1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

50 năm ngày phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik-1 (4-10-1957))

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi dtdmos, 04/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Cái ông Gagarin này cũng là ngẫu nhiên thôi. Lúc đầu LX chỉ định phóng ông ấy từ Baikonour tới Kamchatka thôi! Nhưng sau do tên lửa trục trặc nên ông ấy mới bay vài vòng quanh trái đất rồi mới bay về!
    he he!
    Đọc cái bài của dtdmos ở đầu topic buồn cười vãi.....
  2. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Cái trạm Hoà Bình này bọn Pháp thuê Ngố làm lại y chang luôn, không sai một chi tiết nào hết, từ cái ốc vít cho đến hệ thống máy tính trong khoang với chữ nga và đồ đạc của Nga.
    Cái này không phải năm trong bảo tàng mà đó là một khu vui chơi dành cho trẻ con, gọi là Cité d''Espace.
    Hồi xửa xưa nhà em ở cách khu này tầm 500m, hay dẫn gái ra đi dạo ở đó phết.
  3. pikachu2k4

    pikachu2k4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    291
    Đã được thích:
    0
    Hê, hê, cả đống tên lửa Arian vật vưỡng của Châu âu cũng nằm ở đó đấy! Cũng chỉ là đồ cho trẻ con thôi nhỉ! Tên thì là như thế, thực chất là cái bảo tàng về công nghệ không gian còn gì!
  4. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Có rất nhiều phát kiến khoa học ra đời từ sự tình cờ. Newton tình cờ quả táo rơi vào đầu mới nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn (cũng may Newton không sống ở VN, chứ quả dừa mà rơi vào đầu thì cụ đi). Nói gì thì nói vai trò của Sputnik-1 trong lịch sử chinh phục vũ trụ của nhân loại là không thể phủ nhận. Không chỉ ở Nga mà ở Mỹ và trên toàn thế giới người yêu thích hàng không vũ trụ đều kỷ niệm ngày 4-10 cả
    Các bác có thể vào đây để nghe tiếng bíp bíp của Sputnik-1
    http://www.esnips.com/doc/8ae16482-004a-4967-8e65-43014efbe339/sputnik
  5. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    CLB Thiên văn học phóng tên lửa chào mừng 50 năm Sputnik và chuẩn bị cho World Space Week 2007, gần sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội ngày 30/9/2007
    http://thuvt.white.prohosting.com/20070930_Rocket_launch.htm
  6. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Tại triển lãm MAKS-2007 tháng 8 vừa qua Nga đã giới thiệu dự án "Hệ thống hàng không vũ trụ sử dụng cho nhiều mục đích" viết tắt là MAKS gồm 1 máy bay An-225 Mrya và 1 tàu chuyên chở với thùng nhiên liệu ngoài. Hệ thống này giúp hạ giá thành vận chuyển hàng lên quỹ đạo, phóng được từ nhiều hướng khác nhau, ít gây ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu không chứa các thành phần độc hại.... Hệ thống đang trong giai đoạn hoàn thiện. Các chuyên gia cho biết nếu nhận được khoản kinh phí 3,5 tỉ rúp thì dự án sẽ hoàn thành sau 5 năm nữa. Theo tính toán giá giá thành chuyên chở bằng hệ thống MAKS khoảng 1000 USD/ 1kg, so với giá cả hiện giờ 10 000-15 000 USD/ 1kg.
    MAKS sẽ trông giống như thế này

    [​IMG]
  7. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    À quên, bác nào biết tiếng Nga và quan tâm đến dự án chinh phục sao Hỏa của Nga có thể vào đây www.go2mars.ru
  8. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Mỹ đang có dự án xây dựng cả 1 thành phố nhỏ trên sao Hỏa để đưa người lên nghiên cứu. Các nhà du hành có thể làm việc liên tục 500-600 ngày trên hành tinh Đỏ, nghiên cứu, xây dựng cơ sở cho các chuyến thăm tiếp theo. Dự án này có thể tóm tắt như sau:
    Quỹ đạo tương đối của sao Hỏa và trái đất lặp lại theo 1 chu kỳ 15 năm. Trong 15 năm này có 7 thời điểm gọi là ?ocửa sổ phóng? giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí phóng. Như vậy thời gian giữa các lần phóng khoảng 26 tháng. Xác suất phóng thành công cho mỗi cửa sổ là 3 lần. Vì thế dự án chia thành các bước sau:
    - Bước 1: Lần mở cửa sổ thứ nhất, sẽ phóng 3 chuyến bay có nhiệm vụ ?orải ổ? :D, xây dựng cơ sở trên sao Hỏa. Các chuyến bay này sẽ vận chuyển 1 ?onhà máy? sản xuất ôxi và mêtan, dự trữ hidro lỏng, 1 nhà máy phát điện nguyên tử, phòng thí nghiệm, các xe tự hành, xe chuyên chở, các dụng cụ sửa chữa và cả 1 nhà ở.
    - Bước 2: Lần mở cửa sổ thứ 2 có nhiệm vụ đưa các nhà du hành đổ bộ lên sao Hỏa, xây dựng căn cứ cũng gồm 3 chuyến bay. Chuyến thứ nhất sẽ đưa lên quỹ đạo sao Hỏa 1 tàu vũ trụ phục vụ cho việc đưa các nhà du hành trở lại trái đất. Chuyến thứ 2 sẽ tiếp tục chuyên chở các thiết bị cần thiết. Chuyến thứ 3 sẽ đưa 1 phi hành đoàn gồm 6-7 người đổ bộ lên sao Hỏa vào vị trí căn cứ đã được chuẩn bị trước. Trong trường hợp đổ bộ không đúng vị trí, module chứa các nhà du hành sẽ đảm bảo lương thực và oxi đủ cho cuộc sống với điều kiện tối thiểu 600 ngày.
    Ngay sau khi đổ bộ, các nhà du hành sẽ bắt tay ngay vào việc mở rộng cơ sở, tiến hành các thí nghiệm theo chương trình định sẵn. Họ sẽ sống trong 1 module hình trụ 2 tầng, mỗi tầng cao khoảng 3m, rộng chừng 90 m2 thông với phòng thí nghiệm. Nguồn năng lượng chính là nhà máy điện nguyên tử công suất 160 kW nằm cách nơi ở 1 km nhằm mục đích an toàn. Các nhà máy khác sẽ điều chế ôxi, nước và mêtan từ khí quyển sao Hỏa và hidro lỏng mang theo làm nhiên liệu cho tàu trở về trái đất. Trung bình từ 1 tấn hidro sẽ giúp tạo ra 2 tấn mêtan và 4,5 tấn nước. 4,5 tấn nước sẽ điều chế được 4 tấn ôxi và 0,5 tấn hidro. Hidro sẽ lại được dùng vào quá trình điều chế nước. Ôxi còn có thể điều chế được từ CO2 có trong khí quyển sao Hỏa. Nitơ và Argon được lấy trực tiếp từ khí quyển và trộn với ôxi để làm khí thở cho các nhà du hành.
    - Bước 3: Trở về. Sau khoảng 16-18 tháng làm việc, các nhà du hành sẽ chuyển tất cả các máy móc sang chế độ chờ và sang module phóng để trở về Trái đất. Module này cần phải đạt tới vận tốc 5,6 km/s qua đó tiêu tốn 26 tấn nhiên liệu bay lên quỹ đạo sao Hỏa để lắp ghép với tàu trở về đang đợi sẵn từ bước 2 (tàu trở về này có thể đợi trên quỹ đạo tới 4 năm). Sau 180 ngày tàu sẽ về đến trái đất, module chứa các nhà du hành bung dù hạ cánh an toàn kết thúc chuyến thám hiểm.
    Các chuyến đổ bộ tiếp theo sẽ tiếp tục dựa trên cơ sở sẵn có từ lần trước và tiếp tục mở rộng căn cứ, xây dựng những thành phố có người ở trên sao Hỏa.
    Kế hoạch này rất thú vị và có thể thực hiện được có lẽ, trong 1 thời gian không xa. Chúng ta hãy chờ đến ngày hành tinh Đỏ bị loài người chinh phục.
    [​IMG]
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Những từ quốc tế Kosmos (vũ trụ) và Kosmonaut (nhà du hành VT) hình như xuất phát từ tiếng Nga
  10. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Cái na?y la?m em nhớ tới dự án "Căn cứ mặt trăng da?i hạn" - DLB hay co?n được biết đến với cái tên Zvesda, do GSKB SpetsMash cu?a Liên Xô đưa ra va?o năm 1962, va? tri?nh duyệt va?o năm... 1971 bơ?i Pavlovich Barmin. Đại loại dự án như thế na?y:
    - Thiết lập một căn cứ trên mặt trăng, ơ? đó có thê? chứ 9 phi ha?nh gia la?m việc. Nhiệm vụ chính cu?a căn cứ la? nghiên cứu khoa học va? khai thác Helium-3 vốn có nhiê?u ơ? mặt trăng va? chuyê?n vê? trái đất. Trên cơ sơ? tha?nh công na?y sef triê?n khai các căn cứ tương tự ơ? ha?nh tinh khác.
    - Căn cứ gô?m 9 modules, môfi cái có chiê?u da?i 4,5m khi vận chuyê?n, nhưng khi lắp đặt sef vươn da?i ra (như anten vậy) 8,6m va? diện tích sa?n đạt 22,2 mét vuông. 9 modules gô?m: module điê?u khiê?n, module thí nghiệm/kho, module sa?n xuất, trung tâm, y tế/phục hô?i, bếp/pho?ng ăn va? 03 modules ơ?. Năng lượng hạt nhân được sư? dụng cho ca? căn cứ.
    - Trước khi lắp căn cứ sef cho một phi thuyê?n không ngươ?i lái mang Lukhanod lên kha?o sát địa điê?m, khoan thăm do? v.v... Khi xác định OK thi? sef phóng các phi thuyê?n mang căn cứ lên lắp đúng va?o nơi Lukhanod đaf chọn va? phát tín hiệu định vị. Khi hoa?n chi?nh sef du?ng phi thuyê?n L3M (trong dự án N1) đê? đưa ngươ?i lên va? vê?.
    Túm lại la? một dự án hết sức hoa?ng tráng, nhưng đáng tiếc la? không thê? na?o thực hiện nô?i cho đến hôm nay [​IMG]. Câ?u trơ?i cho các dự án cu?a Myf có thê? chạy được đê? ước mơ chinh phục vuf trụ cu?a con ngươ?i tiến thêm một bước mới. (Co?n nếu không thi? biết đâu chư?ng 30 năm sau, con cu?a em nó sef lại đọc thấy một dự án cu?a ... La?o v/v thiết lập căn cứ ơ? sao ... Diêm Vương thi? nó sef viết trên forum ră?ng 30 năm trước ơ? Myf ....blah.... blah...... blah!)

Chia sẻ trang này