1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

6Đ Group - Nhật ký hành trình Xuyên Việt 2 và hướng tới những chuyến đi sắp tới

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi Argentina214, 10/12/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phuthuykv

    phuthuykv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    @ Đông kaka: Dù bận rộn với công việc, dù đau đầu với kinh doanh, dù vật lộn với GB đi chăng nữa thì em vẫn luôn dõi theo từng bước chân của nhà mình, chứng kiến hết mọi đổi thay, hưởng ứng mọi kế hoạch của nhà chứ ko giống như nhà mình chờ đến lúc em về quê mới rủ nhau áo ngắn áo dài chụp ảnh nhé
    Wellcome các mem mới, bạn Na cố gắng đi buổi tối vì 1 lí do như anh Đông nói, đi off còn dễ hơn xuyên Việt (cũng tại mình ko đi đc buổi chiều) và vì ngồi trà đá buổi chiều cũng ko hứng thú lắm
    Ngoài các mem mới thì nhiệt tình kêu gọi các mem nhà cố gắng tham gia thêm nhé
    Đi một chuyến dài thật dài rồi về..............
  2. sarangheeyo

    sarangheeyo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    0
    ẹc, kinh quá! xểnh ra 1 chút là bị nói xấu điên đảo!!!
    Cuối tuần nì em về quê, tối CN mứi off thì chắc là oki
    Các mem mới cố gắng đi đc thì tốt, muh hok thì để lần sau, he he, truyền thống nhà này là kề cà vài bữa off cơ muh, hí hí
    Em mải ps mí cái ảnh áo dài hum nọ, nên chưa ló mẹt đc, đây, có 1 vài cái tạm đc trong mắt em, hị hị (up lên cho mợ Vân mợ ý ghen ***g ghen lộn lên ý mờ! )
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Còn nhìu, nhưng thui, mang tiếng spam thì chit
    photo by iso800, piny béo ú, Híu voi
    ps by sarangheeyo
    Chịp chịp ... À, tin vui, 30-4 nì rất nhìu đoàn đi Tây Nguyên (trc mắt là có 1 vài mems nhà Vô Đối và đoàn quân của anh Minskpro, hứa hẹn có buổi giao lưu thú vị đây
    Được sarangheeyo sửa chữa / chuyển vào 17:55 ngày 19/03/2009
  3. Red_Skin

    Red_Skin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    4.131
    Đã được thích:
    0
    Bandwidth exceeded rồi Sang tháng 4 mới xem được cơ
    Được Red_Skin sửa chữa / chuyển vào 19:36 ngày 19/03/2009
  4. Argentina214

    Argentina214 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    Sao lại k đi đựơc buổi này thì buổi sau đi?? Buổi đầu tiên mọi người cố gắng đến đủ (muộn 1 chút cũng được). Chúng ta không còn nhiều thời gian đâu, bây h là cuối tháng 3 rồi, đầu tháng 4 là phải ổn định tất cả mọi thứ còn chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi dài ngày.
  5. na989619

    na989619 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2008
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0

  6. sarangheeyo

    sarangheeyo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    0
    @Na: hêlu em
    **********
    Trang bị kiến thức về Tây Nguyên nèo (chứ chỉ đến và đi thui mừ hok hiểu thì chán lém!)
    Trước hết là về nhà Rông nhé!
    Vùng Bắc Tây Nguyên là thủ phủ của các dân tộc: Zarai; Bahnar; Xê Đăng, Zẻ Triêng, Brâu v.v... Nơi đây là một vùng đất đậm đặc truyền thống sử thi và là nơi cội nguồn của ngôi nhà Rông truyền thống. Nhà Rông của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là cả một tác phẩm nghệ thuật lớn bao gồm điêu khắc, hội họa, trang trí,? đặc biệt là sự thể hiện không gian thiêng liêng, sức mạnh cộng đồng và niềm kiêu hãnh dân tộc, là linh hồn của làng bàn. Nhìn vào nhà Rông, có thể đánh giá được khả năng hội họa và điêu khắc cùng với sự giàu nghèo của buôn làng đó.
    1. Nhà Rông ?" biểu tượng văn hóa cộng đồng của dân tộc Tây Nguyên
    Tương tự như ngôi đình làng Việt, Nhà Rông là nơi diễn ra toàn bộ sinh hoạt cộng đồng của dân tộc thiểu số Tây Nguyên, là trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nhà khách? ; là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống ..., nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ, và là nơi đứa trẻ, từ tấm bé đã được quây quần quanh bếp lửa nghe người già kể khan; nơi người lớn được tụ họp hằng đêm, nói cho nhau nghe chuyện của núi rừng...
    Theo Tạ Đức trong cuốn ?oNguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn?, quan niệm: mô-típ "tháp" (ở đây là nhà Rông) chính là một biến thể của biểu tượng cây vũ trụ trong huyền thoại khởi nguyên của nhiều tộc người. Từ điển Bana - Pháp của Guilleminet cho biết: rông = hơrông = jong = wal đều có nghĩa là nhà công cộng ở người Bana, Xê-đăng và một làng Giarai tiếp giáp với người Bana. Đó là nơi hội họp của cả làng, là trụ sở của dân quân tự vệ làng, nơi ngủ của trai chưa vợ, đàn ông góa còn trong tuổi cầm vũ khí, nơi đón tiếp khách và nơi nghỉ của khách quý... Theo Condominas, trong tiếng Muông Gar có từ ndroong Yaang có nghĩa là cái bàn thờ nhỏ treo một bên mái, chỉ làm khi cúng trâu; và từ rơơn có nghĩa là nhà trong làng ở tạm. Theo Roux, ở người Khơmu (Tây Bắc) gang giông = nhà sàn, và theo Izikowitw người Khơmu ở Tây Bắc và người Lamet ở Lào có công = nhà làng. Trong tiếng Xiêm, có rong = nhà, rong raem = khách sạn, rong phây barn = bệnh viện. Đồng bào Djarai gọi là ?oSang Roong?, Bahnar gọi là ?oNal? hay ?oH?Tnăm fơng?, Triêng gọi là ?oN?TRing?, K?TTu gọi là ?o Gươl?...
    Người Tây Nguyên quan niệm nhà Rông, tức nhà Sàn là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu?
    Trong những thành tố làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên thì nhà Rông chứa một vai trò quan trọng. Quan trọng bởi bên cạnh giá trị vật chất, nó là nơi ẩn chứa những tầng văn hóa tâm linh rất bền vững của cư dân Tây Nguyên. Mà không chỉ là tâm linh, nó là máu, mồ hôi, nước mắt, là vinh quang kiêu hãnh, là dư ba những ước vọng cao cả của con người trước thiên nhiên, trước vũ trụ. Người ta thường đánh giá sự hùng mạnh trù phú của một làng Tây Nguyên qua nhà Rông. Nhà Rông chỉ gắn với làng, không có nhà rông cấp tỉnh cấp huyện hoặc nhà rông liên làng, là bởi nó gắn với sinh hoạt và tín ngưỡng của một cộng đồng cư dân nhất định.
    Nhà Rông là nơi diễn ra các lễ hội dân gian, là nơi tiếp đón khách quí đến thăm buôn làng. Nhà Rông là nơi hội họp của các già làng, phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan đến cộng đồng. Nhà Rông còn là nơi để các thanh niên nam nữ đến gặp gỡ, tỏ tình và kết duyên chồng vợ. Theo tập tục ở đây, thanh niên chưa vợ, chưa chồng ban đêm phải đến ngủ tại nhà Rông, ngay cả phụ nữ chết chồng hay li dị chồng cũng vậy. Tuy gần gũi nhau, nhưng trai gái các buôn làng không bao giờ để xảy ra chuyện ái tình vụng trộm, do bị phong tục lên án gắt gao và bị lệ làng phạt vạ rất nặng. Người ta gọi một ngôi làng không có nhà Rông là "làng đàn bà", tức cũng gần như nói một cái làng chưa ra làng, chưa xứng đáng là làng. Đấy mới chỉ là một tập hợp rời rạc những cái nhà chưa có hồn, trong đó chứa những sinh linh cũng chưa có hồn, chưa thật sự là con người, bởi người ta chỉ thành người khi được thổi vào đấy hồn người, mà hồn người đối với người Tây Nguyên thì phải là hồn làng.
    Nhà Rông được coi là linh hồn của làng,nơi hội tụ khí thiêng của đất trời, sông núi, là nơi lưu giữ những giá trị thiêng liêng của buôn làng. Buôn làng có nhà Rông như được tiếp thêm sức sống. Theo tư duy truyền thống của đồng bào các dân tộc thì nhà Rông là một thành tố không thể thiếu trong đời sống cộng đồng (văn hóa làng). Nhà Rông bao quát mọi tinh hoa văn hóa sáng tạo của con người trong môi trường sinh thái tự nhiên, vừa hùng vĩ vừa tiềm ẩn những yếu tố tâm linh, là biểu hiện của văn hóa rừng và sự cố kết cộng đồng người gắn với thiên nhiên.
    Nhà Rông là hình ảnh thu nhỏ của các thành tố văn hóa truyền thống của một làng, một tộc người. Nó chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số thì ?oDân tộc ?" Làng ?" Nhà Rông? là mối quan hệ không thể tách rời, cũng như làng của người Kinh gắn với cây đa, bến nước, sân đình. Nhà Rông hùng vĩ vươn lên bầu trời với hình dáng như một lưỡi búa khổng lồ biểu hiện sức mạnh của một cộng đồng làng, thể hiện tinh thần thượng võ, đầy uy quyền, như là chế ngự không gian và thời gian để khẳng định chủ quyền, lãnh địa của làng.
    Làng ?" nhà Rông ?" lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Văn hóa làng sản sinh ra văn hóa lễ hội và văn hóa nhà Rông, lễ hội dân gian truyền thống tôn vinh quyền uy của nhà Rông còn nhà Rông lại là điều kiện và môi trường để thể hiện lễ hội. Cả hai đều có ý nghĩa duy trì lẫn nhau và nằm trong nhau. Trong khi đó thì lễ hội là đất sống của gần như tất cả các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền từ các lễ thức, phong tục, tập quán đến các loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ dân tộc, trang phục, ngôn ngữ, ứng xử... bởi thế nên nhà Rông lại càng có vị trí hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhà Rông vừa có giá trị văn hóa vật thể (hữu hình), lại vừa có giá trị văn hóa phi vật thể (nội dung bên trong, nơi thể hiện lễ hội). Những hình ảnh bếp lửa nhà Rông bập bùng, những ghè rượu cần cột thành dãy hai bên bếp, âm thanh trầm hùng của cồng chiêng, những vòng xoang uốn lượn và gương mặt rạng rỡ của các già làng, các chàng trai cô gái trong lễ hội ở nhà Rông thể hiện một không gian văn hóa hết sức mộc mạc, đầm ấm, quây quần trong sự cố kết cộng đồng không thể tách rời làm nên bản sắc phong phú, độc đáo của văn hóa truyền thống dưới mái nhà Rông.
    Men theo những huyền thoại trong những trường ca, sử thi cổ, tôi lặn lội đến Tây Nguyên để được chìm vào không gian văn hóa nhà rông, nơi hội tụ toàn bộ văn hóa tinh thần của làng, vốn được coi là bộ phận thiêng liêng trong đời sống đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, cả về vật chất cũng như tinh thần.
    2. Nhà Rông Tây Nguyên, nét kiến trúc độc đáo
    Nhà Rông Tây Nguyên không khác biệt nhiều so với nhà rông của các dân tộc thiểu số dải Trường Sơn. Nóc nhà có 2 mái, nơi chỏm đầu dốc có một đôi sừng. Quan sát thật kỹ mới thấy những chi tiết khác với nhà ở: Chạy dọc trên sóng nóc nhà là một dải trang trí đặc biệt. Sàn nhà thường được ghép bằng những tấm đan bằng tre lồ ô, nứa hoặc cây giang. Giữa nhà có một hàng lan can chạy dọc. Hàng lan can này chính là chỗ dựa của những ché rượu cần khi làng tổ chức lễ hội. Hoa văn trang trí trên vách có 2 màu đỏ và xanh. Người Băhnar thường sử dụng cặp sừng trâu, cây cột ở gian chính giữa được chạm khắc tinh vi (s?Tdrang mặt nar-mặt Trời) sao tám cánh, hình thoi, chim, người... Đây là công trình kiến trúc và nghệ thuật tập thể của cả cộng đồng dân làng.
    Khi lập một làng mới, tức là sự kiện trọng đại nhất trong đời sống cộng đồng, những người già nhất trong làng, từng trải và hiền minh nhất, gắn bó và nhiều kinh nghiệm nhất về núi rừng, là pho sử sống của cộng đồng, thay mặt làng đi tìm đất, chọn vị trí đẹp nhất cho làng. Theo lưu truyền thì việc xây dựng nhà Rông phải tuân theo nghi thức trang trọng. Từ khi chuẩn bị làm nhà, già làng tụ tập tất cả những người tài giỏi nhất trong làng để hội bàn. Họ bỏ ra hàng tuần, thậm chí hàng tháng để chọn nơi dựng nhà Rông. Nơi dựng nhà Rông phải cao ráo, thoáng mát về mùa nắng, ấm áp về mùa mưa, nằm ở trung tâm của làng, đi từ các con đường về, từ xa phải nhìn thấy mái nhà Rông. Khu đất ấy phải bằng phẳng, rộng đủ để tập trung số người ít nhất là gấp ba lần số người của làng.
    Ngày vào rừng chọn gỗ được tổ chức rất chu đáo. Trước đó 9 ngày, 9 người được già làng chọn để "trao đổi" về hướng đi vào rừng. Ngày hôm ấy già làng sẽ tổ chức một lễ nhỏ có thịt gà, cơm nếp, thầy mo đến cúng. Tất cả những gì bàn bạc đều được các thành viên giữ kín cho đến trước khi xuất phát 3 ngày. Sau 6 ngày kể từ khi "họp", mỗi thành viên phải chọn thêm một, hai người có sức khỏe, nhanh nhẹn, tháo vát cùng đi với đoàn. Để chuẩn bị cho chuyến đi, tất cả những thành viên đều phải tự lo tư trang, lương thực đủ dùng trong 9 ngày. Ngày đầu tiên vào rừng, khi tìm được cánh rừng có nhiều gỗ tốt, cả đoàn dừng lại, thợ cả cùng 8 người nữa vác rìu chọn một cây to, cả 9 người đứng vòng quanh, giơ rìu hú 9 tiếng lớn.
    Sau đó, mỗi người chặt 9 nhát vòng quanh cây rồi về nơi tập kết của đoàn nghỉ ngơi. Từ ngày hôm sau, cả đoàn bắt đầu khai thác, khi có đủ 4 cây cột góc cho ngôi nhà thì về làng. Ngày dựng nhà Rông là ngày hội của làng, thường là trong tháng Mười âm lịch. Sau bài cúng tập thể đầu tiên của 8 già làng bên cái lễ có gà và 12 ché rượu cần, tiếng của dàn chiêng 12 chiếc bắt đầu nổi lên, tốp múa gồm 12 cô gái mặc trang phục dân tộc nhập vào cùng đội chiêng để "xoang" quanh mâm cúng khi bài cúng thứ năm, bài cuối cùng kết thúc.
    Nhà Rông thường dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao 15 - 16m, nhưng có những ngôi chỉ cao 7-8m... Tính đa dạng trong kiến trúc của mỗi dân tộc ở Tây Nguyên còn là ở kết cấu của ngôi nhà. Nhà Rông của người Tây Nguyên không dùng đến sắt thép. Các chỗ nối, chắp đều được chặt, đẽo cẩn thận rồi dùng mây, lạt tre để buộc.Từng mối buộc của các dân tộc cũng khác nhau. Cầu thang lên Nhà Rông, các dân tộc thường đẽo 7 đến 9 bậc. Trên đầu cầu thang của mỗi dân tộc khác nhau. Người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn, người Ja Rai là hình quả bầu đựng nước, người Xê Đăng, Jẻ Triêng là hình núm chiêng hay mũi thuyền, có Nhà Rông trên nút đầu của cầu thang lại tạo dáng hình ngực thiếu nữ... Kể từ ngày Nhà Rông được khánh thành, con trai làng chưa vợ đều phải đến đây ngủ để bảo vệ. Bởi vậy, kiến trúc dân gian của nhà Rông hết sức độc đáo và mỗi dân tộc mang một kiểu cách khác nhau. Tất cả được xây dựng bằng đôi tay tài hoa, bằng cả trí tuệ và sức lực của cộng đồng. Nhà Rông gắn chặt với tâm lý, tình cảm và sinh hoạt xã hội, tôn giáo của đồng bào Tây Nguyên. Xa nhà Rông thì nhớ, đến với nhà Rông thì vui. Nhà Rông là trái tim của buôn làng đời đời không thể nào xoá nhoà trong tâm trí người Tây Nguyên.
    Hai loại nhà Rông xuất hiện ở Tây Nguyên gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái). Nhà Rông trống, tiếng Jrai gọi là Rông tơ nao, có mái to, cao chót vót. Có nhà cao đến 30m. Nhà Rông trống được trang trí rất công phu. Nhà Rông mái được gọi là Rông Ana, nhỏ hơn, có mái thấp. Hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn.Trên những vì kèo được trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tôn giáo thờ phụng, những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa, những thú vật được cách điệu, những vật, những cảnh sinh hoạt gần gũi với cuộc sống buôn làng. Nổi bật trong trang trí nhà rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Nhà rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn làng giàu có, mạnh mẽ.
    Nhà Rông là một trong những di sản văn hoá rất tiêu biểu, gắn với lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc Tây Nguyên, với kĩ thuật đơn giản, kiến trúc khá đa dạng tạo nên vẻ đẹp đặc sắc trước hết ở kiểu dáng, nó không chỉ hấp dẫn bởi kiểu dáng đẹp cùng các hình thức trang trí đặc sắc mà còn đặc biệt ở tập quán sử dụng; nó hàm chứa những giá trị tinh thần và ý nghĩa tâm linh đặc biệt, vừa thiêng liêng cao quý, vừa đậm đà sâu lắng trong mỗi thành viên cũng như toàn thể cộng đồng.
    Nhà Rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu, độc đáo có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần, trong đời sống xã hội và trong tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó là một di sản quí cho hôm nay và mai sau. Giữ được nhà Rông, giữ được "trái tim" của làng, nơi cất giữ những huyền thoại trong sử thi cổ, cũng là nơi nhen nhóm lửa sáng tạo những "huyền thoại mới", đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sẽ giữ được cho mình một đời sống tinh thần phong phú và đa dạng, bắt rễ sâu vào truyền thống nhưng cũng vươn tới những giá trị mới phù hợp với xu thế phát triển đi lên của xã hội.
    (Cinet tổng hợp)
  7. nguyenthacthe

    nguyenthacthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    3.294
    Đã được thích:
    0
    he...bác này giống nick bác Đức da đỏ bên box xe pháo nhỉ...cho em hỏi có phải ko thế
    @ bác chủ topic...cho em hỏi điều kiện để đi có khó ko ạ ..em hôm nay mới vào box này ..thấy thèm thèm rồi
  8. na989619

    na989619 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2008
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    @ chị sarangheeyo (và những ai có ý định chào em):
    em sẽ cố đi buổi off tới, so, để hôm đấy em chào mọi người cả thể nhé. hị hị....

    Được na989619 sửa chữa / chuyển vào 13:14 ngày 20/03/2009
  9. LamborLP460

    LamborLP460 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2008
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Off đê cả nhà ơi , hehe , lâu lắm không trà đá nhỉ .
  10. sarangheeyo

    sarangheeyo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    0
    Hùng vĩ thác Tây Nguyên
    Tây Nguyên không chỉ có cà phê, có "cái nắng", " cái gió" mà còn ôm trong mình những con thác to lớn, nguyên sơ, hoang dại.
    Một lần được tận mắt thấy những bức tường nước đổ từ trên cao xuống, tận tai nghe tiếng reo vui của gió, nước và đá hòa quyện, bạn như trút bỏ bao ưu phiền của cuộc sống và nhập mình vào bản hoà ca bất tận của đại ngàn và những huyền thoại tình yêu. Cảm giác bất tử xâm chiếm cả tâm hồn.
    Huyền thoại thác khói
    Đến Đak Lak và Đak Nông để thăm hệ thống bốn dòng thác trên sông Sêrêpok: Gia long, Trinh Nữ, D''raysap và Dray nur, bạn sẽ cảm nhận được điều đó. Cách thành phố Buôn Mê Thuột hơn 30 km, thuộc huyện Krông Nê tỉnh Đak Nông, thác D?Traysap là thác lớn và đẹp.
    Theo tiếng Êđê, D''''raysap có nghĩa là thác khói. Tục truyền rằng, H''Mi người con gái dân tộc Êđê, ngày ngày cùng người yêu đi làm rẫy. Một hôm trong lúc đang say sưa công việc 2 người trông thấy một con quái vật đầu to như quả núi, mắt lớn như chiếc nồi đồng, râu dài, răng nhọn và toàn thân có vẩy lấp lánh như ánh bạc, đang bay lượn trên trời. Trong lúc gió nổi lên cuồn cuộn, cây cối ngả nghiêng, quái vật lao thật mạnh và cắm vòi xuống đất, xòe đôi cánh lớn phun nước làm thành cơn mưa dữ dội rồi bay đi mất. H?TMi trong cơn khiếp đảm đã tan vào mây mù. Còn chàng trai thì biến thành một gốc cây lớn, cắm sâu vào ghềnh đá. Chỗ ấy ngày nay là thác khói D?Traysap.
    Thỉnh thoảng, người dân lại nhìn thấy từ trên trời phía đầu thác có một đám mây trắng giống hình cô gái đang sà xuống ôm ấp lấy thân cây cổ thụ kia. Cứ mỗi lần đám mây kỳ diệu ấy xuất hiện thì ở vùng thượng nguồn con thác lại có mưa to và gió giật.
    Nhìn từ xa, con thác uốn người trên những rẻo cao và ầm ầm đổ mình xuống mặt nước từ vách đá 30 mét trông giống như vòi của con voi khổng lồ đang phun nước hung dữ. Bức tường nước tràn trề đổ xuống những tảng đá lởm chởm ở dưới, văng bọt trắng xoá và tung lên những đám khói hơi nước, ***g trong tiếng ầm ầm, vang dội mà cả cây số trước khi xuống chân thác bạn có thể nghe và thấy ướt người.
    Đứng dưới chân thác, bạn lọt thỏm giữa rừng già nguyên sơ với những cây cổ thụ cao ngất trời, những tảng đá sừng sửng, vang vọng đâu đây bản tình ca của huyền thoại về một tình yêu bất tử lung linh cùng những tia nắng xuyên qua thác vẽ nên những sắc cầu vòng kỳ ảo làm cho cảnh đẹp đến nao lòng.
    Những hang động kỳ thú
    Không xa D''''raysap bao nhiêu, ngọn Dray nur cũng ầm ầm đổ nước. Điều thú vị và hấp dẫn của Dray nur là du khách có thể khám phá hang động, trải qua cảm giác mạnh trong lòng thác và đặc biệt khi được dòng nước của núi rừng Tây Nguyên massage, cảm giác thích thú không nơi nào bằng
    Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến Dray nur là sự hùng tráng của nó. Thác nước gần 30 mét đổ xuống lòng sông sâu thẳm tung nước trắng xoá. Với chiều dài 200m nối liền từ bờ Đak Lak sang bờ Đak Nông ta không khỏi choáng ngợp trước sức mạnh của dòng chảy và lượng nước khổng lồ như muốn nghiền nát tất cả mọi thứ. Dray nur nằm trên dòng chảy của sông Krông Ana (sông Cái). Từ đây bạn có thể vượt sông để thăm D''''raysap nằm trên sông Krông nô (sông đực).
    Sông Serêpok vốn là sự hoà hợp của 2 dòng sông này. Truyện kể rằng, ngày ấy có một chàng trai buôn Kuốp đem lòng yêu một người con gái bên kia sông. Hai người quen nhau rất lâu gia đình hai bên mới biết. Hai dòng họ vốn hiềm khích với nhau nên không cho phép con mình lấy nhau. Đấu tranh mãi cho tình yêu mà vẫn bị ngăn cấm, trong một đêm trăng sáng giữa đại ngàn sâu thẳm bên dòng Sêrêpok cuộn trào, đôi trai gái trẻ đã nhảy xuống sông để được cùng bên nhau mãi mãi. Đêm hôm đó trời nổi cơn giông bão, nước cuồn cuộn dâng cao. Những người dân trong nhà nghe tiếng thét của núi rừng, sáng hôm sau tỉnh dậy thấy dòng sông chia thành 2 nhánh, ngăn cách đường qua lại của 2 dòng họ. Kể từ đó hình thành nên dòng sông đực và cái cuốn trong mình 2 ngọn thác hùng vĩ tượng trưng cho tình yêu bất diệt.
    Khi khám phá hang động ở đây, bạn cần phải có đèn pin để vào vì hang động ăn sâu vào lòng đất nên rất tối. Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều dơi bên trong. Buổi chiều hàng nghìn con dơi kêu thất thanh bay vào trong hang động gây cảm giác rờn rợn, lạ và thú vị.
    Nếu muốn tìm cảm giác mạnh bạn nên khám phá bên trong lòng thác. Chỉ cần một áo phao là bạn có thể làm được dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của nhân viên quản lý thác. Bên ngoài có những thợ lặn túc trực để đề phòng những chuyện bất trắc.
    Vượt qua vách đá có dòng thác đổ xuống mới cảm nhận được vẻ hùng vĩ của "thác nước lớn nhất Tây Nguyên". Dòng sông Sêrêpok đang chảy từ Thuỷ điện Buôn Kuốp đến đây bất ngờ đổi dòng. Một ghềnh đá dài hơn 200m bắt từ bờ Đak Lak sang bờ Đak Nông vươn ra phía trước đổ nước từ 30m xuống lòng sông. Phía dưới ghềnh đá là một khoảng trống hơn 3000m2 tạo nên hang động ăn sâu vào lòng đất. Đứng dưới ghềnh đá, tiếng ầm của con nước khổng lồ át tất cả tiếng chim muông, tiếng vang từ hang động sâu thẳm. Bức tường nước trước mặt gội rửa đi bao lo toan phiền muộn. Cảm giác vui thích còn được tăng lên khi bạn tìm đến những phiến đá dưới dòng nước đổ, nằm trần mình để những cột nước massage. Nhân viên ở đây sẽ chỉ cho du khách những chỗ thích hợp.
    Thác Trinh Nữ và Gia Long
    Thác Trinh Nữ nằm cách trung tâm huyện CưJut 1km về hướng tây. Nằm ở thượng nguồn dòng Krông Nô, thác nổi lên như một vật cản với những dãy đá bazan lởm chởm, xếp chồng lên nhau muôn hình muôn vẻ. Không "dữ dằn" như thác "vợ", thác "chồng", dòng Trinh Nữ tỏ ra hiền hoà và "dịu dàng". Cảnh vật yên bình và tĩnh lặng.
    Những phiến đá to cao chót vót, những sợi dây rừng bện vào nhau. Theo con đường tam cấp bằng đá, bạn có thể men theo dòng nước chiêm ngưỡng cảnh trí non nước hoà quyện vào nhau. Mỏi chân, bạn có thể nghỉ chân bên những nhà chòi Tây Nguyên để nghe sự tích "Trinh Nữ", về câu chuyện buồn của một cô gái Êđê đang độ xuân thì, do trắc trở trong chuyện tình duyên đã tìm đến cái chết nơi ngọn thác.
    Nằm phía trên 2 thác "vợ", " chồng" là thác Gia Long. Sự tích về Gia Long không gắn với tình yêu mà gắn với vua chúa. Ngày trước vua Gia Long đã cho xẻ núi làm một con đường rất đẹp lên thác. Trong thác có hồ tắm tiên là nơi vua quan thư giãn. Hồ rộng khoảng 100m2 trong xanh, yên ả với những cơn gió rừng lao xao cùng tiếng chim hót lảnh lót đâu đây làm cho cảnh vật thêm kỳ bí, huyền ảo. Thác Gia Long cao 50m, với chiều rộng của sông Sêrêpok khoảng 100m tràn ngập cả lưu vực thác tạo nên vẻ uy nghi, hùng tráng được bao quanh bởi những cây đại thụ rủ bóng xuống mặt hồ trầm ngâm, rêu phong, cổ tích. Dấu vết của vua chúa, của thời gian còn hằn ghi lại trên thác tạo cho bạn cảm giác hoài cổ mông lung.
    Ngoại trừ thác Dray Nư thuộc tỉnh Đak Lak, ba thác còn lại nằm ở địa phận tỉnh Đak Nông. Vì mới tách khỏi tỉnh Đak Lak nên hạ tầng của Đak Nông hầu như chưa có gì. Vì thế, nếu làm một chuyện khám phá thác, bạn nên chọn điểm tập kết ở TP Buôn Mê Thuột (rồi từ đó đi thác). Các thác này cách trung tâm TP Buôn Mê Thuột không quá 40km, gần hơn nhiều nếu khởi hành từ thị xã Gia Nghĩa (Đak Nông).
    Đại ngàn Tây nguyên có bao điều kỳ bí, hùng vỹ về thiên nhiên, về con người. Những dòng thác là tượng trưng cho sức sống cho tâm linh ở đây, hùng tráng, kiều diễm và mời gọi khám phá. Đến để cảm nhận, bạn sẽ thấy bao điều hấp dẫn và giá trị.
    Các món đặc sản của Tây Nguyên là các món thịt rừng, cơm lam, rượu cần? Có thể mua cà phê, khô nai, khô bò, măng khô, mật ong về làm quà. Đặc biệt, sầu riêng và bơ ở TP Buôn Mê Thuột rất ngon và rẻ.
    (sưu tầm)
    Hik, càng tìm hiểu, càng nhìn ảnh, lại càng thèm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này