những chữ cổ theo lối ?ođiểu triện? đời nhà Thương (TQ) cách đây gần 4000 năm mà các chuyên gia ngôn ngữ, văn hóa dân tộc học cho đến nay vẫn chưa giải mã được.
    Sau bộ ngọc đến bộ sưu tập đèn từ thời nhà Đường ?" Nam Bắc Triều ?" Hán có cách đây từ 1500 ?" 2000 năm. Độc đáo nhất là cục đá cổ dùng để đo độ sâu của những tàu biển đời nhà Tống được vớt lên từ lòng biển. Trong căn phòng nhỏ còn có một tượng đá Chămpa là tượng thần Vinkrama là hóa thân của thần Vishnu. Tượng được tạc trong tư thế thần Vishnu đầu cắm xuống, hai tay nâng Linga, đây được xem là pho tượng cổ ?oquái? và độc đáo. Kế đến là tủ đựng đầy ấm rượu cổ bằng gốm Nhữ cực hiếm từ thế kỷ 10 ?" 12 sau Công Nguyên. Ngoài ra còn có các loại gốm Tống: Ca diêu, Long Tuyền diêu, Định diêu, Diêu châu diêu? Riêng chiếc gối men ngọc ?oThanh bạch từ? ?" Cảnh đức trấn khi so sánh với chiếc gối cùng loại công bố trong sách cổ Trung Hoa giá trị cũng đã lên tới hàng trăm ngàn USD. Khi hỏi những bộ sưu tập cổ mà anh sở hữu trị giá khoảng bao nhiêu triệu USD, anh nói: ?oNếu theo giá các sách cổ trên thế giới thì nhiều loại như ngọc cổ, gốm cách đây 2000 năm thì có giá từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng/cái. Nhưng xét về góc độ văn hóa và giá trị lịch sử thì vô giá?.
    Nếu xét về góc độ chơi cổ vật trên đất Tây Đô thì anh Nam là người chịu khó nguyên cứu và sưu tầm nhiều loại cổ vật thuộc ?ohàng độc chiêu?. ?oĐể sở hữu được những cổ vật này, tôi phải tốn nhiều chi phí để sưu tầm, nghiên cứu, học hỏi các chuyên gia về hóa, địa hóa, kim loại, công nghệ vật liệu, ngọc học? và thậm chí cả những chuyên gia giám định cổ vật ở Đại học Milano bicocca (Ý), Đại học Lille (Pháp) và Viện Kist Seoul (Hàn Quốc)? Thật ra, đối với tôi chơi cổ vật là phải biết tường tận về những cổ vật thì mới thú vị?- anh Nam nói
    TRƯƠNG KHẢ ÁI

    theo http://www.vnpost.dgpt.gov.vn
    Được dianhvohinh sửa chữa / chuyển vào 16:21 ngày 27/06/2008
  7. dianhvohinh

    dianhvohinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Người sưu tầm cổ vật Óc Eo bậc nhất miền Tây
    15-10-2007 00:21:41 GMT +7
    [​IMG]
    Anh Tạ Măn và những cổ vật sưu tầm được
    Ở miền Tây, có một người đàn ông chuyên đi sưu tầm những món cổ vật không đụng hàng với bất kỳ dân chơi đồ cổ nào. Đó là anh Tạ Măn, 48 tuổi, ở thị trấn Thốt Nốt, TP Cần Thơ, chuyên sưu tầm cổ vật của nền văn hóa Óc Eo từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 15.
    Nền văn hóa Óc Eo thu nhỏ
    Bước vào căn nhà nhỏ của anh Măn nằm giữa trung tâm thị trấn Thốt Nốt, chúng tôi hết sức ngỡ ngàng, choáng ngợp vì từ trước tới sau ngôi nhà rộng chừng 40 m2 nhìn đâu cũng đều thấy cổ vật Óc Eo được anh trưng bày rất đẹp mắt, như một bảo tàng thu nhỏ.
    Ấn tượng nhất khi bước vào nhà có thể kể đến là pho tượng thần Harihara, bằng đá cao 1,55 m ở vào thế kỷ thứ 7, kế đó là tượng đồng Hejvara, đạo Hindu (Ấn Độ) vào thế kỷ thứ 15, tượng Phật Quan Âm 10 đầu, 20 tay, cao 1,1 m; cặp tượng Ganesa nam, nữ mặt người đầu voi đang quỳ trên bộ sử thi ở vào thế kỷ 13. Tiếp đến là tượng Linga được làm bằng đá hoa cương, trên tượng có mắt thần cao 7 cm vào thế kỷ thứ 10... Những cổ vật này đều được mua tại vùng văn hóa Óc Eo, thị trấn Ba Thê và thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn ?" An Giang).
    Anh Măn nhớ lại: ?oNăm 20 tuổi, tôi đã bắt đầu mê đồ cổ gốm sứ Trung Quốc như chén lâm quế của ông nội để lại. Tôi thường lấy ra lau chùi hằng ngày, càng nhìn càng thấy thích và từ đó mê luôn!?.
    Không ai hướng dẫn, anh để dành tiền, sau đó tìm mua những cái chén cũ mèm. Có khi người nhà cho là anh... ?ođiên?. Cứ nghe nói ở đâu có đồ cổ, dù xa cách mấy anh cũng tìm đến xem và tìm cách mua bằng được. Tám năm lặn lội sưu tầm và chơi đồ cổ gốm sứ Trung Quốc, anh Tạ Măn vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn.
    Vợ, chồng cùng... mê
    Năm 28 tuổi, anh Măn tình cờ nhìn thấy những cái tô cũ thuộc văn hóa Óc Eo. Lúc đó chưa ai biết cổ vật của nền văn hóa này có giá trị rất cao như bây giờ. Ban đầu anh chỉ đem vài món nhỏ về chơi, nhưng càng ngày càng thấy thích vì trên những cục đá hay những tượng làm bằng đá, bằng gỗ hàng thế kỷ mà vẫn giữ được nét chữ viết và hoa văn rất lạ mắt. Từ đó, anh chuyển sang chơi đồ cổ của nền văn hóa Óc Eo, càng nghiên cứu, nghiền ngẫm những cổ vật này anh càng thấy say mê.
    Trong các cổ vật của nền văn hóa Óc Eo, anh Măn tâm đắc nhất chính là tượng thần Harihara của thế kỷ thứ 7. Anh cho biết: ?oCách đây 14 năm tôi được một người bạn giới thiệu mua tượng thần Harihara với giá 200 triệu đồng. Hiện nay, mỗi tháng tôi thường 2 ?" 3 lần lặn lội đến nơi có cổ vật văn hóa Óc Eo, để dò tin tức xem có người phát hiện món đồ nào là mua liền, không ngại giá cả, miễn thấy thích là được?. Trong nhà anh Tạ Măn hiện có trên 40 món cổ vật của nền văn hóa Óc Eo chủ yếu bằng đá, đồng, gỗ, đất nung...
    Niềm đam mê sưu tầm những cổ vật của nền văn hóa Óc Eo không chỉ lôi cuốn anh Măn mà cả vợ anh, chị Cao Thị Xuân Đào, cũng đam mê chơi đồ cổ không kém. Chị là người luôn ủng hộ anh.
    Vợ chồng anh Măn cho biết thêm: Với đồ cổ của nền văn hóa Óc Eo, anh chỉ mua vào chứ không bán, mục đích nhằm để bảo tồn nền văn hóa không bị mai một dần. Hiện tượng thần Harihara của anh đã có một người nước ngoài đến tìm mua với giá 50.000 USD, nhưng vợ chồng anh vẫn không bán.
    ĐỨC KHÁNH-HOÀNG LÊ
    (nguồn www.nld.com.vn )
    Được dianhvohinh sửa chữa / chuyển vào 16:02 ngày 27/06/2008
  8. nhietmacsinh

    nhietmacsinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    0

    Dị nhân bến Tam Cốc và chuyện lợp mái nhà bằng... đô la
    Thứ Bảy, 24/05/2008 --- cập nhật 10:16 GMT+7


    Từng là một đại gia kinh doanh, trong tay có đủ tiền để mua cả một dãy phố Hà Nội, phải cho đô la vào túi bóng lợp lên mái nhà để chống mối mọt... bỗng dưng gã bê cả đống tiền đi đầu tư vào... văn hóa. Nhiều người bảo gã điên, dở hơi, ?ocám hấp trên vung?...
    Thế nhưng nhìn vào lưng vốn 22 ngôi nhà cổ giá trị được sưu tầm từ nhiều vùng miền trên cả nước và hơn 40.000 cổ vật gã đang có trong tay, thì không ít người phải giật mình, toát mồ hôi kính nể.
    Từng đủ tiền để mua cả một dãy phố Hà Nội
    Đến bến thuyền Tam Cốc (Hoa Lư - Ninh Bình), hỏi thăm Cố Viên Lầu, trẻ con cởi truồng cũng có thể chỉ cho. Đó là một khu đất rộng đến 22.000 m2, mà chỉ đi bộ tham quan một vòng cũng đã mất quá nửa ngày trời. Đợi cho chúng tôi đã thỏa nhãn và dừ chân, gã mới xuất hiện với nụ cười thân thiện và gần gũi. Vừa rót cho chúng tôi những cốc nước vối mát lòng mát dạ để hạ hỏa, gã nhỏ nhẹ: ?oCũng đã trưa rồi. Mình vừa uống chén rượu nhạt vừa nói chuyện. Có tí men cay càng dễ tâm sự hơn?.

    "Dị nhân" Nguyễn Minh Thoa
    Câu chuyện trong bữa cơm gia đình giữa buổi trưa hè nắng nỏ ấy được bắt đầu bằng những năm tháng đi buôn của ông chủ Cố Viên Lầu Nguyễn Minh Thoa: ?oNgày xưa tôi rất giàu, vì được sinh ra trong một gia đình thương gia kinh doanh thành đạt. Theo truyền thống của gia đình, khi bước vào cuộc sống, tôi tính chuyện đi buôn. Tôi lại có một người bạn tên Vân là giảng viên khoa Quản trị kinh tế và makerting của một trường đại học ở Hà Nội. Chị ấy đã cho tôi mượn rất nhiều tài liệu về kinh doanh về đọc và nghiền ngẫm. Đấy là nền tảng kiến thức thương trường rất vững vàng mà tôi có được. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tôi là một trong những người đầu tiên đi buôn khoáng sản, rubi, đá quý. Tất cả các khách sạn lớn ở Hà Nội tôi đều tham gia buôn bán đá quý. Chuyến đó tôi kiếm được hơn 100.000 USD. Tôi rải tiền trên trần nhà, bọc túi bóng rồi lợp mái ngói lên.
    [​IMG]
    Dị nhân" Nguyễn Minh Thoa
    Thời gian sau phân tích nhu cầu của thị trường tôi thấy bát, đĩa, xe máy, đồng hồ... là những mặt hàng người ta mua để tặng nhau. Thế là tôi bỏ tiền mua tích trữ rồi bán lại. ?oPhi vụ? này tôi cũng lãi được mấy trăm ngàn mỹ kim. Càng buôn bán gặp thời, tôi càng giàu lên nhưng tôi vẫn ăn mặc nhếch nhác, đi cái xe 67 cũ kỹ nên không mấy ai biết và để ý. Lúc ấy chỉ với 40 triệu đồng là đã có thể mua một cái nhà người ta xây thô bán ở Hà Nội. Tiền của tôi lúc ấy có thể mua cả một dãy phố ở Thủ đô mà không hết. Nhưng rồi tiền mất giá, tôi lại đi tìm Vân để xin lời khuyên. Vân bảo: ?oNgười Pháp thường hay hỏi con người ta là ?oNếu bây giờ có nhiều tiền thì con mua gì??. Anh ngồi anh nghĩ đi, tôi đi đây!?. Tôi ngồi vạ vật khắp nơi nghĩ mãi vẫn không ra. Vào khách sạn nằm nghĩ cũng không ra. Nào là mua nhà, mua xe, lấy vợ, lập doanh nghiệp, xây nhà máy...nhưng vẫn chưa thấy phương án nào hợp lý. Đến 5 giờ chiều, Vân về bảo: ?oNgười Pháp nói với con họ là nếu con có nhiều tiền thì con hãy mua bất động sản?. Thế là tôi dốc hết tiền ra cứ chỗ nào nhà đất rẻ là tôi mua. Tôi mua nhiều đến nỗi giờ không thể nhớ nổi mình đã có trong tay bao nhiêu diện tích đất ở Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội... Thời gian sau đó, giá đất tăng vọt, có nơi tăng gấp 10 lần, tôi lại bán hết để thu về một khoản lợi nhuận có thể nói là khổng lồ?.
    Lý lịch nhà không sạch không mua
    Vào thời điểm khoảng năm 2000, thấy Nguyễn Minh Thoa vốn đã có thú sưu tầm đồ cổ từ lâu, người bạn tên Vân khuyên gã nên đầu tư tiền vào văn hóa. Thoa kể: ?oVân bảo: Đầu tư vào văn hóa thì rất khó khăn nhưng nó sẽ thành công mãi mãi. Tôi là người sinh hoạt ở rất nhiều CLB Cổ vật như Cổ vật Thiên Trường, Cổ vật Thăng Long, Trung tâm UNESCO... nên có một mạng lưới quan hệ gần như toàn quốc. Từ khi Luật di sản ra đời thì các cổ vật được Nhà nước bảo hộ, cho phép và khuyến khích lưu giữ. Hơn 40.000 cổ vật mà tôi sưu tầm được đều có đăng ký với Nhà nước và thực hiện đầy đủ các thủ tục hành lang pháp lý. Ngoài ra tôi đã cho Bảo tàng Lạng Sơn khoảng 100 cổ vật, Bảo tàng Quân đội khoảng vài trăm, Bảo tàng Ninh Bình khoảng vài chục... Đấy đều là những cổ vật có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa của Việt Nam.
    Khi xác định sẽ đầu tư vào lĩnh vực nhà cổ, tôi ra thông báo: Cần mua nhà gỗ cổ Việt Nam, nhà đất đồng bằng Bắc Bộ có đục đẽo đẹp, ai giới thiệu mà mua được thì trích cho 20% hoa hồng. Rất nhiều thông tin từ anh em, bạn bè được đưa đến cho tôi. Có những ngôi nhà tôi mua đến 10.000 USD nhưng cũng có những ngôi nhà tôi xin được. Quan điểm của tôi khi sưu tầm nhà cổ là vừa phải đẹp vừa phải có lý lịch đáng tự hào. Nhà đẹp nhưng lý lịch không sạch thì tôi không mua?.
    Cú vồ hụt ngôi nhà cổ có một không hai
    Dù đã mấy chục năm trôi qua, thế nhưng gã chủ Cố Viên Lầu vẫn không thể quên được cái cảm giác tiếc nuối lần đầu tiên gã mua hụt một căn nhà trăm năm tuổi. Theo gã kể thì lúc đó gã cũng chưa mê nhà cổ lắm, mà chỉ dựng một, hai căn chơi chơi. Bỗng có người thông tin cho hắn ở huyện Yên Khánh (Ninh Bình) có căn nhà trăm năm tuổi có một không hai ở miền Bắc.
    Bị hấp dẫn bởi những thông tin đó, gã vội vã phi ngay đến địa điểm trên. Đến nơi, gã ngã ngửa người ra khi trông thấy đống hoa văn, họa tiết bị chủ nhà vứt chỏng chơ một góc. Gã tiếc đến đứt cả ruột gan, lòng mề khi biết ông chủ căn nhà quý giá đó đã ?oxẻ thịt? căn nhà lấy gỗ đóng cửa bano đời mới. Thế là gã đã đến muộn. Những họa tiết rồng hóa trúc, đục hồng, đục lựu được dồn nén tinh hoa của những người thợ tài ba đó, giờ nếu muốn đặt làm lại thì cũng không dưới 2 tỷ đồng. Ngồi thừ ra mất nửa ngày, gã đứng dậy bảo ông chủ: ?oThôi, bác xẻ ra rồi thì cho em mua mấy thứ rác này về chơi?.
    [​IMG]
    Đục chạm hình ảnh thiên nhiên 4 mùa trên xà rường nhà cổ Văn Hải
    Kể từ đó, Nguyễn Minh Thoa và cậu em Nguyễn Văn Hải bắt đầu chuyên tâm đi sưu tầm nhà cổ. Đến nay, ở vào tuổi ngũ tuần, gã đã có trong tay bộ sưu tầm 22 căn nhà cổ độc đáo, giá trị được trưng bày ở một nơi được gã đặt tên là Cố Viên Lầu.
    [​IMG]
    Một góc Cố Viên Lầu
    Tất cả 22 căn nhà đó đều là nhà Bắc bộ và có tuổi trên trăm năm. Hai anh em chủ nhân đã đặt tên các nhà theo tên của các địa phương sưu tầm được như Nhà cổ Gia Hòa, Nhà cổ Ninh Xuân, Nhà cổ Khánh Hòa, Nhà cổ Nông Cống, Nhà cổ Ý Yên, nhà sàn Quế Phong, Đình cổ Thanh Liêm, Lầu cổ Nghênh Tân Các... Cái cổ nhất mà năm tháng ghi trên thượng lương đã lên tới 350 năm.
    Các ngôi nhà mang đậm nét văn hoá nhà Việt cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tất cả các ngôi nhà này đều được làm bằng gỗ quý với những đường nét hoa văn tinh xảo và sống động, tạo cho các ngôi nhà ở đây một kiểu dáng kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Tại ba gian giữa của các ngôi nhà được trưng bày các cổ vật Việt Nam quý hiếm, theo hệ thống từ thời kỳ hậu đồ đá mới, đến đồ đồng, đồ gốm, đồ sứ và cận đại.
    Chỉ cho chúng tôi xem từng ngôi nhà trong khuôn viên, gã hào hứng tâm sự: ?oNhà của các cụ mình hay lắm, mỗi chi tiết là một điều gửi gắm, càng ngẫm càng thấy hay. Nó hài hòa ở cấu trúc, thân thuộc bởi chất liệu, tinh tế ở hoa văn và cũng đầy giáo dục. Như cái ngạch cửa dạy người ta biết bước chân trái vào nhà và cúi đầu chào gia chủ. Nhà không sáng quá, không tối quá và đặc biệt thông thoáng. Ăn uống đáng bao nhiêu, cái không khí để thở mới nhiều, mới đáng coi sóc?.
    Tổng giá trị lên tới 40 tỉ đồng
    Trong số những ngôi nhà cổ đó, có những ngôi nhà gã rất gắn bó và như cảm nhận được cả hồn cốt của ngôi nhà. Chuyện lạ ở nhà cổ Thọ Xuân là một ví dụ. Tại căn nhà này, cứ đúng 12h trưa, vô tình người ta lại nhìn thấy một con rắn trắng to bằng bắp đùi bò trên xà nhà mà chẳng ai bắt được bao giờ. Ban đầu con rắn chui ra từ một nách nhà leo qua xà ngang rồi chui vào một cái lỗ nẻ bé tí. ?oVì sao một con rắn to như thế mà chui được vào cái lỗ bé tẹo thì tôi chịu không giải thích được? - Gã chủ Cố Viên Lâu nhún vai bất lực.
    Thoạt kỳ thủy đây là ngôi nhà của một ông thầy phù thủy, theo một số nhà nghiên cứu về văn hóa tâm linh mà Thoa quen biết, thì họ cho rằng con rắn mà gã trông thấy thực ra là con rồng trắng được lưu truyền trong sử sách. Hay nó còn là ?otiếng mộc? của ngôi nhà này. Khi phát hiện thấy sự lạ này, Thoa đã mua về một bức đại tự có 2 con rồng chầu mặt nguyệt với 3 chữ Đức Thành Long. Từ khi treo bức hoành phi đó thì sự lạ về con rắn trắng không còn xảy ra nữa.
    Tàn buổi rượu, trước khi chia tay với ông chủ Cố Viên Lầu Nguyễn Minh Thoa, tôi hỏi gã về một con số mà có thể đoán rằng không nhỏ. Tính toán một lúc, gã quay sang cười rất thật: ?oThực ra, để có được một đám đất như thế này, có được một số lượng tài sản lớn như thế này, nếu không có tiền thì một ngàn lần cũng không thực hiện được. Nhẩm tính một cách khiêm tốn thì tổng giá trị tài sản ở Cố Viên Lầu của tôi cũng phải lên tới 40 tỉ Việt Nam đồng?.
    Trong lúc chúng tôi đang há mồm há miệng vì... choáng, thì gã lại cười hề hề: ?oĐấy là cộng cơ học thế thôi chứ đối với tôi tất cả những cổ vật ở đây đều vô giá. Nếu cộng cả giá trị văn hóa, lịch sử của các cổ vật thì nó lên tới mấy trăm tỉ cũng chẳng sai?. Và đúng là gã dị nhân ở bến Tam Cốc này đã nói không sai!
    Ngôi nhà cổ đặc biệt
    [​IMG]
    Đó là ngôi Nhà cổ Thọ Xuân được sưu tầm tại huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá. Ngôi nhà được xây dựng vào năm Nhâm Tuất (1802) đời vua Gia Long, với tổng diện tích sử dụng là 111.7m2. Nhà được làm theo kiến trúc ?ohiên tiền cổ ngỗng xà đùi bảy bóng?. Kết cấu gồm 3 gian, 2 dĩ và 2 nhà ngang. Tổng thể mặt bằng hình chữ môn. Vật liệu chủ yếu cất dựng nhà là gỗ xoan Thanh Hoá. Ngôi nhà có kiến trúc mái rất đặc biệt, cũng được lợp bằng ngói vẩy cá nhưng 4 góc mái được làm những tàu đao cong vút bay bổng, tạo nên sự mềm mại và nét đặc sắc cho ngôi nhà. Trong nhà ngoài các nội thất được bày theo phong cách cổ thì còn trưng bày bộ sưu tập choé rồng với 100 chiếc, chiếc cao nhất là 65 cm, chiếc nhỏ nhất 25cm, đây là bộ sưu tập lớn nhất Việt Nam hiện nay.
    [​IMG]
    Bộ sưu tập 100 chóe lớn nhất Việt Nam
    Còn một ngôi nhà cổ đặc biệt khác đã trên 100 năm tuổi được ông chủ sưu tầm ở xã Khánh Hoà, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Với diện tích 103,6 m2, kiến trúc nhà theo lối ?ohiên tiền cổ ngỗng?, tổng thể kiến trúc hình chữ ?omôn? gồm 3 gian, 2 dĩ , 2 trái. Các hoạ tiết trong nhà được đục chạm tinh xảo có giá trị nghệ thuật cao. Nhà có sự phối kết hợp giữa đá và gỗ, mang đậm nét văn hoá nhà cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tại ba gian nhà ngoài được trưng bày nội thất trên là hoành phi câu đối, dưới là tủ chè, sập gụ và bộ sưu tập đồ sứ có từ thế kỷ 18 -19.
    Giadinh.net
    Được nhietmacsinh sửa chữa / chuyển vào 15:15 ngày 27/06/2008
  9. nhietmacsinh83

    nhietmacsinh83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được nhietmacsinh83 sửa chữa / chuyển vào 14:58 ngày 27/06/2008
  10. PhuongPotter

    PhuongPotter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2006
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    0
    Tình hình là mình join cái đống này vào mùng 6/6/06.
    666

Chia sẻ trang này