1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

7 Phong tục cưới hỏi độc, lạ của người Trung Quốc

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi JapanSOFL, 24/06/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. JapanSOFL

    JapanSOFL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/10/2018
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Ở Trung Quốc có rất nhiều phong tục, tập quán độc, lạ mà bạn chưa biết. Hôm nay, hãy cùng khám phá phong tục cưới hỏi độc đáo của người Trung Quốc nhé

    Những lễ nghi đám cưới của Trung Quốc

    Lễ cưới là chuyện trọng đại của cả một đời người. Người Trung Quốc vốn đặc biệt coi trọng lễ nghi. Ở Trung Quốc, lễ cưới phải trải qua 6 nghi lễ chính như sau:

    - Lễ Nạp Thái (Lễ làm mối): Là nghi lễ cưới đầu tiên của người Trung Quốc. Nhà trai sẽ mời bà mối đến nhà gái nhờ kết thông gia. Được sự đồng ý phía nhà gái, nhà trai chuẩn bị lễ vật để có thể đến cầu hôn nhà gái.
    - Lễ Vấn Danh: Là nghi lễ xem bát tự được diễn ra khi bà mối hỏi cô dâu về các thông tin như họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh để xin ngày lành tháng tốt tổ chức đám cưới.
    - Lễ Nạp Cát: Sau khi chọn được ngày lành tháng tốt sẽ diễn ra nghi lễ này. Nhà trai trực tiếp nhờ người đến báo cho nhà gái thời gian tổ chức đám cưới.
    - Lễ Nạp Tệ: Trong ngày lành, nhà trai đến nhà gái tiến hành lễ đính hôn.
    - Lễ Thỉnh Kỳ: Nghi lễ dùng để xin ngày giờ tốt cử hành lễ cưới
    - Lễ Thân Nghinh: Được đánh giá là nghi lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi Trung Quốc. Đó là nghi lễ chú rể theo ngày giờ đã chọn sẽ tự mình đến rước cô dâu về nhà mình. Thông thường, chú rể được ngồi kiệu có 8 người khiêng hoặc đi bộ đón cô dâu.

    >>> Xem thêm : 10 phong tục truyền thống độc lạ chỉ có tại Trung Quốc

    Những phong tục cưới hỏi độc lạ ở Trung Quốc

    Kết hôn, cưới hỏi là một trong số những nét đẹp văn hóa trong phong tục Trung Hoa từ bao đời nay. Khi tìm hiểu bạn sẽ thấy có những điều cực kỳ khác biệt và lạ lùng trong hôn nhân, cưới hỏi đất nước này.

    1. Chị em chung chồng

    Chị em chung chồng, hôn nhân phổ biến và rất phức tạp của dân tộc Tạng. Hiểu đơn giản, dân tộc Tạng tồn tại 3 chế độ hôn nhân: 1 chồng 1 vợ, 1 chồng nhiều vợ và 1 vợ nhiều chồng.
    Những gia đình giàu có và chủ nô thường xảy ra chế độ 1 chồng nhiều vợ. Thường đó là những chị em cùng lấy chung 1 người chồng. Một vợ nhiều chồng chỉ nhiều anh em cùng lấy 1 người làm vợ, kiểu gia đình thường là mẫu hệ. Thậm chí còn có trường hợp nhiều bạn bè cùng lấy 1 người làm vợ.

    2. Đốt đuốc đón cô dâu

    Đốt đuốc đón cô dâu là phong tục truyền thống của dân tộc Đồng huyện Tĩnh tỉnh Hồ Nam. Thường nhà trai có 10 người đem đốt đi đón cô dâu vào giữa đêm. Mỗi người cầm theo bó đuốc nhựa thông bước ra khỏi nhà vượt rừng vượt suối nước đến nhà cô dâu.

    Trên đường, họ vừa đi vừa thổi kèn, đánh trống chơi nhạc cụ tưng bừng. Khi tới nhà gái, cô dâu quàng chiếc khăn lên đầu, cổ đeo kiềng, tay phải cầm ô bằng giấy phết dầu trẩu trừ tà và vai khoác vòng hoa. Cô dâu cùng 2 cô gái phù dâu đi theo nhà trai cùng tiếng nhạc rộn ràng.

    Nếu đường về nhà chồng gặp đám cưới khác, để chúc mừng hạnh phúc 2 cô dâu thường đổi thắt lưng cho nhau.
    Khi cô dâu về đến cổng nhà trai, họ đốt pháo chúc mừng. Một vị trưởng lão đại diện làm nghi thức đón dâu. Khi làm lễ xong, cô dâu vào phòng trong cùng chú rể ăn bữa cơm đầu tiên.

    3. Mùa xuân ném cô dâu

    Vùng núi Ô Long bờ sông Tây An, tỉnh Vân Nam có mấy làng chài. Người ta kể rằng, nơi đây họ biết bơi ngay từ trong bụng mẹ. Những gia đình ở đây thường lấy vợ cho con trước Tết nguyên đán trước khoảng 10 ngày vừa để kịp đón cô dâu vừa để chúc năm mới.

    Người dân khu vực này trong lễ cưới có tục “ném cô dâu”. Thuyền cưới được nhà trai chuẩn bị kết hoa xanh đỏ áp gần thuyền nhà gái, là xanh, dây hoa rừng trắng. Ném cô dâu là hành động vui vẻ có phần mạo hiểm. Bởi một chút không cẩn thận có thể khiến cô dâu và người ném ngã xuống nước. Một điểm không lành cho 2 bên gia đình.

    Cô dâu khi bị ném, 1 chàng trai có thể là anh em hoặc người có họ với cô dâu ôm lưng cô, 1 tay giữ mông dùng sức ném cô dâu sang thuyền nhà trai. Bên kia, người đỡ có thể là chú rể hoặc họ hàng thân quen chú rể trực tiếp đỡ. Lúc ném lễ cô dâu, nhà trai cho nổ 3 tiếng pháo, nhà gái nổ 2 tiếng pháo.

    Kết thúc lễ ném cô dâu, trở về làng mọi người tổ chức ăn uống chúc mừng hạnh phúc cô dâu chú rể. Còn cô dâu chú rể đến nơi khuất sống cùng nhau mấy ngày trên thuyền. Bạn đừng lo, lương thực đã được họ chuẩn bị đầy đủ trong những ngày đó. Tuy nhiên, trước ngày 23 tháng Chạp, họ phải trở về chuẩn bị đón Tết cùng bố mẹ.

    4. Lễ cưới vào ban đêm

    Trong khi các dân tộc người Trung thường tổ chức lễ kết hôn vào ban ngày, thì số ít dân tộc tại đây lại làm đám cưới vào ban đêm. Ngày cưới, nhà trai dùng chiếc xe được trang trí lộng lẫy đến đón dâu, nhà gái dùng xe mui đưa cô dâu về nhà chồng. Họ sẽ gặp nhau ở giữa đường, cô dâu được anh ruột hoặc anh họ bế lên xe chú rể. Dù thời tiết nóng bức giữa mùa hè, cô dâu luôn phải mặc áo kép, chỗ đầu gối và vai được độn bông ngụ ý cho sự đầy đặn và trung hậu.
    Chú rể đợi cô dâu khi về đến nhà lập tức vờ bắt xe cô dâu 3 phát. Sau đó, cùng cô dâu khấn vái trời đất trước bàn thờ đặt giữa sân. Tiếp tục, chú rể dùng roi ngựa hoặc cán cân nâng khăn trùm đầu cô dâu với ngụ ý vừa lòng thuận ý. Đồng thời, chú rể dùng tay xoa tóc, xoa đầu cô dâu nguyện ước đôi vợ chồng kết tóc xe tơ.
    Khi lễ xong, cô dâu đi giày mẹ chồng tỏ ý đi theo bước chân mẹ chồng.

    5. Ném bùn trong lễ cưới

    Đây là nghi lễ cưới hỏi của dân tộc Đồng, Trung Quốc. Cụ thể, trong ngày cô gái đi lấy chồng được một năm. Cô gái chơi ném bùn cùng 9 cô bạn của mình, chồng và các bạn của chồng trên mảnh ruộng. Khi mệt, họ nhảy xuống sông nô đùa té nước nhau. Đây cũng là dịp đôi nào để ý nhau sẽ bơi ra xa và chàng trai đó sẽ là người tiếp theo tham gia ném bùn.

    6. Tạ hôn và cưới chịu

    Tạ hôn và cưới chịu là phong tục cưới hỏi người Mán, sống phía Nam Trung Quốc rất gần nước ta. Các cô gái người Mán có khoảng 3, 4 người tình. Nhưng khi đính hôn với ai, cô sẽ cắt bỏ quan hệ với những người còn lại. Tuy nhiên, trong đêm tân hôn, cô dâu không làm lễ động phòng cùng chủ rể mà đến tạ ơn và hưởng đêm xuân với người tình cũ. Cô phải đi tạ ơn mỗi đêm với một người tình rồi mới trở về với chồng.

    Khi kết hôn, nhà trai mang nhiều của cải, vật phẩm sang nhà gái tổ chức yến tiệc chiêu đãi bộ tộc. Nếu nhà trai thiếu tiền, nhà gái sẽ cho chịu rồi trả sau. Vậy nên, rất nhiều đám cưới khi con cháu đầy đàn mới trả hết nợ.

    7. Tục thử giường

    Tục thử giường là phong tục cưới hỏi vùng Lạc Dương Trung Quốc. Trước buổi cử hành hôn lễ, nhà cửa đều phải được dọn dẹp sạch sẽ và gọn gàng đặc biệt phòng cô dâu chú rể.
    Đêm hôm đó, chú rể phải mời 1 hoặc 2 đứa bé đến ngủ cùng ở giường cưới để lấy phước. Nếu không có thể mời bạn trai (chưa có gia đình). Và nếu đứa nhỏ ngủ cùng tè dầm được coi là điều may mắn, tốt lành.

    Văn hóa Trung Quốc là cả một kho tàng để bạn khám phá từ đời sống, sinh hoạt, các tập tục văn hóa nghi lễ. Mong rằng, bài viết giúp bạn có thêm kiến thức hiểu biết về phong tục cưới hỏi độc đáo đất nước Trung Hoa. Và đặc biệt có thêm động lực chinh phục tiếng Trung Quốc.

Chia sẻ trang này