1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

7 lý do nên khởi nghiệp ngay bây giờ

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi cachua208, 02/08/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cachua208

    cachua208 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Các kỹ năng bổ trợ cho nghề luật sư


    [​IMG] Bạn ước mơ sẽ trở thành một luật sự giỏi và có thể thành công cao với nghề này. Như vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy quan tâm trau dồi các kỹ năng sau đây.

    Là một luật sư nói riêng và người làm trong lĩnh vực pháp luật nói chung thì nhất thiết bạn phải có đạo đức – chính trị tốt, luôn trung thành với sự thật. Người ta vẫn ví những người làm trong lĩnh vực tư pháp là những người có thể đổi trắng thay đen, biến một người có tội nặng thành tội nhẹ, tội nhẹ thành vô tội và ngược lại. Hoặc cũng có ví luật sự như những con rắn có cái lưỡi không xương uốn éo sẵn sàng giối trá. Câu nói này xuất phát từ hiện tượng có không ít người đã vì lợi ích cá nhân mà dám bóp méo sự thật. Những người như vậy không sớm thì muộn cũng sẽ bị pháp luật trừng trị.
    Nghề nào cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên nghề luật là nghề cần thiết hơn cả. Sự trung thực với sự thật, trung thành với luật pháp của những người luật sư sẽ góp phần làm cho xã hội trong sạch hơn.
    Nghề luật là nghề nói, nghề cãi (người ta vẫn gọi luật sư là các thầy cãi), nên kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề 1 cách khúc chiết luôn là những kỹ năng quan trọng nhất. Hãy thử tưởng tượng xem, trong 1 phiên tòa mà vị luật sư cứ nói ấp a ấp úng, diễn đạt lủng củng, không rành mạch… thì liệu thân chủ của anh ta có bao nhiêu phần trăm thắng cuộc? Để có được những kỹ năng này, bạn cần phải chịu khó rèn luyện ngay từ bây giờ. Hãy tập nói 1 mình trước gương hay mời 1 và người bạn thỉnh thoảng tập hợp lại để cùng tranh luận về một vấn đề cùng quan tâm. Bạn cũng có thể tham gia các khóa học về kỹ năng giao tiếp ở các nhà văn hóa trong thành phố. Một điều nữa là trước khi nói, bạn nên tìm hiểu thật kỹ vấn đề mình sẽ nói, lên dàn bài cho nội dung mình sẽ nói… Bằng những cách này, bạn sẽ thấy cái lưỡi của bạn giống như lưỡi rắn thôi – như hãy nhớ bạn sẽ là một con rắn liêm chính đó nhé.
    Sự hiểu biết về tâm lý con người nói chung và tâm lý tội phạm nói riêng sẽ giúp cho những luật sư dễ dàng tìm ra nguyên nhân của những hành vi phạm tội.
    Bạn cũng sẽ rất cần đến tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic. Bạn cần phân tích các hành vi xảy ra trong vụ kiện, sau đó sâu chuỗi tất cả những hành vi này này thành một hệ thống, thấy đâu là nguyên nhân, là điều cốt lõi của vụ kiện hay là một cánh cửa mở để đi theo nó mà thu thập thông tin tiếp. Tất cả những sự tư duy này luôn phải đảm bảo nguyên tắc logic chứ không thể đem cách suy nghĩ cảm tính vào được.
    Bên cạnh những điều kiện, kỹ năng trên, bạn cũng cần phải có trình độ ngoại ngữ tốt để có thể làm việc tốt trong thời đại hội nhập ngày nay. Là một luật sự giỏi, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào các vụ kiện tụng mang tính chất quốc tế hay các vụ kiện tụng có sự tham gia của người nước ngoài ở Việt Nam. Những vụ như vậy sẽ đem lại cho bạn rất nhiều kinh nghiệm cũng như một khoản thù lao không nhỏ đó. Đừng vì rào cản ngôn ngữ mà hạn chế tài năng của mình bạn nhé.

    Theo khoinghiep.info
  2. cachua208

    cachua208 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng rất chú trọng đến ngành Việt Nam học - một ngành học để thế giới biết đến Việt Nam. Chuyên trang Giáo dục - Du học và Hướng nghiệp đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, về ngành Việt Nam học. * Nhiều người cho rằng học tiếng Việt có gì khó! Vậy ý kiến ông như thế nào?

    - TS Nguyễn Mạnh Hùng: Không phải vậy, ai nói thế là không hiểu biết về ngành học này. Dạy tiếng Việt cũng như dạy một ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật...) đều có một phương pháp, một vốn sở học, một phong cách sư phạm... Nhưng dạy tiếng Việt đòi hỏi thêm nhiều năng lực bất ngờ khác. Có lần, một sinh viên Nhật Bản hỏi tôi: “Vậy tại sao tiếng Việt không cho phép nối vần như các ngôn ngữ khác.

    Ví dụ: “ăn uống”, được đọc rõ thành hai từ mà không được đọc nối vần là “ăn nuống”. Để trả lời, tôi mượn tên mấy ông thầy tôi ra cho có “hồn”. Tôi được các thầy GS Cao Xuân Hạo (đã mất), GS Bùi Khánh Thế (Hiệu phó Trường ĐH Ngoại ngữ và Tin học) dạy rằng giữa hai âm ấy có một âm “tắc họng” có giá trị là một âm vị trông như có cái bóp cổ để “bịt khẩu” khi vừa phát âm ra từ “ăn”, rồi thả tay ra cho phát âm từ “uống”. Tiếng Việt “lạ” nhiều thứ. Do đó mà các nhà ngôn ngữ học quốc tế xếp nó vào vị trí của “ông đại sứ nhóm ngôn ngữ đơn lập”.

    * Ngành Việt Nam học của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng không chỉ giảng dạy cho sinh viên trong nước mà còn dành cho sinh viên nước ngoài. Vậy Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đã có những sáng kiến gì để đào tạo ngành này một cách bài bản?

    - Ngay từ đầu, trường đã tiếp nhận hơn 20 sinh viên người Mỹ chỉ học trong 2 tháng (ngôn ngữ nói) và sau đó là các nhóm sinh viên Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan nhưng cũng chỉ học ngắn hạn.

    Tuy nhiên, qua chương trình hợp tác đào tạo với Nhật và Hàn Quốc; Khoa Việt Nam học, chuyên ngành ngữ văn truyền thông đại chúng đã tiếp nhận các sinh viên ĐH Quốc tế Osaka, ĐH Osaka... đến trường học với sinh viên Hồng Bàng trong một hoặc 2 năm để hoàn tất một cụm tín chỉ về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử. Từ đó sinh viên được nâng cao ngôn ngữ giao tiếp qua các tình huống thực tế hoặc mô phỏng tại lớp.

    * Nhà trường có những hỗ trợ gì cho sinh viên của ngành học này không?

    - Trường đã cấp học bổng toàn phần (ở, học và phụ cấp) cho 3 sinh viên Cuba được Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Cuba ký kết hợp tác. Đây là nhóm sinh viên đầu tiên được Cuba chấp thuận cho nước ngoài cấp học bổng mà nước ngoài đầu tiên chính là VN, thông qua Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Những sinh viên đang học năm thứ 3 và năm thứ 4 hoàn toàn bằng tiếng Việt với chương trình cử nhân ngữ văn truyền thông đại chúng (Việt Nam học).

    Chương trình này đang áp dụng cho một số nước, trong đó có Mỹ, Pháp, Hà Lan... Ngoài ra, ngôn ngữ bắt buộc phải học là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và văn chương Hán Nôm để đào tạo hoàn chỉnh.

    * Ông có thể cho biết thêm về tình hình tuyển sinh năm nay của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng?

    - Tình hình ổn định như các trường dân lập, tư thục khác trên cả nước. Chỉ tiêu đề ra gần đạt. Hiện nay, trường đang tiếp tục tuyển sinh nguyện vọng 3 với chỉ tiêu khoảng gần 420 sinh viên ĐH và CĐ. Ngoài ra, nhà trường được phép tuyển thêm khoảng 2% đến 3%.

    * Trường quan tâm nhóm ngành nào cho nguyện vọng 3?

    - Nhóm ngành nào cũng được quan tâm, từ ngành y, điều dưỡng, kỹ thuật y học... Trung cấp chuyên nghiệp có ba ngành: dược sĩ, y sĩ cổ truyền, y sĩ đa khoa. Ngành kiến trúc, mỹ thuật công nghiệp (thời trang, trang trí, hoạt hình manga-comic, tạo dáng, tạo hình). Ngành kinh tế có các ngành như quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán -kiểm toán. Ngành sinh học môi trường với nhiều chuyên ngành và có cả một khu du lịch sinh thái để sinh viên trồng rau sạch tại khu Bảo Lộc (Lâm Đồng).3

    khoinghiep.info
  3. cachua208

    cachua208 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Năng lực nổi trội cần có của nhà quản lý


    [​IMG] Trong hầu hết mọi ngành nghề và lĩnh vực, hình ảnh một tam giác đều nói lên ba phương diện của nhà quản lý hoặc lãnh đạo trung cao cấp, đó là: tri thức, tư duy và năng lực giao tiếp.
    Quyết đoán hay do dự, dễ nổi cáu hay điềm tĩnh, xử lý việc thiên về tình cảm hay lý trí… là những tính cách để tạo nên bức tranh toàn cảnh về chính con người của bạn. Đồng thời, đó cũng là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại trong sự nghiệp quản lý của bạn.
    Vì vậy, nếu bạn muốn lên kế hoạch để trở thành nhà quản lý, hãy xác định hướng đi cho mình với những năng lực nổi trội cần có của một quản lý giỏi như sau.

    Một khi có được sự kính trọng, tạo được sự tín nhiệm, công việc quản lý của bạn sẽ như “diều gặp gió”, thăng tiến không ngừng.
    Xác định năng lực nổi trội cần có của nhà quản lý
    Lập kế hoạch: Người biết lên kế hoạch rõ ràng, sẽ nắm phần chủ động trong mọi việc, theo đó, nhìn nhận sự việc theo nhiều khía cạnh và toàn diện hơn.
    Tổ chức: Người có kỹ năng tổ chức tốt sẽ biết đưa ra những quyết định sáng suốt trong việc phân công công việc.
    Lãnh đạo: Người có tài năng lãnh đạo thường rất giỏi về ngoại giao và có năng lực thiết lập và quản lý nhóm tốt
    Người hội tụ cả ba năng lực trên rất hiếm, tuy nhiên, bạn cần phải có khả năng nổi trội trong một lĩnh vực quản lý nào đó.
    Các chuyên gia cho rằng, nếu có thể nhìn sự việc từ nhiều góc độ, liên tục tiếp thu và xử lý những cái mới lạ, cập nhật kịp thời xu hướng mới, bạn đã sở hữu cho mình kỹ năng quan trọng nhất của một nhà quản lý giỏi, đó chính là tầm nhìn xa và năng lực đánh giá lợi hại khi tiếp thu những cái mới và thay đổi để thích nghi thực tế. Người quản lý giỏi không cần phải luôn phá vỡ các quy tắc, nhưng phải thay đổi chúng sao cho phù hợp hơn với thời đại.
    Ngoài ra, một nhà quản lý tài ba là người biết khích lệ, động viên người khác làm theo mình và làm những gì mình mong muốn mà không quá áp đặt. Cần phải chú trọng tới vấn đề con người, xem xét và giúp đỡ để họ hoàn thành nhiệm vụ, nhân tố quyết định để đạt được mục tiêu đề ra. Một khi có được sự kính trọng từ đồng nghiệp, tạo được sự tín nhiệm, công việc quản lý của bạn sẽ như “diều gặp gió”, thăng tiến không ngừng.
    Theo đó, muốn quản lý tốt đòi hỏi người quản lý phải biết lắng nghe, quan sát và đánh giá yếu tố nhân sự. Lắng nghe để phân định tư chất đạo đức, quan sát để đánh giá năng lực làm việc để dùng đúng người đúng việc, tránh lãng phí nhân tài.
    Tóm lại, trong hầu hết mọi ngành nghề và lĩnh vực, hình ảnh một tam giác đều nói lên ba phương diện của nhà quản lý hoặc lãnh đạo trung cao cấp, đó là: tri thức, tư duy và năng lực giao tiếp. Tri thức là có kiến thức tổng quan về chuyên môn ngành nghề; Tư duy là các chiến lược khác nhau như giải quyết vấn đề, mô tả, suy luận, lý giải v.v...; Còn năng lực giao tiếp là biết cách làm cho người khác hiểu rõ tư tưởng, ý tưởng, luận điểm… của mình, đồng thời, chủ động đặt mình vào trong vị trí và tư tưởng của người khác. Nắm được bí quyết này, sự thành công vững chắc sẽ đến với bạn là điều chắc chắn.


    khoinghiep.info
  4. cachua208

    cachua208 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    kho kiến thức khoinghiep.info
  5. cachua208

    cachua208 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    4 thách thức nghề nghiệp nên thử


    [​IMG] Biết chấp nhận những thách thức đầy rủi ro có tính toán trong công việc có thể giúp bạn đạt được mục đích của mình. Dưới đây là một vài những thách thức phổ biến nhất có thể bạn sẽ gặp phải trong đời sống và những lời khuyên giúp bạn cân nhắc trước khi chấp nhận chúng.
    Thách thức 1: Quay trở lại trường học

    Dám bỏ ra một phần thời gian cũng như tiền bạc để quay trở lại trường học lấy thêm bằng cấp hay chứng chỉ cao hơn có thể là một việc làm không đơn giản. Bên cạnh những trách nhiệm với gia đình thì việc không thể bỏ công việc hoàn toàn để tập trung cho chuyện học cũng sẽ khiến việc học thêm của bạn trở thành một gánh nặng không dễ vượt qua.

    Cân nhắc lựa chọn của bạn: Trước hết bạn cần hiểu rõ mục đích cuối cùng của bạn và điều bạn hướng tới khi quay trở lại trường học là gì, đó có thể là mục đích được tăng lương hoặc thay đổi lộ trình nghề nghiệp. Kế đó bạn phải tính toán xem việc quay lại học thêm đó có giúp bạn đạt được những mục đích đặt ra không thông qua trao đổi với sếp và những người có kinh nghiệm. Ở một số ngành nghề có bằng cấp cao hơn là điều rất quan trọng nhưng với một số ngành nghề khác thì lại không phải như vậy.

    Thách thức 2: Thay đổi công việc

    Ngày nay có không ít người dù chẳng yêu thích (thậm chí rất ghét) công việc của mình nhưng vẫn ngày ngày miệt mài lao động vì công việc đó gắn với sự an toàn trong đời sống giai đoạn. Có nhiều lý do khiến người ta không thoải mái trong công việc kể cả chuyện họ phải làm những nghề không tận dụng hết niềm đam mê cũng như tình yêu công việc của họ.

    Cân nhắc lựa chọn của bạn: Cùng với tỉ lệ sa thải nhân viên ngày một tăng như hiện nay, không ai có thể hoàn toàn “miễn dịch” với nạn thất nghiệp. Tìm được công việc yêu thích nên trở thành điều cần ưu tiên trong sự nghiệp của bạn. Để giảm bớt khả năng phải thay đổi công việc bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi chuyển nghề, làm như thế bạn sẽ biết rõ nên trông đợi những gì ở công việc mới trên các phương diện như lương, thưởng và phương thức làm việc, v.v.

    Tất nhiên xung quanh việc nhảy việc có rất nhiều những rủi ro đáng kể, nhưng nếu bạn thực sự quá mệt mỏi với công việc hiện tại thì thách thức này rất đáng để bạn thử vượt qua.

    Thách thức 3: Từ chối những trách nhiệm được giao thêm

    Nếu sếp đang “chất” thêm lên vai bạn một số trách nhiệm của một dự án hay một chức vụ mới, bạn cần tìm hiểu để biết rõ những trách nhiệm “thêm thắt” này thực sự có ý nghĩa với thành công của bạn như thế nào. Không phải lúc nào những sự cất nhắc hay thăng tiến đều được tiến hành trên cơ sở những đóng góp của bạn một cách công bằng. Và nếu bạn cứ thường xuyên tiếp nhận thêm những trách nhiệm trong công việc mà không nhìn thấy những hướng tiến triển đi lên trong sự nghiệp, bạn dễ có nguy cơ trở thành kẻ bị đàn áp trong công ty.

    Cân nhắc lựa chọn của bạn: Thật khó khăn để nói lời từ chối với cơ hội có thêm tiền bạc và được cấp trên ghi nhận những đóng góp. Bạn bè, gia đình và đồng nghiệp có thể nghĩ rằng bạn “không bình thường” vì đã bỏ qua cơ hội được thăng tiến. Nhưng bạn phải tin tưởng vào trực giác của mình, khi cân nhắc những lựa chọn của mình, bạn hãy tự hỏi mình xem, liệu dự án hay sự thăng chức lần này có thực sự giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp hay không?

    Thách thức 4: Khởi nghiệp kinh doanh

    Chưa bao giờ trong xã hội lại có nhiều người thích gia nhập vào thế giới thương trường như ngày nay. Nhiều người mơ được làm ông bà chủ của chính mình nhưng cũng lo lắng khi phải đối mặt với nguy cơ mất đi các khoản lương định kỳ, bảo hiểm y tế và lương hưu khá hậu hĩnh.

    Cân nhắc lựa chọn của bạn: Tìm hiểu thật kỹ (kể cả vấn đề chăm sóc sức khoẻ), tiết kiệm tiền bạc và gây dựng các mối quan hệ trong ngành nghề của bạn trong khi vẫn duy trì công việc hiện tại.

    Làm kinh doanh là một thách thức song những thách thức như thế này có thể được giảm bớt tính rủi ro bằng việc chuẩn bị thật kỹ về mặt tài chính và tinh thần. Nếu ai đó muốn học hỏi về việc kinh doanh, họ nên bắt đầu làm thêm với việc kinh doanh nhỏ để hiểu về những điểm thực tiễn của công việc này.


    khoinghiep.info

Chia sẻ trang này