1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

54 dân Tộc Anh Em

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi dungsamtien, 01/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Dân tộc La Chí
    Tên gọi khác
    Cù Tê, La Quả
    Nhóm ngôn ngữ
    Ka đai
    Dân số
    8.000 người.
    Cư trú
    Cư trú chủ yếu ở huyện Xín Mần (Hà Giang), huyện Mường Khương và Bắc Hà (Lào Cai)
    Đặc điểm kinh tế
    Người La Chí làm ruộng bậc thang trồng lúa nước. Các gia đình thường nuôi trâu, ngựa, dê, lợn, gà, vịt, cá, nhưng theo nếp cũ thì không nuôi bò. Nghề dệt vải bông và nhuộm chàm của phụ nữ La Chí có truyền thống lâu đời.
    Tổ chức cộng đồng
    Mỗi dòng họ người La Chí có riêng trống và chiêng dùng vào việc cúng bái, có ông trưởng họ là người biết cúng. Con cái đều lấy theo họ cha.
    Hôn nhân gia đình
    Trong cưới xin, nhà trai phải nộp khoản "tiền công nuôi con gái"
    Văn hóa
    Người La Chí có nhiều truyện cổ, kể về ông tổ tiên của dân tộc là Hoàng Dìn Thùng, về Pủ Lô Tô sinh ra các giống các loài và dạy họ mọi phong tục tập quán, về sự xuất hiện các hiện tượng tự nhiên, v.v... Trai gái La Chí thường hát ni ca. Nhạc cụ có trống, chiêng, đàn tính 3 dây, đàn môi bằng lá cây... Dịp lễ hội thường tổ chức các trò chơi ném còn, đánh quay, đu quay, đu dây, v.v... nơi bãi rộng cho đông người tham gia.
    Nhà cửa
    Người La Chí đã sống định canh định cư thành từng bản. Mỗi gia đình có nhà sàn để ở và nhà đất liền kề để làm bếp. Nhà sàn gồm 3 gian, chỉ có một cầu thang lên xuống ở gần đầu hồi phía giáp nhà đất, bàn thờ tổ tiên đặt tại gian nhà sàn to nhất.
    Trang phục
    Trang phục của người La Chí đơn giản, không cầu kỳ. Đàn ông mặc áo 5 thân dài tới ngang bắp chân (ngày nay áo ngắn hơn), quần lá tọa, đầu quấn khăn. Phụ nữ mặc áo dài tứ thân, có dây thắt lưng, yếm, đội khăn dài, mặc quần hay váy tùy người. Đồ trang sức của nam chỉ có vòng tay, còn nữ có thêm vòng tai. Phụ nữ La Chí thường quen đeo địu qua trán, dù địu làm bằng vải hay đan bằng giang cũng vậy. Nam giới lại đeo gùi qua hai vai. sưu tầm
    [​IMG]
  2. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Dân tộc La Ha
    Tên gọi khác
    Xá Khắc, Phlắc, Khlá
    Nhóm ngôn ngữ
    Ka đai
    Dân số
    1.400 người.
    Cư trú
    Cư trú tại Sơn La và Lào Cai
    Đặc điểm kinh tế
    Dân tộc La Ha sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy theo lối du canh. Việc hái lượm rất quan trọng, thường xuyên hơn so với săn bắn và đánh cá. Ngày nay nhiều bản đã làm ruộng, biết đắp bờ chống xói mòn nương; có nơi đã biết dùng phân bón. Chăn nuôi có lợn, gà, nay có thêm trâu, bò dùng để cày kéo.
    Hôn nhân gia đình
    Trai gái La Ha được tự do tìm hiểu nhau, không bị cha mẹ ép buộc cưới gả, tuy nhiên việc cưới gả phải được cha mẹ ưng thuận. Để tỏ tình chàng trai phải đến nhà cô gái và dùng sáo, nhị, lời hát trước khi trò chuyện bình thường. Sau lễ dạm hỏi, nếu nhà gái không trả lại trầu do bà mối của nhà trai đưa tới thì tổ chức lễ xin ở rể và chàng trai phải ở rể từ 4 đến 8 năm. Hết hạn đó, lễ cưới mới được tiến hành, cô dâu được về ở nhà chồng. Vợ phải đổi họ theo chồng.
    Tục lệ ma chay
    Phong tục làm ma của người La Ha, theo tục cũ, người chết được chôn theo cả tiền và thóc.
    Nhà cửa
    Bản của người La Ha thường có khoảng chục nóc nhà. Đồng bào ở nhà sàn, có hai cửa ra vào với thang lên xuống tại hai đầu nhà. Một cửa vào chỗ để tiếp khách và một cửa vào chỗ dành cho sinh hoạt nội bộ gia đình.
    Trang phục
    Người La Ha không dệt vải, chỉ trồng bông và đem bông trao đổi với người Thái lấy vải mặc, nên mặc giống người Thái đen.
    sưu tầm
    [​IMG]
  3. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Dân tộc La Hủ
    Tên gọi khác
    Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy
    Nhóm ngôn ngữ
    Tạng - Miến
    Dân số
    5.300 người.
    Cư trú
    Sống ở huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu).
    Đặc điểm kinh tế
    Trước kia người La Hủ sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy và săn bắn, hái lượm. Công cụ lao động chủ yếu là con dao, chiếc cuốc. Từ vài chục năm nay, người La Hủ đã phát triển cây lúa nước và lúa nương làm nguồn lương thực chính và dùng trâu cày kéo. Đàn ông La Hủ đan ghế, mâm, chiếu, nong nia, v.v... bằng mây rất giỏi và đa số biết nghề rèn.
    Hôn nhân gia đình
    Trong gia đình La Hủ, chỉ có con trai mới được thừa hưởng tài sản của cha mẹ. Theo phong tục La Hủ, trai gái được tự do yêu nhau và quyết định hạnh phúc của mình. Sau lễ cưới, chàng rể phải ở gia đình nhà vợ 2-3 năm, sau đó mới được đưa vợ về ở hẳn với mình.
    Phụ nữ La Hủ sinh nở tại buồng ngủ của mình. Sau 3 ngày đứa bé được đặt tên, nếu trong 3 ngày đó, nhà có khách thì người khách này được mời đặt tên cho đứa bé.
    Tục lệ ma chay
    Người chết được chôn trong quan tài độc mộc. Trên mộ không dựng nhà mồ, không có rào bảo vệ.
    Văn hóa
    Người La Hủ có trên một chục điệu múa khèn. Thanh niên thích thổi khèn bầu. Các bài hát tuy thường dùng tiếng Hà Nhì nhưng có nhịp điệu riêng, trong đó từng ngày được xác định theo chu kỳ 12 con vật (hổ, thỏ, rồng, chấy, ngựa, cừu, gà, chó, lợn, sóc, trâu).
    Nhà cửa
    Người La Hủ lập bản trên sườn núi. Thực hiện định canh định cư, một số bản chuyển xuống địa bàn thấp hơn. Từ chỗ nhà cửa tạm bợ, nay đồng bào đã làm nhà ở bền chắc hơn, phần lớn là nhà trệt với vách bằng phên. Trong nhà, bàn thờ tổ tiên và bếp bao giờ cũng đặt tại gian có chỗ ngủ của chủ gia đình.
    Trang phục
    Nam giới La Hủ mặc quần áo giống như các dân tộc khác ở vùng Tây Bắc. Phụ nữ mặc quần, ngày thường mặc áo dài xuống tới cổ chân, ngày lễ tết mặc thêm áo ngắn. Ơở cổ áo, nẹp ngực, ống tay có thêu hoặc đáp vải các màu, có đính thêm xu bạc, xu nhôm và các bông chỉ đỏ.
    sưu tầm
    [​IMG] [​IMG]
  4. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Dân tộc Lào
    Tên gọi khác
    Lào Bốc, Lào Nọi
    Nhóm ngôn ngữ
    Tày - Thái
    Dân số
    9.600 người.
    Cư trú
    Tập trung tại các huyện Điện Biên, Phong Thổ (Lai Châu), Sông Mã (Sơn La), Than Uyên (Lào Cai)
    Đặc điểm kinh tế
    Phần đông người Lào làm ruộng nước là chính, với kỹ thuật canh tác dùng cày, bừa và làm thủy lợi. Nghề phụ gia đình của người Lào như: dệt, rèn, gốm, làm đồ bạc khá phát triển.
    Hôn nhân gia đình
    Người Lào thường mang các họ Lò, Lường, Vi... như người Thái, mỗi họ có kiêng kỵ riêng. Con cái lấy họ theo cha. Tàn dư gia đình lớn chỉ còn thấy ở một số nơi hẻo lánh. Phổ biến là hình thức gia đình nhỏ, một vợ một chồng. Theo tục cũ các chàng trai phải ở rể vài năm rồi mới được đưa vợ về nhà mình, hoặc ra ở riêng. Lâu nay thời hạn ở rể đã giảm dần.
    Tục lệ ma chay
    Trong phong tục ma chay, người chết được làm lễ và chôn cất chu đáo. Riêng người đứng đầu mường, bản dưới chế độ cũ khi chết thì thiêu xác.
    Văn hóa
    Trong xã hội người Lào, những ông Mo Lăm là lớp người giỏi chữ và biết nhiều truyện cổ, dân ca. Họ ghi chép lại truyện cổ và các điệu dân ca quen thuộc. Trong vốn văn nghệ dân gian Lào có cả ảnh hưởng văn nghệ dân gian Thái. Người Lào múa Lăm vông... trong các dịp liên hoan, lễ hội...
    Nhà cửa
    Người Lào sống định cư, có bản đông tới cả trăm nhà. Nhà ở thường rộng lòng, thoáng đãng, chắc chắn, cây cột chính ở cạnh bếp đun và các cột, kèo, được trạm khắc trang trí. Nóc nhà có mái cao, uốn khum hai đầu hồi, tạo dáng hình mai rùa.
    Trang phục
    Phong cách trang phục gần giống người Thái, ít cá tính tộc người (là tộc thiểu số ở Việt Nam, nhưng lại là đa số ở bên Lào) không tiêu biểu cho một phong cách về trang phục. Hoặc có những bộ trang phục mang phong cách khác lạ.
    + Trang phục nam
    Đàn ông Lào thường xăm hình chữ "vạn" vào cổ tay và thường xăm hình con vật vào đùi.
    + Trang phục nữ
    Phụ nữ Lào nổi tiếng là những người dệt vải khéo tay. Họ mặc váy đen quấn cao đến ngực, gấu váy thuê nhiều hoa văn sặc sỡ. Kiểu áo cánh ngắn bó thân với hàng khuy bạc phổ biến ở vùng Sông Mã. Ơở vùng Điện Biên áo giống với áo cùng loại của người Khơ Mú láng giềng. Cô gái Lào chưa chồng thường búi tóc lệch về bên trái. Phụ nữ Lào dùng khăn Piêu. Khi không đội khăn, phụ nữ Lào thích cài nhiều trâm bạc và búi tóc. Phụ nữ đeo nhiều vòng ở cổ tay, xăm hình một loại cây rau ở mu bàn tay. sưu tầm
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
  5. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Dân tộc Lô Lô
    Tên gọi khác
    Mùn Di, Di... Có hai nhóm: Lô lô hoa và Lô lô đen
    Nhóm ngôn ngữ
    Tạng - Miến
    Dân số
    3.000 người.
    Cư trú
    Sống chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Bảo Lạc (Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai)
    Đặc điểm kinh tế
    Người Lô lô thờ tổ tiên là chính. Nguồn sống chủ yếu dựa vào trồng ngô hoặc lúa nương.
    Tổ chức cộng đồng
    Người Lô lô có nhiều dòng họ. Người trong dòng họ thường cộng cư với nhau thành một làng. Đứng đầu dòng họ là Thầu chú. Ông ta phụ trách việc cúng bái và duy trì tục lệ của dòng họ.
    Hôn nhân gia đình
    Hôn nhân theo tục Lô lô là hôn nhân một vợ một chồng, cơ trú nhà chồng. Người Lô lô có trống đồng, được bảo quản bằng cách chôn xuống đất và chỉ khi nào sử dụng mới đào lên. Tộc trưởng của mỗi họ laà người được giữ trống. Trống chỉ được dùng trong các đám tang hoặc đánh để giữ nhịp cho các điệu nhảy múa.
    Văn hóa
    Văn hóa dân gian Lô lô đa dạng, đặc sắc thể hiện qua các điệu nhảy múa, hát ca, truyện cổ... Cách bố trí hoa văn trên khăn áo, váy, quần có nét riêng biệt rất sặc sỡ.
    Chữ viết của người Lô lô là chữ tượng hình, nhưng hiện nay không dùng nữa. Lịch của người Lô lô chia một năm thành 11 tháng, mỗi tháng tương ứng với tên một con vật.
    Nhà cửa
    Người Lô lô thường lập làng ở lưng chừng núi, nhưng gần nguồn nước. Nhà cửa ở khá tập trung, mỗi làng từ 20 đến 25 nóc nhà. Người Lô lô có 3 loại nhà khác nhau: nhà đất, nhà sàn nửa đất và nhà sàn.
    Trang phục
    Phong phú về chủng loại, kỹ thuật tạo dáng áo và độc đáo về phong cách mỹ thuật, khó lẫn lộn với bất cứ tộc người nào. Có nhiều nhóm địa phương.
    + Trang phục nam
    Nam giới Lô lô thường mặc áo xẻ nách năm thân dài tới gối, màu chàm. Quần cũng là loại xẻ dùng màu chàm. Trong đám tang mặc áo dài xẻ nách, trang trí hoa văn sặc sỡ theo từng chi và dòng họ.
    + Trang phục nữ
    Phụ nữ Lô lô để tóc dài quấn ngang đầu. Bên cạnh đó họ còn dùng khăn quấn thành nhiều lớp trên đầu hoặc đội. Khăn cũng được trang trí các mô típ hoa văn và các tua vải màu sắc sặc sỡ. Ngoài ra còn có loại mũ khăn trang trí hoa văn theo lối ghép vải - một phong cách mỹ thuật khá điển hình của cư dân Tạng - Miến (mà Lô lô là tộc biểu hiện khá tập trung và điển hình). Các nhóm Lô lô ăn mặc khác nhau. Xưa người Lô lô phổ biến loại áo dài cổ vuông, tay dài, chui đầu (vùng Bảo Lạc, Cao Bằng), hoặc loại áo ngắn thân cổ vuông, ống tay áo nối vào thân, có thể tháo ra. Cạnh đó còn có loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, cổ cao, tròn cài cúc. Nhóm Lô lô trắng có áo dài lửng ống tay rộng, xẻ nách cao, theo kiểu đuôi tôm, cổ áo gấu áo trước và sau được trang trí hoa văn trên nền sáng; hoặc còn có loại tương tự màu chàm nhưng ít trang trí hoa văn. Váy là loại kín (hình ống). Cạp váy chỉ dùng để dắt váy, dưới cạp được chiết ly, thân váy được thêu, ghép hoa sặc sỡ. Bên ngoài còn có tấm choàng váy, hai mép và phía dưới được trang trí hoa văn. Có nhóm mặc quần, đi giày vải. sưu tầm

    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
  6. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Dân tộc Lự
    Tên gọi khác
    Lữ, Nhuồn, Duồn
    Nhóm ngôn ngữ
    Tày - Thái
    Dân số
    3.700 người.
    Cư trú
    Tập trung ở hai huyện Phong Thổ và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
    Đặc điểm kinh tế
    Người Lự có truyền thống làm ruộng từ lâu đời. Đồng bào biết dùng cày bừa, đào mương dẫn nước, gieo mạ, cấy lúa, nhưng lại không làm cỏ, bón phân. Đồng bào còn làm thêm nương để trồng lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, bông, chàm và nhà nào cũng có vườn cạnh nhà. Đồng bào có tập quán ăn cơm nếp là chính, thích ăn ớt, ưa uống nước chè và đàn ông thường hút thuốc lào.
    Trong các nghề phụ của người Lự thì nghề dệt phát triển nhất. Mỗi gia đình người Lự thường có vài ba khung cửi. Tài nghệ dệt, may, thuê đều khá cao, từ chiếc quần của đàn ông cho đến váy, áo, khăn của phụ nữ thường có hoa văn trang trí rực rỡ trên nền vải nhuộm chàm, nhất là trang phục ngày lễ hội càng được tranh trí nhiều và đẹp hơn.
    Hôn nhân gia đình
    Trai gái Lự được tìm hiểu nhau tự do rồi xin ý kiến cha mẹ để kết hôn, nhưng họ phải nhờ thầy số xem tuổi trước, nếu hợp tuổi mới lấy nhau. Con trai phải ở rể vài ba năm rồi ra ở riêng. Con lấy họ theo cha, tên con trai có chữ đệm Bạ, tên con gái có chữ đệm Yý. Người Lự sống tình nghĩa, thủy chung. Vợ chồng rất ít ly dị nhau, nếu trai bỏ vợ, gái bỏ chồng đều bị phạt nặng theo tập tục.
    Tục lệ ma chay
    Sau khi chôn cất người chết một thời gian, tang gia làm một mái nhà táng giấy có trang trí đẹp rồi bỏ vải, đệm, gối, thóc, tiền vào đó để làm lễ đưa linh hồn người chết vào chùa.
    Văn hóa
    Người Lự hay hát dân ca "khăp", yêu thích vốn truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, các loại sáo, nhị, trống...
    Nhà cửa
    Người Lự ở nhà sàn, hai mái, mái phía sau ngắn, còn mái phía trước kéo dài xuống che cho cả hàng hiên và cầu thang. Cửa ra vào ở hướng Tây Bắc. Trong nhà có hai bếp, một bếp để nấu ăn và một bếp để đun nước tiếp khách.
    sưu tầm
    [​IMG] [​IMG]
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn bạn đăng những bài giá trị, phải tốn công sưu tầm
    mới có được . Tôi vẫn theo dõi các bài của bạn .
    Mong bạn vẫn tiếp tục đăng cho hết các dân tộc.
    Tôi muốn biết các dân tộc nào truyền quyền thừa kế cho con gái,
    đặt họ cho con theo mẹ, và mẹ là người làm chủ trong gia đình,
    đàn bà làm lãnh đạo của cộng đồng xã hội .
  8. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Chế độ mẫu hệ theo em biết còn ở một số dân tộc Tây Nguyên. Chính xác là dân tộc nào thì để tối về tìm lại tài liệu xem
  9. nguyenlytk21

    nguyenlytk21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0

    Đề tài này thật hay và bổ ích.
    Cám ơn Dungsamtien rất nhiều.
  10. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Người Ê đê với "Nhà dài" là ví dụ điển hình! Con gái lớn lên tiếp tục ở với mẹ, bà ngoại...; con trai lấy vợ thì đến nhà vợ ở rể.
    Nhà dài chia thành các khoang riêng cho mỗi gia đình, kiểu như toa tàu hoả với hành lang chung và các cabin riêng vậy.
    Theo Marx thì chế độ mẫu hệ Á Đông cần phải loại bỏ vì đã lạc hậu, không giải phóng hoàn sức lao động cho nam giới ==> xã hội chậm phát triển.
    "Ranh" ngôn của tớ:
    Đàn bà chẳng may đẹp và ngu thì chỉ làm đồ chơi cho đàn ông.
    Còn đàn ông thì dù đẹp hay xấu, ngu hay khôn thì cũng chỉ làm trâu ngựa cho đàn bà.
    Được dragonboy1080 sửa chữa / chuyển vào 13:17 ngày 04/01/2006

Chia sẻ trang này