1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

84 Thành Tựu Giả Đại Ấn

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi vinhlac, 03/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    11) Mahasiddha Udhilipa: Người bay

    [​IMG]


    Theo đuổi vọng niệm là rồ dại
    Kham nhẫn chịu nghiệp là giải nghiệp
    Chẳng trụ vào đâu.
    Tâm là chính
    Tìm kiếm vẩn vơ chỉ phí công



    Truyền thuyết


    Nhờ công đức bố thí của đời trước nên Udhilipa được thừa hưởng một gia tài đồ sộ. Ông sống xa hoa trong một lâu đài tráng lệ.


    Một hôm, ông đang ngắm nhìn cảnh vật qua khung cửa sổ, chợt thấy có những áng mây ngũ sắc tựa hình dáng những con thú và một con sếu hiện ra rồi bay mất hút vào bầu trời. Ông nhủ thầm “Giá mà ta bay được như con chim kia thì thật vui thú biết bao.”


    Và ý tưởng ấy luôn ám ảnh tâm trí Udhilipa. Khi Đại sư Karnaripa đến lâu đài của ông để khất thực, ông cúng dường Sư những thứ tốt và ngon nhất mà ông có. Để đáp lại, ông khẩn cầu Sư dạy cho ông pháp thuật để có thể bay bổng như loài chim.


    Karnaripa truyền cho ông môn Catuspitha Hagogim và bảo ông phải hành hương đến 24 Thánh địa để xin của 24 vị Dakini 24 loại dược thảo, và phải trì tụng chân ngôn Kim cương Thánh nữ 10.000 lần tại mỗi nơi Thánh địa.


    Sau khi cuộc hành hương dài đằng đẵng ấy kết thúc, Udhilipa đạt đến trạng thái không còn vọng tưởng, nhận biết bản chất thực sự của các pháp và chứng đắc thần thông. Quả nhiên ông đã có thể bay được như chim.

  2. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    12) Mahasiddha Celuka: Kẻ ăn không ngồi rồi lấy lại sức sống

    [​IMG]


    Celuka sinh ra trong một đẳng cấp thấp ở Mangalapur, thường lười biếng với suy nghĩ và hành động của mình, đổ lỗi cho sự hôn trầm thường đeo bám mình. Tuy nhiên ông bị ám ảnh với nỗi sợ luân hồi. Một hôm ông đang ngồi dưới gốc cây, yogi Maitripa đi ngang qua và hỏi ông đang làm gì. Celuka bộc bạch rằng đang có dự định học một sadhana để thoát khỏi biển khổ luân hồi, nhưng ông không có một vị chân sư, người có thể chỉ dẫn ông đi đúng đạo lộ và phương pháp thực hành chuẩn, ông đang lười chưa muốn tìm một vị thầy. Sau đó ông xin yogi cho lời khuyên để vượt qua sự lười biếng.

    Yogin Maitripa gợi ý Celuka cần nhận một lễ điểm đạo để xua tan thói lười biếng và ban cho ông quán đỉnh vào mandala của tantra ChakraSamvara.

    [​IMG]

    Celuka được truyền thụ phương pháp thiền định thông qua quán tưởng mandala và các vị hóa thần, gom tụ năng lượng tinh thần vào trung mạch và giọt bindu. Cuối cùng ông đã vượt qua được tâm trí hôn trầm của mình và đạt đến giác ngộ. Celuka thiền định miên mật trong 9 năm để xóa tan bóng tối vô minh trong tâm.
  3. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    13) Mahasiddha Kilakipala: Người rộng mồm

    [​IMG]


    Trên bầu trời trong trẻo
    Của pháp giới
    Tiếng sấm của năng lực thanh tịnh
    nổ rung chuyển
    Khiến tất cả các chứng nghiệm
    về thế giới hão huyền
    đã biến đổi
    và được tô điểm
    bởi giác thức thanh tịnh của Ba Thân


    Truyền thuyết


    Tại Bhiralipa có một anh chàng hạ tiện tên là Kilakilapa,được rất nhiều người biết đến vì tính cách ồn ào và ưa cãi vã.


    Vì anh ta ưa tranh chấp, gây hấn, nên dần dần mọi người đều sinh ra ác cảm và cùng nhau xua đuổi anh ta ra ngoài thành.


    Kilakilapa đi đến khu mộ địa với một trạng thái buồn bã. Một nhà sư Du-già thấy tình cảnh thảm thương của anh ta, bèn đến hỏi nguyên cớ.


    Kilakilapa thành thực kể lể nỗi tình. Sư thương tình khai tâm cho y và truyền pháp tu thiền định:


    Lời của ngươi và lời của mọi người khác
    Cũng chỉ là âm vang
    Mà âm vang thì cũng chỉ là âm vang
    Hãy quán tưởng tất cả âm thanh
    Đều biến mất trong bầu trời kia
    Giống như sự biến mất của một cơn sấm sét
    Chúng rơi vào một đám mưa.


    Kilakilapa lãnh hội được giáo pháp và chuyên cần tu tập cho đến khi chứng đắc.

  4. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    14) Mahasiddha Kantali: Người khâu mảnh vụn

    [​IMG]


    Chân sư là kim khâu
    Từ bi là sợi chỉ
    Ta vá ba cõi lại
    Thành tấm vải tuyệt vời


    Truyền thuyết


    Kantalipa làm nghề khâu giẻ vụn, sống ở vùng Manidhara.
    Một ngày nọ, khi đang làm công việc may vá, Kantalipa sơ ý để cho kim đâm vào tay chảy máu, ông cảm thấy đau nhói tận trong tim. Ông chợt buồn cho số phận của mình, nằm lăn ra đất khóc than.


    Một Thánh nữ (Dakini) hoá thân thành người thường hiện ra nói: “Ngươi đừng than khóc nữa! Đây là quả báo đời trước, do nghiệp bất thiện của ngươi. Nghiệp quả như bóng với hình. Nếu như ngươi không tu tập, đời sau ngươi cũng sẽ còn phải chịu đựng nỗi đau ấy.”


    “Vậy xin người hãy chỉ cho tôi cách thoát khổ.”


    “Ngươi có thể tu tập thiền định được chăng?”


    “Thưa được, không gì có thể ngăn được quyết tâm của tôi.”


    Thánh nữ liền điểm đạo cho Kantalipa và giảng về Bốn tâm vô lượng (từ, bi, hỷ, xả). Bà nói:


    Giẻ vụn là hư vô
    Kim may là trí tuệ
    Hãy dùng chỉ từ bi
    Khâu y phục mà mặc
    Che chở cho ba cõi


    Kantalipa lãnh hội được giáo pháp, tinh tấn tu tập cho đến khi chứng ngộ.

  5. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    15) Mahasiddha Dhahuli: Người bện dây thừng

    [​IMG]


    Trong bầu trời Bất Nhị
    Ẩn chứa một kho tàng trí tuệ
    Khó có một ai tìm ra
    Hãy an trú trong Vô tác tướng
    Thì niềm vui chân thật sẽ đến gần


    Truyền thuyết


    Dhahulipa sinh trưởng ở vùng Dhokara, làm nghề bện dây thừng bằng cỏ kusa rồi mang ra chợ bán để sinh sống qua ngày.


    Một ngày nọ, sau khi lao động quá nhiều, đôi tay của ông bị trầy xước rỉ máu nhiều chỗ vì loại cỏ này rất sắc bén. Quá đau nhức, ông tìm đến một nơi vắng vẻ ngồi khóc than một mình. Một nhà sư Du-già nhìn thấy vẻ buồn tủi của ông, bèn hỏi thăm cớ sự và Dhahulipa liền kể lể nỗi niềm.


    “Chỉ một vài vết trầy xước nơi tay mà ngươi còn thống khổ như vậy thì làm thế nào ngươi chịu đựng được nỗi đau khổ lớn hơn ở cảnh giới thấp?”


    “Cúi xin thầy từ bi mở lối cho con.” Vị sư liền khai tâm và làm phép điểm đạo cho Dhahulipa, rồi dạy phép thiền định. Theo lời dạy của thầy, Dhahulipa tu tập 12 năm thì chứng đắc.

    --- Gộp bài viết: 03/07/2015, Bài cũ từ: 03/07/2015 ---
    16) Mahasiddha Medhini: Người nông dân

    [​IMG]

    Thông qua tuệ giác của sự hiểu biết bẩm sinh
    Và phương tiện thiện xảo của giáo pháp
    Vì nền tảng ấy là bản chất thật của chúng sanh
    Niềm tịnh lạc khởi lên, nghĩa là đến đích

    Truyền thuyết

    Medhini là nông dân ở thành Hoa Thị, tình cờ gặp được chân sư của mình trên cánh đồng mà ông đang cày bừa.

    Sư truyền pháp cho ông, nhưng vì cuộc sống bận rộn khiến ông không thể thực hành thiền định như ý muốn. Medhini bèn tìm đến thầy bày tỏ trở ngại.

    Sư nói:

    Ý thức là cái cày
    Cảm thọ là bò kéo
    Cày cánh đồng nhân duyên
    Gieo hạt giống trí huệ
    Thu hoạch vui thanh tịnh.

    Medhini lãnh hội được ý thầy, bèn quay về tu tập. Sau 12 năm thì chứng đắc.
  6. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    17) Mahasiddha Dhokaripa: Người mang bình

    [​IMG]


    Trời đất mênh mông
    Chứa đầy trong bình bát
    Tri giác là các pháp
    Các pháp bất khả phân
    Chân như là tuệ giác.

    Truyền thuyết

    Dhokaripa là hành khất ở thành Hoa Thị (Pataliputra). Ông luôn mang theo bên mình một chiếc bình bát. Mỗi khi xin được thứ gì, Dhokaripa đều bỏ vào trong ấy.

    Một hôm, đi khất thực suốt buổi nhưng Dhokaripa vẫn không có gì để bỏ vào bình bát. Ông chán chường, dừng chân ngồi nghỉ đưới một gốc cây. Nơi đây xuất hiện một nhà Du-già đến gần yêu cầu ông chia sẻ một ít vật thực để lót dạ, nhưng Dhokaripa lấy làm tiếc vì không có gì để cúng dường. Dù vậy, nhà sư vẫn hoan hỷ dạy:
    Này Dhokaripa!
    Hãy bỏ tất cả kiến thức của ngươi
    Vào trong bình bát rỗng
    Và quán tưởng
    Cả hai là một.

    Dhokaripa nhận được chân lý ấy. Ngài tu tập theo lời dạy trong 3 năm thì chứng đắc. Từ đó, ngài vẫn luôn mang theo bên mình chiếc bình bát, và mỗi khi có ai hỏi đến, ngài đều đáp:
    Đây là chiếc bình bát rỗng
    Ta chỉ nhận của cúng dường thanh tịnh
    Vì thanh tịnh là niềm vui của ta
    Lành thay! Người biết được bí mật
    Bí mật của Dhokaripa
    Chỉ là chiếc bình bát rỗng
    --- Gộp bài viết: 03/07/2015, Bài cũ từ: 03/07/2015 ---
    18) Mahasiddha Yogipa: Người hành hương

    [​IMG]


    Hãy kiên trì chú mục vào ánh sáng trong tâm
    Toả sáng rực rở như đầu một ngọn lửa
    Tất cả các hiện tượng tĩnh và động
    Tan chảy và chìm vào hư vô

    Truyền thuyết

    Jogipa là một người có năng lực và có cơ duyên với môn Tantra nhưng lại là một người kém trí huệ. Mặc dù được chân sư Savanpa truyền cho pháp thuật và phương cách thiền định, ông vẫn không hề có một chút tiến bộ nào trong việc tu tập. Jogipa đem thắc mắc của mình trình với tôn sư.

    Sư bảo ông phải đi hành hương đến 24 thánh địa và trong lúc đi hành hương phải trì tụng thần chú Kim Cương Tát Đỏa.

    Jogipa y pháp tu tập trong 12 năm thì đắc thần thông Đại thủ ấn.
    Sau khi đắc pháp, ngài vân du khắp nơi để hành đạo, hóa độ vô số đệ tử và thọ được năm trăm năm.
  7. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    19) Mahasiddha Ghandhapa: Người rung chuông

    [​IMG]

    Tự ban phép lành cho chính mình
    Bằng cách buộc tâm ở ba nơi
    Kinh lalana ở bên phải
    Kinh rasana ở bên trái
    Avadhuti ở ruột cùng
    Để nắm bắt được chân lý
    Kẻ trí giả cần quan tâm đến ba điều:
    Chân sư - tâm - và hiện tượng

    Truyền thuyết

    Ghantapa vốn là tu sĩ của một đại tu viện thuộc vùng Sri Nalanda. Ngài nổi tiếng là người giữ gìn giới luật tinh nghiêm và thông thạo về Ngũ minh môn.


    Chẳng bao lâu, ngài rời Nalanda đi vân du đây đó để hoằng dương chánh pháp, làm lợi lạc quần sanh và thực hành hạnh vô ngã, cũng là để mở rộng tầm hiểu biết về mọi mặt.

    Vào thời đó, hoàng đế Devapala do công đức đời trước nên cai trị một vương quốc giàu có và thịnh vượng gồm một triệu tám trăm ngàn hộ dân, cùng với hai nước chư hầu khác là KamapuraBengal.

    Xứ Kamapura có chín trăm ngàn hộ, xứ Bengal có bốn trăm ngàn hộ, tổng cộng ngài cai trị cả thảy ba triệu một trăm ngàn hộ dân.

    Thủ phủ Pataliputra là nơi mà đạo sư Ghantapa đến truyền bá đạo pháp. Thường ngày ngài đi khất thực và về nghỉ ngơi dưới một bóng cây đại thụ.

    Một hôm, hoàng đế bàn với hoàng hậu rằng: “Tất cả các pháp đều vô thường. Tất cả chúng sinh đều phải chịu khổ đau. Tất cả những thấy biết, cảm thọ trong cuộc sống thật là vô nghĩa. Đối với công việc triều chính, ta đã chu toàn trách nhiệm, ta đã trải rộng biên cương, lo cho dân lành một cuộc sống bình yên, no đủ. Vậy chúng ta có nên cúng dường những thứ vật thực cần thiết cho tăng chúng để tích lũy thêm công đức cho đời sau chăng?”

    Hoàng hậu nghe qua bèn tâu: “Trong nhiều đời thuộc quá khứ, bệ hạ đã từng cúng dường cho các thánh tăng, nên đời này mới được hưởng phước báo. Cớ sao chúng ta lại không tiếp tục tạo dựng công đức cho đời nay lẫn đời sau? Thần thiếp nghe nói rằng hôm nay có một du tăng từ phương xa đến. Có lời đồn rằng ngài là một bậc đạo hạnh, trí huệ thông suốt như một bậc thánh. Ngài chẳng có gì quí giá ngoài những vật dụng cần thiết và một tấm tọa cụ. Thường ngày ngài đi khất thực loanh quanh. Vậy, ta nên thỉnh ngài đến hoàng cung để dự đại tiệc. Chúng ta sẽ thết đãi ngài tám mươi bốn món ăn chính, mười bốn loại thịt ngon, rượu bồ đào và năm loại thức uống khác. Chúng ta sẽ thay chiếc đèn cũ kỹ của ngài bằng ánh sáng lấp lánh của những viên kim cương. Và rồi, chúng ta sẽ dâng ngài tất cả những thứ giải trí mà vương quốc của chúng ta có thể mang lại.”

    Nhà vua nghe qua những lời của hoàng hậu liền hoan hỷ chuẩn y.

    Sáng hôm sau, vua sai quân hầu đến thỉnh sư. Nhưng ngài từ chối, sứ giả đành phải quay về báo lại với đức vua.

    Hôm sau nữa, đức vua đích thân đi thỉnh sư. Khi nhà vua đến nơi, ngài cúi mình đảnh lễ sư và muốn biết lý do vì sao sư từ chối lời mời đến hoàng cung. Sư đáp: “Bệ hạ bất tất phải phiền luỵ đến thế.”

    “Quả nhân vì kính tín đại sư nên mới thân hành đến đây. Mong đại sư quá bước đến hoàng cung.”

    “Vương quốc của bệ hạ đầy rẫy những điều tác tệ. Ta không đến đâu.”

    “Cúi mong đại sư hoan hỷ lưu lại với chúng tôi một năm thôi.”
    Mặc cho đức vua nài nỉ, Ghantapa vẫn một mực từ chối không chịu đến viếng hoàng cung, dù chỉ một ngày. Sư bảo: “Nhà vua đi, đứng, nằm, ngồi đều không tránh được tội lỗi. Thật bất tịnh, nên ta dứt khoát không nhận lời mời.”

    Thế là, nhà vua đành phải quay về. Nhưng rồi ngày nào ngài cũng đến vấn an sư, với hy vọng sư sẽ đổi ý. Và cứ như thế trong suốt bốn mươi ngày nhưng không đem lại kết quả gì.
    Cuối cùng nhà vua và hoàng hậu cảm thấy bị xúc phạm quá đáng. Ngọn lửa sân hận bùng cháy trong tâm thức họ.

    Vua hạ chiếu rao truyền khắp nơi rằng, người nào có thể phá được phạm hạnh của sư Ghantapa sẽ được trao cho nửa vương quốc và được thưởng một trăm cân vàng.

    Lúc bấy giờ ở kinh thành Hoa Thị (Pataliputra) có một mụ điếm già tên là Darina luôn mong mỏi có một cuộc sống giàu sang. Khi hay tin ấy bèn tìm đến hoàng cung để hiến kế.

    Mụ khẳng định với nhà vua rằng mụ có thể thoả mãn yêu cầu của nhà vua và làm cho nhà sư kiêu mạn kia phải thân bại danh liệt Thế là vua chấp thuận kế sách của mụ.

    Darina vốn có một thời oanh liệt ở chốn lầu xanh, mụ biết đủ trăm phương nghìn kế để quyến rủ đàn ông, lại có một cô con gái vô cùng xinh đẹp ở tuổi vừa mới cập kê.

    Nàng hãy còn rất trong trắng, chưa hề bị nhiễm ô bởi cuộc đời. Nàng có một khuôn mặt tựa trăng rằm, dáng đi uyển chuyển, lời nói dịu dàng, khôn ngoan, một thân hình khêu gợi và một khuôn ngực tròn đầy. Mụ quyết định: “Ta sẽ khiến con gái ta đem ông tăng này trở lại với thế giới của dục vọng và ta sẽ phá hủy đạo hạnh của y trong mười ngày liên tục.”

    Thế là mụ già đi đến chỗ ở của Ghantapa để cúng dường. Mỗi lần đến như thế, mụ đều tỏ ra rất cung kính đảnh lễ trước ngài. Đến ngày thứ mười, mụ tiến lại gần bên sư thưa: “Bạch thầy! Xin thầy cho phép tôi được phục vụ trong suốt mùa an cư này.”

    Ghantapa không hề quan tâm đến mụ. Nhưng từ ngày này sang ngày khác, mụ cứ theo nài nỉ xin được phục vụ ngài và cuối cùng mụ cũng được sự đồng ý của sư.

    Darina lấy làm vui mừng liền bày ra một cuộc tiệc để ăn mừng cái gọi là sự thành công bước đầu của mình. Mụ ngâm nga luôn miệng:

    Mánh khoé của một cô gái
    giúp nàng thực hiện ước mơ.
    Sức quyến rũ của nàng
    là vũ khí vô cùng lợi hại.

    Mụ nhủ thầm: “Bằng mưu mẹo ta có thể lừa phỉnh cả thế gian này, sá chi một nhà sư.”

    Thế là mụ điếm già cố tìm cách phô trương năng lực của mình. Khi mùa an cư bắt đầu, Ghantapa bảo với mụ rằng chỉ nên sai các người nam mang vật thực đến cúng dường. Tuy nhiên, sư không đề cập với mụ việc không cho người nữ đến phục vụ. Darina bèn ưng thuận.

    Trong hai tuần lễ đầu, mụ sai toàn những thanh niên mang vật thực gồm gạo và nước suối đến cúng dường.

    Nhưng đến ngày thứ mười lăm, mụ chuẩn bị một bữa tiệc lớn. Mụ sửa sang, trang điểm cho cô con gái ăn vận lộng lẫy như một nàng công chúa, đoạn sai nàng cùng năm mươi thanh niên mang thật nhiều vật thực đến cúng dường sư.

    Mụ căn dặn con gái khi đến nơi phải đứng từ xa quan sát vị trí túp lều của sư. Cô gái vâng theo lời mẹ và cố gắng ghi nhớ những lời mẹ dặn.

    Sau khi đám thanh niên ra về, cô gái tìm cách lén vào bên trong căn lều của Ghantapa.

    Khi nhà sư từ trong rừng trở về, ngài thấy vắng đi những người hầu nam và ngài lấy làm ngạc nhiên khi thấy một thiếu nữ ăn vận sang trọng như một công nương đang ở trong chỗ ở của ngài.

    Sư thắc mắc hỏi cô gái: “Chuyện gì đã xảy ra với các chàng trai vậy?”

    “Thưa thầy, họ không có thời gian lưu lại nên tiện thiếp phải ở lại để phục vụ ngài.”

    Sư ăn xong bữa, nhưng cô gái vẫn cứ nán lại không chịu ra về.
    Mãi đến khi sư nghiêm khắc xua nàng về, cô gái liền đáp: “Trên trời có những đám mây ngũ sắc, thiếp e rằng trời sắp đổ mưa, vì vậy thiếp phải nán lại.”

    Cô gái lưu lại cho đến khi mặt trời lặn khuất chân trời. Cuối cùng cô nói: “Mặt trời đã tắt nắng mà tôi không có người đi cùng để hộ vệ. E rằng đi một mình giữa đêm tăm tối sẽ bị cướp mất tư trang và thiệt hại đến tính mạng.”

    Đến lúc này không thể từ chối được nên sư đồng ý cho cô ngủ lại ở bên ngoài căn lều.

    Nhưng khi đêm đến, cô gái giả vờ hoảng sợ kêu khóc ầm ĩ. Không biết làm sao hơn, sư đành để cho cô vào bên trong để ngủ.

    Túp lều lại quá nhỏ dành cho hai người nên tất nhiên thân thể hai người phải chạm vào nhau.

    Cho đến nửa đêm, thân thể hai người quyện vào nhau làm một và họ cùng nhau trải qua bốn từng lạc thú.

    Sáng hôm sau, Ghantapa yêu cầu cô gái ở lại và họ trở thành một đôi vợ chồng. Một năm sau, đứa con của họ cất tiếng khóc chào đời.

    Trong thời gian ấy, nhà vua càng trở nên mất kiên nhẫn hơn. Ngài cứ luôn hỏi thăm mụ Darina về việc thực hiện quỷ kế của mụ đã thành công đến đâu nhưng mụ cứ né tránh mãi.

    Cho tới ba năm sau, mụ mới đến báo cho nhà vua biết kết quả của âm mưu làm hại nhà sư Ghantapa.

    Được tin, nhà vua lấy làm hài lòng phán: “Hãy bảo với con gái nhà ngươi, trong ba ngày nữa ta sẽ đến viếng thăm nàng và nhà sư.”

    Đúng ngày hẹn, vua tập trung dân chúng rồi khởi hành đi đến chỗ sư Ghantapa.

    Khi ấy Ghantapa bàn với người vợ: “Chúng ta nên ở đây hay nên đi sang một xứ khác?”

    Cô gái muốn ra đi, vì cô sợ mọi người sẽ quở mắng và sỉ nhục cô. Vì vậy, Ghantapa dấu đứa bé trong tấm áo choàng, kẹp theo một bình rượu ở nách rồi dẫn vợ ra đi.

    Rủi ro thay, trên đường đi họ gặp nhà vua ngay ở giữa đường. Nhà vua ngồi trên mình voi cất giọng dè bỉu: “Cái gì dưới lớp áo của thầy vậy? Và cô gái xinh đẹp này là ai?”

    “Ta mang theo bình rượu và đứa bé trong tấm áo choàng là con của ta.” Ghantapa đáp, mắt vẫn nhìn thẳng vào đức vua.

    “Khi ta mời thầy đến hoàng cung, thầy từ chối, lại còn chê ta là kẻ tội lỗi. Bây giờ thầy hãy nhìn lại xem! Một thầy tu lại có vợ, có con. Rõ ràng như năm với năm là mười. Thầy là một con người đầy tội lỗi.”

    Sư thản nhiên đáp: “Ta vô tội. Ngươi chớ sỉ nhục ta.”

    Khi nhà vua lập lại lời cáo buộc một lần nữa, Ghantapa hất tung đứa bé và bình rượu xuống dưới đất. Nữ thần đất lúc bấy giờ cả kinh vội dùng thần thông phụt một dòng nước cực mạnh lên cao hứng lấy đứa bé và bình rượu, đặt lơ lửng giữa khối nước.

    Đứa bé trở thành sấm sét và bình rượu biến thành một cái chuông (ghanta). Nhà sư Du-già và người vợ cùng biến thành hai vị thần SamvaraVarahi trong tư thế âm dương giao hoà.

    Cả hai bay lên trên không trung, còn nhà vua và đoàn tùy tùng bị ngập trong làn nước.

    Đám người sắp bị chết đuối sợ hãi nhìn đau đáu lên trời, gào khóc, van xin mong cứu giúp: “Chúng tôi xin quy y thầy.”

    Nhưng lúc ấy, Ghantapa đang ở trong Phẫn nộ bất động đại định (Samadhi of immutable wrath) nên ngài vẫn giữ im lặng.

    Khi mọi người sắp nguy khốn thì Bồ Tát Quán Thế Âm hiện ra, dùng một bàn chân chèn nơi chỗ đất nứt và làm cho nước trở về chỗ cũ. Thế là mọi người được cứu sống.

    Họ mừng rỡ cúi lạy cầu xin sư tha tội.

    Bấy giờ, có một tượng Quán Thế Âm bằng đá bỗng hiện ra ngay chỗ ấy, và cho đến ngày nay ở vị trí nơi chân của bức tượng này vẫn còn phun ra một tia nước nhỏ cao đến sáu thước.

    Sư xuất định, dạy rằng:

    Mặc dù dược thảo và thuốc độc
    tạo ra kết quả trái ngược nhau,
    Nhưng trong bản chất rốt ráo của chúng,
    cả hai đều như nhau.
    Giống như những thuận duyên và nghịch duyên
    trên con đường tu tập,
    Chúng hữu ích như nhau.
    Vì vậy chớ nên phân biệt
    Bậc trí giả chẳng chối bỏ điều chi
    Cớ sao đứa con tinh thần lại không thừa nhận?
    Nếu ngươi bị đánh độc đến năm lần,
    Thì cũng bị lạc lối trong luân hồi vậy.

    Qua lời giải thích của sư, nhà vua cùng mọi người từ bỏ các kiến chấp và ý tưởng sai lầm. Họ thấy được niềm tin và đồng lòng quy y pháp.

    Từ đó, Ghantapa được mệnh danh là “Người giữ chuông”. Danh tiếng của ngài vang dội khắp nơi.

    Trong sáu kiếp thuộc đời quá khứ, cô gái luôn là người khiến cho sư phải từ bỏ Phạm hạnh thanh tịnh. Nhưng trong đời này, vì tâm phân biệt của sư không còn nữa; cấu trúc nhị phân trong tâm của ngài đã tan biến trong cảnh giới vô tận của tánh không, nên dòng tâm thức của ngài đã phát triển đến mức cùng tột.

    Ghantapa đặt tên cho con trai của ngài là Vajrapani tức Kim Cương Thủ. Còn cô gái, vợ của ngài, do công đức phục vụ ngài trong nhiều đời nên nay cô cũng thoát khỏi vô minh.

    Ghantapa có quyền năng và phẩm tính của một vị Phật.

    Hành trì

    Một bản dịch khác liên quan đến đạo sư Ghantapa càng làm sáng tỏ những chỗ còn mơ hồ trong truyền thuyết vừa kể trên.

    Theo bản dịch này, Ghantapa vốn là con trai của đức vua Nalanda. Ngài không chịu nối ngôi cha lại đi xuất gia thọ giới cụ túc với hoà thượng Jayadeva Subhadra. Sau đó ngài trở thành quốc sư của vua Nalanda.

    Ngài gặp Darikapa và được vị này điểm đạo và truyền cho mạn-đà-la Samvara, rồi bảo ngài vào rừng tu tập.

    Cho đến một hôm ngài nghe một giọng nói vọng xuống từ trên không trung bảo ngài phải đi đến Oddiyana.

    Vị nữ chân sư của ngài vốn làm nghề chăn lợn. Ban đầu ngài tỏ ý từ chối vì bà này dung mạo cực kỳ xấu xí, nhưng sau đó ngài nhận ra bà chính là một Dakini.

    Và một lần nữa, vị nữ chân sư này truyền cho ngài mạn-đà-la Chakrasamvara.

    [​IMG]

    Tại cánh rừng già ở Oddiyana, ngài đã xúc phạm đến đức vua khi ngài từ chối đi cùng với nhà vua vào kinh thành.

    Cô gái được sai đến để quyến rũ ngài chính là yếu tố còn thiếu trong thiền định của ngài.

    Ghantapa đã điểm đạo cho cô và nhận cô như là một Dakini của ngài.

    Mặc dù nhà vua tìm cách nhạo báng nhưng chính thực là Ghantapa vốn vào thành để hoá độ dân chúng.

    Tương truyền ngài dùng thần thông hoá hiện ra hai đứa bé, một trai và một gái. Đoạn dùng một cái muỗng lớn chiết rượu ra, rồi sai chúng đi đổ đầy các bình rượu của mọi nhà trong kinh thành.

    Sau đó ngài vất cái muỗng xuống đất, khiến nước phụt lên từ một khe nứt. Hai đứa bé biến thành sấm chớp và một cái chuông.

    Ngài cùng vợ biến thành hai vị hóa thần Samvara. Điều này giải thích lý do vì sao Omsa là nơi mà Kim cương thừa được truyền bá rộng rãi.

    Truyền thuyết đưa ra một chủ đề lớn đề cập đến sự mông muội của một hạng người tự cho rằng cách tư duy của mình là đúng.
    Họ chấp chặt vào những nguyên tắc luân lý hữu hạn để kết tội người khác dám có một lối sống vượt thoát khỏi cái thường tình của những quy ước xã hội.

    Cô gái Dakini trong tiền kiếp đã từng quyến rũ, cám dỗ Ghantapa. Và trong những kiếp ấy, ngài đều bị trói buộc bởi những mệnh lệnh của luân lý.

    Trong đời này, tâm ngài đã thuần thục nên ngài chấp nhận giáo pháp của một Dakini, đồng thời đạt tới giải thoát sau khi trải qua bốn trạng thái an lạc.


    Tâm thanh tịnh của ngài đã được ấn chứng bởi Đại thủ ấn nên nhà vua đâu thể hiểu rằng “Tâm hoan hỷ không bao giờ ô nhiễm”.

    Nhà vua tự cho mình có lý khi kết tội “một người đàn ông và một người đàn bà sống trong tội lỗi” vì nhà vua không chấp nhận các thanh tịnh khả hữu nơi người khác.

    Nếu truyền thuyết nêu rõ rằng thiền định Đại thủ ấn ngăn không cho Ghantapa chấp nhận lời mời của nhà vua thì ở đây thiếu vấn đề trả nghiệp khi nhà vua tìm mọi cách để làm nhục ngài.

    Trong giáo pháp sư dạy cho nhà vua và mọi người, ngài đã truyền lại cái mà ngài đã chứng nghiệm: “Chớ ưa thích điều tốt, chớ ghét bỏ điều xấu. Hãy chấp nhận mọi thứ như tự thân của chúng. Hãy thâm nhập vào thực thể để nếm được vị chung của các pháp.”

    Nhưng chính điều này Ghantapa đã không nhận ra trong sáu kiếp quá khứ. Ở đây có hai cặp phạm trù đạo đức. Cuộc sống ban đầu của ngài là một bậc tu hành đầy đủ giới đức và sống phạm hạnh, và về sau là cuộc sống của một nhà Du-già phóng khoáng. Hai phương tiện khác nhau nhưng cùng một đích đến.

    Điều này hơi nguy hiểm khi các bậc thầy rao giảng truyền thuyết này cho một người đang bám víu vào các tiêu chuẩn đạo đức nhị phân để tu tập tìm sự thanh tịnh và tỉnh giác, vì y sẽ nhanh chóng cảm thấy bị hụt hẩng, rơi vào hố thẳm của nghi ngờ và lầm lẫn.

    Tuy nhiên, không có một sự trùng lắp nào cho thấy những con người bị xã hội ruồng rẫy vì phi đạo đức lại có thể được khai tâm trong môn Tantra này.

    Những ý niệm luân lý đôi khi cũng là những trở ngại khó vượt qua để thành tựu Bồ Tát nguyện, vì đôi khi những nguyên tắc này có tính quyết đoán và không thoả hiệp với hành động từ bi
    .
    Sử liệu

    Về mặt lịch sử, Ghantapa là người đồng thời với đệ nhị hoàng đế Devapala (810-830) Nhưng hình như đây không phải là vị vua mà Ghantapa đã xúc phạm.

    Devapala là một đại thí chủ rất hào phóng của tu viện Nalanda. Vào thời ấy, xứ Bengal được gọi là Bengala. Nó gồm cả đông và tây xứ Bengal hiện nay, không kể những phần đất của Bihar.
    Kamapara chính là thành phố tiếp giáp với thung lũng Brahmaputra mà thủ phủ là Pataliputra, gồm cả đông và nam Bihar.

    Ghantapa rất nổi tiếng ở Tây Tạng vì sự nghiệp khai sáng dòng tu Samvara Pancakrama. Pancakrama bao gồm các phương pháp luyện tập thân thể được Ghantapa đề cập trong mười tám tác phẩm nổi tiếng của ngài và hầu hết những tác phẩm này điều liên quan đến Samvara Tantra.

    Ngài nhận được sự khải huyền về Samvara mạn-đà-la từ Kim Cương Thánh Nữ, mà có lẽ bà này chính là người phụ nữ chăn lợn ở Oddiyana, nhưng cũng có thể là nữ Du-già Vilasyavajra, đệ tử của sư Dombipa Heruka.

    Trong dòng Mật tông Tây Tạng, đôi khi người ta gác bỏ tên của Dengipa qua một bên, nhưng lại đề cập đến Darikapa như là một chân sư của Samvara. Dòng Kalacakra cũng gồm Ghantapa. Điều này khiến ngài trở nên là một trong những người Ấn Độ đầu tiên được truyền môn Tantra này.


    Do đó, có thể kết luận rằng môn Tantra này đã xuất hiện tại Đông Ấn vào khoảng thế kỷ 9.
  8. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    20) Mahasiddha Pankaja: Bà la môn sinh từ hoa sen

    [​IMG]

    Bơ vơ giữa cuộc đời
    Không một chút kiến thức
    Làm sao phân biệt được
    Đá quí với thủy tinh
    Nhưng với sự nhận thức
    Và được sự hướng dẫn của một chân sư
    Chúng cũng chẳng khác gì nhau
    Vì ánh sáng của mặt trăng, mặt trời
    Cũng chỉ là tia chớp của loài đom đóm


    Truyền thuyết


    Mặc dù Pankajapa thuộc giai cấp bà-la-môn, nhưng tương truyền ông sinh ra từ một đoá sen trong một cái hồ lớn ở vùng xa xôi hẻo lánh.


    Cách hồ ấy không xa có một bức tượng của đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Nhưng những người bà-la-môn lại lầm tưởng là tượng của Đại Phạm Thiên Vương, nên họ thường lui tới để lễ bái cúng dường.


    Theo phong tục bản xứ, mỗi tín đồ đều mang ba nhánh hoa đến cúng dường trước tượng, sau đó lấy một nhánh đặt lên đầu để được ban phúc.
    Một ngày nọ, đại sư Long Thụ đi ngang qua đền. Ngài ghé lại và cúng dường lễ bái thánh tượng của Bồ Tát.


    Đức Quán Thế âm Bồ Tát thị hiện thâu nhận lễ vật và lấy một cành hoa đặt lên đầu đại sư Long Thụ. Pankajapa chứng kiến việc lạ ấy, lấy làm ngạc nhiên và ganh tị.
    Ông bảo với ngài Long Thụ: “Ta lễ bái cúng dường bức tượng này suốt 12 năm nhưng chưa hề được ân huệ như thế. Lẽ nào ngươi chỉ lễ bái có một lần duy nhất mà đã được ban phúc.”


    Ngài Long Thụ đáp: “Ý nghĩ của ngươi thật bất tịnh. Điều này không phải lỗi ở ta.”


    Pankajapa chợt hiểu rằng mình đã sai, bèn dập đầu xuống đất cầu ngài Long Thụ thu nhận làm đệ tử.
    Đại sư nhận lời và điểm đạo cho ông:
    Từ bi là niềm vui sướng vô biên
    Vì vậy, bậc thánh nhân không phân biệt
    Kẻ thân hay người sơ
    Như cơn mưa lớn tưới khắp muôn nơi
    Đó là trí tuệ của đức Quán Thế Âm Bồ Tát
  9. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    21) Mahasiddha Dharmapa: Thư sinh chăm chỉ

    [​IMG]

    Dễ xúc cảm với nọc độc nhị phân
    Tâm thông thái bị đánh độc bởi sự phân tích
    Lời chú nguyện của một chân sư
    Chữa lành bệnh luân hồi trong ba cõi


    Truyền thuyết


    Dharmapa là một thư sinh chăm chỉ. Ông đọc sách không biết chán, nhưng tiếc một điều là ông không có óc phân tích và tính nhạy bén trong việc tiếp thu các kiến thức của thầy dạy.


    Vì vậy ông không thể áp dụng những điều đã học vào cuộc sống thực tiễn. Ngoài ra, ông vừa học xong thì lại quên ngay.


    Ngày nọ, ông gặp một nhà Du-già và thố lộ trở ngại ấy. Sư thương tình điểm đạo và truyền tâm giác ngộ của một chân sư cho Dharmapa và dạy:


    Hãy như thợ rèn kia
    Nấu kim loại sắt, thép
    Tan chảy thành một khối
    Hãy đốt cháy kiến thức
    Tan vào tâm hư vô.


    Dharmapa nghe qua chợt hiểu ý của sư. Ngài nhận biết rằng những điều ngài đã học cũng sẵn có ngay trong chính bản tâm.
  10. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    22) Mahasiddha Kucipa: Người bướu cổ

    [​IMG]

    Cái tuyệt đối bẩm sinh mang nhiều đau khổ
    Nhà Du-già bẳn tính phản ứng dữ dội
    như tia nhìn của một con voi
    Nhưng khi xả bỏ,
    ngài đi vào trạng thái xuất thần
    Không ràng buộc, thoát ra ngoài tham dục
    Trong ánh sáng lời dạy của một chân sư
    Ta đã đánh mất cái vô cùng
    của phủ định và xác định
    Nhưng cái thực thể khó nắm bắt này
    Lại trở thành cái vô cùng tận
    Nhận ra cái vô cùng tận này
    Ta hiểu ra chân lý

    Truyền thuyết

    Kucipa là một nông dân ở vùng Kahari, rất đau khổ vì cục bướu nơi cổ ngày một lớn. Cảm thấy xấu hổ vì tật bịnh của mình, Kucipa thường tránh xa chỗ đông người mà tìm đến những nơi hẻo lánh để ẩn cư.

    Một ngày nọ, có Đại sư Nagarjuna đi ngang qua. Ngay khi vừa nhìn thấy ngài, Kucipa đã có lòng mến mộ bèn chắp tay đảnh lễ và thưa: “Cuối cùng rồi thầy cũng đến. Con xưa nay đau khổ vì nghiệp cũ. Cúi xin thầy từ bi tế độ.”

    Nagarjuna nhận thấy con người bệnh tật kia có thể tu tập phép thiền định của ngài do có duyên đời trước, nên ngài hiển lộ Mạn-đà-la của Guhyasamaja và đưa Kucipa vào Đàn pháp.

    [​IMG]

    Đoạn Sư dạy: “Nay ngươi hãy lấy cái bướu nơi cổ của ngươi làm pháp quán tưởng. Hãy tưởng tượng cái bướu ấy mỗi lúc một lớn hơn.”

    Kucipa thực hành thiền định y theo lời chỉ bảo của sư, quán cái bướu mỗi lúc một lớn hơn trước khi sự khổ đau kịp đến. Khi Nagarjuna trở lại, Kucipa bảo rằng phương pháp trị liệu có hiệu quả.

    Sư nghe thế liền dạy rằng: “Lần này, ngươi hãy quán tưởng cả thế giới này hiển hiện trong cái bướu ấy.”

    Kucipa thiền định liên tục và cục bướu tự nhiên nhỏ lại, teo dần và biến mất.

Chia sẻ trang này