1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

7 điều cần chuẩn bị trước kì thi tốt nghiệp, đh !!!!

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi ruaken, 13/04/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ruaken

    ruaken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} 1. Kiến thức nền tản:
    Trước hết phải thật vững cơ bản. Đề thi ĐH những năm sau này, đặc biệt là đề thi trắc nghiệm có xu hướng không đi sâu, không đòi hỏi kiến thức "cao cấp" mà xoáy vào những vấn đề cơ bản, đòi hỏi các bạn phải nắm vững cơ bản và đặc biệt nhanh nhạy. Thêm nữa là đề thi trắc nghiệm có xu hướng trải đều kiến thức ở nhiều chuyên đề khác nhau nên các bạn không nên "học tủ" kẻo "tủ đè" đứng dậy không kịp.
    Chú ý là trong giai đoạn 1 hoặc 2 tuần cuối cùng trước khi thi đại học, các bạn phải duy trì được mức độ tập trung rất cao và sự tập trung trong giai đoạn này sẽ hoàn toàn quyết định thành bại của các bạn trong kì vượt vũ môn. Lúc này nên "kiêng bớt" tivi, đi chơi... và tập trung ôn lại tất cả những gì mình đã mất cả năm để học (tin mình đi, lúc này học thêm kiến thức mới chẳng nhét được nữa đâu).

    2. Kỹ năng làm bài:
    Đối với thi viết bạn nên đọc lướt một lượt từ đầu đến cuối đề thi (đừng quên trang sau cùng) để nắm được kết cấu đề thi và biết cách phân bố thời gian làm bài. Ngoài ra việc này còn nhằm để đưa thông tin vào trí óc của mình ở dạng tiềm thức, thông báo trước cho não bộ biết về những nhiệm vụ sắp tới, để những vùng não bộ nào có liên quan nhanh chóng bước vào trạng thái sẵn sàng chờ lệnh, kích hoạt toàn bộ kiến thức và kinh nghiệm đã có, qua đó nâng cao hiệu quả làm bài.
    Nguyên tắc cơ bản để làm bài thi trắc nghiệm khác với nguyên tắc làm bài thi tự luận: Bạn chỉ lướt qua đề thi để xem có bao nhiêu câu hỏi và bao nhiêu trang đề, chứ bạn không nên đọc hết nội dung các câu hỏi trước khi đánh dấu các câu trả lời của bạn. Cách tốt nhất là trả lời các câu hỏi theo thứ tự ghi trên đề thi. Bỏ trống các câu hỏi khó (đánh dấu bằng dấu “!” thật to) và chuyển sang câu tiếp theo.

    3. Tinh thần:
    Để tạo sự tự tin khi bước vào những kỳ thi quan trọng, nhất thiết phải biết khả năng thích ứng của bản thân. Nếu là người không thể chịu đựng thì không nên tạo sức ép quá mức cho chính mình. Hãy nghĩ rằng cuộc thi tuyển cũng chỉ là một cuộc thử sức có sàng lọc... Mà đã là sàng lọc thì không thể tất cả đều đỗ... Nếu chịu được áp lực, hãy tự đặt ra mục tiêu chinh phục. Chính việc đặt ra mục tiêu chinh phục sẽ tạo nên những động lực để đạt được mục tiêu...

    4. Chế độ dinh dưỡng:
    Trong mùa thi dù rất bận rộn nhưng tuyệt đối bạn không được bỏ bữa mà phải đảm bảo ăn đúng giờ. Song song với việc ăn đúng giờ bạn cần phải chú ý đến chất lượng bữa ăn, phải đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng. Đặc biệt trong khẩu phần ăn của các bạn trong mùa ôn thi, cần tăng cường những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não.
    Gần đến ngày thi, bạn cần chú ý đến ăn uống hơn, không nên ăn thức ăn lạ khó tiêu hoặc những loại thức ăn đã từng gây rắc rối cho bạn khi ăn chúng. Hãy tránh ăn uống ngoài quán xá đến mức thấp nhất có thể. Thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bạn có thể bị ngộ độc bất cứ lúc nào.

    5. Chuẩn bị vật dụng mang theo:
    Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT (kể cả hệ bổ túc) của Bộ GD-ĐT, khi đi thi thí sinh chỉ được phép mang những vật dụng sau vào phòng thi: bút, bút chì đen, thước kẻ, tẩy, compa, êke, thước vẽ đồ thị. Về máy tính, thí sinh được phép đem vào phòng thi những máy không có thẻ nhớ, không có chức năng soạn thảo văn bản, chỉ sử dụng những máy tính có chức năng thực hiện các phép toán có trong chương trình phổ thông như: Các phép tính số học đơn giản (cộng, trừ, nhân, chia, khai căn), các phép tính lượng giác và các phép tính siêu việt (ln, exp...). Cụ thể những loại máy sau: Casio FX 95, FX 220, FX 500A, FX 500 MS, FX 570 MS, FX 570 ES; VinaCal 500MS, 570 MS; Sharp EL 124A, EL 250S, EL 506W, EL 509WM; Canon FC 45S, LS153TS, F710, F720 và các máy tính điện tử cầm tay khác có chức năng tương tự.

    6. Thư giãn trước khi lên kinh:
    Nên dành ngày cuối cùng trước kì thi để nghi ngơi, tránh đụng đến bài vở, dĩ nhiên thỉnh thoảng cũng có thể giở ra xem nhưng tuyệt đối không "hành xác" trong ngày cuối cùng này. Có thể nghe nhạc, xem tivi hoặc đi dạo. Tránh những chương trình TV quá sôi động, những bộ phim quá hay hoặc những bản nhạc, những hoạt động quá ồn ào.

    7. Tham gia các đợt thi thử do trường tổ chức:
    Có thể xem đây là bước tập dượt cuối cùng để các bạn rèn luyện thêm kỹ thuật làm bài, hệ thống lại kiến thức đặc biệt là ở các môn thi trắc nghiệm. Tất nhiên các bạn có thể tự mình ôn luyện tại nhà, nhưng như thế sẽ không trãi nghiệm được tâm lí ngồi trong phòng thi và 1 điều nữa thi thử có thể giúp bạn hạn chế được tình trạng run trước khi bước vào kì thi thật sự.

    Ak hiện tại bên Trung Tâm Ngoại Ngữ ĐHQG TP.HCM đã triển khai chương trình “ THI THỬ TỐT NGHIỆP VÀ ĐẠI HỌC MÔN ANH VĂN” hoàn toàn miễn phí các bạn có thể tham gia để thử sức và có chiến lược chuẩn bị cho kì thi chính thức tốt hơn.
    Các bạn có thể đăng kí tại Trung Tâm Ngoại Ngữ ĐHQG TP.HCM hoặc qua điện thoại (08 3929 0044 – 08 3932 2070)

    Địa điểm:
    + FLC 1: 417 ĐIỆN BIÊN PHỦ, F.4, Q.3, TP.HCM
    + AUSP : 232/15 VÕ THỊ SÁU, F.4, Q.3, TP.HCM

    Thời gian:
    + Từ 19/04/2011 đến hết ngày 19/06/2011
    + Từ 14h đến 16h30 vào các ngày thứ Ba, Năm, Bảy.

    Liên hệ chi tiết: 08.3929 0044 / 0937 108 185 gặp Mr. Nghĩa.:-bd:-bd
  2. cunsngoan

    cunsngoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Chi sẻ rất hữu ích. Thanks for ur posting!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Chi sẻ rất hữu ích. Thanks for ur posting!
  3. ruaken

    ruaken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    ^^ ko gì đâu bạn! Nếu thấy hay vui lòng chia sẽ link và đừng quên nhấn nút thank hoặc bình chọn bài viết nhak!
  4. cunsngoan

    cunsngoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
  5. nguyenloanqt92

    nguyenloanqt92 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/01/2012
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Đình chỉ tuyển sinh 3 trường ĐH, CĐ
    TT - Ba trường ĐH, CĐ đầu tiên bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012. Đây là mức xử lý nặng nhất trong đợt kiểm tra việc thực hiện cam kết của 24 trường ĐH, CĐ.

    Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy 100% trường được kiểm tra đều có sai phạm ở nhiều mức độ khác nhau.


    Trường ĐH Văn Hiến, một trong ba trường bị đình chỉ tuyển sinh vì không đáp ứng tiêu chí bảo đảm chất lượng - Ảnh: NHƯ HÙNG
    Đây là thông tin được ông Nguyễn Huy Bằng - chánh thanh tra và ông Phan Mạnh Tiến - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) - cung cấp trong cuộc trao đổi với báo chí sáng 30-12.

    95,1 sinh viên/giảng viên

    Đó là thực tế tại Trường ĐH Văn Hiến. Với gần 5.000 sinh viên, trường này chỉ có 52 giảng viên cơ hữu. Theo quy định cứng của Bộ GD-ĐT là 25 sinh viên/giảng viên cơ hữu, nhiều trường trong số 24 trường được kiểm tra đã vi phạm. Nhiều trường tỉ lệ sinh viên/giảng viên vượt xa chuẩn cho phép. Trong đó, Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM là 84,5 sinh viên/giảng viên, Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng 54,3 sinh viên/giảng viên, Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu là 47,2 sinh viên/giảng viên, ĐH Marketing 50,8 sinh viên/giảng viên, ĐH Đông Đô 55,5 sinh viên/giảng viên, ĐH Công nghiệp Hà Nội 66,2 sinh viên/giảng viên...

    Sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý

    Bộ GD-ĐT quyết định đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Đông Đô, Cao đẳng Công nghệ thông tin TP.HCM và đình chỉ tuyển sinh 12 ngành đào tạo thuộc bốn trường: ĐH Chu Văn An, ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 30-12, GS.TSKH Bùi Văn Ga, thứ trưởng Bộ

    GD-ĐT, khẳng định đến năm 2013, nếu ba trường bị đình chỉ tuyển sinh không khắc phục được các điều kiện đảm bảo chất lượng, bộ sẽ xem xét đình chỉ hoạt động giáo dục. Thứ trưởng nói: “Chúng tôi cũng đã ban hành văn bản cảnh báo các trường đến năm 2013 chưa có đất, chưa xây dựng cơ sở vật chất theo cam kết sẽ đình chỉ hoạt động giáo dục và xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ giải thể trường. Bộ xem xét để thông báo chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp điều kiện thực tế của các trường, đặc biệt là điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất.

    Đầu quý 1-2012, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục kiểm tra tiếp các trường còn lại theo đúng tinh thần của nghị quyết 50/2010/NQ-QH12 của Quốc hội. Nếu phát hiện trường nào sai phạm, bộ sẽ xử lý nghiêm để lập lại kỷ cương, đảm bảo chất lượng đào tạo đại học.

    TRẦN HUỲNH

    Theo ông Nguyễn Huy Bằng, “đoàn kiểm tra chỉ tính số sinh viên chính quy/giảng viên cơ hữu”. Như vậy nếu tính cả số sinh viên học hệ không chính quy của các trường, có lẽ tỉ lệ trên còn vượt chuẩn nhiều hơn. Ông Bằng cho biết thêm đoàn kiểm tra đã dựa vào hai tiêu chí chính là tỉ lệ sinh viên/giảng viên, diện tích đất/sinh viên để đánh giá và làm cơ sở xử lý vi phạm của các trường. Nhìn vào hai tiêu chí này, nhiều trường trong số 24 trường trên vi phạm cả hai quy định.

    Điển hình có những trường đã thành lập hơn 10 năm nhưng vẫn đi thuê mướn địa điểm đào tạo, trong khi quy mô tuyển sinh vẫn ở mức cao, như ĐH Đông Đô đang đào tạo trên 4.000 sinh viên nhưng nhiều năm qua phải đi thuê mướn những địa điểm khác nhau để đào tạo. ĐH Văn Hiến thuê địa điểm hoàn toàn, cũng đang đào tạo 5.000 sinh viên. ĐH Hòa Bình có 3.233 sinh viên, cũng đang đi thuê địa điểm...

    Kết quả kiểm tra giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ của các trường còn đáng buồn hơn. Có 43 ngành học ở 16/24 trường không có giảng viên cơ hữu trình độ tiến sĩ. Trong đó, Trường ĐH Chu Văn An có bốn ngành đào tạo ĐH không có giảng viên cơ hữu trình độ từ thạc sĩ trở lên. Trường ĐH Lương Thế Vinh có bảy ngành đào tạo không có giảng viên cơ hữu trình độ tiến sĩ, trong đó có ba ngành không có giảng viên. Có những trường ĐH công lập nhiều năm qua số lượng thí sinh đăng ký tuyển ở hàng đông nhất cả nước là ĐH Công nghiệp Hà Nội nhưng vẫn có đến sáu ngành đào tạo ĐH không có giảng viên trình độ tiến sĩ.

    Xử trường sai nặng nhất

    Việc kiểm tra một loạt trường với thái độ nghiêm túc, công bố kết quả công khai là một động thái tích cực của Bộ GD-ĐT chưa từng được thực hiện trước đây. Tuy nhiên nhìn vào việc xử lý vi phạm thì thấy thiếu sức nặng khi chỉ có 3/24 trường bị đình chỉ tuyển sinh. Trong khi đó một số trường có tỉ lệ sinh viên/giảng viên quá cao, trên dưới 50 sinh viên/giảng viên không nằm trong diện đình chỉ tuyển sinh. Có 43 ngành đào tạo không có giảng viên trình độ tiến sĩ, nhưng chỉ có 12 ngành đào tạo của bốn trường đại học bị đình chỉ tuyển sinh.

    Trả lời chất vấn của Tuổi Trẻ về việc phải chăng có sự nương nhẹ cho một số trường, ông Nguyễn Huy Bằng cho biết: “Ba trường bị đình chỉ có nhiều lỗi và mức độ sai phạm nặng nhất”. Ông Bằng giải thích thêm là “không phân biệt trường công hay tư trong việc xử lý, do ngẫu nhiên mà các trường bị đình chỉ tuyển sinh đều là trường ngoài công lập”.

    Trả lời về hướng xử lý với những trường có vi phạm khác, ông Bằng nói: Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản riêng cho từng trường, trong đó đưa ra hướng giải quyết cụ thể. Nhưng năm tới, các trường vi phạm sẽ phải điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh để phù hợp với điều kiện thực tế. Bộ GD-ĐT cũng kiến nghị các bộ, địa phương (cơ quan chủ quản của một số trường) quan tâm. Ông Phan Mạnh Tiến - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - khẳng định: chỉ tiêu năm tới của nhiều trường, trong đó có cả các trường nằm trong số 24 trường được kiểm tra và các trường khác sẽ giảm, nếu so sánh với các tiêu chí của Bộ GD-ĐT.

    Bốn cơ sở phải dừng liên kết đào tạo với nước ngoài

    Ngày 30-12, Bộ GD-ĐT công bố kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý với bốn cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài là Viện Kế toán quản trị doanh nghiệp (IABM), Công ty TNHH Nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC), Công ty TNHH ILA Việt Nam, Công ty TNHH dạy nghề đào tạo quốc tế Raffles Việt Nam. Các cơ sở trên đã liên kết với nước ngoài để tuyển sinh, đào tạo trái phép các chương trình từ hệ trung cấp đến đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

    ERC Việt Nam đã tuyển sinh 365 học viên cho các chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh khách sạn nhà hàng du lịch, cử nhân quản trị kinh doanh... liên kết với các cơ sở nước ngoài. ILA Việt Nam từ năm 2008 đến nay đã tuyển sinh 240 sinh viên, trong đó 212 học viên đã tốt nghiệp được đối tác nước ngoài cấp bằng cao đẳng, 23 học viên đang theo học chương trình này dự kiến tốt nghiệp vào tháng 3-2012. Raffles Việt Nam tuyển 396 học viên để đào tạo cấp độ 1, 2 và 3 theo chương trình cao đẳng và cử nhân... IABM đã đào tạo 29 cử nhân quản trị kinh doanh, 74 thạc sĩ quản trị kinh doanh, 87 tiến sĩ quản trị kinh doanh.

    Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các cơ sở trên dừng tuyển sinh, đào tạo, yêu cầu đơn vị hợp tác chấm dứt thỏa thuận liên kết đào tạo. Bộ GD-ĐT cũng có văn bản thông báo sai phạm của các cơ sở trên đến UBND TP.HCM và sở, ngành liên quan, giao cho Cục Đào tạo với nước ngoài có văn bản gửi đại sứ quán các nước có tổ chức liên kết đào tạo với các cơ sở trên để thông báo về sai phạm của các tổ chức này khi liên kết với các cơ sở ở Việt Nam để tuyển sinh, đào tạo trái phép, giao Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng không công nhận văn bằng của các chương trình đào tạo trái phép mà các cơ sở trên đã cấp cho học viên. Những cơ sở hiện đang còn học viên phải chủ động giải quyết đảm bảo quyền lợi của người học.

    Trong bốn cơ sở trên, ba cơ sở hiện đang tiếp tục đào tạo trái phép sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Riêng IABM đã kết thúc khóa học từ tháng 11-2010, quá thời hạn xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành nên Bộ GD-ĐT chỉ kiến nghị có biện pháp xử lý khác.

    Trách nhiệm của bộ đến đâu?

    Trả lời báo chí về trách nhiệm của Bộ GD-ĐT khi cấp phép mở ngành, mở trường và để kéo dài nhiều năm qua tình trạng đào tạo trong điều kiện kém chất lượng, ông Nguyễn Huy Bằng giải thích: Do Luật giáo dục trước đây quy định sau khi có quyết định thành lập, các trường được tuyển sinh ngay nên xảy ra tình trạng nhiều trường cam kết rất cao nhưng không thực hiện đúng cam kết.

    Việc xem xét, thẩm định cho phép mở trường, mở ngành chỉ trên hồ sơ. Sau khi Luật giáo dục sửa đổi, quy định các trường sau khi thành lập phải chuẩn bị đủ điều kiện mới được phép tuyển sinh, tình trạng làm trái cam kết được hạn chế. Để khắc phục những bất ổn ở những trường được thành lập giai đoạn trước, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường kiểm tra và xử lý sai phạm.

    Ông Bằng cho biết “năm 2012 Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục kiểm tra với số lượng trường lớn hơn đợt này”. Nhưng ông cũng cho biết: “Để chấm dứt vi phạm cần phải có sự nỗ lực của cả hệ thống, mục tiêu của Bộ GD-ĐT chỉ là hạn chế vi phạm và nâng dần chất lượng”.
  6. nguyenloanqt92

    nguyenloanqt92 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/01/2012
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Sẽ giải thể những trường không đúng cam kết
    31/12/2011 2:32
    Xung quanh kết quả kiểm tra việc thực hiện cam kết thành lập trường, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Bằng - Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT về các giải pháp xử lý.

    Theo kết luận kiểm tra thì hầu hết các trường đều vi phạm cam kết thành lập trường. Vậy tại sao chỉ có 3 trường bị đình chỉ tuyển sinh, thưa ông?

    Trong đợt này, Bộ GD-ĐT đã kiểm tra 24 trường. Tiêu chí để chọn là dựa vào báo cáo của các trường, Bộ đã chọn một số trường yếu, một số trường trung bình và một số trường khá. Khi kiểm tra thì các trường có vi phạm về tiêu chí cam kết nhưng ở các mức độ khác nhau. Bộ đã cân nhắc 3 trường chưa có đất và có tỷ lệ SV/GV cơ hữu quá cao để quyết định đình chỉ tuyển sinh năm 2012.

    Trong danh sách công bố, một số trường chưa thực hiện đúng cam kết về điều kiện đất đai khi thành lập nhưng lại không bị xử lý?

    Theo Nghị quyết 50/2010/NQ-QH12 của Quốc hội thì sau 3 năm (kể từ năm 2010), nếu các trường không xây dựng được cơ sở tại địa điểm đăng ký thì đình chỉ hoạt động đào tạo và xem xét giải thể nhà trường. Bộ sẽ ra văn bản cảnh báo về việc này đối với từng trường. 3 trường được cảnh báo đến năm 2013 vẫn chưa có đất xây trường thì sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ giải thể. 4 trường bị cảnh báo chưa xây dựng cơ sở vật chất cũng sẽ xem xét đình chỉ hoạt động giáo dục và đề nghị Thủ tướng Chính phủ giải thể trường nếu đến năm 2013 vẫn chưa xây được trường.


    Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng

    Nhiều trường vượt quá mức quy mô tuyển sinh thì năm nay có được tuyển sinh hay không, thưa ông?

    Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư mới về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Dựa trên kết quả kiểm tra, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét thông báo chỉ tiêu tuyển sinh của các trường phù hợp với điều kiện thực tế. Những trường vi phạm sẽ buộc phải cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh.

    Ông đánh giá thế nào về kết quả kiểm tra các trường và kế hoạch tiếp theo của Bộ là gì?

    Qua đợt kiểm tra này, ngoài những kết luận đã nêu, tôi thấy rằng một số trường còn nhận thức chưa đúng về hướng phát triển của mình. Có trường chủ trương sử dụng nhiều GV thỉnh giảng, không tuyển đủ GV cơ hữu như quy định vì sợ nếu không tuyển được SV thì không hiệu quả. Một điều đáng lưu ý khác là qua đợt kiểm tra này, chúng tôi thấy hầu hết các trường đều đã cố gắng xin đất, xây dựng cơ sở vật chất, huy động kinh phí, xây dựng lực lượng để triển khai mở ngành sau khi được thành lập hoặc nâng cấp. Tuy nhiên, một số trường cũng đã gặp khó khăn vì lý do khách quan. Dự kiến trong năm 2012 Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục kiểm tra các trường được thành lập từ năm 1998 đến nay. Số lượng trường được kiểm tra chắc chắn sẽ nhiều hơn lần này.
  7. nguyenloanqt92

    nguyenloanqt92 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/01/2012
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Đình chỉ tuyển sinh 3 trường ĐH, CĐ và 12 ngành đào tạo
    (Dân trí) - Ngày 30/12, Bộ GD-ĐT chính thức công bố kết luận kiểm tra việc thực hiện cam kết thành lập trường ĐH, CĐ của 24 trường. Theo đó, có 3 trường ĐH, CĐ bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012 gồm: ĐH Văn Hiến, ĐH Đông Đô và CĐ CNTT TPHCM.
    Hầu hết các trường đều vi phạm

    24 trường ĐH,CĐ được kiểm tra đợt đầu gồm: ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, ĐH Chu Văn An, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Đại Nam, ĐH Hòa Bình, ĐH Điều dưỡng Nam Định, ĐH Hà Hoa Tiên, ĐH Kinh tế và QTKD - ĐH Thái Nguyên, ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Văn Hiến, ĐH Đông Đô, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, CĐ CNTT TPHCM, ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, ĐH Sài Gòn, ĐH Tài chính Marketing, ĐH Quốc tế Sài Gòn, ĐH Hoa Sen, ĐH Cửu Long, ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An, ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và Học viện Hàng không Việt Nam.

    Theo kết luận thanh tra của Bộ GD-ĐT, qua kiểm tra hầu hết các trường chưa thực hiện được cam kết. Các chỉ tiêu theo văn bản cam kết khi thành lập trường hầu hết đều cao, nhiều chỉ tiêu quá cao, khó thực hiện được. Có trường chưa định hình được hướng phát triển như Trường ĐH Hà Hoa Tiên.
    Tại thời điểm kiểm tra, số lượng giảng viên (GV) cơ hữu ở nhiều trường không đảm bảo. Trong số 24 trường đã kiểm tra thì có 10 trường dưới 100 GV cơ hữu và hợp đồng dài hạn. Đặc biệt có 3 trường có số GV cơ hữu chưa đến 60 người như Trường ĐH Nguyễn Trãi, có 55 GV cơ hữu và hợp đồng dài hạn (GV CH & HĐDH); trường ĐH Văn Hiến có 52 GV CH và HĐDH, trường ĐH Hà Hoa Tiên có 59 GV CH & HĐDH.

    Tỷ lệ SV trên GV CH & HĐDH của nhiều trường còn cao, có 6 trường trên có 50 SV/GVCH&HĐDH như trường CĐ CNTT TPHCM, ĐH Đông Đô, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Văn Hiến, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng. Hai trường có trên 80 SV/GV CH & HĐDH như ĐH Văn Hiến và trường CĐ CNTT TPHCM. Nếu tính cả số SV hệ vừa làm vừa học, học sinh trung cấp chuyên nghiệp ở các trường đại học thì tỷ lệ này còn cao hơn nữa.

    Một số trường công lập tuyển sinh vượt quá quy mô cam kết như trường ĐH Kinh tế - Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên vượt 126% cam kết; vừa tuyển sinh đại học, vừa tuyển sinh CĐ, THCN, dạy nghề là trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, trong khi đó một số trường tư thục có xu hướng tuyển sinh ngày càng ít đi như trường ĐH Hòa Bình, ĐH Chu Văn An, ĐH Nguyễn Trãi, đặc biệt trường ĐH Hà Hoa Tiên chỉ đạt 4,2% cam kết.

    41 ngành không có tiến sỹ, 12 ngành không có tiến sỹ và thạc sỹ, thậm chí có ngành chưa có GV cơ hữu. Nhiều GV chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

    Một số trường chưa xây dựng được cơ sở vật chất độc lập, 3 trường chưa có đất như trường ĐH Văn Hiến, ĐH Đông Đô, ĐH Nguyễn Trãi; 3 trường có diện tích đất dưới 1 ha là trường CĐ CNTT TPHCM, ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng. Trường ĐH Hòa Bình đã có đất song khả năng xây dựng được cơ sở trong vài năm tới rất khó khả thi.


    Bộ GD-ĐT đình chỉ tuyển sinh năm 2012 với trường ĐH Đông Đô.
    Đình tuyển sinh 3 trường và 12 ngành đào tạo

    Bộ GD-ĐT đã quyết định đình chỉ tuyển sinh năm 2012 với 3 trường gồm trường ĐH Văn Hiến với lý do chưa có đất, tỷ lệ SV trên GV cơ hữu quá cao là 4.947 SV/52 GV (95,1%); Trường ĐH Đông Đô bị đình chỉ với lý do như ĐH Văn Hiến, tỷ lệ 4.276 SV/77 GV (55%).

    Trường CĐ CNTT TPHCM bị đình chỉ với lý do diện tích đất quá nhỏ, tỷ lệ SV trên GV cơ hữu quá cao là 6420 SV/76 GV (84,5%).

    Bộ GD-ĐT yêu cầu đến năm 2013, nếu các trường này không khắc phục được các điều kiện bảo đảm chất lượng sẽ xem xét đình chỉ hoạt động giáo dục.

    Năm 2012, Bộ GD-ĐT đình chỉ tuyển sinh đối với 12 ngành thuộc 4 trường đại học gồm:

    Trường ĐH Chu Văn An: Bộ đình chỉ tuyển sinh 4 ngành là Kỹ thuật xây dựng công trình, Tiếng Anh, tiếng Trung, Việt Nam học do chưa có GV cơ hữu có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.

    Trường ĐH Lương Thế Vinh: Bộ đình chỉ tuyển sinh 4 ngành là Công nghệ Kỹ thuật điện - điện tử; Công nghệ thực phẩm, Bảo vệ thực vật, Khoa học Thư viện do chưa có GV cơ hữu có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.

    Trường ĐH Nguyễn Trãi: Bộ đình chỉ tuyển sinh 2 ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh do chưa có GV cơ hữu có trình độ tiến sỹ, tỉ lệ SV/GV cao.

    ĐH Kiến trúc Đà Nẵng: Bộ đình chỉ 2 ngành là Kế toán, Quản trị kinh doanh do chưa có GV cơ hữu có trình độ tiến sỹ, tỉ lệ SV/GV cao.
    Đến năm 2013, nếu các ngành nêu trên vẫn không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh thì sẽ xem xét thu hồi quyết định mở ngành đào tạo các ngành này.

    Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đã ra văn bản cảnh báo 3 trường chưa có đất là ĐH Văn Hiến, ĐH Đông Đô, ĐH Nguyễn Trãi. Đến năm 2013, nếu các trường này vẫn chưa có đất xây dựng trường theo cam kết thì đề nghị Thủ tướng Chính phủ giải thể trường.

    Với những trường có đất nhưng chưa xây dựng được cơ sở vật chất như trường ĐH Hòa Bình, ĐH Chu Văn An, ĐH Kinh tế - tài chính TPHCM, ĐH Quốc tế Sài Gòn đến năm 2013, nếu các trường này vẫn chưa xây dựng được trường theo cam kết sẽ đình chỉ hoạt động giáo dục và xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ giải thể trường.

    Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết: “Những trường tỷ lệ SV/GV cao nhưng chưa đến mức bị đình chỉ, Bộ sẽ cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh năm nay. Năm tới, Bộ sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra tiếp các trường ĐH,CĐ trong cả nước về cam kết thành lập trường và sẽ kiên quyết đưa ra biện pháp xử lý mạnh nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục”.

Chia sẻ trang này