1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

50 diễn viên vĩ đại nhất của thế kỷ: Vivien Leigh (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi sskkb, 09/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    50 diễn viên vĩ đại nhất của thế kỷ: Vivien Leigh (*)

    Theo bình chọn của Viện hàn lâm điện ảnh Hoa Kỳ, Humphrey Bogart Katharine Hepburn là diễn viên nam và nữ vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Cả hai đều là diễn viên trong phim The African Queen.
    Tiếp theo Katharine Hepburn là Bette Davis (#2), Audrey Hepburn (#3), Ingrid Bergman (#4), Greta Garbo (#5), Marilyn Monroe (#6), Elizabeth Taylor (#7).
    Trong danh sách các diễn viên nam, đứng thứ 2 là Cary Grant, anh chàng điển trai Clark Gable đứng thứ 7 còn ông vua phim hài Charlie Chaplin đứng thứ 10.
    Danh sách này được bình chọn vào tháng 6 năm 1999, nên có thể vắng mặt các diễn viên mới nổi từ năm 2000. Tuy nhiên, để lọt vào danh sách này, khoảng thời gian 3 năm (2000 - 20002) là quá ít đối với các diễn viên. Có rất nhiều diễn viên trong danh sách này đã bắt đầu sự nghiệp từ một diễn viên kịch và không phải ai cũng học ở trường SKĐA đâu
    Dưới đây là danh sách các diễn viên :

    MEN
    1. Humphrey Bogart
    2. Cary Grant
    3. James Stewart
    4. Marlon Brando
    5. Fred Astaire
    6. Henry Fonda
    7. Clark Gable
    8. James Cagney
    9. Spencer Tracy
    10. Charlie Chaplin
    11. Gary Cooper
    12. Gregory Peck
    13. John Wayne
    14. Laurence Olivier
    15. Gene Kelly
    16. Orson Welles
    17. Kirk Douglas
    18. James Dean
    19. Burt Lancaster
    20. The Marx Brothers
    21. Buster Keaton
    22. Sidney Poitier
    23. Robert Mitchum
    24. Edward G. Robinson
    25. William Holden

    MEN WOMEN
    1. Katharine Hepburn
    2. Bette Davis
    3. Audrey Hepburn
    4. Ingrid Bergman
    5. Greta Garbo
    6. Marilyn Monroe
    7. Elizabeth Taylor
    8. Judy Garland
    9. Marlene Dietrich
    10. Joan Crawford
    11. Barbara Stanwyck
    12. Claudette Colbert
    13. Grace Kelly
    14. Ginger Rogers
    15. Mae West
    16. Vivien Leigh
    17. Lillian Gish
    18. Shirley Temple
    19. Rita Hayworth
    20. Lauren Bacall
    21. Sophia Loren
    22. Jean Harlow
    23. Carole Lombard
    24. Mary Pickford
    25. Ava Gardner


    Hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời
    You are the answer to my lonely prayer

    Được Sean sửa chữa / chuyển vào 22:05 ngày 20/04/2003
  2. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    Còn top của chính bản thân tui lại khác ạ:
    *Male:
    1-Charlie Chaplin
    2-Humphrey Bogart
    3-James Stewart
    4-Kirk Douglas
    5-Sidney Poitier
    *Female:
    1-Katharine Hepburn
    2-Ingrid Bergman
    3-Greta Garbo
    4-Elizabeth Taylor
    5-Grace Kelly
    6-Vivien Leigh
    Tui xếp theo cảm tính đến 60% á
    Like A Rolling Stone
  3. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Tui xin giới thiệu một số diễn viên để các bạn tiện theo dõi.
    Đầu tiên là Humphrey Bogart
    Humphrey Bogart, với tên thân mật là Bogie, đã quá quen thuộc với người hâm mộ điện ảnh qua bộ phim Casablanca. Bogart, Ingrid Bergman và Casablanca đã làm nên một bộ phim về tình yêu hay nhất trong mọi thời đại.
    Sinh ngày 25 - 12 - 1899, Bogie được cha hướng theo nghề y - một trong những nghề hái ra dollar thời đó. Nhưng anh đã bị tống cổ khỏi trường và gia nhập hải quân Mỹ. Anh bắt đầu bước vào nghiệp diễn viên từ năm 1920. Đến năm 1934, anh đã đóng được khá nhiều phim, nhưng không có phim nào tỏ ra là xuất sắc. Thế rồi anh bị thất nghiệp và chẳng có ai đoái hoài đến Bogie. Năm 1936, anh được Leslie Howard mời đóng một vai trong phim The Petrified Forest và anh đã chứng tỏ được khả năng của mình. Anh đặt tên con trai là Leslie để tỏ lòng biết ơn tới Leslie Howard. Nhưng sau đó, anh lại chỉ được mời đóng một số vai nhàng nhàng không nổi bật cho lắm. Năm 1941 là một năm thành công của Bogart. Với hai vai diễn, anh đã nhảy lên top những diễn viên xuất sắc thời bấy giờ : vai Sam Spade trong phim The Maltese Falcon và vai Mad Dog trong phim High Sierra. Bắt đầu một chuỗi thành công, năm 1942, Bogie đã thực sự toả sáng trong bộ phim Casablanca. Tiếp đó, đến năm 1944, Bogart lại khiến người ta nhớ lại hình ảnh của Rick trong phim To Have and Have Not. Trong năm đó, anh gặp Lauren Bacall và cô ta sau đó trở thành người vợ thứ 4 của anh. Rồi đến năm 1946, anh lại tiếp tục gặt hái thành công cùng với vai Philip 'Phil' Marlowe trong bộ phim The Big Sleep.

    Phong cách của anh khiến người ta nghĩ rằng anh không thể đóng được phim hài, nhưng những bộ phim hài có mặt anh đã chứng minh điều ngược lại : All Through the Night (năm 1942), Sabrina (năm 1954 - phim này thỉnh thoảng chiếu ở Fandsland), We're No Angels (năm 1955) và đặc biệt là The African Queen (năm 1951). Với African Queen, Bogie đã dành được giải Oscar cho nam diễn viên xuất sắc nhất. Anh cũng được đề cử trong phim Casablanca và The Caine Mutiny - một bộ phim anh đóng trong tình trạng sức khoẻ không được tốt. Bộ phim cuối cùng của anh là The Harder They Fall (năm 1956) trong vai Eddie Willis. Anh qua đời ngày 14-1-1957, sau khi phải vật lộn với căn bệnh ung thư họng - hậu quả của việc hút thuốc lá rất nhiều.
    Với những đóng góp rất lớn cho điện ảnh, anh xứng đáng là một trong những diễn viên vĩ đại nhất của thế kỷ 20. John Huston, đạo diễn một số bộ phim khá thành công của Bogie như The Maltese Falcon, Key Largo (năm 1948), The African Queen .... đã nhận xét về anh : " Sai lầm của Bogart là ở chỗ anh ta nghĩ rằng mình là Bogart"
    Riêng tui thì thấy anh này thật là may mắn vì toàn được diễn với những nữ diễn viên xinh nhất Holywood thôi
    Hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời
    You are the answer to my lonely prayer
    Được sskkb sửa chữa / chuyển vào 09:20 ngày 11/07/2002
  4. gacoi

    gacoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2002
    Bài viết:
    3.411
    Đã được thích:
    0
    Một topic rất hay mà em lại buôn chuyện thì chả vui chút nào , mấy hôm nay đang bận ôn thi lại
    Đối với cá nhân em thì nam diễn viên em thích nhất là Luis de Funes còn nữ thì chịu vì mỗi người một vẻ
    Đạo diễn thích nhất là Steven Spielberg và thể loại phim thích nhất là Sci-Fic , nhưng chỉ phim hay thôi
    Nhấn vào đây nè
  5. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Nữ hoàng màn bạc Katharine Hepburn - tên thân mật là Kate
    Với tên đầy đủ là Katharine Houghton Hepburn, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1907 tại Hartford, Connecticut. Ngay từ nhỏ, cô đã tham gia đóng một số phim câm - chủ yếu là để có tiền mua vé vào rạp xem những bộ phim mà cô yêu thích.
    Sau khi rời khỏi trường đại học, cô bắt đầu sự nghiệp diễn viên của mình với một số vở kịch sân khấu. Hãng phim RKO ký hợp đồng với Kate cho bộ phim A Bill Of Divorcement. Bộ phim đó đã trở thành một hit và Kate đã bắt đầu toả sáng. Năm 1933, với vai Eva Lovelace trong phim Morning Glory, Hepburn đã nhận được giải thưởng của viện Hàn lâm điện ảnh Hoa Kỳ đầu tiên của mình. Năm tiếp theo, 1934, Kate và bộ phim Little Woman đã trở thành một hiện tượng thời đó. Khán giả tranh nhau mua đến chiếc vé cuối cùng tại những rạp chiếu Little Woman. Năm 1935, với phim Alice Adams, cô đã nhận được đề cử cho giải Oscar. Nhưng từ đó đến năm 1938, Kate liên tục thất bại với những vai diễn của mình. Những bộ phim Break of Hearts (1935), Sylvia Scarlett (1936), Mary of Scotland (1936), Quality Street (1937), Bringing Up Baby (1938) đã khiến cho Hepburn nhận được danh hiệu "box-office poison" - tui không biết dịch cái này thế nào cho chính xác, đại để là cứ chiếu phim nào của Kate thì y như rằng .... ế khách.
    Cô quay trở lại với nghệ thuật sân khấu, và ngay lập tức, cô lại trở nên nổi tiếng với vở kịch The Philadelphia Story - năm 1938. Kate mua lại bản quyền của vở kịch này và quay trở lại Holywood. Năm 1940, bộ phim The Philadelphia Story đã kéo khán giả đến rạp và mang đến cho cô đề cử giải Oscar lần thứ 3. Ánh hào quang màn bạc lại bao phủ lấy Hepburn. Bộ phim tiếp theo Woman of the Year, cô lại được đề cử giải Oscar - lần thứ 4 trong sự nghiệp điện ảnh. Trong phim đó, cô đóng cặp với Spencer Tracy, người mà đã diễn cùng với cô trong nhiều bộ phim sau này. Những phim có mặt họ đã gặt hái được rất nhiều thành công : Adam's Rib (1949), Pat and Mike (1952), và Desk Set (1957).
    Năm 1951 với bộ phim The African Queen, Hepburn với vai một bà cô đã nhận được đề cử giải Oscar lần thứ năm. Trong những năm 50, cô đã nhận được nhiều đề cử giải Oscar cho những vai diễn của mình; bao gồm : Summertime (1955), The Rainmaker (1956), và Suddenly, Last Summer (1959). Sang những năm 60, Kate ít đóng phim hơn. Với bộ phim Long Day's Journey Into Night năm 1962, Hepburn nhận được đề cử giải Oscar lần thứ 9. 5 năm sau cô vắng bóng trên màn ảnh, tới năm 1967, Hepburn trở lại với bộ phim Guess Who's Coming To Dinner , bộ phim cuối cùng cô diễn chung với Spencer Tracy. Cô đã nhận được đề cử giải Oscar lần thứ 10 và cô đã nhận được giải Oscar lần thứ 2. Năm tiếp theo, cô được đề cử giải Oscar lần thứ 11 với bộ phim The Lion in Winter và đó là lần thứ 3 cô đoạt được nó từ tay những đối thủ khác
    Trong những năm 70, cô quay sang làm phim truyền hình với một số phim như The Glass Menagerie (1973), Love Among the Ruins (1975) và The Corn Is Green (1979); nhưng cô vẫn không quên làm thế nào để dành giải Oscar. Năm 1981, với bộ phim On Golden Pond, lần thứ 12 cô được đề cử giải Oscar - và đó là giải Oscar cuối cùng cô dành được, giải Oscar lần thứ 4.
    Bộ phim gần đây nhất cô đóng là Love Affair năm 1994 cùng với Warren Beatty và Annette Bening. Hiện nay cô - chính xác là bà Hepburn đã hơn 90 tuổi và đang nghỉ ngơi tai quê nhà Connecticut.
    Với 12 lần đề cử và 4 lần đoạt giải Oscar, người ta không biết liệu còn ai có thể xứng đáng hơn cô trong vị trí số 1. Dường như cô sinh ra là để đóng phim và đoạt giải Oscar. Có lẽ thất bại duy nhất của cô là vào năm 1938, cô đã để tuột vai diễn Scarlett O'Hara trong phim Gone With The Wind vào tay Vivien Leigh.
    Hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời
    You are the answer to my lonely prayer
    Được sskkb sửa chữa / chuyển vào 14:02 ngày 11/07/2002
  6. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Cary Grant - một sự nghiệp vĩ đại
    Sinh ngày 18-2-1904, mất ngày 29-11-1986
    Cary Grant, tên thật là Archibald Leach, bắt đầu sự nghiệp của mình với đủ mọi nghề : nhào lộn, đu dây, tung hứng .... trong một gánh hát rong đi kắp nước Anh. Năm 1920, cùng với nhóm hài kịch Bob Pender, Leach tới Mỹ trong một chuyến lưu diễn và anh đã quyết định ở lại. Anh lại bổ sung vào danh sách nghề nghiệp của mình thêm vài nghề nữa. Vào những năm cuối của thập kỷ, anh đã trở thành một ngôi sao trong các vở kịch lưu diễn trên khắp nước Mỹ. Năm 1931, lần đầu tiên anh xuất hiện trên màn ảnh với vai diễn một chàng thuỷ thủ vui tính trong một bộ phim ngắn của hãng Paramount; Singapore Sue.
    Năm 1932, Leach tới Holywood và anh trở thành diễn viên đóng thử của hãng Paramount. Anh đổi tên thành Cary Grant. "This is the Night" là phim truyện đầu tiên anh tham gia. Một Grant lịch thiệp, hào hoa đã xuất hiện trong một loạt các phim tình cảm của Paramount vào năm 1932 như "Sinners in the Sun", "Merrily, We go to Hell", "The Devil and the Deep" .... trước khi trở thành đồng vai chính với Mae West trong phim "She Done Him Wrong" (năm 1933)
    Trong vài năm sau, Grant đã tham gia vào rất nhiều thể loại phim : tình cảm, chiến tranh, phiêu lưu, và cả những phim hài mang tính chất thời sự. Anh đã dần dần trở thành một trong những người được tin cậy nhất Holywood. Những phim anh diễn trong thời gian này, phần lớn là của hãng Paramount như The Eagle and the Hawk, I'm no Angel, Ladies Should Listen, Kiss an Make Up, Born to Be Bad, Wings in the Dark, The Last Outpost, Sylvia Scarlett (diễn chung với Katharine Hepburn), Big Brown Eyes, Wedding Present, The Toast of New York và When You're in Love (năm 1937)
    Anh bắt đầu một chuỗi phim hài với Topper (năm 1937), bộ phim mà với tất cả khả năng của mình : hài hước, dí dỏm, phóng khoáng và đầy cá tính đã đưa anh trở thành một siêu sao màn bạc. Trong nhiều năm sau, người xem được thưởng thức một Gran cực kỳ xuất sắc trong rất nhiều bộ phim hài (như The Awful Truth năm 1937, Holiday và Binging up Baby năm 1938, His Girl Friday, The Philadelphia Story năm 1940) xen lẫn với những bộ phim tình cảm (như In Name Only năm 1939, Penny Serenade năm 1941 - bộ phim đã mang lại cho anh 1 đề cử giải Oscar), những bộ phim phiêu lưu (như Gunga Din và Only Angels Have Wings năm 1939) và những phim kinh dị (như Suspicion năm 1941 - bộ phim đầu tiên của anh với đạo diễn Alfred Hitch****).
    Trong những năm của thập niên 40, anh lại thành công với hàng tá vai diễn trong các thể loại phim khác nhau - phần lớn là phim hài và tình cảm. Mr. Lucky (năm 1943), None but the Lonely Heart (năm 1944 đã mang cho anh thêm một đề cử giải Oscar), Notorous (năm 1946 - một bộ phim nữa với Hitch****), The Bishop's Wife (năm 1947), Every Girl Should Be Married (năm 1948 - với diễn viên Besty Drake - sau này là vợ), I Was a Male War Bride (năm 1949) là một số bộ phim tiêu biểu của Cary.
    Tiếp theo đến những năm 50 và 60, Grant lại tiếp tục làm say mê công chúng với một phong cách khéo léo, tinh tế và quyến rũ mà dường như không bị thời gian làm thay đổi. Những bộ phim như Crisis (năm 1950), People Will Talk (năm 1951), Monkey Business (năm 1952), To Catch a Thief (năm 1955), North by Northwest (năm 1959) và An Affair to Remember (năm 1957 - một sự kết hợp không hề dễ dàng giữa thể loại hài tinh tế và phim tình cảm uỷ mị) đã gặt hái được vô số thành công. Những nữ diễn viên chính trong những bộ phim của Grant thời kỳ này có Ginger Rogers, Deborah Kerr, Grace Kelly, Doris Day, Marilyn Monroe, Audrey Hepburn, và Sophia Loren (hic hic, toàn những nàng xinh nhất Holywood).
    Sau bộ phim "Walk, Don't Run" năm 1966, Grant chia tay với màn ảnh. Ông có nhiều lý do, nhưng có lẽ nguyên nhân chính là sự thay đổi khẩu vị của khán giả, kỷ nguyên của Cary Grant đã qua đi. Ông bắt đầu con đường kinh doanh, và khá hiệu quả với công ty mỹ phẩm Faberge. Năm 1970, Grant, người chưa bao giờ được nhận giải Oscar, đã được nhận giải thưởng đặc biệt của Viện Hàn lâm điện ảnh Hoa Kỳ dành cho những cống hiến hết mình của ông trong lĩnh vực điện ảnh. Là một người dè dặt trong các cuộc phỏng vấn, không thích viết tự truyện về mình, Cary đã làm nhiều người ngạc nhiên về những buổi nói chuyện về sự nghiệp của ông trên khắp nước Mỹ. Ông qua đời vào một buổi tối tại Davenport, bang Iwoa.
    Giống như một số diễn viên khác, ông có tới 5 người vợ, nhưng chỉ có một cô con gái. Jennifer Grant, con gái ông hiện nay cũng đang nối nghiệp cha tại Holywood.
    Một phóng viên nói với ông : "Tất cả mọi người đều muốn trở thành Cary Grant"; và ông trả lời : "Tôi cũng vậy"
    Hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời
    You are the answer to my lonely prayer
    Được sskkb sửa chữa / chuyển vào 02:29 ngày 19/07/2002
  7. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    James Stewart - đừng nhầm với James Steward nhé
    Sinh ngày 20-5-1908, thời trai trẻ, Stewart muốn trở thành một kiến trúc sư và ông đã suýt trở thành nếu như ông không nghe theo lời dụ dỗ của bạn bè. Năm 1932, một người bạn cùng lớp là Joshua Logan đã mời ông tham gia vào nhóm diễn viên của trường ĐH mới được thành lập ở Massachusetts. Đây là nơi ông đã gặp Henry Fonda - người sau này trở thành một người bạn rất thân của ông - và Margaret Sullavan, một người bạn khác. Khi Holywood chào mời ông vào năm 1935, ông đã là một người có nhiều kinh nghiệm trên sân khấu. Bộ phim đầu tiên ông có mặt là một bộ phim ngắn của hang MGM, Important News. Sau bộ phim truyện đầu tiên, The Murder Man, ông ký hợp đồng với MGM và nhận được vai ... phụ của rất nhiều bộ phim sau đó như Wife vs. Secretary, Small Town Girl, The Gorgeous Hussy, Rose Marie và After the Thin Man.
    Sau hàng loạt vai phụ, cuối cùng ông cũng đã được nhận vai chính, trong phim Speed (năm 1936) và Born to Dance (năm 1936). Trong bộ phim Born to Dance, ông đã đọc bài thơ "Easy to Love" với một chất giọng rụt rè mà vô cùng quyến rũ. Sự nghiệp của Stewart bắt đầu mở rộng từ đó. Năm 1938, Stewart, Jean Arthur và Lionel Barrymore đã diễn xuất tuyệt vời trong phim You Can't Take It With You, bộ phim đoạt giải Oscar cho phim hay nhất năm đó. Đạo diễn bộ phim Frank Capra đã nhận ra trong sự rụt rè của Stewart là một hình mẫu lý tưởng cho các phim sau này của ông.
    Năm 1939, trong vai một thượng nghị sĩ trẻ trong phim Mr. Smith Goes to Washington - một bộ phim mà đã vét sạch vé ở các rạp chiếu phim, Stewart đã nhận được đề cử giải Oscar đầu tiên của mình. Cũng năm đó, ông đã rất thành công với vai một cảnh sát trưởng trong phim Destry Rides Again; vai một nhân vật hài hước, lập dị trong phim It's a Wonderful World. Trong năm 1940, ông lại thành công liên tiếp với hai bộ phim diễn cùng Margaret Sullavan là The Shop Around the Corner và The Mortal Storm trước khi giành được giải Oscar trong bộ phim nổi tiếng The Philadelphia Story với vai một phóng viên nói nhanh như súng máy.
    Những bộ phim của Stewart năm 1941 lại gây thất vọng cho khán giả. Come Live With Me, Pot o' Gold và Ziegfeld Girl khiến người ta tự hỏi không biết Stewart của The Philadelphia Story biến đi đâu mất rồi. Nếu chiến tranh thế giới lần thứ 2 không xảy ra, người ta không biết điều gì sẽ đến với sự nghiệp của Stewart. Stewart gia nhập quân đội, vào lực lượng không quân và đã lên đến chức đại tá.
    Trở lại Hollywood năm 1946, Stewart lại hợp tác với đạo diễn Frank Capra trong phim It's a Wonderful Life. Bộ phim, ngay lập tức trở thành một tác phẩm kinh điển, đã mang lại cho ông một đề cử giải Oscar nữa. Không còn là một Stewart rụt rè hay nói lắp, ông đã thử sức mình ở nhiều thể loại phim khác nhau với một phong cách hết sức tự nhiên. Những bộ phim thành công của ông thời kỳ hậu thế chiến thứ 2 có Call Northside (năm 1948), Rope (năm 1948 - một bộ phim kinh dị của đạo diễn Alfred Hitch****), The Stratton Story (năm 1949)
    Trong những năm 50, Stewart tham gia đóng phim cowboy miền viễn tây và ông đã khá thành công với một số phim như Winchester '73 (năm 1950), Broken Arrow (năm 1950), Bend of the River (năm 1952), Thunder Bay(năm 1953), The Naked Spur (năm 1953 - được đánh giá là bộ phim thành công nhất của ông trong thể loại này), The Far Country (năm 1955) và The Man From Laramie (năm 1955). Nhưng thể loại phim viễn tây không phải là thể loại thành công nhất của Stewart trong những năm 50. Ba bộ phim của Alfred Hitch**** gồm Rear Window (năm 1954), The Man Who Knew Too Much (năm 1956) và Vertigo (năm 1958) mới thực sự là những tác phẩm để đời của Stewart. Những bộ phim khác như The Greatest Show on Earth (năm 1952) và The Glenn Miller Story (năm 1954) cũng không chịu thua kém và giành được sự hưởng ứng của khán giả. Stewart đánh dấu một thập kỷ đầy thành công với bộ phim Anatomy of a Murder (năm 1959), bộ phim đã mang lại cho ông thêm một đề cử giải Oscar.
    Năm 1962, với Stewart trong vai một luật sư thiếu kinh nghiệm, bộ phim viễn tây The Man Who Shot Liberty Valance của đạo diễn John Ford đã trở thành một tác phẩm xuất sắc thuộc thể loại cowboy. Nhưng sau đó, hàng loạt phim do Stewart đóng đã bị rơi vào quên lãng vì quá tẻ nhạt, tầm thường, nội dung đơn điệu : Mr. Hobbs Takes a Vacation (năm 1962), Take Her, She's Mine (năm 1963), Cheyenne Autumn (năm 1964, một bộ phim chẳng có nội dung gì cả), Shenandoah (năm 1965), The Rare Breed (năm 1966), Firecreek (năm 1968), Bandolero! (năm 1968), và trong những năm 70 là The Cheyenne Social Club (năm 1970), Fools' Parade (năm 1971), Airport '77 (năm 1977), The Big Sleep và The Magic of Lassie (đều trong năm 1978). Chỉ có 2 bộ phim được xem là ngoại lệ là Flight of the Phoenix (năm 1966 - Stewart trong vai một phi công đã cứu sống những hành khách của anh ta sau khi máy bay gặp tai nạn ở Ả rập) và The Shootist (năm 1976 - một vai phụ khá thú vị của Stewart)
    Qua đời vào ngày 2-7-1997 vì một cục máu nghẽn ở phổi, James Stewart đã để lại cho những người yêu thích điện ảnh một sự thương tiếc vô cùng. Không giống như những ngôi sao khác của Holywood, Stewart là một người chồng chung thuỷ với 1 người vợ duy nhất, Gloria Hatrick McLean, người đã chung sống với ông trong 45 năm. Ông đã được nhận giải thưởng về sự nghiệp cống hiến cho điện ảnh của học viện điện ảnh Mỹ năm 1980.
    Hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời
    You are the answer to my lonely prayer
    Được sskkb sửa chữa / chuyển vào 02:30 ngày 19/07/2002
  8. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Bette Davis - tên đầy đủ là Ruth Elizabeth Davis
    Ruth Elizabeth Davis sinh ngày 4 tháng 5 năm 1908 tại Lowell, Massachusettes. Ngay từ khi còn nhỏ, cô đã mong muốn được trở thành diễn viên. Cô thi vào trường đào tạo diễn viên John Myrray Anderson và nhanh chóng trở thành một học sinh xuất sắc. Cô tham gia vào một số vở kịch tại Broadway và được hãng Universal thuê. Sau một số bộ phim năm 1931, cô bị đánh giá là không gây được ấn tượng, không có năng khiếu trở thành một ngôi sao. Năm 1932, cô ký bản hợp đồng dài hạn với hãng Warner Brothers. Sau bộ phim The Man Who Played God, cô trở nên nổi tiếng với tài năng của mình. Năm 1934, hãng RKO thuê Davis cho bộ phim Of Human Bondage và cô lại thành công với bộ phim này.
    Sau khi đoạt một giải Oscar dành cho nữ diễn viên xuất sắc nhất trong phim Dangerous năm 1935, cô đòi huỷ hợp đồng với Warner vì cô cảm thấy cô không được nhận những vai diễn xứng đáng với một diễn viên đã đoạt giải Oscar. Tuy thất bại trong việc kiện cáo, nhưng dường như điều đó đã làm cho vai diễn của cô được cải thiện một cách bất ngờ. Cô đã 5 lần được đề cử giải Oscar dành cho diễn viên nữ xuất sắc nhất liên tục trong 5 năm liền. Đó là những phim Jezebel (năm 1938 - với bộ phim này, cô đã dành được giải Oscar lần thứ 2), Dark Victory (năm 1939), The Letter (năm 1940), The Little Foxes (năm 1941), Now, Voyager (năm 1942) , và cuối cùng, một đề cử nữa vào năm 1944 cho vai diễn Fanny Trellis Skeffington trong phim Mr. Skeffington.

    Trong thập niên 40, Davis có rất nhiều phim được khán giả hoan nghênh. Nhưng có một điều đáng buồn là dường như cứ phim sau lại không hay bằng phim trước. Sau một số phim không gây được ấn tượng vào cuối thập kỷ, năm 1949, hợp đồng của Davis và Warner Brothers chấm dứt. Năm 1950, Davis vào vai Margo Channing trong phim All About Eve thay thế diễn viên Claudette Colbert đang bị ốm. Đó là một sự trở lại gây bất ngờ, cô nhận được đề cử giải Oscar dành cho nữ diễn viên xuất sắc nhất trong phim này. Nhưng sự nghiệp của cô đã dường như đã chững lại ở đó. Cô chỉ nhận thêm một đề cử Oscar nữa trong phim What Ever Happened to Baby, Jane ? (năm 1962). Năm 1977, cô nhận được giải thưởng vì sự cống hiến sự nghiệp cả cuộc đời cho điện ảnh của AFI (American Film Institute)
    Tuy thành công trên màn ảnh, Davis lại có một cuộc sống gia đình không được êm ấm với 4 cuộc hôn nhân kém hạnh phúc. Người chồng cuối cùng, diễn viên Gary Merrill (1950-60), là bạn diễn của cô trong phim All About Eve. Cô qua đời ngày 6 tháng 10 năm 1989 tại Pháp vì bệnh ung thư - và rất nhiều người hâm mộ đã không thể tin vào điều đó.
    Trên mộ cô có dòng chữ "She did it the hard way" (bà con tự dịch nhá)
    You are the answer to my lonely prayer
    Được sskkb sửa chữa / chuyển vào 01:23 ngày 23/07/2002
  9. gacoi

    gacoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2002
    Bài viết:
    3.411
    Đã được thích:
    0
    ---------Chú Sean lần sau viết cái gì đều paste vào cho MFC 1 cái nhé -------
    Cách đây đúng 73 nãm dài,trong những ngày đầu hè nóng nực ở nước Bỉ xa xôi,chúa đã tạo ra cho thế gian một thiên thần mới đẹp nhất mà ngài đã từng tạo ra.Một thiên thần đã đi vào huyền thoại trong cái thế giới trần tục này đây.Xuất hiện với dáng dấp và dung mạo thanh tú,có một cãp mãt nai to tròn,cái cổ cao ba ngấn và một cãp đùi thon dài,nàng mới đẹp làm sao.Một vẻ đẹp thanh cao,bí ẩn và đầy mầu sãc của một thiên thần.Bí ẩn còn hơn cả Ingrid Berman,Grace Kelly và ngay cả Katherine Hepburn,những người đồng nghiệp cùng thời với nàng.
    Thiên thần của chúa bước chân vào lĩnh vực điện ảnh và ngay lập tức nàng làm cho nó đảo lộn hết cả.Cái dáng cao dong dỏng của nàng xuất hiện trên màn ảnh giống như một vầng trãng tròn toả sáng trong đêm dài lạnh lẽo vậy.Sự nghiệp của nàng vụt toả sáng khi nàng có dịp "Nghỉ Hè Ở Roma".Trong vai cô công chúa vì quá mệt mỏi với cuộc sống gò bó đầy lễ nghi của cung đình nên nàng đã ngao du trong thủ đô Roma cổ kính,oai hùng và cũng đầy lãng mạn.Mở đầu "Roman Holliday" là cảnh phim rất sinh động:Nàng công chúa tụt chiếc giầy ra khỏi bàn chân và ngồi xuống ghế trong một buổi tiệc đãi khách tại Roma.Lộ ra phía dưới làn váy dài là một bàn chân dài thon thả đang quờ quạng tìm lại chiếc giầy,nhưng nó lại cứ trốn biệt đi đâu như muốn trêu ngươi nàng....
    Chỉ thế thôi cũng cũng đã nói lên tất cả về một thiên thần trong phim rồi.Với nụ cười trẻ trung và một thân vóc của một nàng tiên cá,vai diễn này của nàng đã trở thành bất tử cho thành Rome cổ kính và cho cả thế giới sau này
    Thiên thần bé nhỏ đó là ai?câu trả lời là Anne trong "Roman Holliday",là Sabrina trong bộ phim cùng tên.Còn gì nữa không?còn chứ, tất nhiên rồi,là Holly kiều diễm trong Breakfast at Tiffany's,rồi Eliza của My Fair lady.Từng đó đã đủ chưa nhỉ?hừm quá đủ để đưa nàng vào huyền thoại rồi.Giải Oscar cho vai chính xuất sãc nhất trong Roman Holliday,cùng 4 đề cử sau này cũng chỉ là mang tính hình thức để ghi nhận công lao của nàng mà thôi,nó dường như quá phù phiếm đối với một thiên thần trên bầu trời xanh thãm thảm kia.Rồi bất chợt nàng bay qua thế giới thời trang,và cũng để lại dấu ấn của mình tại đó.Khi nàng mãc chiếc áo thun đen là ngay lập tức nó trở thành Mode,khi nàng mãc chiếc váy chéo thớ thì các chị các cô đua nhau mãc giống theo.
    Suốt 40 nãm trời dài trong sự nghiệp của mình khổ người của nàng vẫn không hề thay đổi phong cách của nàng cũng không bao giờ cũ cả,nàng được cả nam lẫn nữ yêu mến xiết bao.Một huyền thoại mảnh mai,với kiểu đầu cãt ngãn đã ra đời như thế đó.
    Rồi vào cái ngày đầu nãm 1993 lạnh giá đó, cũng chính chúa đã mang thiên thần đi khỏi cái thế giới trần tục này.Sau bao nãm xuất hiện nàng đã mang lại cho chúng ta những niềm hạnh phúc lớn lao,cống hiến cho nền điện ảnh thế giới hết sức mình,chúa đã mang đi khỏi thành Roma một thiên thần,một thiên thần đã trở thành huyền thoại và tồn tại mãi mãi trên bầu trời bao la...
    Con te partiro
    Paesi che non ho mai
    veduto e vissuto con te,
    adesso si li vivro'
    Con te partiro'
    su navi per mari...
    Anh sẽ đi cùng em,đi tới "Roma" nơi anh chưa từng nhìn thấy, sẽ chia sẽ cùng em.Và bây giờ anh sẽ trải qua chúng,anh sẽ đi cùng em,trên con tầu lướt sóng ra biển cả bao la...
    ----------------------------------------------------------------------------------------------
    Chắc các bạn cũng đã biết đc diễn viên mà Sean muốn nói đến là ai rồi phải không , diễn viên mà em rất thích , mấy bộ phim của cô ở HN này còn ít quá
    Nhấn vào đây nè
    Được gacoi sửa chữa / chuyển vào 23:34 ngày 24/07/2002
    Được gacoi sửa chữa / chuyển vào 23:35 ngày 24/07/2002
  10. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Ừm, mình vừa định post một bài về cô công chúa này, gacoi đưa rồi thì mình xin góp một ít ảnh vậy.
    Một cảnh trong phim Roman Holiday
    Một cảnh trong phim Nun's Story
    hic hic, quả này quá xinh

    còn mấy quả nữa nhưng mà sợ up lên nặng quá bà con kêu, thôi để dịp khác vậy
    Hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời
    You are the answer to my lonely prayer

Chia sẻ trang này