1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

8 mẹo trình bày bài thi Toán

Chủ đề trong 'Toán học' bởi lightphantom, 20/12/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lightphantom

    lightphantom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2012
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Trung tam luyen thi dai hoc Thống Nhất, 8 mẹo trình bày bài thi Toán

    1. Đừng tiết kiệm các biển chỉ đường
    Khi chấm bài, thầy cô thường xem bạn làm được đến đâu để cho điểm. Thế nên các “cột mốc chỉ đường” rất có lợi cho bạn. Ví dụ, trong một bài có nhiều câu a, b, c…bạn hãy đánh số các câu hỏi nhỏ thật dễ nhìn. Tốt nhất là những chữ a, b, c đó bạn ghi luôn ra ngoài lề giấy để thầy cô chỉ nhìn qua là biết bạn đã làm đủ các yêu cầu của bài tập.
    Nếu mỗi câu a, b, c… lại còn những yêu cầu nhỏ hơn thì các dấu hoa thị là một dụng cụ hữu ích. Không nên dùng dấu gạch ngang, thầy cô có thể nhầm nó với dấu âm ( – ) và trừ điểm. Bạn phải chú ý nhé!

    2. Luôn cho thầy cô biết hướng làm bài của bạn
    Chấm bài, đối đầu với vô số kiểu chữ, kiểu lí luận, thầy cô nhiều khi cũng… mất phương hướng. Hãy giúp thầy cô nhìn ngay ra hướng làm bài của mình nhỉ! Trước khi lao vào hùng hục tính toán, hãy viết một câu để thể hiện bạn dựa vào phần lí thuyết nào để làm bài đó. Thầy cô sẽ biết ngay bạn có hiểu bài và định hướng đúng hay không. Nhất là với những bài Toán phải đặt ẩn phụ, đưa về các dạng cơ bản đã học, bạn hãy viết thật rõ xem mục đích đặt ẩn của bạn là gì và bài toán chuyển sang hướng nào, ví dụ như “ Đặt XYZ là t với điều kiện… Bài Toán đưa về: tìm m để phương trình có nghiệm thỏa mãn…”.
    Và dù bạn có sai sót hay tính nhầm thì rất có thể thầy cô sẽ châm chước cho một ít điểm vì cách làm đúng. Còn nếu bạn trình bày cẩu thả và khó hiểu quá thì có khi chẳng được điểm nào đâu.

    3. Không viết quá dài, hạn chế những đoạn không cần thiết:
    Viết thêm những câu lí giải thì bạn phải bớt những phần tính toán quá dài dòng, không thì bài làm của bạn khác gì một…cuốn nháp. Bạn nên ghi công thức tổng quát và phần thay số, còn tính toán thì làm ra nháp.
    Những phần tính toán sơ đẳng kiểu như 1+1=2, các phương trình bậc hai đơn giản, bạn chỉ cần tính toán ngoài nháp rồi ghi kết quả vào bài làm. Tuy nhiên, điều đó chỉ được áp dụng cho những phần kiến thức quá phổ thông. Còn những mảng kiến thức mới thì bạn phải viết đầy đủ để thể hiện kiến thức của mình. Ví dụ như tích phân xác định chẳng hạn. Khi tính ra nguyên hàm rồi thì phải có phần thay số cụ thể theo đúng công thức. Chỉ có kết quả cuối cùng mới được tính tắt thôi đấy.

    4. Có phần ghi đáp số
    Cái đáp số ghi ở cuối mỗi bài thực ra lại rất có lợi cho các bạn đấy! Nó sẽ giúp thầy cô chấm rất nhanh bài của bạn. Chỉ cần liếc qua cách làm và xem đáp số là thầy cô có thể quyết định được cho bạn bao nhiêu điểm. Những lúc chấm như thế, thầy cô rất dễ không nhận ra những lỗi trình bày trong bài làm của bạn mà chỉ nhìn thầy cái đáp số đúng được ghi rõ ràng cuối bài. Mà nếu chẳng may bạn có làm sai tí chút trong bài làm mà đáp số vẫn ghi đúng thì thầy cô thường hiểu là “Chắc nó hiểu và làm đúng nhưng lại ghi nhầm thôi” => Bạn có cơ hội gỡ gạc chút điểm => Lợi quá!

    5. Phân định từng phần
    Khi làm bài, thầy cô thường xem bạn làm được đến đâu để dễ cho điểm phần đó. Trong một bài nếu có nhiều câu a, b, c.. thì trong phần bài làm của mình, bạn cũng nên ghi rõ phần a, b, c, tốt nhất là bạn viết thụt lùi vào trong để thầy cô dễ nhìn và biết bạn đã làm đầy đủ yêu cầu của bài tập.
    Nếu mỗi câu a, b, c.. lại còn những yêu cầu nhỏ hơn thì các dấu hoa thị là một công cụ hữu ích. Không nên dùng dấu gạch ngang, thầy cô có thể nhầm nó với dấu âm (-) và trừ điểm. Lưu ý điều này bạn nhé!

    6. Định rõ hướng làm bài
    Hãy giúp thầy cô nhìn ra hướng làm bài của bạn. Trước khi lao vào tính toán, hãy viết một câu để thể hiện bạn dựa vào phần lý thuyết nào đó để làm bài. Thầy cô sẽ biết ngay bạn có hiểu bài và định hướng đúng hay không.
    Với những bài toán đặt ẩn phụ, đưa về các dạng cơ bản đã học, bạn hãy viết thật to rõ xem mục đích đặt ẩn của bạn là gì và bài toán chuyển sáng hướng nào. Ví dụ: “Đặt XYZ là t, với điều kiện… Bài toán đưa về: tìm m để phương trình có nghiệm thoả mãn…”. Cho nên dù bài sai sót hoặc tính nhầm thì rất có thể thầy cô vẫn sẽ châm chước cho một ít điểm vì bạn đã hiểu bài và có cách làm đúng.

    7. Lược bỏ những bước không cần thiết
    Hãy bỏ bớt những phần tính toán quá dài dòng. Bạn chỉ nên ghi công thức và phần thay số, sau đó tính toán ngoài nháp rồi ghi kết quả, những bước tính toán sơ đẳng kiểu như “1+1=2″ không cần phải trình bày cả vào bài làm đâu.
    Tuy nhiên, những mảng kiến thức mới thì bạn vẫn phải viết đầy đủ. Ví dụ như tích phân xác định, khi tính ra nguyên hàm rồi thì phải có phần thay số cụ thể theo đúng công thức. Chỉ có kết quả cuối cùng mới được tính tắt thôi đấy!

    8. Ghi đáp số thật rõ dưới mỗi bài
    Cái kết quả cuối cùng ở cuối mỗi câu rất có lợi cho bạn đấy! Nó sẽ giúp thầy cô chấm điểm rất nhanh bài của bạn. Chỉ cần liếc qua cách làm và xem phần đáp số thì thầy cô đã có thể quyết định điểm của bạn nhanh chóng.

Chia sẻ trang này