1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

7x và âm nhạc

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi _GreAT_PretenDER_, 03/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    Thanks doanminhhang
    Nhân đây cũng mời bạn Great pretender ngày 10.12 đến Horison xem triển lãm của anh tớ nhé
    Tớ thấy sống trên đời hay nhất là có một niềm đam mê nào đó
  2. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay ở đây mưa và gió nhiều, ngồi thơ thẩn tớ nghe mấy bài nhạc của Yanni , sao mà hay thế Khi tâm trạng lao xao thì nghe nhạc không lời có lẽ là hợp nhất vì mình có thể mơ màng tưởng tượng ra những điều gì đó.
    Tớ thích cái topic này lắm, tớ sợ nó lại rơi vào hư vô mất Nhưng thật sự tớ không hiểu biết nhiều về âm nhạc nên cứ loay hoay chẳng biết làm sao để viết cả. Nhưng cuộc sống của tớ không thể thiếu âm nhạc.
  3. _GreAT_PretenDER_

    _GreAT_PretenDER_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Đúng rùi bạn ạ,những lúc đêm hôm một mình tôi cùng hay nghe nhạc ko lời.Những bản nhạc ko lời sâu lắng có thể giúp cho tinh thần ta bớt sôi động,khiến cho tâm tư ta thêm tĩnh lặng.Ta có thể mơ màng nhắm mắt thả hồn mình vào mênh mông,khiến dòng suy nghĩ trôi theo tiếng nhạc,những lúc đó ta sẽ được thưởng thức cái cảm giác hoà quyện giữa thực tại và ảo giác,thật kỳ diệu lắm thay...
    Nghe Yanni cũng bởi vì lần đầu được xem chương trình biểu diễn của nhạc sỹ người Hy Lạp này trên tivi.Đó là buổi hoà nhạc ngoài trời trên một quả đồi,hình như đó là phế tích của một hý viện cổ của Hy Lạp thì phải.Lần đầu nghe nhạc new age nên cũng thấy hay hay,đặc biệt là đến đoạn một nữ nhạc công da màu biểu diễn solo violon.Rất cuồng nhiệt và máu lửa,phải nói hồi đó mình rất ấn tượng bởi màn thể hiện đó của nữ nghệ sỹ này.Sau nghe nhiều mới thấy cô này cũng thường thui,chưa phải là khủng lắm hì hì Nhưng mình cũng ko thật thích nghe Yanni lắm(cũng như V.Mae hay Bond sau này),nó sử dụng quá nhiều âm thanh điện tử và sự trợ giúp của kỹ thuật.Mình thích nghe những âm thanh trung thực hơn,gần gũi hơn,để lại được nhiều cảm xúc hơn...Trước cũng hay nghe Kenny G nhưng nghe nhiều thấy nó đơn điệu vả lại giống như thằng bạn mình nói,nó hơi sên sến.Thế nên về sau ko còn nghe mấy đồng chí này nữa hề hề
    Chỗ tớ có mấy cái đĩa unplug chơi theo phong cách Jazz hay tuyệt.Buổi tối bật lên nghe thì mỹ mãn,tiếng Saxo thổi nghe sao mà lẳng thế,tiếng piano sao mà mượt mà,trong vắt,còn giọng vocal thì chà chà,phê cực(quảng cáo nhờ tí héhé) Hay như ai đã từng xem phim Hero,chắc cũng ko quên được nhạc nền của phim này nghe hay dã man.Thi thoảng tớ cũng bật cái đĩa soundtrack của phim này lên nghe.Tiếng tù và trầm hùng,tiếng trống trận ầm vang,cả tiếng vó ngựa,tiếng chân người...tất cả trộn lẫn lại,thật khó để miêu tả cái cảm giác đó,tớ chỉ có thể nói nó thật bi tráng và hào hùng như hàng nghìn năm lịch sử của nước Trung Hoa vậy
    Dạo này bận nên cũng ko còn nghe nhạc được thường xuyên,cũng ít online hơn,thi thoảng viết vài bài ba hoa một tí cho nó đỡ ngứa tay,tớ viết theo phong cách bảy hư ba thực,chớ có mà tưởng là thật đấy
  4. Loveless

    Loveless Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.605
    Đã được thích:
    0
    Hì, phim Hero thì có bài Heroes của David Bowie và Brian Eno không vậy?, có câu là: "I, i will be king, and you, you''''re gonna be my queen..." Nếu đúng thì Noel có 1 bản cover hơi bị hay, tớ rất thích bài này, nghe nó tớ nhớ hồi xưa bọn hải ngoại có 1 bài gì ý mà có mấy câu đại loại là "...nếu em là nữ hoàng, anh xin gì thì em sẽ ban cho, nhưng nói trước không nhường ngôi đâu nhé, vì vua thường hay chọn lắm cung phi"
    u?c linhtinh1405 s?a vo 21:36 ngy 07/02/2005
  5. _GreAT_PretenDER_

    _GreAT_PretenDER_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Bộ phim "Hero" tớ nói ở đây ko phải là bộ phim của Holywood do Dustin Hoffman và Andy Garcia thủ vai chính mà là bộ phim "Anh hùng" của đạo diễn người Trung Quốc Trương Nghệ Mưu.Tớ đã từng được nghe nói,một người đạo diễn giỏi phải là người có trí tưởng tượng của một nhà văn,khả năng phân tích của một nhà phê bình,con mắt thẩm mỹ của một nhà nhiếp ảnh,cảm xúc dâng trào của một nhạc sỹ và sự lãng mạn của một nhà thơ,có lẽ Trương là một người như vậy.
    Thường thì khi mọi người xem phim của Trương Nghệ Mưu thường đặc biệt quan tâm tới những khung hình đẹp của bộ phim đó,có lẽ bởi vì những bộ phim của ông được diễn tả bởi những hình ảnh đẹp tuyệt vời,chả thế mà người ta ví bộ phim "Anh hùng" giống như "một bài thơ qua những thước phim..." Tuy nhiên nếu ta để ý thì sẽ thấy âm nhạc trong các bộ phim của Trương cũng rất hay,luôn theo sát với chủ đề của phim.Nếu như ai đã xem bộ phim "Đường về nhà" thì thấy nhạc trong phim này khá nhẹ nhàng,lúc thì vui vẻ,trẻ trung, khi lại buồn man mác nhưng luôn thấy rõ được,tớ cũng chưa tìm được từ chuẩn để diễn tả nhưng theo cảm nhận của tớ có lẽ đó là sắc thái làng quê,bởi vì đây là bộ phim có chủ đề về nông thôn TQ,thế nên những giai điệu của nó luôn mang âm hưởng dân gian truyền thống(mà có lẽ đây là âm hưởng chủ đạo trong hầu như tất cả các bộ phim của Trương).Còn trong bộ phim "Đèn ***g đỏ treo cao" thì nhạc nền của phim lại rất nặng nề,bi ai.Có lúc nó nghe ai oán như nỗi đau bị kìm nén,lúc lại mạnh mẽ đầy căm hờn,giận dữ rồi lại chầm chậm,nhẹ nhàng như chia xẻ,cảm thông cho số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến...
    Còn với bộ phim "Anh hùng",lần đầu tiên xem bản quay trộm,chả hiểu gì cả,chỉ ấn tượng về những cảnh quay.Lần thứ hai xem trên máy tính,bản đẹp,có phụ đề tiếng Anh,nhưng vì buổi đêm nên tiếng để nhỏ,do đó những gì để lại vẫn chỉ là những hình ảnh đẹp tuyệt vời.Đến lần thứ ba,đi xem cùng tụi bạn ở rạp tháng Tám,thật sự lần này mới có thể được gọi là thưởng thức nghệ thuật.Ko gian rộng rãi,màn hình lớn,hình ảnh rõ nét và âm thanh trung thực,giá chỉ có một mình mình ở trong rạp thì thú hơn hì hì Nhạc trong phim "Anh hùng" cũng khá đa dạng,bởi vì tớ có đĩa nhạc soudtrack của phim này nên cũng hay bật lên nghe,xin khất hôm khác kể tiếp về đĩa nhạc này bởi vì đói rùi,hôm qua mừng Giáng sinh hoành tráng quá nên từ sáng đến giờ vẫn chưa ăn gì Buon natale!!! Hơi muộn một chút nhưng vẫn cứ chúc mọi người một Giáng sinh và năm mới vui vẻ
  6. notbad

    notbad Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.715
    Đã được thích:
    0
    Đúng là ông ăn chả bún, bà ăn chả giò. Hai cái hero mà lẫn lộn cả.
  7. hang_li

    hang_li Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2003
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Nghe mọi người nhắc nhiều đến âm nhạc, thế mà tại sao không thấy có ai đả động đến việc thích và nghe Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam nhỉ?
    7X là nơi quy tụ anh tài chốn Hà thành, tinh hoa của Thăng Long ngàn năm văn hiến, vậy mà sao chẳng thấy có ai tha thiết với vốn âm nhạc cổ truyền hiện đang dần mai một và khô héo đi, một phần cũng chính bởi những người chỉ sính/ thích nhạc ngoại như các anh chị nhỉ!?
    Quá đau buồn!
    Những kẻ sĩ Bắc Hà, há không thấy động lòng và đau xót sao?

    Gần đây, xuất hiện quán nhạc " Cuối ngõ" nằm trong con ngõ nhỏ ngoằn ngoèo 68 Cầu Giấy.
    Vào duy nhất tối thứ 3 của tuần thứ 3 hàng tháng có một buổi hát Ca Trù do chính cô Bạch Vân, một người đã lăn lộn với Ca trù hàng chục năm trực tiếp đến hát. Mong mỏi các anh hào hãy đến và thưởng thức xem sao!
    Cũng xin được "doạ" trước là, chắc chắn sẽ rất rất khó nghe với tất cả những ai lần đầu nghe hoặc không có một chút xíu hiểu biết gì về môn nghệ thuật thính phòng độc đáo và đặc sắc này của dân tộc, nên nếu khi nghe xong, lắc đầu ngoay ngoảy hay thở dài ngao ngán, thì có lẽ cũng có thể thông cảm được! Nên tốt nhất trước khi đến, có thể bỏ chút thời gian quý báu tìm hiểu qua về nó, chắc chắn sẽ thú vị hơn nhiều.
    Việc này dễ như ăn kẹo bởi có thể search trên mạng về "âm nhạc cổ truyền " Việt Nam.
    Tất cả mọi người, chúng ta là người Việt Nam, chúng ta nên và phải biết nghe âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
    Hẹn gặp lại vào tối thứ 3! Những thanh niên Việt Nam chân chính!
  8. _GreAT_PretenDER_

    _GreAT_PretenDER_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Thế chẳng nhẽ nếu chưa nghe và ko thích nghe âm nhạc cổ truyền VN thì ko phải là thanh niên VN chân chính hay sao,tôi thấy bạn khí hơi quá khích
    Đồng ý với bạn là âm nhạc cổ truyền VN rất phong phú,đa dạng và rất nên tìm hiểu nhưng do nhiều nguyên nhân,lý do mà nhiều người trong chúng ta chưa có cơ hội tiếp xúc với vốn tinh hoa này của dân tộc nhưng ko vì thế mà có thể khẳng định"âm nhạc cổ truyền hiện đang dần mai một và khô héo đi, một phần cũng chính bởi những người chỉ sính/ thích nhạc ngoại như các anh chị nhỉ!?" Tôi lập topic này với mục đích cùng mọi người giao lưu,bày tỏ sự yêu thích của mình với âm nhạc,ko thể chỉ vì quá yêu thích một thể loại nhạc nhất định mà phủ nhận những cái hay,cái hấp dẫn của những thể loại nhạc khác...bạn hiểu ý tôi chứ?!!
    Mẹ tôi trước đây đã từng là biên tập viên chương trình Dân ca và nhạc cổ truyền của Đài phát thanh và tiếng nói VN,thế nên bản thân tôi cũng có nhiều cơ hội tiếp xúc với thể loại nhạc này.Từng rất thích xem bộ ba vở chèo Bài ca giữ nước của tác giả Tào Mạt,cũng có thể hát được dăm ba câu "Hồng hồng,tuyết tuyết,mây mây...Nhớ ngày nào còn chưa biết cái chi chi..." Cũng đã từng tham gia CLB bạn yêu nhạc trên sóng VTV,thậm chí còn trúng thưởng khi trả lời đúng mấy câu hỏi về dân ca các miền của nhạc sỹ Lương Nguyên nhưng thú thực cũng bởi vì đây là thể loại âm nhạc "khá xương xẩu" lại thêm vốn kiến thức của mình còn nông cạn nên chưa dám đả động đến,rất mong bạn có thêm nhiều bài viết bổ ích để chia xẻ cùng mọi người
  9. ladymeomuop

    ladymeomuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    2.050
    Đã được thích:
    0
    Tớ không đồng ý với kiểu lý luận này, sở thích của mỗi người là vấn đề cá nhân. Tớ là người không thích nhạc cổ truyền nhưng tớ vẫn là một người Việt Nam yêu nước.
    Âm nhạc có tiếng nói riêng của nó, tớ yêu thích những thể loại âm nhạc mang đến cho tớ niềm vui, mang lại những cảm xúc mà tớ cảm thấy rung động.
    Nếu bạn thích cổ nhạc thì bạn đóng góp bài hoặc phân tích cái hay cái đẹp của nó, chứ không phải vì yêu nước mà phải yêu cổ nhạc.
    Tóm lại là hãy để con người được tự do chọn lựa.
  10. hang_li

    hang_li Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2003
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Thực ra để nghe và cảm thấy yêu thích môt thể loại nhạc nào đó cũng là cả một quá trình lâu dài trải nghiệm và "ngấm" dần, bởi một sự thực không thể chối cãi là không ai, kể cả những bậc thiên tài hay vĩ nhân từ khi mới sinh ra đã cảm thấy yêu thích một loại nhạc nào đó. Đúng vậy, không ai thích một thể loại nhạcbất kỳ nào ngay từ lúc bẩm sinh, từ thủa cha sinh mẹ đẻ, có đúng không ạ?
    Vậy thì cái cách mà chúng ta thường nói rằng ta thích thú, say mê với thể loại này mà không thích hay ghét bỏ một thể loại nhạc kia, thực chất xuất phát từ đâu?
    Điều này bắt nguồn từ một chân lý cực kỳ đơn giản và dễ hiểu. Tôi sẽ lập luận cho các bạn thấy!
    Chắc hẳn tất cả các bạn đều đồng ý với tôi rằng " tư tưởng của con người quyết định tất cả",đúng không? Vậy thì tôi có thể viện dẫn một câu danh ngôn mà chắc chắn ai cũng biết đại ý như thế này : Tư tưởng con người tạo ra hành động, hành động tạo ra thói quen,thói quen tạo ra cá tính, và cuối cùng cá tính quyết định số phận ".Nói rông dài như vậy, thực ra cuối cùng cũng chỉ để chứng minh cho một lập luận là, thói quen của con người có một sức lôi cuốn điên cuồng, thậm chí quyết định cả đến số phận của mỗi người. Vậy thì nghe nhạc cũng là một thói quen như thế. Tất nhiên nghe một thể loại nhạc như thế nào hoàn toàn không có dấu ấn đáng kể gì trong việc quyết định cuộc đời bạn ra sao, nhưng thực tế là ta thường hành động, thường làm và cuối cùng là thường "nghe" theo thói quen. Những thói quen này phần lớn được định hình từ lúc còn thơ bé, và đến tuổi trưởng thành thì những thói quen cơ bản đóđã in rất sâu, rất đậm trong mỗi cá nhân, trở thành những điểm độc đáo khẳng định rằng " ta là một,là riêng, là thứ nhất...", nghĩa là không lẫn lộn với bấy kỳ một người nào khác!
    Đó chính là ma lực khủng khiếp của những thói quen.!
    Sở dĩ tôi lắm lời như thế, quanh đi quẩn lại cũng chỉ để chứng minh cho các bạn thấy rằng, nghe nhạc cũng thế, không hơn, và tận cùng của những sở thích, chỉ đơn giản là những thói quen đã ngấm rất sâu vào máu thịt mỗi người. Tất nhiên cũng có những thói quen mà mãi mãi sau này mới hình thành trong quá trinh mỗi người va chạm, tiếp xúc, thẩm thấu và thâu nhận được, nhưng rút cục cũng chỉ là do thói quen mà thôi!
    Nói vui thế này, ngay cả việc các bạn chọn vợ chọn chồng, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra là con trai thường có thiên hướng chọn những cô gái có những nét giống với mamí mình, cũng thế,các cô gái cũng thường tìm kiếm những đặc điểm của người bố trong hình mẫu những người chồng tương lai của các cô. Một nhân tính của con người là thường hay quay về gần gũi thân thiện và yêu thích với những gì đã trở nên quen thuộc với bản thân họ
    Các bạn thích nghe pop, rock, jazz.. Đồng ý là sở thích của mỗi người là vấn đề cá nhân, những sở dĩ tồn tại những ý thích cá nhân như thế, há chẳng phải cũng do thói quen hay sao?
    Rất nhiều trong số những người tôi đã gặp và tìm hiểu đều đồng ý với tôi rằng,( họ rút ra kết luận ngay từ chính kinh nghiệm của bản thân họ)họ dần dà thấy thích một bài hát nào đó không phải là do họ thích ngay từ đầu, cũng không hề có ý định, không hề chủ động nghe, nhưng bài hát đó, điệu nhạc đó, âm thanh đó,...cứ hàng ngày, hàng giờ lọt vào tai họ một cách không có ý thức, nhanh nhất là trên các phương tiện truyền thông : qua đài, ti vi, radio, net...., quá trình này được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên, liên tục trong một thời gian dài, và thật chẳng khó khăn và thậm chí khó hiểu gì, là họ dần dần thấy yêu nó, thích nó, họ bắt đầu cảm thấy hay, thấy những giai điệu ấy trở nên quen thuôc với cuộc sống của họ, với " cái lỗ tai " của họ, và một lẽ tất yếu sau cùng, có những bài hát khi nghe lần đầu, thậm chí cô bạn tôi còn hét toáng lên và yêu cầu tôi turn off ngay lập tức, nhưng sau này khi tôi kiên quyết không chịu tắt, thì cô ấy đã thích và thường xuyên nghe!
    Vậy một kết luận được rút ra là gì? Đó chính là việc ta nghe và thích một loại nhạc bất kỳ nào đó, cũng như ghét bỏ hay dè bỉu một làn điệu quan họ, một câu ca trù điêu luyện... một câu vọng cổ mùi mẫn... tất tần tật, chính là do thói quen!
    Giả sử ngay từ lúc bé thơ,mà không, ngày từ thủa nằm trong bụng mẹ,bên tai đứa trẻ con chưa rõ hẳn hình hài ấy đã được nghe những làn điệu dân ca êm ái mượt mà, rồi khi nó ra đời, nó được lớn lên không chỉ bằng dòng sữa ngọt ngào mà bằng cả những câu ầu ơ ví dầu thiết tha da diết của người mẹ, và xung quanh nó, thấm đẫm không khí của những chiếu chèo, của những canh hát trai gái thâu đêm trên quê hương quan họ, của những chầu hát ca trù ( ả đào) chốn sân đình trong những ngày lễ tế thần, cầu mùa... của làng.... thì tôi chắc chắn khi nó lớn lên, loại âm nhạc mà nó yêu thích nhất không gì khác hơn là cái vốn cổ nhạc của dân tộc! Điều này hoàn toàn biện chứng.
    Thế hệ của chúng ta lớn lên sau chiến tranh, đã xảy ra cái hiện tượng gọi là " đứt đoạn với truyền thống". Đây là một thực tế lịch sử khách quan không thể phủ nhận. Thế cho nên việc chúng ta thích nghe nhạc mới, nhạc ngoại, mà không thiết tha, thậm chí có người quay lưng lại hắt hủi với cổ nhạc dân tộc là điều hoàn toàn có thể hiểu và thông cảm được, bởi chúng ta không được sống, được nghiệm sinh trong cái không gian xưa cũ ấy, thì làm sao đòi hỏi chúng ta có đủ xúc cảm và niềm yêu thích với những thể loại ấy cho được.
    Bản thân tôi, trước đây, dầu không đến nỗi tắt phụt ti vi hoặc ngay lập tức chuyển kênh khi trên ti vi xuất hiện một vở chèo, tuồng hay cải lương... nhưng nói chung cũng không được hào hứng và thích thú cho lắm. Nhưng bây giờ thì khác, bởi tôi đã được nghe, được giảng giải, được tìm hiểu, dù mớ kiến thức loằng ngoằng và lõm bõm của tôi về vốn âm nhạc cổ truyền thật đáng hổ thẹn. Tôi trước nay cũng thuộc thể loại tạp nghe, cũng thích những bài hát nước ngoài, những ca khúc cách mạng, những tình khúc Trịnh Công Sơn...tóm lại cũng chẳng khác gì các bạn, nhưng đồng thời đó, tôi cũng có ý thức nghe, thậm chí " tập nghe", tôi xin nhắc lại " tập nghe" chèo, nghe cải lương, nghe ca trù.... bởi tôi ý thức rất sấu sắc là không phải dễ dàng gì mà ta có thể phát hiện được cái hay cái đẹp của nó, mà phải trải qua một quá trình lâu dài, phải " khổ luyện" , đúng, phải khổ luyện các bạn ạ!
    Và một điều thật quan trọng, để làm được như vậy, thì phải tìm tòi về nó, suy nghĩ về nó, phải học và đọc về nó. Thật may mắn cho tôi là tôi có một môi trường nói chung là thuận lợi để có thể tìm hiểu được nó dù chẳng dễ dàng gì!
    Càng hiểu về nó thêm được chút ít, và chứng kiến sự xa lánh, hắt hủi của những người trẻ bây giờ với cổ nhạc, tôi càng thấy bức xúc, buồn lòng, và thực sự muốn làm một điều gì đó, dù là bé nhỏ, gọi là đánh thức lương tâm của những thanh niên mang luôn mang trong huyết quản minh một bầu máu nóng của con Lạc cháu Hồng, hãy bảo vệ và níu giữ lấy cái hồn tinh tuý của cha ông, cái bản sắc độc đáo và tài hoa của ngưòi Việt mình, bằng cách hãy " cố " thử nghe, và thật quý báu nếu như các bạn, các anh, chị giành một chút thời gian và tâm sức, thậm chí cả lòng kiên nhẫn của mình đọc kỹ những bài mà tôi post sau này nhằm giới thiệu với các bạn về âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
    Các bạn, tôi sẽ cố gắng hết sức trong khả năng của tôi, và mong mỏi ở các bạn sự đồng tình, đồng chí!
    Chúng ta phải làm một điều gì đó đi chứ, để ít nhất, nếu không làm các bàn yêu thích được, thì cũng sẽ khiến cho các bạn trân trong nâng niu những suối nguồn tinh thần đã dược chắt lọc từ hàng trăm năm nay của tổ tiên chúng ta!
    Tôi sẽ lần lượt giới thiệu, tóm tắt những công trình của các nhà nghiên cứu sao cho dễ hiểu, dễ đọc nhất về các thể loại cổ nhạc, trước tiên là về Ca trù, một khi nhận được ý kiến phản hổi từ các bạn!

Chia sẻ trang này