1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

60 lời khuyên chữa trị stress

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi hoatnhiendonngo, 04/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoatnhiendonngo

    hoatnhiendonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    60 lời khuyên chữa trị stress

    Khi stress kêu cứu !​

    Trong cuộc sống vào một lúc nào đó ,hầu như tất cả chúng ta đều có một cảm giác bất lực, một cảm giác bị tình thế vượt qua . Lúc đó chúng ta thấy mình mất hết sức lực , không có khả năng phản ứng . Chúng ta không còn đủ sức xác định những khó khăn đang vây bọc chúng ta . Một sự mệt mỏi kỳ lạ đổ lên vai chúng ta . Sự ngon miệng giở chứng : nó biến mất và đột ngột xuất hiện trở lại để biến chúng ta thành kẻ háu ăn , tới mức làm chúng ta phát ốm . Chúng ta trở nên cáu kỉnh và nổi giận không đâu với những người không làm gì chúng ta cả . Những sự vô lý của bản thân khiến chúng ta ngạc nhiên, chúng ta thấy mình có tội ?
    Thủ phạm gây ra các bất ổn đó có tên là stress . Đó là một hiện tượng tấn công tất cả mọi người , không phân biệt tuổi tác , tầng lớp xã hội . Nó tác động người thất nghiệp lo âu cho ngày mai cũng như viên chức cấp cao oằn lưng dưới gánh nặng trách nhiệm . Nó gây áy náy cho người mẹ nặng lòng vì con cũng như cho người mẫu hàng đầu bắt buộc không được già .

    Bạn hay thù ?
    Tuy nhiên , stress không nhất định là kẻ thù . Nó có những khía cạnh xấu và tốt . Nếu không có stress có lẽ cũng không có sự sống . Thật ra người ta dùng thuật ngữ này để chỉ hai thực tại rất khác nhau . Trước hết stress là toàn bộ những sự thúc giục khiến chúng ta phải hành động để thích ứng với hoàn cảnh . Đó là stress với cái lạnh , cái đói và cái nguy hiểm , những thứ đã thúc giục tổ tiên tiền sử xa xôi của chúng ta phát huy những mưu lược thích ứng với môi trường tự nhiên , nhờ đó mở ra con đường tiến bộ và hiểu biết . Nhưng thuật ngữ này cũng chỉ ra khả năng chịu đựng và phản ứng của chúng ta đối với những sự thúc giục đó . Về mặt tích cực , stress thúc giục chúng ta hành động , phản ứng , sống . Nhưng về mặt tiêu cực , nó nhốt chúng ta lại , làm chúng ta khổ sở thậm chí đau ốm . Vì có sự rối loạn thường gặp bắt rễ từ trạng thái căng thẳng tâm thần và cảm xúc đó ( mất ngủ , nhức đầu , rối loạn tiêu hóa , đau râm ran ...) .

    Mỗi người một tầng nấc stress
    Vì vậy một số chuyên gia kết luận là có stress "tốt" và stress "xấu" . Đặt vấn đề như vậy là hơi đơn giản . Vì cái làm cho khác biệt không phải là nguyên nhân của bản thân stress , cũng không phải cách chúng ta phản ứng lại . Một người nào đó chịu đựng được những lời quở trách bất công và thường xuyên của một cấp trên nóng tính , trong khi một người khác vì thế mà trầm uất .Những sự bận tâm về tài chính , thất vọng về tình cảm hay làm việc quá sức thì cũng vậy . Tất cả chúng ta đều có một ngưỡng đề kháng riêng đối với những sự câu thúc , sự kiện đó tạo thành phần lớn tiểu sử của chúng ta . Ngay cả khi đối đầu với một số đau đớn không vượt qua nổi đối với mọi người , như mất một người thân , tất cả chúng ta có những phản ứng rất khác nhau . Mà như thế lại càng tốt vì đó là cái cho phép chúng ta thích nghi tốt hơn .

    Một kịch bản chiến tranh
    Về mặt sinh học , tất cả chúng ta được trang bị giống nhau để đương đầu với stress . Chiến luợc mà cơ thể chúng ta phát huy để thích nghi diễn ra trong ba giai đoạn . Khi chúng ta bị đặt trước một sự biến bất ngờ , cơ thể chúng ta sửng sốt vì sự tấn công , bắt đầu tự động viên : tim đập nhanh hơn , nhịp thở tăng lên , máu được phân phối ưu tiên cho các cơ quan cần tới nó ( cơ bắp để chạy trốn , não để quyết định ...) . Đó là giai đoạn báo động . Hệ thống hóc môn phân phối mệnh lệnh , tổ chức điều hòa sự động viên này .
    Nếu stress duy trì , cơ thể vì không giữ được nhịp độ đó quá lâu , sẽ đi vào giai đoạn hai là giai đoạn đề kháng . Nó tự thích ứng và cố gắng đưa các dịch tiết và chức năng trở lại những giá trị gần với mức bình thuờng . Chúng ta có cảm giác là không có chuyện gì xảy ra , nhưng cơ thể chúng ta vẫn cảnh giác và sản xuất một công mãnh liệt vô hình . Đó là giai đọan âm thầm nguy hiểm nhất .
    Nếu giai đoạn này kéo dài , một ngày nào đó chúng ta thình lình rơi vào giai đoạn ba : sự mất bù trừ . Cơ thể cần nghỉ ngơi . Chúng ta đột nhiên mệt mỏi , thậm chí kiệt sức , các chức năng trọng yếu đột nhiên rối loạn , tâm trạng buồn bực ...

    Hành động ở mọi tầng nấc !
    Rất may là chúng ta không tự trói tay chân phục tùng hoàn cảnh . Cũng không phục tùng sự vận hành của cơ thể chúng ta . Chúng ta có thể hành động ở nhiều mức độ . Trước hết , chúng ta có thể duy trì thể lực để có sức đề kháng tốt hơn với stress ( thể thao , ăn uống lành mạnh , dược thảo ...) Kế đó chúng ta có thể học cách đương đầu với những vấn đề gai góc bằng những kĩ thuật tự nhiên ( yoga , thư giản , xoa bóp ...) . Cuối cùng khi chúng ta bị du vào tình thế mà chúng ta cho là rối rắm và những chiến lược trên đây không đủ sức giải quyết , chúng ta có thể đánh thẳng vào cái gốc của vấn đề : tại sao chúng ta ở vào tình thế không hợp với mình ? Đâu là trách nhiệm của chúng ta ? Chúng ta có thể sửa đổi hành vi ở chỗ nào ? Khi chúng ta không thể thay đổi hoàn cảnh , lúc nào chúng ta cũng có thể sữa đổi cách chúng ta xem xét hoàn cảnh và đáp ứng lại hoàn cảnh .
    Bằng cách đó , và chỉ bằng cách đó , chúng ta mới có thể lợi dụng được tiện ích của stress và không phải chịu đựng những cái khó chụi của nó . Chúng ta có thể lợi dụng sự lý giải , trí tưởng tượng và tinh thần sáng tạo mà nó gieo vào trí óc của chúng ta , không vì thế mà chìm đắm trong sự suy kiệt thể xác và tinh thần .
    Nhưng công việc của mỗi người chúng ta là đúc kết chương trình chống stress cho riêng mình , phù hợp với thói quen của bản thân ,sau khi tham khảo 60 lời khuyên dưới đây



    Được hoatnhiendonngo sửa chữa / chuyển vào 11:35 ngày 04/11/2006
  2. hoatnhiendonngo

    hoatnhiendonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    01 . Tôn trọng nhịp điệu bản thân ​
    Thời gian không chỉ trôi đều trên mặt đồng hồ . Bên trong cơ thể chúng ta , có những tiết điệu chính xác nối tiếp nhau . Biết tới những tiết điệu đó và tôn trọng chúng là bước đầu đi tới một cuộc sống thanh thản .
    Nhịp điệu hữu hình và nhịp điệu vô hình
    Cơ thể chúng ta tuân theo tiết điệu bất di bất dịch của những đồng hồ sinh học . Có những đồng hồ thấy được bằng mắt trần : buổi tối luôn luôn có một thời điểm chúng ta buồn ngủ , sáng hôm sau luôn luôn có một giờ chúng ta thức dậy . Nhiều chức năng khác cũng đi theo đường biểu diễn thời gian : sự tiêu hoá , sự tiết hóc môn , trạng thái cảnh giác , sự sinh sản tế bào , sự tổng hợp cholesteron ...
    Nên có một cuốn sổ
    Để thư thái và bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh , để khỏi tiêu phí dự trữ thần kinh và trí tuệ , để tránh sự mệt mỏi và stress vô ích , bạn phải biết cách tôn trọng các nhịp điệu đó . Để làm được việc đó chỉ có một cách là quan sát . Bạn hãy giữ một cuốn sổ trong vài ngày trên đó bạn sẽ ghi giờ bạn đói , bạn cảm thấy tinh thần mệt mỏi , trương lực cơ thể sụt giảm , buồn ngủ đột ngột ... Sau vài tuần bạn sẽ thấy nổi lên những nét đại cương . Ngay khi có thể , bạn hãy cố tổ chức sinh hoạt của bạn theo các nhịp điệu đó . Bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn . Và bạn đã loại khỏi sinh hoạt hàng ngày của bạn nguồn stress trở đi trở lại !
    ...BẠN CẦN BIẾT ________
    > Khoa tiết điệu sinh học hay chu kỳ sinh học là một ngành y học nghiên cứu các nhịp sinh học . Khoa học tiết điệu dược học hay chu kỳ dược học quan tâm tới ảnh hưởng các chu kỳ sinh học đối với việc dùng thuốc .
    > Thí dụ người ta biết rằng aspirin có tác dụng nhanh hơn và gây tính axit ở dạ dày ít hơn vào lúc 22 giờ . Ngược lại , các chất gây tê ( mê ) có hiệu quả nhất lúc 15 giờ .
    > Cũng giống như vậy , cơ thể nhạy cảm nhiều hay ít với các chất độc ở một số thời điểm . Một cuộc thí nghiệm đã chứng minh rằng một chất độc tiêm cho chuột lúc 16 giờ 30 giết chết tới 80% , nhưng chỉ 10% lúc 0 giờ 30 !
    TÓM TẮT
    . Hoạt động trí tuệ và thể xác của chúng ta tuân theo những nhịp điệu riêng .
    . Tôn trọng các nhịp điệu đó là tránh được nguyên nhân stress hàng ngày .
    . Để biết các nhịp điệu đó , bạn nên ghi vào một cuốn sổ giờ giấc bạn thấy đói , mệt , buồn ngủ ...
    Được hoatnhiendonngo sửa chữa / chuyển vào 13:05 ngày 04/11/2006
  3. hoatnhiendonngo

    hoatnhiendonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    02. Tìm lại thú vui ăn uống
    Cùng một bữa ăn có thể là nguồn gốc của lạc thú hay stress tuỳ theo hoàn cảnh , không kể người ta ăn cái gì . Bạn hãy vun quén thú vui ăn uống yên tĩnh một mình hay với bạn bè vui nhộn .
    Nhà hàng náo nhiệt hay một góc hiên rực nắng ?
    Ăn lành mạnh không chỉ là chăm chút món ăn . Đó cũng là quan tâm đến cách ăn : những người chia sẻ bữa ăn , khung cảnh diễn ra bữa ăn . Cùng một món ăn nhưng không có cùng hương vị , tuỳ theo người ta ngốn ngấu vội vàng trong một nhà hàng ồn ào , đầy khói thuốc , tâm trí ưu tư , hay người ta chia sẻ món ăn với những người thân yêu , bên hàng hiên rực nắng , trong tiếng chim hót líu lo . Món ăn cũng không có tác động giống nhau đối với sự chuyển hóa . Và nhất là nó không gây ảnh hưởng đến tâm trạng chúng ta theo cách giống nhau . Trong trường hợp thứ nhất , nó duy trì trạng thái căng thẳng và bực bội , trong trường hợp thứ hai , nó giảm nhẹ trạng thái đó .
    Ăn trưa khéo tổ chức và ăn tối với bạn bè
    Giờ ăn trưa : dù cho bạn có ít thì giờ , bạn cũng nên biến bữa ăn trưa thành khoảnh khắc của riêng mình . Cố gắng sử dụng bữa ăn cho có lợi cho sự yên tĩnh của mình : từ chối những sự mời mọc mà bạn không thích , chọn một chỗ thích hợp cho sự giải lao , nên ăn món ngon , lành mạnh ( rau quả tươi , cá ... ) thay cho những món béo , ngọt . Khi người ta ăn vội vã , tâm trạng căng thẳng , lo âu , sự tiêu hoá và chuyển hóa sẽ bị rối loạn .
    Giờ ăn tối : tuỳ ý thích bạn có thể xen kẽ những khoảnh khắc riêng chỉ một mình hay với gia đình , và những cuộc vui với bạn bè . Dẹp máy vô tuyến truyền hình trong bữa ăn ( nhất là nếu bạn có con ) và thay bằng nhạc êm dịu .
    ...BẠN CẦN BIẾT ________
    > Tìm lại thú vui ăn uống , đó cũng là học lại cách thưởng thức . Cứ ăn vội vã những món ăn công nghiệp hay đông lạnh mãi , chúng ta không để cho đầu dây thần kinh có thì giờ cảm giác lần lần chúng sẽ ngủ quên .
    > Để huấn luyện lại thần kinh , phải cố gắng ăn những thực phẩm đơn giản , thong thả để kéo dài cảm giác mà chúng tạo ra : trái cây trong mùa , rau tươi , cá nướng , dầu thực vật sống ...
    > Lần hồi hương vị tự nhiên sẽ đánh thức vị giác của bạn . Lúc đó bạn có thể bắt đầu phối hợp chúng để phục vụ khẩu vị của mình .
    TÓM TẮT
    . Một bữa ăn có thể là nguyên nhân gây stress hay tạo tâm trạng thư thái tuỳ khung cảnh .
    . Tránh những nơi ồn ào , ngột ngạt và chia sẻ khoảnh khắc đó với người thân yêu .
    . Dẹp bỏ máy vô tuyến truyền hình ở bàn ăn .
    Được hoatnhiendonngo sửa chữa / chuyển vào 13:34 ngày 04/11/2006

Chia sẻ trang này