1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

50 diễn viên vĩ đại nhất của thế kỷ: Vivien Leigh (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi sskkb, 09/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Greta Garbo
    Greta Garbo được xem như là 1 định nghĩa nổi tiếng nhất cho từ "ngôi sao". Cô có lẽ đã là người phụ nữ xinh đẹp nhất trên mản ảnh mà chỉ có Elizabeth Taylor mới có thể sánh cùng. Trong tất cả các khung hình trên phim, dù đó là phim câm hay phim tiếng, cô đều toả sáng. Tính cách bí hiểm của cô cũng làm cô trở nên vô cùng quyến rũ và càng thêm bội phần gợi cảm.


    Cô sinh ra tại Stockholm, Thuỵ Điển vào ngày 18 tháng 9 năm 1905. Tên thật của cô là Greta Louisa Gustafsson. Trong khi làm việc tại một cửa hàng bách hoá, cô đã xuất hiện trong 1 bộ phim quảng cáo cho cửa hàng là How Not To Dress. Sau đó, cô được mời đóng thêm 1 số phim quảng cáo khác và nhận được 1 học bổng tại trường Royal Dramatic Theatre. Tại đây, cô được Maurice Stiller, một trong những đạo diễn xuất sắc của Thuỵ Điển để ý. Ông đưa cô vào bộ phim Gosta Berling's Saga và đã làm tất cả giới phê bình phim của châu Âu phải chú ý.
    Đạo diễn Stiller trở thành người cố vấn và người yêu của Greta, lăng xê hình ảnh của cô và đổi tên cô thành Garbo. Năm 1925, cô vào vai nữ chính trong 1 bộ phim Đức, The Joyless Street của đạo diễn G. W. Pabst trước khi tới Hollywood cùng với Stiller. Hãng Metro Goldwyn Mayer thuê đạo diễn người Thuỵ Điển nhưng ông chỉ đồng ý sang nếu có Greta đi cùng. Tuy không ấn tượng lắm với Greta, Louie B. Mayer, chủ tịch của MGM vẫn phải đồng ý. Cô được đặt một ít niềm tin vào vai nữ chính trong phim The Torrent (1926) cùng với Ricardo Cortez. Ngay lập tức, cả xưởng phim đã phải kinh ngạc về khả năng diễn xuất của Greta và MGM nhận ra họ đang có trong tay một cái máy in tiền vô giá.

    Trong khi Greta toả sáng thì Stiller lại chìm xuống. Được chỉ định làm đạo diễn bộ phim tiếp theo của cô, The Temptress, ông đã có những bất đồng cãi vã liên tục với ban lãnh đạo của MGM và bị thay thế bởi Fred Niblo. Bộ phim chỉ mang tính nghệ thuật ở mức trung bình, nhưng sự gợi cảm của Greta đã hấp dẫn người xem và làm cho bộ phim trở nên ăn khách. Với John Gilbert trong 2 bộ phim tiếp theo, Flesh and the Devil Love cùng sản xuất năm 1927, Greta chứng tỏ rằng mình đã thực sự trở thành một siêu sao màn bạc. Mặc dù các hẵng phim khác đổ xô sang châu Âu để tìm kiếm những cô gái xinh đẹp về để cạnh tranh nhưng khán giả nước Mỹ chỉ còn biết đến Greta, khắp nơi đều chiếu phim của Greta.
    (cảnh trong phim Flesh and the Devil)
    Cô tiếp tục xuất hiện trong những bộ phim câm thành công tiếp theo như The Divine Woman, The Mysterious Lady, A Woman of Affairs, Wild Orchids, The Single StandardThe Kiss. Vai diễn của cô, trong trắng hay nhơ bẩn, xa lạ hay thân thiện, sôi nổi hay kín đáo .... tất cả đều không quan trọng. Đơn giản là khán giả chỉ muốn xem những bộ phim có Greta diễn xuất.
    Thế rồi thời kỳ của phim có tiếng nói đã tới. Với cái giọng khàn khàn kiểu Thuỵ Điển, người ta lo lắng rằng sự nghiệp của cô sẽ đi xuống giống như đồng nghiệp của cô, John Gilbert, một ngôi sao phim câm. Với bộ phim tiếng đầu tiên của Greta, MGM chỉ quảng cáo "Garbo Talks". Nhưng sự sợ hãi của mọi người biến mất sau thành công của bộ phim Anna Karenina (1935) và Camille (1937). Đó là 2 bộ phim xuất sắc nhất của cô trong thời kỳ đóng phim có tiếng. Mặc dù không thành công như thời kỳ phim câm, Greta vẫn đặc biệt được khán giả yêu thích. Nhưng sự xa lánh và cuộc sống kín đáo đã đưa cô ra ngoài sự hâm mộ của công chúng. Sau 2 năm vắng bóng khỏi phim trường, Greta trở lại với một phim hài, thể loại mà cô chưa từng thử sức. Ninotchka (1939) của đạo diễn Ernst Lubitsch đã được quảng cáo hệt như Anna Karenina, "Garbo Laughs!". Tuy khá thành công, bộ phim cũng không thể vực lại một hình ảnh Greta quyến rũ và đam mê thuở trước. Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bắt đầu cùng với sự ra mắt bộ phim hài thứ 2 của cô, Two-Faced Woman. Nhưng đó là 1 thảm hoạ, bộ phim đã bị chỉ trích rất nhiều về tính nhân đạo mà MGM tạo ra trong phim. Rút kinh nghiệm, Greta xem xét kịch bản của những bộ phim khác rất cẩn thận. Nhưng không có cái nào được như mong muốn và ý định toả sáng trở lại của cô đã ngày càng xa vời. Cô đã quyết định không tiếp tục đóng phim nữa mặc dù nhận được rất nhiều lời mời của các đạo diễn nổi tiếng.

    (nhân sư Garbo)
    Vào phần còn lại của cuộc đời, cô sống cách biệt với thế giới trong ngôi biệt thự sang trọng của mình tại New York. Thỉnh thoảng cô đi nghỉ mát ở Thuỵ Sĩ, Pháp hay Italy nhưng đều tránh xa sự chú ý của công chúng. Người phụ nữ với những xúc cảm tình yêu cuồng nhiệt, từng có mặt trên tất cả các tạp chí của người yêu điện ảnh đã không một lần lập gia đình. Thật là kỳ lạ, với rất nhiều lần được đề cử nhưng chưa bao giờ cô nhận được một giải Oscar nào. Năm 1954, Greta được nhận giải Oscar đặc biệt cho sự nghiệp điện ảnh thành công với những cống hiến không thể nào quên.
    ~~~~~~~~~~~~~
    To really live, you must almost die ...
    [​IMG]
    Nothing's gonna change my lies for you
  2. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Henry Fonda
    Lớn lên tại Omaha, là con trai của một thợ in, Fonda đã nuôi ý định trở thành một nhà báo và kết quả là ông đã trở thành sinh viên báo chí tại trường đại học Minnesota. Ông nhanh chóng bỏ học sau 2 năm để đi làm, và ngay sau đó ông bắt đầu quan tâm tới nghệ thuật sân khấu. Ông cũng đã bỏ công việc văn phòng để làm việc tại Omaha Community Playhouse (chắc là nhà văn hoá xã Omaha). Năm 1928, ông gia nhập vào nhóm diễn viên sân khấu của trường ĐH, nơi mà sau này đã có rất nhiều người trở thành ngôi sao sân khấu như Joshua Logan, Mildred Natwick, Margaret Sullavan, và sau đó là James Stewart. Ông cùng với nhóm biểu diễn tròng vòng vài năm, làm đám cưới với Sullavan năm 1931 và li dị 2 năm sau đó. Năm 1934, Fonda tới Broadway, và sau vai diễn đầu tiên khá thành công với vai anh nông dân Romeo trong vở kịch "The Farmer takes a wife" , ông được mời tới Hollywood để chuyển lại vở kịch đó sang phim cùng với Janet Gaynor. Cái dáng cao gầy, giọng nói nhẹ nhàng của Fonda đã để lại ấn tượng rất lớn cho công chúng. Ông vào vai thanh niên nông thôn trong một số bộ phim tiếp theo như Way Down East (1935), The Trail of the lonesome pine (1936 - bộ phim màu đầu tiên của ông) hay Slim (1937). Nhưng ông không nhiệt tình lắm với những vai diễn kiểu nông thôn như vậy, và đã rất hăng hái trong việc thử những vai diễn khác.
    Sự nghiệp của Fonda bắt đầu nổi lên sau 2 năm làm việc với hãng phim 20th Century-Fox. Đạo diễn John Ford là người đã có công rất lớn trong việc đẩy nhanh sự nghiệp của Fonda. Bắt đầu với vai diễn chính trong phim Drums along the Mohawk, bộ phim bắt đầu kỷ nguyên của phim màu, rồi tiếp đến là vai Abraham Lincoln trong phim Young Mr. Lincoln, một vai diễn thử thách thực sự, và cuối cùng là vai anh nông dân di cư Tom Joad trong phim The Grapes of Wrath (năm 1940). Tom Joad là một vai diễn hoàn hảo mà Fonda đã thực sự mô tả được tính cách một người dân Mỹ : mạnh mẽ nhưng lịch thiệp, thực dụng nhưng lạc quan, độc lập nhưng hoà đồng ... Ông đã được đề cử giải Oscar cho diễn xuất tuyệt vời đó, nhưng thật kinh ngạc, Jimmy Stewart, người bạn thân nhất của ông, đã giành được giải diễn viên xuất sắc với bộ phim The Philadelphia Story.

    (trong phim The Grapes of Wrath)
    Ngoài sự nghiệp phim ảnh, Fonda còn rất nổi tiếng trong những bộ phim truyền hình với The Deputy (1959-61) hay The Smith Family (1971-72), và là khách mời của hàng tá chương trình khác. Thường xuyên xuất hiện với những vai diễn hài hước, ai có thể nghĩ rằng ông đóng được những vai gian ác. Và một sự thay đổi bất ngờ, trong khuôn mặt lạnh lùng của một kẻ giết thuê, Fonda đã vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp cùng với bộ phim Once Upon a Time in the West (1968). Thập kỷ 70 trôi qua với rất nhiều bộ phim đáng nhớ của ông như Midway, Rollercoaster, The Swam, City on Fire và nổi bật nhất trong số đó là The Red Pony (1973) và Gideon's Trumpet (1980). Tới năm 1981, ông đã từ giã sự nghiệp điện ảnh của mình với giải Oscar dành cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong phim On Golden Pond.
    "Trung thực" và "hoàn thiện" là những từ mà bạn bè và đồng nghiệp của Henry Fonda vẫn nói về ông với một sự kính trọng và lòng ngưỡng mộ. Ông đã mang những phẩm chất tốt đẹp đó vào những vai diễn của mình, và khán giả đã cảm nhận được điều đó trong con người của Fonda. Và ông, với rất nhiều vai diễn quan trọng, đã trở thành 1 trong những diễn viên đáng tin cậy (most believable) của Hollywood.
    (Katharine Hepburn, Henry Fonda và Jane Fonda trong On Golden Pond)
    ~~~~~~~~~~~~~
    To really live, you must almost die ...
    [​IMG]
    Nothing's gonna change my lies for you
  3. 1inbox

    1inbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    mình chấm :
    nam là charlie chaplin
    nữ là một trong hai : marylin monroe hoặc alizabeth taylor.
    am ur inbox
  4. Orge

    Orge Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2003
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Mình bầu cho Marlon Brando về phía nam giới và Audrey Hepburn phía nữ giới .Hôm nọi mới xem được phim Sabrina của diễn viên này ,lập tức mê ngay,hihi.
  5. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    Huhu, buồn quá vậy là ngôi sao nữ xuất sắc nhất qua mọi thời đại đã qua đời rồi (do AFI bầu chọn). Quả thật bà xứng đáng với danh hiệu này, kỷ lục 4 giải Oscar cơ mà. Mới xem được một bộ phim của bà là African Queen thôi, nhưng mà khuôn mặt xương xương và cương nghị của bà đã cuốn hút lắm rồi.
    Note: bài của sskkb tui chuyển vô đây cho nó hợp và để đẩy Topic hay này lên. Bác nhớ viết tiếp thêm mấy diễn viên nữa đi để làm database
    Cinema Paradiso
  6. LordOfSnake

    LordOfSnake Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/05/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Hic, chang ai biet gi ve Charlton Heston, diễn viên vĩ đại với những vai anh hùng, nhân vật chính của bộ film đoạt nhiều giải Oscar nhất. Vậy mà ko có tên
    Doi khi phai dien mot chut
  7. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Phải chăng đó là người đóng vai Ben-Hur, El-Cid ?
    Thay vì nói vài câu chê trách như thế này, tại sao bạn không viết một bài giới thiệu về diễn viên đó luôn có phải tốt hơn không ?
    ~~~~~~~~~~~~~
    To really live, you must almost die ...
    [​IMG]
    Được sskkb sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 30/02/2005
  8. lamthanh_hn

    lamthanh_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    Một vài "nhặt nhạnh" liên quan đến danh sách 50 diễn viên vĩ đại nhất thế kỷ 20 của Viện Điện ảnh Hoa Kỳ AFI:
    1. Trong số 50 huyền thoại điện ảnh đó, Lillian Gish là người có sự nghiệp kéo dài nhất: 75 năm. Phim đầu tiên của bà là An Unseen Enemy năm 1912; còn phim mới nhất là The Whale of August năm 1987.
    2. Các ngôi sao nam còn sống: Marlon Brando, Kirk DouglasSidney Poitier.
    Còn số này phía các ngôi sao nữ là 4: Elizabeth Taylor, Shirley Temple, Lauren BacallSophia Loren.
    Trong năm 2003 chúng ta đã phải vĩnh biệt 02 ngôi sao Gregory PeckKatharine Hepburn - một mất mát lớn đối với điện ảnh thế giới.
    3. Có những ngôi sao dưới đây đã từng đóng cặp với nhau:
    Katherine HepburnSpencer Tracy
    Humphrey BogartLauren Bacall
    Fred AstaireGinger Rogers
    Clark GableCarole Lombard
    4. Có 12 ngôi sao đã tham gia đóng cả phim câm và phim tiếng là: Joan Crawford, Barbara Stanwyck, Lillian Gish, Carole Lombard, Mary Pickford, Clark Gable, Charlie Chaplin, Gary Cooper, John Wayne, the Marx Brothers, Buster Keaton and Edward G. Robinson.
    5. 13 ngôi sao không phải là người Mỹ bao gồm: Audrey Hepburn - Bỉ; Elizabeth Taylor - Anh; Ingrid Bergman - Thuỵ điển; Greta Garbo - Thuỵ điển; Marlene Dietrich - Đức; Claudette Colbert - Pháp; Vivian Leigh - Anh; Sophia Loren - Italia; Mary Pickford - Canada; Cary Grant - Anh; Charlie Chaplin - Anh; Laurence Olivier - Anh và Edward G. Robinson là người Rumani.
    6. TALES OF MANHATTAN (1942) là bộ phim có sự tham gia đông đảo nhất của các huyền thoại điện ảnh: Henry Fonda, Ginger Rogers, Rita HayworthEdward G. Robinson.
    Phim ngắn SLIPPERY PEARLS (còn có tên là STOLEN JOOLS) năm 1931 hội tụ 5 ngôi sao là Joan Crawford, Barbara Stanwyck, Gary Cooper, Buster KeatonEdward G. Robinson.
    In your heart you wonder
    Which of these is true:
    The road that leads to nowhere
    The road that leads to you
    Được lamthanh_hn sửa chữa / chuyển vào 12:41 ngày 09/07/2003
  9. Road_To_Heaven

    Road_To_Heaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Grace Kelly (12/11/1929 - 14/12/1982)​
    Nàng có 1 số mệnh đặc biệt , 1 hào quang của ngôi sao, 1 bà hoàng hậu uy nghi, 1 người mẹ hoàn hảo. Những ưu điều từng được cả thế giới cả ngợi . Nhưng sau những cánh cổng vàng son ấy, cuộc sống thực sự của nàng ra sao? Những phát hiện sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tấm màn bí mật bấy lâu được phủ quanh cuộc đời nữ diễn viên tài sắc nhưng bạc mệnh: Grace Kelly.
    Ngày 19/04-1956, nữ công dân Mỹ Grace Patricia Kelly kết hôn cùng ông hoàng Rainier III của công quốc Monaco. Từ đó, nàng 3 lần mang tước hiệu công tước, 6 lần mang bá tước, 4 lần nam tước, 3 lần nam tước chưa kể đến những danh vị bà hoàng hậu của Chateau Porcien, phu nhân Saint Remy và Isenheim ...
    Thời kỳ này, "Vơ-đét" của các studio Metro-Goldwyn - Mayer mới có 26 tuổi. Đạo diễn "phù thuỷ" Alfred Hitch**** hoàn toàn điên đảo vì thần tượng mới Grace Kelly của ông. Trong 1 cuộc hội thảo báo chí tổ chức trước hôn lễ của nàng vài giờ, Kelly đã trả lời câu hỏi của các nhà báo về cảm tưởng của nàng như sau: "Các câu chuyện thần tiên đều kể những điều tưởng tượng. Còn tôi, tôi là 1 chủ thể sống. Tôi hiện hữu. Nếu 1 ngày nào đó, người ta kể lại cuộc đời làm vợ thực sự của tôi, cuối cùng họ sẽ hiểu tôi là ai!". Tâm tình này đã được Bertrand Meyer Stanley lặp lại trong quyển La véritable Grace (NXB Pygmalion) với từng chi tiết nhỏ đã dựng nên hình tượng 1 Grace Kelly mà số phận nghiệt ngã đã mang nàng đi vĩnh viễn trên 1 con dốc vào ngày 13/09/1982.
    Những vật trang sức đã đi vào huyền thoại
    _ Grace thích nhất chiếc vương miện có nạm 3 hòn ngọc rubis và 1 chiếc vòng tay vằng bạch kim dát kim cương.
    _ Mừng ngày thái tử Albert ra đời (14/03/1958), ông hoàng Raimer đã tặng bà mẹ trẻ 1 vòng nạm kim cương do Cartier tạo mẫu.
    _ Chiếc nhẫn mà Grace đeo khi đóng phim High Society là nhẫn đính hôn của nàng.
    _ Năm 1950, Grace có nhiệm vụ theo quốc vương Iran công du một tuần lễ tại New York. Bị nét duyên dáng của Grace chinh phục, nhà vua đã tặng nàng 1 hộp phấn trang điểm bằng vàng khối mà nắm hộp có nạm 32 viên kim cương thật to, 1 đồng hồ tay đính hạt trai và kim cương, 1 vật cài áo bằng vàng có dạng ***g chim, bên trong là 1 chú chim cũng vằng vàng. Trước ngày kết hôn cùng Rainier, Grace đã trả lại tất cả tặng vật trên cho vua Iran.
    Thói quen và những sự dị đoan
    _Tháng 1 năm 1957, Grace ra lệnh treo màn bằng tơ màu xanh ve khắp thư viện của cung điện vì nàng tin rằng màu xanh sẽ mang lại 1 cuộc đời hạnh phúc, giàu sang cho công chúa Caroline sắp chào đời.
    _Hoàng hậu có 1 cuốn sách ghi lại ngày sinh của tất cả những người quen mà ngày nào bà cũng rà lại để không quên sinh nhật người nào. Bà có thói quen chúc mừng sinh nhật bằng điện tín hay điện thoại. Bà còn tổ chức sinh nhật cho bầy chó cưng bằng bàn phủ khăn giấy, xương ống và thật nhiều quà đặt trên thảm cỏ.
    _Trong những lần xuất hiện chính thức trước công chúng, Grace rất sợ bị tấn công ở chỗ đông người và kín mít.
    _Grace không bao giờ chịu thụ động nhất là khi phải ngồi cho thợ làm tóc chăm sóc. Để không bỏ phí thời giờ bà luôn mang theo 1 món đồ để thêu.
    _Sinh ngày 12/11/1929, dưới chòm sao Hổ Cáp, Grace rất tin vào khoa Tử vi và thầy bói. Bà cũng hay dị đoan không bao giờ chịu nhận hoa cẩm chướng cũng như mời quan khách đến con số 13.
    _Bà thường sưu tập sách và đĩa về nền văn hoá Celte và tìm mua lại tất cả những ngôi nhà ở nông thôn của dòng họ tổ tiên gốc Ailen này.
    _Trong hoàng cung, những quyển niên giám điện thoai không bao giờ bị vứt vào sọt rác vì hoàng hậu thường giữ lại để ép hoa và cây cỏ khô cho bộ sưu tập của bà.
    Con cái: ưu tiên
    _Hoàng hậu luôn nuôi con bằng sữa mẹ. Với bà, không có gì quan trọng hơn tình cảm và sự âu yếm bà dành cho 3 con.
    _Mới lên 3, lên 4, thái tử Albert và công chúa Caroline đã được theo mẹ dự các buổi biểu diễn mốt hay xem triển lãm và được tha hồ vui chơi, sở mó và các vật. Grace luôn để cho các con được tự do bộ lộ niềm vui.
    Hôn nhân và đời tư
    _ Suốt 1 tuần lễ trước ngày cử hành hôn lễ (18 và 19/04/1956), hoàng hậu tương lại bị mất 6kg do cơn stress thật trần trọng.
    _Nội thất phòng tân hôn của Rainier và Grace do hoạ sĩ Toulouse Lautrec thiết kế theo kiểu 1900 rất được lòng cô dâu.
    _Trong hoàng cung, Grace dành 9 phòng đặc biệt cho khách, đặc biệt là bạn bè Hollywood. Bà còn cho xây 1 phòng chiếu phim tại các chuồng ngựa cũ. Máy chiếu phim do hãng MGM biếu.
    _Năm 1967, Grace sảy cái thai thứ tư trong 1 chuyến công du ở Montréal.
    _Bơi lặn, sưu tập xe hơi và động vật là thú tiêu khiển của Rainier nhưng trái lại, Grace không bao giờ mê nổi.
    _Tại Roc-Agel, nơi ở của gia đình Grimaldi trong nội địa, phòng tắm được treo đầy ảnh những phim mà Grace đã đóng.
    _Một trong hai nữ tuỳ tùng của Grace không ai khác hơn là mẹ của nữ diễn viên Fanny Ardant.
    _Như mọi thành viên của dòng họ Grimaldi, Grace không được phép lui tới những sòng bạc ở Monte Carlo nhưng nếu muốn, bà có thể chơi rulét trong hoàng cung. Danh ca Frank Sinatra đã tặng bà 1 sòng bài rulét nhân đám cưới của bà.
    Sở thích
    Nước hoa của Arpige của Lanvin, hoa hồng trắng và vàng (của Meiland) mang tên Grace, điệu nhảy Valse, nhạc của Bach, Haydn và tiểu thuyết của Thomas Hardy.
    Filmography
    Terror in the Aisles (1984) (archive footage) .... Frances Stevens
    Poppies Are Also Flowers (1966) (as Princess Grace) .... Host
    High Society (1956) .... Tracy Samantha Lord
    Swan, The (1956) .... Princess Alexandra
    To Catch a Thief (1955) .... Frances Stevens
    Bridges at Toko-Ri, The (1955) .... Nancy Brubaker
    Green Fire (1954) .... Catherine Knowland
    Country Girl, The (1954) .... Georgie Elgin
    Rear Window (1954) .... Lisa Carol Fremont
    Dial M for Murder (1954) .... Margot Mary Wendice
    Mogambo (1953) .... Linda Nordley
    High Noon (1952) .... Amy (Fowler) Kane
    Fourteen Hours (1951) .... Mrs. Fuller
    Road to heaven
  10. sskkb

    sskkb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Judy Garland - Hào quang và bi kịch
    Judy Garalnd, tên thật là Frances Ethel Gumm, đã bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình khi mới 3 tuổi. Khi cô và 2 người chị đang diễn trong vở kịch "Gumm Sisters Kiddie Act", ông bầu George Jessel đã đề nghị đổi tên cô thành Garland. Và chỉ vài năm sau, ông chủ hãng MGM là Louis B. Mayer đã kí hợp đồng với cô sau 1 buổi thử giọng. Khả năng làm rung động trái tim khán giả của cô được phát hiện sau khi cô hát bài "You Made Me Love You" với 1 tấm hình của Clark Gable trong bộ phim "Broadway Melody of 1938". Giọng hát đặc biệt, tính cách thật thà của cô đã gây ấn tượng lớn, và chỉ 1 năm sau, cô đã trở thành ngôi sao trong bộ phim kinh điển "The Wizard of Oz", mà nhờ đó cô dành được 1 giải Oscar đặc biệt dành cho diễn viên nhỏ tuổi xuất sắc nhất.
    Cảnh trong phim "The Wizard of Oz"
    Garland bắt đầu đóng cặp với ngôi sao nhí lúc đó là Mickey Rooney trong phim Thoroughbreds Don''t Cry (1937), sau đó họ cùng diễn xuất trong 1 loạt phim âm nhạc của MGM. Một số bộ phim đáng nhớ lúc đó là Babes in Arms (1939), Strike Up the Band (1940), Babes on Broadway (1941) và Girl Crazy (1943) - là những bộ phim mà 2 người đã mang vào đó những giọng hát ngọt ngào, quyến rũ chưa từng có trước đây. Năm 1942, cô là ngôi sao trong bộ phim For Me and My Gal, bộ phim đầu tiên có sự tham gia của nam diễn viên Gene Kelly.
    Tuy nhiên, sau màn bạc, mọi thứ lại không được ngọt ngào và rực rỡ như vậy. Giống như nhiều ngôi sao nhí khác, quan hệ với mẹ của Garland không được tốt, và thậm chí còn tồi tệ hơn, lịch làm việc kín đặc ở xưởng phim đã vắt kiệt sức lực của cô, khiến cô phải phụ thuộc vào thuốc kích thích và thuốc ngủ và nó đã theo cô suốt cả cuộc đời. Năm 1945, cô kết hôn với đạo diễn Vincente Minnelli và có một con gái là Liza - cô con gái đó đã trở thành nguyên nhân của rất nhiều vụ kiện cáo công khai, sự suy sụp tinh thần và không ít lần tự sát của Garland.
    Judy Garland (1941)
    Những năm cuối cùng của Garland trôi qua từ thất vọng này tới thất vọng khác : mất vai diễn, bất lực trước sự sa sút phong độ diễn xuất và nhiều thứ khác. Một tai nạn vì dùng thuốc ngủ quá liều đã mang cô đi vào một ngày tháng 6 năm 1969. Đám tang của Judy Garland diễn ra vào ngày 27 tháng 6 năm 1969 ở Manhattan tại nhà tang lễ Frank E. Campgell, nằm trên đại lộ Madison và phố 81. Đó là 1 ngày buồn cho nhân dân Mỹ và những người yêu điện ảnh toàn thế giới. Hơn 22 nghìn người đã xếp hàng đi viếng qua quan tài của Judy trong hơn 24 tiếng đồng hồ. Ray Bolger, bạn diễn với cô trong "Wizard of Oz" buồn bã giải thích với các nhà báo: "cô ấy đã thực sự bị kiệt sức"
    ~~~~~~~~~~~~~
    To really live, you must almost die ...
    [​IMG]
    Được sskkb sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 30/02/2005

Chia sẻ trang này