1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

84 Thành Tựu Giả Đại Ấn

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi vinhlac, 03/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    84 Thành Tựu Giả Đại Ấn


    Nguyên Thạnh – Lê Trung Hưng dịch



    [​IMG]



    Lần cập nhật cuối: 03/07/2015
  2. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Tám mươi tư vị đạo sư mà cuộc đời và các phương pháp tu tập của quý ngài được mô tả trong các truyền thuyết được đưa vào tác phẩm này là những đạo sư Mật tông Phật giáo. Trong 84 vị ấy, lừng danh nhất là các đạo sư Tilopa, Naropa, Saraha, Luipa, Ghantapa, Dombipa... Họ là những bậc chứng ngộ, những nhà Du-già khất thực, sống lẫn lộn và hoà nhập vào tầng lớp bình dân nghèo khổ ở tận cùng đáy xã hội. Các đạo sư này giáo hoá quần chúng bằng chính hành vi, thái độ, cung cách của các ngài và sử dụng các phương pháp gây chấn động tâm linh hơn là thuyết giảng suông về giáo lý.


    Dưới sự bảo trợ của các hoàng đế Pala vùng Đông Ấn, nơi mà đại đa số các đạo sư sinh sống, một cuộc cách mạng đã manh nha hình thành. Nhiều đại tu viện được xây dựng hoặc được trùng tu trở lại hay mở rộng.


    Mật tông được phổ biến rộng rãi trong xã hội nhờ một số đạo sư thuộc các thế hệ sau nắm giữ quyền hành thế tục. Họ tạo ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống nhân dân và có những hoạt động gắn liền với những biến cố lịch sử ở nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra, tính chất uyển chuyển linh động của Mật tông cho phép các đạo sư khai ngộ và truyền tâm ấn cho một môn đồ khi người này vẫn giữ địa vị thế tục cũng như tài sản và các thú vui ngũ dục, như trường hợp của đạo sư Lilapa chẳng hạn.


    Nguyên tắc rộng rãi bao dung này chính là yếu tố cơ bản có sức hút và tính thuyết phục mạnh mẽ của pháp môn Tantra trong Phật giáo. Bởi một lý do dễ hiểu là tại Ấn Độ trải qua hàng chục thế kỷ, chủ nghĩa khoái lạc thường được xem như một phương thức để giải phóng tinh thần.

    Tính chất vô tổ chức cùng thái độ khai trừ các nghi thức tôn giáo đã chiếm ưu thế trong Bí mật pháp. Tuy nhiên, Mật tông vẫn giữ được sự chân truyền cho đến ngày nay.

    Vốn là một pháp môn bí mật nên trải qua nhiều thế kỷ Tantra mới được truyền ra ngoài. Lai lịch của nó cũng chỉ là những phỏng đoán nhờ dựa vào niên kỷ của các pháp sư Mật tông.


    Nhưng mãi đến thế thế kỷ 4 hoặc 5, do nhu cầu truyền thừa để giữ vững mối đạo, các kinh điển Mật tông mới được chép lại trên lá cọ. Trước đó chúng chỉ được truyền khẩu.

    Bộ kinh Manjusri Mulakalpa bao gồm các tư tưởng Đại thừa lẫn Kim cương Mạn-đà-la của Ngũ Phật Thiền Định, nhưng Guhyasamaja Tantra lại được xem là tác phẩm đầu tiên trong số các Tantra gốc mô tả khoa Du-già, gồm các mạn-đà-la, mật chú và các nghi thức để triệu thỉnh một vị thần đặc biệt nào đó cùng với quyến thuộc của ngài. Đây chính là trường hợp của Guhyasamaja.


    Một trong những khía cạnh có tính thu hút của Tantra Phật giáo là việc truyền trao rộng rãi pháp tu cho mọi tầng lớp quần chúng, cả nam lẫn nữ, khác với sự độc quyền truyền thừa cho một giai cấp được ưu đãi trong xã hội. Hơn nữa, phép tu có phần phóng khoáng do không chịu ảnh hưởng của Tantra Sakta (Đại Mẫu) nên cho phép dùng rượu thịt và tính giao giữa tầng lớp quý tộc với giai cấp hạ tiện. Đây là những điều cấm kỵ đối với đạo Bà-la-môn.
    Một trong những thành công lớn nhất của các nhà sư Phật giáo là biến môn Tantra thành một cái gì đó mà xã hội đương thời có thể chấp nhận được, và mặc dù các hình thức Tantra Phật giáo được phổ biến vào thời ấy có phần thoả hiệp với tôn giáo lớn (Bà-la-môn) nhưng về học thuyết cơ bản vẫn có sự đối địch cho đến ngày nay.


    Chính nhờ sự thoả hiệp ấy mà Phật giáo đã thu hút được những tâm hồn vĩ đại, những học giả đạo sĩ thông thái và uyên bác có khả năng trước tác nhiều bộ luận quan trọng về Tantra, cũng như chú giải rành mạch những điểm tối nghĩa của Tantra bằng chính giáo pháp và các nguyên lý của Phật giáo Đại thừa. Các ngài còn lược bỏ những dấu vết thô thiển của pháp môn này để tạo thành một dấu ấn lớn.


    Trước hết là từ siddha. Về mặt ngôn ngữ, siddha là người tu pháp môn Mật tông hay Tantra và đã thành tựu đạo quả, nên cũng được dịch là “thành tựu giả” (người đã thành tựu). Sự thành tựu này được gọi là siddhi. Từ siddhi có hai nghĩa: một là thần thông, hai là Phật trí, hay trí giác ngộ. Do vậy siddha thông thường có thể dịch là thánh tăng, pháp sư, đạo sư hay kim cương sư. Nhưng những từ này không đủ sức diễn tả hết mật hạnh của các ngài. Đối với một người bình thường chưa được khai tâm thì siddha trước hết ám chỉ một con người có các phép thần thông quảng đại. Nếu một hành giả Du-già có thể đi xuyên qua tường, bay trên không trung, chữa lành các bệnh tật, biến rượu thành nước, đọc được ý nghĩ của người khác... vị ấy được phong tặng danh hiệu Siddha.


    Các vị siddha, hay Kim cương sư Mật tông có thể xuất hiện trong nhiều hình tướng hoặc ở những địa vị xã hội khác nhau. Có thể đó là một kẻ bán rong, một vị quan, một ông hoàng, tu sĩ, đày tớ, nô lệ, hay một kẻ có cuộc sống lang thang đây đó, thậm chí có thể là một cô gái lầu xanh.

    Tiếp đến là từ saddhana, có thể dịch là “tu pháp”. Đó là hành động hợp nhất giữa thân, khẩu và ý do nguyện lực của vị Bồ Tát. Saddhana còn là giới luật tu tập của một hành giả Du-già được thầy truyền trao. Saddhana cũng là nghi thức thiền định của một tu sĩ đã được truyền giới. Như vậy, saddhana rất quan trọng đối với một Tantrika, tức hành giả tu Mật tông. Trong thực tế, saddhana chính là toàn bộ cuộc đời của hành giả. Vị này sẽ không thể thâm nhập vào saddhana một khi còn vi phạm lời thệ nguyện lúc mới được khai tâm.
    Việc thực hiện saddhana phải hoàn toàn dựa trên căn bản vô ngã để cống hiến toàn bộ cho sự giác ngộ và đem tri kiến giải thoát này mà thành tựu đạo quả cho người khác.

    Trong ngôn ngữ Tây Tạng, saddhana được dịch là Sgrub Thabs, chỉ có nghĩa là “thành tựu pháp”, tức là pháp môn tu tập để đạt tới đạo quả.

    Tùy theo nhân cách của từng vị mà saddhana của mỗi vị có phần khác nhau. Dù ý nghĩa hạn chế nhưng tựu trung thì các saddhana là những phương cách thiền định hoàn bị và sáng tạo.


    Mục đích rốt ráo của saddhanaMahamudrasiddhi, nghĩa là Thần thông Đại thủ ấn.

    Siddhi bao gồm hai nghĩa là thần thông và sự giác ngộ. Từ “giác ngộ” ở đây được định nghĩa là “nắm hiểu rốt ráo tánh nhất quán của các pháp”, tức là tri kiến bất nhị về thật tánh của các pháp.
    Trí phát sinh cùng lúc với Bi. Sự hội nhập giữa Bi và Trí chính là Mahamudrasiddhi. Nhập vào Ba thân, có đủ Tứ trí thì gọi là Mahamudra.

    Mahamudra là một thuật ngữ siêu hình khó hiểu. Trong Tantra Mẹ (mother tantra), mahamudra là biểu tượng của chân đế.


    Theo hệ phái Áo Vãi (Kargytpa) hay là dòng Đại thủ ấn, mà tiêu biểu là các đạo sư Tilopa, NaropaMarpa, thì Mahamudrasiddhi gồm 8 đại thần lực. Nhưng truyền thuyết nói rằng ngài Bồ Tát Long Thụ truyền cho ngài A-xà-lê Long Trí 6 món thành tựu như sau:


    1.Thấu suốt các pháp.
    2. Trí huệ thiện xảo.
    3. Biến hoá thần thông.
    4. Phương tiện thù thắng.
    5. Thần túc.
    6. Phép luyện đan dược trường sinh bất tử.

    Những pháp thuật như thế có thể được diễn dịch một cách hình tượng về mặt văn chương tùy theo đức tin và trí tuệ của mỗi chúng sinh. Do đó sự hiển lộ thần thông của một vị đạo sư như đi xuyên tường chẳng hạn, chỉ là phương tiện để đem lại niềm tin vào pháp lực đối với kẻ kém trí, nhưng đồng thời cũng chứng minh rằng bản chất của thực tướng cũng chỉ là hình bóng, là ảo ảnh, là ánh sáng, là hư vô.


    Chúng ta cần hiểu rằng tất cả các pháp thuật thần thông ấy đều dựa trên một nguyên lý cơ bản: “Các pháp đều do tâm tạo.” Đối với một đạo sư không có sự phân tách riêng biệt giữa thântâm, giữa tinh thầnvật chất, giữa tangười khác.

    Vì thế nên các ngài có thể trực nhận được đau khổ của người khác và có thể thực hiện các phép lạ bằng cách vận hành các nguyên tố đất, nước, lửa, gió như những phương tiện cứu độ.


    Ngay cả một hành giả còn sơ cơ cũng có thể đạt được một số thần thông trong lúc thiền định, nhưng quan trọng nhất là sau khi xả thiền các thần thông ấy không bị mất. Đó mới chính là dấu hiệu của sự chứng đắc. Hành giả phải khéo vận dụng các phương tiện thiện xảo để an tâm mình và người khác, giúp cho các pháp lành tăng trưởng và làm biến đổi ý thức một cách tự phát. Vì thần thông sẽ mất đi khi hành giả bị vọng tưởng che lấp, còn trực giác nhạy bén do thiền định lâu ngày sẽ phát sinh. Trong Mật tông các thần lực được tượng trưng bằng hình tướng của bốn thiên nữ (dakini) cai quản bốn đại (đất, nước, lửa, gió).


    Dharmakaya Vajradhara

    [​IMG]

    Vajradhara là vị Phật nguyên thủy, đại diện cho tâm chứng giác ngộ của đức Phật lịch sử và Pháp thân không hình tướng. Ngài cũng là tinh túy của tất cả chư Phật suốt ba thời quá khứ hiện tại tương lai. Thân tướng Vajradhara như bầu trời xanh trong suốt, tượng trưng tâm trí giác ngộ toàn khắp vô hạn, gọi là Pháp thân. Hai tay Vajradhara bắt chéo trước ngực. Tay phải Ngài nắm chầy kim cương tượng trưng cho phương tiện thiện xảo, tay trái cầm chuông tương trưng trí huệ tánh không. Hai Pháp bảo này đại diện cho trạng thái bất nhị tối thượng của thực tại.
  3. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    1) Mahasiddha Saraha: Đại thành tựu giả Saraha Đại Bà la môn

    [​IMG]

    Vị thầy của Bồ tát Long Thọ.


    “Này hiền hữu, khắc ghi tâm trí
    Tuyệt đối kia vốn có sẵn đây
    Cớ sao quanh quẩn suốt ngày
    Tìm đâu cho thấy? Chỉ hoài công thôi!
    Lời bí mật ở trên môi
    Vị chân sư ấy, vì sao không cầu?
    Phép rốt ráo thật nhiệm mầu
    Nhận ra chân lý, tử sinh sá gì!”


    Truyền thuyết


    Saraha vốn là một nhà quí tộc thuộc giai cấp Bà-la-mônRoli, miền đông Ấn Độ. Bẩm sinh ngài đã có phép thần thông vì ngài vốn là một Daka, tức là con của một thánh nữ (Dakini).


    Mặc dù được dạy dỗ theo khuôn phép của đạo Bà-la-môn nhưng ngài lại đi theo con đường Phật pháp. Saraha được các nhà sư Phật giáo mật truyền tâm pháp. Ban ngày ngài học giáo pháp của đạo Bà-la-môn, nhưng đêm đến ngài lại nghiên cứu Phật lý.


    Tuy vậy, ngài vẫn là người hay uống rượu. Điều này vi phạm giáo luật của đạo Bà-la-môn nên họ kết tội ngài và thỉnh cầu nhà vua tước bỏ địa vị của ngài.


    Bọn người Bà-la-môn tâu rằng: “Tâu đức vua anh minh! Ngài có trách nhiệm bảo vệ quốc giáo. Gã Saraha này, chúa của 15.000 hộ dân thành Roli, lại báng bổ giáo luật. Hãy trừng phạt hắn để làm gương.”


    Vua phán: “Trẫm không thể lưu đày một vị chúa của 15.000 hộ dân.”


    Sau đó, vua đích thân đến viếng Saraha và khuyên ngài bỏ rượu. Saraha không thừa nhận nên tâu với vua: “Thần không có uống rượu. Nếu bệ bạ ngờ vực, xin mời dân chúng họp lại, thần sẽ chứng minh là mình vô tội.”


    Khi tất cả mọi người tề tựu đông đủ, Saraha tuyên bố: “Ta vô tội. Nếu ta có tội thì tay ta đây bị sẽ cháy bỏng.”


    Nói xong, Saraha liền nhúng cả cánh tay vào một vạc dầu đang sôi hừng hực, nhưng tay vẫn không hề hấn gì. Thấy thế, nhà vua quay lại hỏi những người bà-la-môn: “Các ngươi còn cho rằng Saraha có tội hay không? ”


    Những người bà-la-môn chống chế: “Chính ông ta thật có uống rượu.”


    Lần này, Saraha bưng lấy một bát đồng sôi đang nấu chảy kê miệng uống ngon lành.


    Những người bà-la-môn lại gào lên: “Chính chúng tôi chứng kiến ông ta uống rượu.”


    Saraha bèn thách thức bọn giáo sĩ: “Bây giờ, ta và một trong các ngươi nhảy vào bồn nước này, kẻ nào chìm là có tội.”


    Một người trong bọn họ tình nguyện cùng Saraha nhảy vào bồn, nhưng chính y bị chìm xuống tận đáy. Ngay lập tức, Saraha tuyên bố: “Ta vô tội nếu như lần này ta chìm xuống, ngươi nổi lên.”


    Thế là Saraha lại chìm xuống đáy nước, còn người kia nổi lên mặt nước.


    Chứng kiến cảnh Saraha hý lộng thần thông như thế, vua bèn phán: “Nếu Saraha pháp lực cao cường thì cứ để cho ngài uống rượu.”


    Lúc ấy, mọi người lấy làm ngưỡng mộ, tiến đến vái chào Saraha và xin ngài truyền pháp.


    Saraha ứng khẩu đọc ba bài kệ, một cho đức vua, một cho hoàng hậu và một cho tất cả mọi người.


    Ít lâu sau, Saraha kết duyên cùng một thiếu nữ xinh đẹp ở độ tuổi trăng tròn. Ngài cùng vợ rời quê nhà đi sang một xứ khác.
    Ngày ngày, Saraha tu tập thiền định, còn người vợ trẻ đi xin vật thực về để cúng dường cho chủ nhân của bà.


    Một ngày nọ, Saraha ngỏ ý muốn ăn món cà-ri cải. Người vợ liền đi nấu món cà-ri này mang đến cho ngài. Khi bà mang món ăn đến thì Saraha đang nhập định nên bà đặt bát cà-ri bên cạnh rồi lặng lẽ rút lui. Saraha nhập định trong 12 năm. Khi vừa xuất định, ngài bèn lớn tiếng kêu vợ mang món cà-ri đến.


    “Ngài đã nhập định suốt 12 năm, bây giờ không phải là mùa cải, lấy gì mà nấu? ”


    Saraha ngượng ngùng khi nghe vợ trách như thế. Ngài định bỏ đi lên núi cao để tiếp tục hành thiền. Biết thế, người vợ liền khuyên: “Núi cao, hang sâu đâu chắc đã thật là cảnh thanh tịnh. Sự thanh tịnh chân chính là từ bỏ kiến chấp của tâm hẹp hòi. Ngài nhập định suốt 12 năm, vậy mà vẫn còn bám lấy ý muốn ăn món cà-ri cải của 12 năm trước, thì cho dù lên núi cao hay vào hang sâu, phỏng có ích gì? ”. Nghe vợ nói thế, Saraha chợt tỉnh ngộ. Vì vậy ngài không đi nữa mà ở lại đó tiếp tục tu tập. Ngài quán xét lẽ “các pháp vốn thanh tịnh” cho đến lúc liễu ngộ hoàn toàn.


    Hành trì


    Saraha đã vượt lên trên cả hai phạm trù đúngsai. Ngài chứng minh rằng tất cả các hiện tượng mà chúng ta đang cảm nhận bằng giác quan đều là hư vọng (delusory). Điều ấy không ngụ ý rằng không có chân lý, không có đúng, sai, mà chỉ chứng tỏ rằng định lực của một vị đạo sư có thể hoán chuyển và kiểm soát các nguyên tố cấu thành mọi hiện tượng trong vũ trụ (tứ đại).
  4. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    2)Mahasiddha Nagarjuna: Đại thành tựu giả Long Thọ – hiền triết và nhà luyện kim

    [​IMG]


    Khi một con người si mê chưa giác ngộ
    Mơ hồ tưởng mình là bậc thánh
    Y hành sử như một tên đạo chích
    Lẻn vào hoàng cung đánh cắp ngọc ngà
    Khi một người còn si mê chưa giác ngộ
    Y như con voi bị kẹt giữa đám bùn lầy


    Truyền thuyết


    Ngài Nagarjuna tức Bồ Tát Long Thụ, xuất thân từ dòng dõi bà-la-môn thuộc vương quốc Càn-chí (Kanci), miền đông Ấn Độ.


    Thuở thiếu thời ngài là một con người gàn dở, thường hay nhũng nhiễu, cưỡng đoạt tài sản người khác. Số nạn nhân lên đến 25.000 gia đình. Dân chúng trong vùng oán thán và các thầy tư tế bà-la-môn cũng kinh hãi dời chỗ ở. Về sau, Nagarjuna thấy hối hận về những hành vi tác tệ của mình, ngài đem trả lại tài sản đã cưỡng đoạt và phân chia tài sản riêng của chính mình cho những kẻ nghèo khó, rồi tự lưu đày mình sang xứ khác.


    Rời Kahora, ngài đến tu viện Nalanda để tu học. Tại đây ngài trở thành một học tăng kiệt xuất về Ngũ minh môn. Nhưng chẳng bao lâu ngài chán ngán môn này, quay sang tu thiền.
    Ngài thường trì tụng thần chú Long Nữ (Tara mantra). Do sự cảm ứng, vị nữ thần này tuân theo sở nguyện của ngài nên khiến tu viện luôn có đầy đủ vật thực cho 700 vị tăng của tu viện. Nhưng bản thân ngài thích sống cuộc đời du hành khất thực. Mỗi đêm khi ngã lưng nằm xuống, ngài lại suy nghĩ: “Ta thật là vô tích sự. Ta phải tìm phương tiện khéo để giúp đỡ chúng sinh.” Vì vậy, ngài đến vùng Rajagrha để nhập thất và dùng thần chú để triệu thỉnh 12 nữ dạ-xoa Đại tướng, tức 12 vị thần chủ quản các nguyên tố đất, nước, lửa, gió.


    Khi ngài nhập đàn khởi trì thần chú, thì ngày thứ nhất động đất xảy ra, ngày thứ hai hạn hán, ngày thứ ba có bão lửa, ngày thứ tư gió to, ngày thứ năm mưa gươm đao, ngày thứ sáu có vô số kim cương từ hư không rơi xuống. Đến ngày thứ bảy, 12 vị nữ dạ-xoa hợp lực tấn công ngài dữ dội, nhưng ngài vẫn không động tâm. Sau đó, ngài dùng Hàng phục pháp (Kuyo) để nhiếp phục các nữ dạ-xoa. Chúng nữ dạ-xoa hiện ra đảnh lễ, cung kính thưa: “Bạch tôn sư, chúng đệ tử có mặt.”


    Ngài dạy: “Các ngươi ngày ngày hãy mang cho ta một ít vật thực.”


    Chúng thần lãnh mệnh lui đi. Rồi mỗi ngày họ đều mang đến cúng dường cho ngài một nắm cơm và một nắm rau trong suốt 12 năm.


    Sau đó ngài lại thu nhiếp thêm 108 thần nữ dược-xoa. Để giúp đỡ chúng sinh, ngài định dùng thần thông biến núi Gandhasila thành núi vàng. Trước tiên, ngài dùng định lực biến ngọn núi lớn này thành núi sắt, rồi từ sắt biến thành đồng, nhưng khi ngài định tiếp tục biến nó thành vàng thì Bồ Tát Văn-thù hiện ra ngăn lại: “Chớ có làm thế? Nếu tôn giả biến ngọn này núi thành vàng thì cũng chỉ tạo ra sự tranh giành giữa các chúng sanh mà thôi, khác gì tạo nghiệp ác cho họ? Chi bằng tôn giả ra sức giáo hoá cho chúng thoát khỏi ba đường ác, đạt đến Niết-bàn giải thoát.”


    Vâng lời Bồ Tát, ngài Nagarjuna thôi không thi triển pháp thuật. Vì vậy, cho đến ngày nay ngọn núi Gandhasila vẫn còn giữ nguyên màu tia tía của chất đồng.


    Rời chốn ấy, Nagarjuna đi về phía nam. Nơi ấy có một con sông lớn chắn ngăn. Ngài nhờ những người chăn cừu quanh đấy chỉ giúp ngài chỗ cạn nhất để ngài có thể lội qua bờ kia. Nhưng họ lại đưa ngài đến khúc sông sâu và đầy cá sấu. May thay, một kẻ tốt bụng tình nguyện cõng ngài bơi qua sông. Đến giữa sông, Nagarjuna dùng thần thông hoá ra một bầy cá sấu ra vẻ như đe doạ cả hai. Người đàn ông tốt bụng vẫn giữ vẻ điềm nhiên: “Ngài đừng sợ. Miễn là ta còn sống, ta sẽ cố đưa ngài an toàn sang sông.”


    Nghe nói thế, sư lấy làm cảm phục, thâu phép lại và nói: “Ta là Arya Nagarjuna. Ngươi nhận ra ta chăng?”


    “Tôi có nghe đại danh của tôn sư nhưng lâu nay chưa từng gặp.”


    “Ngươi có công mang ta qua sông an toàn. Vậy ngươi ước nguyện điều chi, ta sẽ biến thành hiện thực.”


    “Vậy xin tôn sư cho tôi được làm vua.”


    Sư toé nước vào một thân cây sala, lập tức cây ấy hóa thành con voi trắng cho vua cưỡi.


    “Nhưng còn binh lính?”


    “Khi nào voi rống, tức thì có binh lính hiện ra.”


    Đức vua ấy lấy hiệu là Salabandha, cai trị tám triệu bốn trăm ngàn hộ dân trên một vùng đất nguy nga tên là Bhabitan. Vua lập nàng Sindhi làm hoàng hậu.


    Sau một vài năm trị vì vương quốc Bhabitan, vua Salabandha đâm ra chán ngán cuộc đời làm vua của mình, ông lại tìm đến Sriparvatta để tìm sự khuây khoả.


    Nhà vua tìm đến thầy mình và khẩn nài: “Bạch thầy! Làm vua chỉ được một ít lạc thú mà quá nhiều phiền não. Con muốn từ bỏ ngai vàng để được kề cận bên thầy.”


    “Ngươi chớ từ bỏ vương quốc của mình. Hãy giữ lấy xâu chuỗi này. Nó sẽ bảo vệ vương quốc của ngươi, ban cho ngươi thứ rượu vô uý khiến tâm ngươi không kinh hãi khi đối mặt với thần chết.”


    Mặc dù không muốn trở về nhưng nhà vua phải vâng lời thầy.
    Tất cả mọi thứ trong vương quốc Bhabitan từ cây cối đến chim muông đều tươi tốt khoẻ mạnh khiến quỷ thần ghen tị. Cho đến một ngày nọ, ánh sáng mặt trời, mặt trăng tự dưng biến mất, hoa quả chưa đến kỳ đơm bông kết trái đã lìa cành, dịch bệnh hoành hành, rừng khô, cỏ úa...


    Chứng kiến những hiện tượng lạ thường như thế, vua Salabandha đoán biết thầy mình gặp nạn. Ngài liền trao quyền bính cho thái tử Cindhakumara rồi đem theo một ít tùy tùng đến vấn an thầy.


    Nagarjuna hỏi: “Này con! Vì sao con đến?”


    Nghe thầy hỏi, đức vua cất tiếng hát ai oán:


    Định mệnh ôi trớ trêu,
    Phật pháp sao khó bày
    Bóng tối che ánh sáng
    Mây mù che trăng rằm
    Thánh tăng còn phải lụy
    Sinh tử chia đôi đường
    Con đến đây chỉ vì
    Chợt thấy điềm bất tường
    Cúi mong thầy từ bi
    Ban cho cam lồ vị
    Sư đọc kệ đáp:
    Có sinh thì có diệt
    Tụ tán lẽ thường tình
    Trần gian là huyễn mộng
    Chớ buồn rầu, sầu khổ
    Rượu vô uý! Cạn ly!


    Vua buồn rầu hỏi: “Thưa tôn sư, nếu như tôn sư không còn có mặt trên đời này nữa, thì rượu vô uý kia nào có vị chi?” Biết đã đến lúc phải trả nghiệp đời trước, ngài Nagarjuna phát nguyện bố thí tất cả những thứ mà ngài sở hữu. Phạm Thiên bèn hoá thành một người bà-la-môn đến xin thủ cấp của ngài. Bồ Tát hoan hỷ nhận lời. Vua Salabandha không nỡ chứng kiến cái chết của thầy, ngài tựa đầu vào chân sư rồi tắt thở.


    Dân chúng thấy vậy, nguyền rủa không tiếc lời ý muốn độc ác của kẻ kia. Nhưng vô ích, Sư đã hứa cho đầu của mình. Ngài dùng ngọn cỏ sula tự cắt lấy đầu rồi trao cho người bà-la-môn kia. Tức thời, muôn thú kêu vang thảm thiết, cây cối héo tàn. Tám nữ dạ-xoa đại tướng hiện ra canh giữ nhục thân của sư, không rời giây lát.


    Từ thi thể của sư phát ra một luồng ánh sáng bay vút lên cao, nhập thẳng vào ngài Nagabhodi (Long Trí). Truyền thuyết còn nói rằng khi đức Phật Di-lặc ra đời trong tương lai thì ngài Nagarjuna sẽ tái sinh để cứu độ chúng sinh.


    Sử liệu


    Theo truyền thống Mật tông, các bậc thánh và các đạo sư thường mang chung một tên. Đây là sự khế hợp giữa tâm và tâm của vị trước và vị sau. Việc này rất thông thường đối với bậc tái sinh (tulku). Chính vì vậy, người đời sau thường nhầm lẫn.
    Có hai vị đạo sư mang tên Nagarjuna, tức Long Thụ. Vị Long Thụ thứ nhất sinh vào khoảng thế kỷ thứ 2 ở miền nam Ấn Độ (150-250), thường được xem như Phật Thích-ca tái thế. Ngài là một triết gia vĩ đại, đã trước tác các bộ luận và hệ thống biện chứng về Trung quán (Madhyamika).


    Vị Long Thụ thứ hai sinh vào thế kỷ thứ 9, vốn là vị tổ của hệ phái Guhyasamaja Tan-tra, môn đệ của ngài Saraha.Tiểu sử của ngài Long Thụ thứ nhất được dịch sang Hán văn vào năm 405, do công của một nhà sư truyền giáo tên là Kumarajiva (Cưu-ma-la-thập).


    Thuở thiếu thời, ngài Long Thụ đã chứng tỏ trí tuệ phi phàm. Chưa đầy 20 tuổi, ngài đã nổi tiếng uyên bác các kinh điển truyền thống của đạo Bà-la-môn. Nhưng sau đó ngài chán ngán và lăn mình vào các thú vui ngũ dục.


    Tương truyền rằng có một đạo sĩ đã dạy ngài phép tàng hình, có thể đi lại tự tại mà không ai nhìn thấy. Ngài đã cùng ba người bạn xâm nhập vào cung cấm để trêu ghẹo các công nương. Chẳng may sự việc bị phát giác, ba người bạn bị quan quân giết chết. Riêng ngài thoát được nhờ phép ẩn thân đứng ngay bên cạnh nhà vua.


    Ân hận vì cái chết của những người bạn, ngài đến Nalanda xuất gia học Phật. Tại đây, ngài nhanh chóng quán triệt yếu nghĩa của Tam tạng kinh điển (Tripitaka), kể cả các bộ kinh Đại thừa (mahayana-sutra). Nhưng vì không thoả mãn với kiến thức ấy, ngài lại vân du khắp nơi để sưu tập các kinh điển bị thất truyền.


    Trong các cuộc tranh biện, ngài luôn luôn đánh bại lý luận của đối phương, nên tỏ ra rất kiêu hãnh. Ngài phát minh các luận thuyết mới và sáng lập ra một hệ phái riêng dựa trên căn bản thực tại (non-rejection). Chính vì quan điểm sai lệch này, vị Đại long vương cảm thấy thương hại nên đưa ngài xuống Tàng kinh các ở long cung. Nơi đây có một số kinh điển mà đức Phật Thích-ca đã phó thác cho Đại long vương gìn giữ để trao lại cho ngài Long Thụ.


    Với trí tuệ phi phàm, trong vòng 90 ngày ngài đã nắm bắt được yếu nghĩa của tất cả những kinh điển này. Tuy nhiên, ngài hiểu rằng sự thân chứng giáo pháp mới gọi là sở đắc rốt ráo. Do đó ngài nhập định để tu pháp môn “Nhẫn nhục Ba-la-mật”. Khi xuất định, ngài trước tác bộ luận Trung quán (Madhyamika) và nỗ lực hoằng dương đạo pháp. Ngài kết thúc cuộc đời sau khi một đạo sĩ Bà-la-môn thách thức ngài thi triển pháp thuật. Nagarjuna hoá thành con bạch tượng chụp lấy kẻ kia và đả thương y, nhưng khi nhìn lại thấy đạo sĩ vẫn điềm nhiên ngồi trên cánh sen trong một cái hồ thiêng lộ vẻ khinh miệt. Thất bại, ngài tự nhốt mình trong thiền thất và đến khi một đệ tử của ngài phá cửa xông vào thì chẳng thấy gì ngoài một con ve sầu vụt bay thoát ra ngoài.


    Về vị Long Thụ thứ hai, có thuyết nói rằng chính đại sư Saraha đã làm lễ thí phát và điểm đạo cho ngài, khiến ngài có thể nhập vào Mạn-đà-la của Phật Vô Lượng Thọ, đồng thời dạy ngài thần chú để nhiếp phục thần chết. Đại sư Saraha còn dạy ngài Guhyasamaya tantra và các môn huyền thuật (Tantra) khác trước khi ngài được giáo thọ của ngài là sư Rahuhabhadra truyền tâm pháp.


    Sự nghiệp tu học của ngài bị đứt đoạn và bị trục xuất khỏi tu viện vì phạm vào qui củ của thiền viện. Đó là khi Nagarjuna khám phá ra cách cất rượu từ vàng để phục vụ tăng đoàn trong thời kỳ đói kém. Khi ấy ngài là vị tăng phục vụ trong nhà bếp của tu viện.

  5. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    3)Mahasiddha Vyalipa: Nhà luyện kim

    [​IMG]


    Hình ảnh của thực thể rốt ráo
    Là hình ảnh của vị Chân sư
    có quyền năng vô song
    Nơi tịch tĩnh nhất là để ngắm nhìn không tính.
    Hoà hợp trọn vẹn là nhận ra
    bản chất của sự chứng đắc
    Và khi bạn nốc một hơi cạn hết sữa trời
    Nghĩa là bạn đang tồn tại đấy


    Truyền thuyết


    Người bà-la-môn giàu có kia tên gọi là Vyalipa, nuôi ước vọng muốn được trường sinh bất tử. Ông ta mua một lượng thủy ngân rất lớn, đoạn thêm các dược thảo vào thủy ngân để nấu thành một thứ cao đặc sệt. Nhưng vì còn thiếu một loại dược liệu nên thứ cao dang dở ấy không có công hiệu. Trong cơn giận dữ, ông ta ném quyển cẩm nang bào chế thuốc trường sinh xuống dòng sông Hằng. Lúc bấy giờ, Vyalipa luyện tập pháp thiền định của đạo Bà-la-môn được 13 năm nên ********* teo lại như chưa từng có. Ông sống như một kẻ hành khất lang thang khắp nơi.


    Một ngày nọ, ông thấy mình đang ở trong một ngôi làng bên bờ sông Hằng. Gần đấy là ngôi đền Ramacandra. Tại đây ông gặp một cô gái lầu xanh. Cô kỹ nữ này khoe với ông một quyển sách mà cô đã nhặt được khi đi tắm trên sông. Vyalipa cười ngất khi xem nó, vì đó chính là quyển sách trước đây ông đã ném xuống dòng sông Hằng.


    Đoạn ông kể lại mọi chuyện cho cô gái nghe. Cô cảm thấy bị cuốn hút bởi ý tưởng được sống lâu, bèn có nhã ý tặng cho Vyalipa ba mươi lượng vàng để tiếp tục công việc điều chế thuốc.


    Bản thân Vyalipa vẫn còn hồ nghi và không dám tin rằng công việc nghiên cứu sẽ mang lại kết quả. Nhưng cô gái tỏ ra hết sức khích lệ, và một lần nữa Vyalipa mua thủy ngân về để tiếp tục điều chế thuốc.


    Sau một năm miệt mài làm việc, vẫn không có một dấu hiệu nào nói lên sự thành công, vì còn thiếu một loại đào hồng (Myrobalan). Tuy nhiên, một hôm khi cô gái đi tắm về, một cánh hoa bé tí ngẫu nhiên dính trên đầu ngón tay, và khi cô ta vẫy nhẹ, nó rơi vào bình thuốc của Vyalipa. Lập tức có những dấu hiệu của sự thành công. Cô vội vàng báo cho Vyalipa.


    Ông lo ngại là bí mật này lộ ra ngoài, nhưng cô gái đoán chắc chưa hề để tiết lộ điều quan trọng này cho một ai. Đêm hôm ấy, cô gái rưới một ít cỏ chát (Chiraita) lên thức ăn của Vyalipa. Trước đây, Vyalipa không thể ăn được loại rau chát ngắt này, nhưng giờ đây ông có thể thưởng thức một cách ngon lành. Cô cho rằng đây là hiệu quả của tiên dược.


    Vyalipa giải thích: “Dấu hiệu thành công căn bản của công phu điều chế tiên dược gồm có tám điềm lành, kết tụ thành hình tròn xoay chuyển từ trái sang phải, bay liệng trên không trung. Những điềm lành ấy là: một cái lọng quý, hai con cá vàng, một bình đựng ngọc, một đoá hoa Kamala, một tấm đệm trắng, một viên kim cương, một lá phướn và một luân xa có tám nan hoa.


    Vyalipa cùng cô gái và một con thỏ đồng uống tiên dược, và cả ba trở nên bất tử.


    Với tính ích kỷ, Vyalipa từ chối không cho ai khác biết đến công thức chế biến loại tiên dược này. Sau đó, họ lên các cõi Trời để trú ngụ, nhưng chư thiên xua đuổi không cho họ vào Thiên giới. Vì vậy họ đành phải quay về trần gian và sống tại xứ Kilampara. Tại đây họ dựng một ngôi nhà trên đỉnh núi đá cao chót vót, bao bọc xung quanh là một đầm lầy. Địa thế vô cùng hiểm trở nên không một ai có thể bén mảng đến nơi họ ở.


    Khi ngài Arya Nagarjuna tức Bồ Tát Long Thụ đắc phép thần túc, ngài phát nguyện tìm cho ra phép luyện thuốc trường sinh đã thất truyền từ lâu tại đất Ấn.

    Ngài liền vận thần thông bay lên trên đỉnh núi đá, giấu bớt một chiếc giày, rồi đến vái chào vị đạo sĩ Bà-la-môn Vyalipa.


    Vyalipa sửng sờ vì sự xuất hiện của kẻ lạ. Arya Nagarjuna nói với ông rằng nhờ có chiếc giày mà ngài mới có thể đến được chốn này. Và ngài đồng ý đánh đổi chiếc giày ấy để lấy công thức bào chế thuốc trường sinh.


    Sau cuộc trao đổi với Vyalipa, ngài Nagarjuna cũng truyền dạy pháp thiền định cho ông này để tu tập trở thành một nhà sư Du-già giải thoát. Còn ngài trở về Ấn Độ với chiếc giày còn lại và ở trên vùng núi Sri Parvata, tiếp tục tu tập để cứu độ chúng sinh.

  6. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    4) Mahasiddha Samudra: Thợ mò ngọc trai

    [​IMG]

    Nhận ra cái “không sinh”
    mà không trải qua tu tập
    Nhà Du-già kia
    lìa bản chất của chính mình
    Khác nào con voi kia kẹt dưới vũng lầy


    Truyền thuyết


    Samudra làm nghề thợ lặn ở Sarvatira. Thường ngày, ông dong thuyền ra tận khơi xa, lặn sâu xuống đáy đại dương để mò trai lấy ngọc rồi đem ra chợ bán.


    Một bữa nọ, sau một ngày ngâm mình dưới làn nước sâu lạnh lẽo, Samudra không tìm được một viên ngọc trai nào, ông ta đi thơ thẩn đến nơi mộ địa, lòng buồn bực và than thầm cho số phận.


    Đại sư Acintapa thấy người thợ lặn đang buồn rầu nên an ủi ông ta: “Tất cả chúng sinh đều bị chi phối bởi luật nhân quả. Kiếp trước ngươi gieo hạt giống gì, kiếp này ngươi hưởng loại trái cây ấy. Hãy cam chịu!”


    Nhưng Samudra nài nĩ: “Thưa thầy! Cầu mong thầy rủ lòng từ bi chỉ cho tôi lối thoát ra khỏi tình cảnh này.”


    Sư giảng giải cho Samudra về Bốn tâm vô lượng và Bốn sự an lạc:


    Lòng từ bi che chắn tám gió,
    Vui hoà hợp khiến tâm thanh thản
    Đầu lưu xuất một luồng an lạc
    Bốn niềm vui tụ ở bốn luân xa
    Quán “không tính” chẳng rời an lạc
    Thì khổ đau không thể đến gần.


    Samudra hiểu được yếu lý của lời dạy. Ngài thiền định trong 3 năm thì đắc thần thông Đại thủ ấn.
  7. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    5) Mahasiddha Lakshimikara: Công chúa giả điên

    [​IMG]


    Thứ nhất, bậc trí giả tạo hình ảnh giác ngộ
    Thứ hai, bậc trí giả
    thiền định một cách kiên trì
    về tính rỗng không của các pháp
    Thứ ba, bậc trí giả tự biết
    mình phải làm những gì cần làm


    Truyền thuyết


    Laksminkara là em gái của vua Indrabhuti thuộc vương quốc Sambhola. Từ thuở bé, vị công nương này vẫn thường đến dự các buổi thuyết pháp, và cô có tâm hiểu biết sâu rộng về Mật tông (Tantra).


    Nhưng hoàng huynh của cô là đức vua Indrabhuti đã hứa gả bà cho hoàng tử xứ Jalendra, con vua Lankapuri. Đến kỳ hạn rước dâu, cô phải rời quê hương để về nhà chồng. Nhưng khi đến nơi, cô từ chối không chịu vào hoàng cung. Cô nói: “Hôm nay là ngày xấu, ta không thể nhập cung.”


    Khi đi dạo quanh bên ngoài hoàng cung, Laksminkara cảm thấy thất vọng ghê gớm vì dân chúng xứ này không phải là tín đồ đạo Phật. Liền sau đó, một vị hoàng tử trẻ cùng đám tùy tùng đi ngang qua. Họ vừa trở về từ một cuộc săn bắn với nhiều xác thú treo lủng lẳng trên yên ngựa. Một người tùy tùng của Laksminkara dò hỏi và biết rằng vị hoàng tử vừa mới đi qua chính là chồng sắp cưới của cô.


    Là một Phật tử thuần thành, Laksminkara cảm thấy mình như một kẻ bị phản bội. Bà than khóc vật vã đến ngất xỉu: “Anh ta cũng là con nhà Phật, vì sao lại gửi thân ta đến chốn ác trược này!” Khi Laksminkara hồi tỉnh, cô đem tất cả của hồi môn phân phát cho dân nghèo trong thành phố trước khi vào hoàng cung. Đến nơi, cô tự giam mình trong căn phòng mà hoàng tử dành riêng cho cô dâu mới và từ chối không cho ai vào trong mười ngày.
    Laksminkara xé rách áo quần rồi lấy lọ nồi, bùn đất trét lên khắp người, tóc để bù xù và giả vờ điên dại.


    Với tướng mạo bề ngoài gớm ghiếc như một kẻ điên nhưng trong tâm Laksminkara vẫn luôn chú mục thiền định. Thất vọng, vị hôn phu của cô cho vời các ngự y đến để chữa trị, nhưng không một ai có thể đến gần được Laksminkara. Cô giả vờ giận dữ tấn công họ, ném vào họ bất cứ thứ gì mà cô vớ được. Rồi thời gian qua đi, người trong hoàng cung không còn quan tâm đến bà hoàng điên dại này nữa. Cơ hội thuận tiện để cho Laksminkara có thể trốn thoát đã đến. Bà nhanh chóng trốn khỏi hoàng cung.


    Ban ngày, Laksminkara đi nhặt những thức ăn dư thừa mà người ta vất cho những con chó hoang. Ban đêm, bà ra chốn mộ địa để nghỉ ngơi. Bảy năm sau, Laksminkara chứng đắc thần thông Đại thủ ấn. Cô truyền tâm pháp cho một vị đệ tử. Người này chỉ là kẻ quét dọn các hố xí trong hoàng cung, nhưng ông ta nhanh chóng đạt tới mục đích tu tập.


    Cho đến một ngày nọ, đức vua Jalendra trong một cuộc đi săn bị lạc lối. Ngài dừng chân để nghỉ ngơi nhưng ngủ quên trong cơn mệt mỏi. Khi vua tỉnh giấc thì bóng đêm đã buông xuống khiến ngài không tìm thấy lối về. Khi đi ngang qua hang động nơi vị nữ Du-già Laksminkara trú ngụ, vua tò mò nhìn vào bên trong. Ngài thấy một vị nữ Du-già toàn thân phát sáng và chung quanh có vô số thiên nữ đứng hầu. Một niềm ngưỡng mộ khởi lên trong tâm nhà vua, ông không nghĩ đến chuyện tìm đường quay về hoàng cung nữa. Nhà vua bước vào cung kính đảnh lễ trước vị Thánh nữ và xin nương theo giáo pháp của bà.


    Laksminkara bảo: “Ngươi không nhất thiết phải trở thành môn đệ của ta. Chân sư đích thực của ngươi là một trong những người phụ trách quét dọn hố xí trong hoàng cung. Vị ấy là một bậc chứng đắc.”


    “Trong hoàng cung có rất nhiều người làm công việc này. Làm sao có thể nhận biết vị Chân sư ấy?”


    “Vị ấy chình là người sau khi hoàn tất bổn phận của mình thường hay bố thí vật thực cho kẻ nghèo khó.” Theo lời chỉ dẫn đó, đức vua tìm thấy vị Chân sư của mình. Nhà vua mời vị ấy đến bệ rồng, đặt ngài lên ngai vàng và cung kính đảnh lễ, cầu xin được truyền pháp.


    Vua được làm phép quán đảnh để khai tâm và lãnh thọ pháp thiền định Kim cương Varahi.

  8. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    6) Mahashidha Mekhala & Kanakhala: hai chị em dâng thủ cấp

    [​IMG][​IMG]

    Tất cả các hiện tượng
    Bên trong lẫn bên ngoài
    Cả thảy là do tâm
    Tất cả chung một vị
    Trong thiền định thù thắng
    Không cần phải nỗ lưc
    Ta tìm thấy niềm vui
    Thanh tịnh và bất nhị


    Truyền thuyết


    Tại vùng Devikota, một gia đình nọ có hai cô con gái tên là MekhalaKanakhala. Hai cô gái được gia đình gả cho các chàng trai con của một người dân chài. Hai người chồng này rất thô lỗ, thường hành hạ, đánh đập và chửi mắng họ khiến những người láng giềng hay đem câu chuyện bất hoà trong gia đình họ ra làm đề tài bàn tán, mặc dù họ chẳng làm điều gì sai trái.


    Một hôm, người em gái gợi ý: “Chị ơi! Có lẽ chúng ta nên thoát khỏi sự bất công này và trốn sang một nơi khác.” Nhưng người chị không đồng ý. Cô nói: “Chúng ta bị sỉ nhục là vì chúng ta thiếu đức hạnh. Và như thế, sống ở nơi nào cũng có khác gì nhau. Chúng ta phải ở lại đây.”


    Một ngày nọ, Đại sư Krsnacarya du hành qua vùng Devikota. Đi theo ngài là 700 môn đồ, trên đầu là một chiếc lọng bay lơ lửng, những chiếc trống bằng sọ người dùng để triệu thỉnh quỷ thần kêu vang khắp không trung và những dấu hiệu kỳ lạ khiến bất cứ ai nhìn thấy cảnh tượng này đều phải thừa nhận đây là một vị đã tu chứng. Hai chị em rủ nhau ra nghênh đón Đại sư và cầu xin ngài truyền pháp. Sư điểm đạo cho họ và truyền cho Kim cương tâm pháp, rồi bảo họ lui về tu tập.


    Sau 12 năm tu tập, hai chị em đều đắc pháp. Họ quay lại chốn cũ tìm gặp Chân sư của họ. Đại sư tiếp hai chị em một cách nồng nhiệt, nhưng ngài không nhận ra đệ tử của mình. Sư hỏi họ là ai. Cả hai nhắc lại sự việc cũ. Sư nhớ ra và nói: “Nếu là đệ tử của ta, lẽ ra các ngươi phải mang lễ vật đến cúng dường ta.”


    “Chúng con có thể cúng dường những gì?”


    “Hãy cho ta thủ cấp của các ngươi.”


    “Vâng, chúng con xin vui lòng.”


    Hai cô gái liền há miệng lớn, một thanh kiếm tuệ giác thoát ra khỏi miệng họ. Họ dùng kiếm ấy tự chặt đầu dâng lên đại sư.


    Trước khi tự chặt đầu, họ hát:


    Nhờ giáo pháp của Chân sư
    Chúng con không còn phân biệt
    Luân hồi và Niết-bàn
    Chúng con không còn phân biệt
    Chấp nhận và từ chối.
    Chúng con không còn phân biệt
    Ta và người.
    Để làm chứng cớ cho sự giác ngộ
    Chúng con xin dâng người món quà này.


    Sư đáp lại:
    Lành thay! Hai nữ thánh
    Đã đến bờ bên kia
    Hãy quên niềm vui riêng
    Hãy sống vì kẻ khác.


    Rồi Sư đặt đầu của họ lên vai, tức thì đầu gắn vào cổ nguyên vẹn như cũ không để lại một vết sẹo nào.
  9. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    8 ) Mahasiddha Kumbharipa: Người thợ gốm

    [​IMG]

    Bánh xe tập quán quay nhanh
    Tạo nên bài ca và vũ điệu của sự hiện hữu
    Nhưng giờ đây ngọn lửa tri kiến bừng cháy
    Đẩy lùi bóng tối của vô minh


    Truyền thuyết


    Kumbharipa làm nghề thợ gốm ở Jomanasri. Công việc đơn điệu hằng ngày khiến ông đâm ra mệt mỏi và muốn có một sự thay đổi để cuộc sống bớt tẻ nhạt hơn.


    Ngày kia, có một nhà sư Du-già đến lò gốm để khất thực, Kumbharipa nói: “Bạch Đại đức! Làm cái nghề nặng nhọc này tôi cũng chỉ kiếm được một ít thu nhập để sống qua ngày. Và tôi cảm thấy chẳng có một chút hứng thú gì. Thật là khổ não!”


    “Ồ! Hiền hữu, ông nên biết rằng tất cả chúng sinh đều chịu phiền não vô tận, nào phải chỉ riêng mình ông? Nay ta dạy ông một pháp này:


    Đất sét là đam mê
    Ý tưởng được chuẩn bị
    Đất cát là vô minh
    Lăn trên xe tham ái
    Sáu căn là sản phẩm
    Trí tịnh làm lửa nung
    Cho chín gốm lục nhập


    Người thợ gốm nhận hiểu được lời dạy của Sư, tu tập thiền định trong 6 tháng thì tâm trí thanh tịnh, dứt được tham ái.


    Kumbharipa vừa làm việc vừa thiền định nên những sản phẩm do ông làm ra đều tinh xảo và có những nét đẹp kỳ diệu.
    --- Gộp bài viết: 03/07/2015, Bài cũ từ: 03/07/2015 ---
    9) Mahasiddha Caparipa

    [​IMG]
  10. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    10) Mahasiddha Manibhadra: Bà nội trợ hành phúc

    [​IMG]


    Khi tâm ta bị khởi che bởi vô minh
    Ý duyên theo trần cảnh
    Khi thực thể sáng tỏ như bản chất của ta
    Bản chất ấy hiện ra như thực thể


    Truyền thuyết


    Thị trấn Agaru có một gia đình giàu có. Gia đình này có một cô con gái ở tuổi 13 tên là Manibhadra, được hứa gả cho một chàng trai cũng cùng đẳng cấp xã hội. Theo tục lệ thì chàng trai phải đến ở rể, chờ cho đến khi cô gái đủ tuổi kết hôn.


    Trong thời gian này, một hôm có Đại sư Kukkuripa đến nhà cô gái Manibhadra đểkhất thực. Nhìn thấy nhà sư, cô gái thốt lên: “Ngài trông thật đẹp đẽ! Cớ sao lại phải đắp tấm vải rách mà đi xin ăn, trong khi ngài có thể tự mình kiếm sống và cưới một người vợ?”


    “Thưa thí chủ, tôi sợ vòng sinh tử luân hồi và tôi đang tìm thấy niềm an lạc đầy giải thoát trong cuộc sống như thế này. Thân người khó được, Phật pháp khó gặp. Nay tôi phải nắm bắt lấy cơ hội có một không hai này mà tu tập. Nếu tôi lấy vợ, có con, thật là bận bịu, làm thế nào mà tu tập? Và như thế, đời sau sẽ càng tệ hại hơn. Do đó mà tôi từ bỏ việc theo đuổi phụ nữ.”


    Cô gái tỏ ra rất cảm phục nhà Sư, sau khi cúng dường vật thực, cô nài nĩ: “Xin thầy chỉ cho tôi con đường giải thoát.”


    “Ta sống nơi mộ địa, nếu cần, thí chủ có thể đến gặp ta.”


    Sau khi nghe những lời thuyết pháp của đại sư, Manibhadra trở nên ưu tư về thân phận con người trong cuộc đời đầy bất trắc này, và cuối cùng cô quyết định tìm đến với đại sư.


    Đại sư Kukkuripa quán xét thấy trình độ tâm linh của cô gái phát triển cao, bèn truyền cho cô pháp thiền định và thần thông.
    Sau đó, cô tìm chỗ vắng vẻ tự tu tập một mình trong bảy ngày đêm. Sau thời gian ấy, cô trở về nhà thì bị cha mẹ la rầy, đánh đập.


    Cô nói: “Không ai trong thế gian này là cha hay mẹ của tôi cả. Một gia đình giàu có chỉ có thể nuôi dưỡng nhưng không thể giải thoát cho một cô gái ra khỏi sinh tử luân hồi. Vì vậy, tôi phải nương tựa vào Chân sư để tu tập thiền định hầu mong giải thoát khỏi luân hồi.”


    Lời lẽ xác đáng của cô khiến cha mẹ cô lấy làm lạ nhưng không thể đối đáp lại.


    Manibhadra tu tập định tâm vào một điểm duy nhất. Và sau đó một năm, vị hôn phu đến đón cô về nhà riêng. Cô vui vẻ theo chồng không một chút phản kháng.


    Trong cuộc sống mới, cô luôn tỏ ra đảm đang việc nhà, nói năng khiêm tốn, cử chỉ hoà nhã. Chẳng bao lâu, cô sinh hạ được một bé trai và một bé gái. Cô nuôi nấng và dạy dỗ chúng theo cách riêng của cô.


    Mười hai năm trôi qua kể từ ngày Manibhadra gặp được Chân sư. Một buổi sáng, cô ra suối để lấy nước, vì mang một bình đầy lại vấp phải một gốc cây, cô ngã xuống làm chiếc bình vỡ tan.


    Chiều đến người chồng không thấy vợ, vội đi tìm. Khi đến nơi ông thấy vợ mình nằm dưới đất, đôi mắt mở to đăm đăm nhìn vào chiếc bình vỡ.


    Ông đến gần hỏi han, nhưng cô vẫn cứ nhìn trân trối vào chiếc bình như không nghe thấy gì. Mọi người đến tìm cách vực cô ngồi dậy nhưng vô ích. Cô vẫn nằm bất động mãi.


    Đến lúc đêm xuống, cô đứng dậy hát:


    Chúng sinh hữu tình
    đập vỡ chiếc bình của họ,
    Cuộc sống kết thúc.
    Nhưng tại sao?
    Tại sao họ trở về nhà
    Ngôi nhà lục thú?
    Hôm nay ta đập vỡ
    chiếc bình của ta
    Nhưng ta không quay về
    ngôi nhà ấy nữa
    Ta đi tới mềm vui thanh tịnh
    Thầy ta thật tuyệt vời.
    Nếu ngươi muốn?
    Hãy nương vào bậc Thánh.
    Hát xong, Manibhadra bay vào hư không.

Chia sẻ trang này