1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

84 Thành Tựu Giả Đại Ấn

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi vinhlac, 03/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    23) Mahasiddha Dharmapa: Học giả uyên bác

    [​IMG]


    Hãy rót dầu cảm xúc
    Vào ngọn đèn hiện tượng
    Thắp ngọn bấc sáu trần
    Lửa thanh tịnh bất nhị
    Đốt ý tưởng vu vơ

    Truyền thuyết

    Dharmapa là một nhà hiền triết xứ Bhodhinagar, đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu và quảng bá phương pháp thiền định của riêng ông.

    Nhưng khi tuổi đã xế chiều, ông cảm thấy hình như bản thân ông vẫn còn thiếu sót một điều gì. Và có lẽ đó là một vị chân sư.
    Ông cứ ưu tư mãi về chuyện ấy. Một đêm nằm mộng, Dharmapa thấy một vị Kim Cương Thánh Nữ dạy cho phương cách thiền định.

    Từ điềm lành ấy, ông nỗ lực cầu nguyện và quán tưởng hảo tướng của vị thánh nữ ấy cho đến lúc bà hiện hình trước mặt ông.

    Vị thánh nữ làm lễ quán đảnh cho ông và đọc bài kệ như sau:

    Các pháp là ngọn đèn
    Sắc ý là dầu,
    Cảm thọ là bấc
    Đốt ngọn lửa trí huệ
    Rót dầu vọng tưởng vào đèn ý
    Đốt bấc cảm thọ bằng lửa huệ
    Ngọc như ý là đây

    Sau sáu năm tu tập thì Dharmapa chứng đắc thần thông Đại thủ ấn.
  2. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    24) Mahasiddha Rahula: Ông già lẩm cẩm

    [​IMG]


    Rahula, con người kỳ diệu
    Là hành tinh rồng che khuất ánh sáng trăng
    Rahula của tri kiến giải thoát và bất nhị
    Che khuất vầng sáng của hiện tượng tương đối


    Truyền thuyết


    Rahula sinh ra và lớn lên ở vùng Kamarupa. Tuổi già khiến Ông trở nên lẩm cẩm và thường đau yếu. Điều này khiến mọi người trong gia đình thường phàn nàn và xem ông như một gánh nặng.


    Rahula cảm thấy khốn khổ và lo lắng về việc hậu sự. Ông thường hay lang thang ở khu mộ địa với hy vọng tìm được một chân sư để giúp ông tu tập hầu sau khi tái sinh có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.


    Và dịp may đã đến, Rahula thố lộ nỗi lòng với vị sư Du-già: “Thưa thầy! Thời thanh xuân của tôi đã qua, cái già sồng sộc kéo đến, bệnh tật lúc nào cũng đe doạ, cái chết chưa biết đến lúc nào. Đám con cháu của tôi lại tỏ ra khinh nhờn, láo xược. Giờ tôi chỉ mong được bình yên đón chờ cái chết.”


    Vị sư nói: “Đúng vậy! Đúng vậy! Nay ông đã già. Ba dòng thác sinh, già, bệnh đã cuốn ông đi. Không bao lâu nữa, cơn bão chết sẽ dứt mạng sống của ông. Chẳng hay ông có muốn đem theo gì vào cõi chết?”


    “Thưa thầy, nếu được thì điều con muốn là sự bình an.”


    Vị sư liền đọc kệ:
    Tâm không già, không chết
    Tâm không mất, không còn
    Tâm không đến, không đi
    Muốn ngộ được bản tâm
    Y pháp ta tu tập


    Rồi sư khai tâm cho Rahula và dạy: “Hãy vận tâm quán tưởng một chữ A ngay trên đỉnh đầu của ngươi.Từ chữ A ấy lưu xuất một vầng sáng như trăng rằm và hãy tưởng tượng các pháp đều đi vào vầng sáng ấy.”


    Rahula nghe xong cung kính đảnh lễ sư.


    Từ đó, ông siêng năng tu tập cho đến khi đạt thần thông Đại thủ ấn.


    Ở đây nói đến chữ A trong Phạn ngữ (Sanskrit).
  3. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    25) Mahasiddha Jalandhari: Người được chọn

    [​IMG]


    Hãy tự ban phép lành
    Gom cả ba thế giới
    Nhốt vọng tưởng vào trong
    Lalana bên phải
    Rasana bên trái
    Dưới cùng Avadhuti


    Truyền thuyết


    Jalandhara là người thuộc giai cấp bà-la-môn, vì chán ghét cảnh đời nên thường hay ra nơi mộ địa ngồi trầm tư về cuộc đời. Một hôm, trong lúc mãi tư duy trong một trạng thái thanh tịnh, Jalandhara chợt nghe giọng nói của Kim Cương Thánh Nữ từ trên không vọng xuống: “Này con! Ta chúc con có thể hiểu được chân lý rốt ráo.”
    Jalandhara lấy làm vui mừng, liền nỗ lực niệm danh hiệu của Thánh Nữ cho đến lúc bà hiện ra trước mặt và truyền cho ngài tâm pháp.


    Thánh nữ dạy rằng: “Trước hết con hãy gom ba cõi và tất cả các pháp hữu vi cũng như vô vi, có tướng và không tướng, nhốt chúng trong cái ***g làm bằng ba nghiệp (thân, khẩu, ý). Biến tất cả thành một khối tan chảy vào các luân xa. Chuyển hai luồng hỏa hầu (lalanarasana) vào trung tâm lực (Avadhuti) và cho thoát ra ở cổng thanh tịnh trên đỉnh đầu. Sau đó, quán tánh bất khả phân ly của các pháp và không tánh, như tánh ướt không lìa khỏi nước.” Những lời dạy ẩn dụ thật là khó hiểu đối với một người bình thường, nhưng Jalandhara được thiên nữ khai quang điểm nhãn nên ngài mau chóng hiểu nghĩa của pháp môn. Sau 7 năm tu tập miên mật thì ngài chứng đắc thần thông Đại thủ ấn.

  4. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    26) Mahasiddha Tinkapa:
    [​IMG]

    27) Mahasiddha Kambala: Yogi màn đen


    Trong cái sâu rộng của đại dương
    Ẩn chứa một kho tàng
    Đó là niềm vui,
    sự thịnh vượng của các Long vương
    Từ khởi thủy
    Tất cả ánh sáng và âm thanh
    Tự nó là pháp giới
    Lành thay! Bậc thánh đã thấy rõ điều này


    Truyền thuyết


    Quốc vương xứ Kankarama hạ sinh được hai hoàng tử. Khi quốc vương băng hà, triều đình đưa hoàng tử cả lên ngôi.


    Vị Hoàng tử này vốn là một con người đức hạnh và thao lược, nên kể từ khi ngài lên ngôi, đất nước luôn sống trong cảnh thái bình, và dân chúng trở nên giàu có sung túc. Họ giàu đến nỗi chỉ dùng toàn chén vàng đĩa bạc trong các bữa ăn.


    Tuy nhiên trong suốt năm trị vì đầu tiên, vua không gặp được hoàng thái hậu, vì bà trong thời gian chịu tang. Đến năm sau, hoàng thái hậu mới vào triều, gặp mặt nhà vua.


    Nhà vua trẻ thấy mẫu thân khóc lóc có vẻ không vui, bèn hỏi: “Cớ sao mẫu hậu lại khóc?”


    “Ta khóc vì thấy con ở trên ngai vàng lúc nào cũng bận bịu việc triều chính.”


    “Tâu mẫu hậu! Con hiểu. Con sẽ thoái vị, nhường ngôi lại cho em con và con sẽ xuất gia theo Phật.”


    Theo lời hứa, nhà vua trẻ để lại ngai vàng cho em, rồi cùng 300 tùy tùng đến tu tập ở một tu viện.


    Nhưng chẳng bao lâu mẹ ngài lại xuất hiện trước mặt, bà lại khóc lóc. Ngài chào hoàng thái hậu và hỏi duyên cớ.


    Bà nói: “Ta khóc vì hiện nay con đã là một nhà sư mà vẫn còn kẻ hầu người hạ như một ông vua. Hãy từ bỏ tu viện này và một mình đi ẩn cư nơi rừng sâu để tu tập.”


    Vua nghe lời đi vào rừng già tu tập, nhưng do phước báo đời trước dân làng thường đến cúng dường ngài vô số vật thực.


    Mẹ ngài lại xuất hiện khóc lóc, và nói: “Một bậc thánh tăng thì cần gì những thứ ấy?”


    Nghe mẹ mắng, nhà vua cởi bỏ những trang phục tốt, bình bát bằng bạc và những thứ quí giá khác để chọn lối tu khổ hạnh.


    Ngài lang thang đây đó, từ thành phố này sang thành phố khác.


    Một hôm ngài thấy mẹ xuất hiện giữa bầu trời, trong thân tướng của một Dakini và dạy ngài phương pháp thiền định.


    Sau 12 năm tu tập, một hôm ngài hoát nhiên chứng đắc thần thông, bay lên hư không, và bất ngờ đối mặt với mẹ. Bà quở trách: “Sao con không lo phổ độ chúng sinh mà hý lộng thần thông để tiêu dao?”


    Đức vua lúc này đã trở thành một thánh tăng, vâng lời mẹ đáp xuống đất, đi lần về thành phố Mangalapur, một thành phố có đông cư dân, khoảng chừng hai trăm năm chục ngàn hộ.


    Cách đô thị không xa, ngài phát hiện có một hang động vắng vẻ gọi là động Ba Cây Cọ, phù hợp để thiền định.


    Đám nữ phù thủy ở chốn ấy nghe tin đại sư đến trú tại xứ sở của chúng liền báo cho mụ phù thủy cầm đầu là Padmadevi. Cả bọn tìm cách quấy phá việc tu tập của sư.


    Một ngày nọ, khi ngài đi vào thành, trên mình quấn một chiếc mền bằng len màu đen, thì bọn nữ phù thủy bám theo sau ngài nài nỉ: “Thưa thầy, mong thầy hoan hỷ đến nhà chúng tôi để dùng một bữa cơm.”


    Nhưng Sư khiêm tốn chối từ: “Ta không thể dùng cơm ở tư gia.”
    Thấy không thể mời sư, bọn chúng nài nỉ giữ hộ chiếc mền cho sư trong khi sư còn ở trong thành. Không tiện từ chối lần nữa, Sư đành phải giao chiếc mền cho chúng rồi ở trần đi vào thành.
    Sư đi rồi, bọn phù thủy tụ họp lại và kháo với nhau rằng: “Vật gì sở hữu của một nhà sư đắc đạo đều có thần lực. Chúng ta phải ăn cái mền này.”


    Thế là bọn chúng chia nhau ăn mỗi người một mảnh, phần còn lại được ném vào bếp. Khi sư quay lại, bọn phù thủy đưa ngài một cái mền khác mới hơn, nhưng sư vẫn một mực đòi lại chiếc mền cũ của mình.


    Nài nỉ mãi không được, bọn phù thủy bèn lấy vàng cúng dường nhưng sư không nhận.


    Ngài tức giận đi thẳng đến triều đình, tâu với vua: “Ngài là bậc minh quân, cớ sao lại không thể bảo vệ thần dân của mình tránh khỏi bọn phù thủy trộm cắp kia?”


    Sau khi nghe sư giải thích sự việc, nhà vua cho gọi bọn phù thủy đến và ra lệnh cho họ phải hoàn lại chiếc mền cũ. Nhưng bọn chúng thú thật rằng chiếc mền ấy không còn nữa.


    Sư đành ở trần quay lại hang động để thiền định.


    Sau đó bọn phù thủy dùng phép làm tắt dòng nước nơi hang động của ngài. Sư làm phép Hộ ma (Tonna) triệu thỉnh Thủ thần Heruka khiến cho dòng nước chảy trở lại.


    Nhân một dịp, bọn nữ phù thủy từ các nơi về tụ hội tại Oddiyana, sư dùng thần thông biến tất cả bọn chúng thành một bầy cừu đoạn xén lông đầu của chúng, khiến Padmadevi nữ chúa phù thủy phải quy phục, cầu sư giải thoát cho chúng.


    Và khi được sư cho trở lại hình người, đầu của các phù thủy đều trọc nên chúng khóc lóc thảm thiết.


    Chẳng bao lâu, tại động Ba Cây Cọ, các nữ thần nhục cảm cố ám hại sư bằng cách lăn một tảng đá núi khổng lồ xuống đầu ngài, nhưng thất bại.


    Cuối cùng đức vua xứ ấy phải can thiệp: “Không ai trong các người có thể hại được nhà sư ấy. Vậy tốt hơn các ngươi nên quay về với chánh pháp.”


    Mặc dù nhà vua khuyên lơn, nhưng bọn nữ phù thủy vẫn không thèm để tâm đến. Thấy vậy, Sư bảo: “Kể từ đây ta kiểm soát các ngươi, nếu các ngươi không cải tà qui chánh, ta sẽ bắt giao các ngươi cho Diêm chúa, và nếu các ngươi tái phạm, ta sẽ biến các ngươi thành ngựa.”


    Bọn phù thủy kinh hãi, bèn cầu xin sư thu nhận làm đệ tử và tu tập pháp thiền định của ngài.


    Sau khi được sư làm phép tịnh nghiệp, bọn phù thủy ói ra tấm mền mà chúng đã nuốt trước đó. Sư gom các mẩu vụn lại thành chiếc mền nhưng nhỏ hơn trước đó. Sư được gọi là Kambala, tức “sư mền”.
  5. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    28) Mahasiddha Kukkuripa: Người quí chó

    [​IMG]

    Thờ phụng, cúng dường bằng nghi thức
    Bên ngoài loè loẹt có ích chi
    Nỗ lực, tinh tấn là hiện diện
    Thương thay chư Phật lại vắng xa
    Sự chứng đắc nằm trong lời chú nguyện
    của một chân sư

    Truyền thuyết

    Kukkuripa vốn là người Bà-la-môn nhưng rất tin tưởng vào huyền thuật (Tantra). Ngài cho rằng huyền thuật có thể giải quyết những vấn đề hiện hữu, do đó ngài chọn con đường xuất gia, sống như một nhà sư Du-già.

    Ngài vân du đây đó, trên đường ngài gặp một con chó cái bị đói. Nó quấn quýt bên chân ngài khiến ngài động lòng từ bi mang nó theo khắp chốn. Ngày ngày ngài để nó lại trong một hang động rồi đi khất thực.

    Sau 12 năm tu tập, Kukkuripa đắc thần thông.

    Chư thiên ở ba mươi ba tầng trời Dục lạc mời ngài dự tiệc, Kukkuripa nhận lời. Ngài được chư thiên đãi đằng vô số món ngon vật lạ. Trong khi ấy con chó cái ở trong hang động tự tìm lấy thức ăn còn sót lại.

    Kukkuripa đang ngon miệng, bỗng nhớ đến con chó, ngài bảo với chư thiên rằng ngài phải trở về để chăm sóc nó.

    “Con chó ấy đang ở trong hang. Ngài chớ vội về vì tiệc vẫn chưa tàn. Vả lại chúng ta đang vui vẻ với nhau.” Mặc cho chư thiên nài nỉ, Kukkuripa vội vã quay về.

    Con chó cái mừng rỡ khi gặp lại sư. Ngài vỗ đầu âu yếm nó, lập tức con chó cái ấy biến thành một nữ Dakini và lên tiếng nói với ngài:

    Lành thay cho ngươi
    Vượt qua cám dỗ
    Đắc đại thần thông
    Nay ngươi phải hiểu
    Pháp thuật chư thiên
    Là trò huyễn ảo
    Bởi vì chính họ
    Ngã chấp còn vướng.
    Lạc thú như sương
    Tan theo nắng sớm
    Nay ta truyền lại
    Chân nghĩa nhiệm mầu.

    Rồi vị Thiên nữ Dakini khai thị và truyền bí pháp cho Sư.
  6. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    29) Mahasiddha Tandhepa: Người đánh bạc

    [​IMG]

    Tất cả ý niệm
    Tất cả những phản ánh của tinh thần
    Đã lụi tàn rồi tan vào hư vô
    Và mỗi kinh nghiệm thoáng qua
    của thế giới hiện tượng
    Cũng biến mất dần trong sự tương tục
    Sự tương tục của vắng lặng


    Truyền thuyết


    Tantepa là một con người đam mê cờ bạc. Ông đánh bạc cả ngày lẫn đêm và thua hết sạch những gì ông có. Dù vậy, để có tiền chơi trò sát phạt ấy, ông đã vay mượn khắp nơi.


    Đến kỳ hạn trả nợ, Tantepa không đủ khả năng chi trả. Các chủ nợ xúm lại đánh ông đến suýt chết. Cuối cùng, ông đành phải ra khu mộ địa để ẩn thân.


    Tại nơi này, Tantepa gặp một nhà sư Du-già, Sư hỏi thăm hoàn cảnh của Tantepa.


    “Thưa ngài, tôi vốn là một con bạc, bị thua đến sạt nghiệp. Vì không có tiền trả nợ, nên họ đánh đập tôi suýt chết.”


    “Vậy sao ngươi không tu tập thiền định?”


    “Cờ bạc là nghiệp của tôi. Nếu như có pháp nào tu nhưng không phải từ bỏ cờ bạc thì tôi thực hành ngay.”


    “Điều ấy không khó, miễn là ngươi siêng năng tu tập.”


    Sư truyền pháp và khai tâm cho Tantepa. Sư dạy: “Ngươi hãy quán ba cõi Dục giới, Sắc giớiVô sắc giới đều rỗng không như cái túi không tiền của ngươi vậy. Lại quán bản tâm của ngươi cũng rỗng không như ba cõi ấy, lâu ngày ắt thành tựu.”


    Tantepa vâng lời Sư, tu tập 20 năm thì chứng ngộ và đắc thần thông Đại thủ ấn.
  7. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    30) Mahasiddha Bhandhepa: Vị thần cầu pháp

    [​IMG]


    Không quyến luyến, ấy là tình thương cao cả
    Từ bi là nhận ra bản chất của luân hồi
    Vui thông cảm là niềm vui không bờ bến
    Xả bỏ hoàn toàn là vị giải thoát thanh cao


    Truyền thuyết


    Bhandepa là một vị thần ngụ cư ở trên đám mây thuộc vùng trời xứ Sravasti.


    Một ngày nọ, ngài thấy xuất hiện một dáng người mình mặc áo cà-sa, một tay mang bình bát còn tay kia cầm tích trượng, bay lơ lửng ngang qua, và toàn thân bao bọc bởi một luồng hào quang rực rỡ.


    Bhandepa lấy làm lạ, hỏi vị thiên chủ các cõi trời: “Vị thần nào vừa mới bay thoáng qua vậy, thưa ngài?”


    “Đấy là một bậc A-la-hán đã dứt trừ các lậu nghiệp.”


    Bhandepa từ lâu khao khát được tu hành thành tựu như thế nên ngài quyết định hạ giới để tìm chân sư. Ngài tìm thấy sư Krsnacarya và được sư truyền cho phép thiền định Mạn-đà-la GuhyasamajaBốn tâm vô lượng để bảo vệ thân mạng.


    Khi vị thiên chủ các cõi trời thấy Bhandepa quay lại cõi trời liền ân cần hỏi thăm về công phu tu tập của ngài.


    Bhandepa nói bài kệ như sau:


    Ta đạt đến cảnh giới
    Cảnh ấy không thực thể
    Thiền định không gián đoạn
    Từ bi làm phương tiện
    Cứu cánh làm hư không
    Bốn tâm hòa làm một
    Tham dục không chỗ trụ
    Bậc chân sư cao quí
    Kẻ trí nên tôn thờ


    Bhandepa hoằng dương chánh pháp được bốn trăm năm, độ vô số người dân ở sáu thành phố lớn của AryavartaSravasti, Rajagrha, Vaisali, Varanasi, PataliputraKanyakubja
  8. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    31) Mahasiddha Kanhapa:

    [​IMG]

    Nếu chỉ vì lòng ghen tị
    Ra sức hành trì các pháp môn
    Nỗ lực tích lũy các công đức
    Tất cả đều vô ích mà thôi
    Vì ngươi không thể nào đạt tới thần thông
    Nếu ngươi không có được
    sự dìu dắt của một chân sư
    Như chiếc xe kia thiếu bánh
    Chẳng thể nào lăn đi trên đường
    Chỉ có bậc thầy mới có thể
    Chắp cho ngươi đôi cánh rộng
    Để ngươi có thể vút bay trên trời cao


    Truyền thuyết


    Đạo sư Kanhapa còn được biết dưới cái tên khác là Krsnacarya, vốn là con trai của một quan văn.


    Ngài thọ pháp tại đại tu viện Somapuri. Đây là một trong số những tu viện lớn được vua Dharmapala xây dựng nên. Chân sư của ngài là Đại thành tựu giả Jalandhara.


    Ngài Kanhapa tu tập thiền định trong 12 năm thì bắt đầu thấy có những hiện tượng chứng đắc. Một hôm khi đang ở trong định, ngài thấy hảo tướng rõ ràng của thủ thần Hevajra cùng các quyến thuộc của vị thần này thì đất dưới chỗ ngài ngồi rung chuyển mạnh.


    Thấy thế, Kanhapa lấy làm tự mãn. Nhưng Kim cương Du-già Thánh nữ (Dakini) hiện ra bảo cho ngài biết rằng đó chỉ là sơ chứng, chứ chưa phải là cứu cánh rốt ráo.


    Kanhapa lại tiếp tục công phu cho đến một ngày nọ ngài nảy sinh ý định thử xem định lực của mình đạt tới mức nào.


    Ngài đặt bàn chân lên đá, chân ngài liền lún sâu như đạp vào bùn, để lại cả dấu chân.


    Một lần nữa, vị thánh nữ hiện ra khuyên ngài phải tiếp tục nỗ lực tu tập.


    Một hôm vừa xuất định, ngài thấy thân thể bềnh bồng bay là đà cách mặt đất khoảng bốn năm tấc. Vị thánh nữ lại hiện ra, bảo ngài cần tiếp tục chuyên cần hơn nữa.


    Kanhapa lại nỗ lực công phu cho đến một hôm khi vừa xuất định, ngài nhìn thấy bảy cái lọng che đầu ngài và bảy cái trống damarubay lượn quanh tự kêu vang khắp trời, ngài Kanhapa bảo với môn đệ rằng: “Nay đã đạt mục đích. Ta sẽ đi Lankapuri, thuộc đảo quốc Śrỵ Lanka.”


    Lúc đến gần đảo, Kanhapa muốn chứng tỏ thần lực của mình bèn vận thần thông đạp xé nước để đi qua.


    Vừa đi ngài vừa nghĩ thầm: “Ngay cả thầy ta cũng chưa chắc làm được như thế này.”


    Niệm ấy vừa khởi lên trong tâm của Kanhapa, ngài liền bị chìm ngay xuống biển. Kế đó, một ngọn sóng lớn đánh dạt ngài vào bờ.


    Vừa khi ấy, ngước mặt nhìn lên trời, Kanhapa thấy thầy mình bay lơ lửng trên đầu. Vị sư phụ hỏi: “Kanhapa! Ngươi đi đâu đấy? Có chuyện gì mà trông thấy thảm thương vậy?”


    “Bạch thầy! Đệ tử đang trên đường đi đến Lankapuri để độ người. Chẳng may vì mất thần thông nên rơi xuống đây.”


    “Hoằng pháp độ sinh là việc tốt. Nhưng tốt hơn ngươi nên đến Pataliputra tìm cho ra đại đệ tử của ta. Y làm nghề dệt ở thành phố này. Nếu ngươi muốn thành tựu đạo quả, hãy tuyệt đối vâng lời của y.”


    Nghe lời thầy, Kanhapa lại đi về hướng thành phố Pataliputra.


    Lạ thay, thần lực của ngài tự nhiên hồi phục. Những cái lọng và những trống damaru lại xuất hiện trên đầu. Ngài đi đến đâu chúng theo đến đấy. Đến Pataliputra, ngài để lại 3.000 môn đồ bên ngoài thành, rồi một mình đi vào thành phố để tìm người thợ dệt.


    Ngài đi từ đầu phố đến cuối phố, thấy nhà nào có khung dệt thì ngài dừng lại, dùng thần nhãn dứt đứt sợi chỉ trong guồng. Nếu người nào dùng tay để nối sợi chỉ đứt thì Kanhapa hiểu rằng ngài còn phải tiếp tục tìm kiếm.


    Thế rồi, rốt cùng ngài cũng tìm thấy con người mà ngài cần tìm thấy, khi ngài nhìn thấy sợi tơ mà ngài dùng thần thông bứt đứt tự nhiên nối liền lại.


    Kanhapa đến vái chào người thợ dệt và cầu pháp. Người thợ dệt hỏi: “Ngươi một lòng qui thuận ta chăng?”


    “Thưa vâng, đệ tử xin phục tòng mọi mệnh lệnh của chân sư.”
    “Vậy hãy đi theo ta.”


    Cả hai cùng đi ra mộ địa, nơi ấy có một cái thây ma còn tươi. Người thợ dệt hỏi: “Ngươi ăn xác chết được chăng?”


    Kanhapa quì gối, rút dao, xẻo một miếng.


    “Không phải vậy! Hãy làm như thế này.”


    Rồi người thợ dệt hoá thành con sói nhảy đến cạnh xác chết, xé thây ma ra ăn ngấu nghiến.


    Đoạn biến trở lại thành người, y bảo: “Ngươi chỉ nên ăn thịt người khi ngươi biến thành thú mà thôi.”


    Nói xong, người thợ dệt rặn bụng lòi ra ba cục phân. Y cầm một cục đưa cho Kanhapa: “Nào, ăn đi!”


    “Không thể thế được. Nếu tôi ăn thứ này, mọi người sẽ nhạo báng tôi.”


    Không nói lời nào, người thợ dệt cầm lấy cục phân đưa vào mồm ăn, chư thiên hiện ra chia nhau ăn một cục khác.


    Còn cục phân thứ ba bị một con rồng bay đến tha đi.


    Kế đó, họ quay về thành phố, người thợ dệt đưa cho Kanhapa năm xu để mua rượu và thức ăn.


    “Bây giờ, ngươi hãy đi gọi các đệ tử của ngươi đến đây để cùng ta dự tiệc Pháp.”


    Kanhapa vừa đi vừa nhủ thầm: “Chỉ có ngần này tiền, không đủ cho một người ăn, làm sao mà thầy bảo đãi cả bọn ta?”


    Và khi mọi người tề tựu đông đủ, người thợ dệt tác pháp cúng dường, lập tức vô số thức ăn, vật uống hiện ra la liệt, toàn là sơn hào mỹ vị.


    Bữa tiệc kéo dài bảy ngày bảy đêm.


    Mọi người không sao ăn hết, Kanhapa lấy làm bực bội, thầm nghĩ: “Ăn thế này thì biết bao giờ mới xong? Ta phải đi thôi.”


    Kanhapa ném phần thức ăn thừa cho ngạ quỷ rồi gọi đệ tử lên đường mà không một lời từ biệt.


    Người thợ dệt cất tiếng mắng theo:


    Này lũ trẻ đáng thương
    Các nguơi tự huỷ mình
    Các người là những kẻ
    Dứt lìa trí huệ lớn
    Ra khỏi tâm từ bi
    Bỏ đi, ngươi được gì?
    Lọng, trống là chuyện nhỏ
    Chân đế mới tột cùng


    Nhưng Kanhapa không muốn nghe, tiếp tục lầm lũi dẫn môn đồ ra đi cho tới vùng Bhadhokura cách tu viện Somapuri khoảng năm trăm dặm về phía đông.


    Dừng chân nơi đây, ngài gặp một cô gái đang ngồi dưới gốc cây vải sum xuê những quả, ngài hỏi xin: “Này nữ thí chủ, cho ta xin ít quả.”


    Kanhapa vận thần lực nhìn lên cây, quả liền rụng xuống. Nhưng cô gái chỉ liếc nhìn, các trái vải lại dính trên cành như cũ.


    Sư tức giận dùng thần chú đả thương cô gái. Nàng đau đớn quằn quại gục đầu xuống đất.


    Đám đông chứng kiến cảnh ấy lấy làm căm phẩn: “Đệ tử Phật lúc nào cũng từ bi, nhưng gã ác tăng này lại là một kẻ sát nhân.”


    Nghe họ quở trách, Kanhapa bừng tỉnh, nguôi cơn giận, thâu phép về và chữa thương cho cô gái.


    Thừa cơ hội nhà sư không chú ý, cô gái niệm chú đánh lại khiến sư thổ huyết và rơi vào tình trạng rất nguy kịch.


    Kanhapa liền gọi một trong các nữ thần kim cương đến cứu giúp. Vị thánh nữ vâng mệnh đi tìm dược thảo để cứu thầy.


    Sau bảy ngày vất vả, bà tìm được được thảo nhưng trên đường về bà lại gặp một cụ già đứng giữa đường khóc lóc. Thánh nữ dừng lại hỏi nguyên cớ. Cụ già mếu máo trả lời: “Tôi khóc vì ngài Kanhapa đã qua đời.”


    Nghe tin dữ, vị thánh nữ vất thuốc đi vì cho rằng không còn cần đến nữa.


    Nhưng khi về tới nơi, bà thấy Kanhapa chưa chết mà chỉ trong tình trạng nguy kịch. Sư hỏi thuốc đâu thì bà lắp bắp kể lại chuyện mình bị lừa. Do không có thuốc chữa nên sư phải lìa đời.


    Sau cái chết của thầy, vị dakini này quyết tìm cho ra cô gái nọ.
    Bà đi khắp mọi nơi từ cõi trời cho đến cõi nhân gian và cho tới một hôm bà bắt gặp cô gái nọ đang ẩn mình trong thân cây sambhila. Bà lôi cô gái ra ngoài và dùng linh phù đánh cho một trận nhừ tử.


    Hành trì


    Kanhapa trước tiên đã không nghe theo lời khuyên của Kim cương Thánh Nữ, sau đó lại không vâng mệnh thầy, lại tỏ ra kiêu ngạo và khinh suất. Ngài đã bị sân hận và kiêu mạn sai xử. Vì vậy, ngài đã nhận một hậu quả bi thảm.


    Người thợ dệt tuy là bậc tôn túc nhưng cũng đã thất bại khi chỉ dùng thần thông để giáo huấn người, thiếu sự hài hoà giữa Bi và Trí.



    Damaru là một loại pháp khí bằng sọ người hay sọ thú dùng trong nghi lễ để triệu thỉnh quỉ thần.
  9. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    32) Mahasiddha Dombipa: Người cưỡi hổ

    [​IMG]

    Viên đá của nhà triết học
    Biến sắt trở thành vàng
    Năng lực tự nhiên của viên đá quí
    Biến đam mê trở thành thức thanh tịnh

    Truyền thuyết

    Dombipa vốn là quốc vương xứ Ma-kiệt-đà (Magadha). Ngài được Đạo sư Virupa khai ngộ và truyền tâm ấn.

    Vị quốc vương ngộ đạo này thương yêu thần dân của ngài như con đỏ. Tuy nhiên dân chúng vẫn không biết ngài là môn đồ của Mật tông, mà chỉ biết ngài là vị vua hết lòng thương yêu và chăm lo đời sống nhân dân.

    Để đất nước có một cuộc sống an lạc, ngài cho vời viên đại thần đến và dạy rằng: “Vì nghiệp quả đời trước nên đất nước ta thường xảy ra dịch bệnh và nạn đạo tặc. Nay để tránh tai họa cho muôn dân, ngươi mau đúc một cái chuông đồng lớn treo lên một cây đại thụ. Mỗi khi thấy có hiện tượng nguy biến thì đánh chuông ấy lên, tức nhiên tai họa tiêu trừ.”

    Viên đại thần y lệnh. Kể từ đó trong nước bớt nạn trộm, cướp và dịch bệnh. Cho đến một ngày nọ, có một đoàn hát rong từ phương xa đến để trình diễn cho nhà vua xem. Trong đám người thấp hèn ấy có một thiếu nữ 18 tuổi, xinh đẹp diễm lệ, ai thoạt nhìn cũng không khỏi đem lòng yêu thương. Nhà vua bèn tỏ ý nhận nàng về làm bầu bạn. Ngài bí mật ra lệnh cho bọn họ dâng nàng cho ngài.

    Một người trong bọn tâu rằng: “Đại vương! Ngài là bậc cao quí, chúng tôi chỉ là kẻ tôi tớ hạ tiện mà mọi người khinh khi xa lánh. Cớ sao đại vương lại nghĩ đến một việc kết hợp không tương xứng như thế? ”

    Nhưng nhà vua cứ khăng khăng làm theo ý mình và ban thưởng vàng bạc cho đoàn hát rong.

    Sau đó, vua bí mật giấu nàng trong hậu cung suốt 12 năm. Sau đó mọi người mới phát hiện ra sự có mặt của nàng.

    Tiếng đồn loan đi khắp nơi. Người ta nói với nhau rằng: “Nhà vua đã chung sống với một phụ nữ thuộc tầng lớp hạ tiện. Điều này thật khó dung thứ.”

    Trước áp lực của thần dân và triều đình, nhà vua buộc phải thoái vị và giao quyền bính lại cho thái tử.

    Sau đó, nhà vua rời hoàng cung và cùng nàng phi ấy đi vào rừng để sống. Tại nơi hoang dã, cả hai cùng nhau tu luyện môn Du-già mật pháp (Tantric Yoga) trong 12 năm.

    Một dạo sau đấy, kể từ khi vua thoái vị, đất nước lâm vào cảnh rối ren. Triều thần họp lại và quyết định thỉnh cầu cựu vương quay về chấp chính.

    Các sứ giả của triều đình đi vào rừng sâu để tìm ngài và khi gần đến nơi, họ nhìn thấy cựu vương đang ngồi thiền định dưới một gốc cây đại thọ, còn vị phi nữ của ngài đang bước trên những cánh sen để lấy nước sương mai về cúng dường chủ nhân của bà.

    Họ ngạc nhiên quay về tâu với triều đình.

    Sau khi nghe các sứ giả thuật lại sự việc mà họ đã chứng kiến, quần thần cùng nhân dân trong xứ liền kéo nhau đi đón cựu vương.

    Nhận lời thỉnh cầu của dân chúng, nhà vua cùng người thiếp cưỡi trên mình một con bạch hổ, tay roi là một con bạch xà, rời khỏi khu rừng rậm. Tất cả mọi người nhìn thấy cảnh ấy đều không khỏi khiếp sợ.

    Chào hỏi mọi người xong, nhà vua phán: “Ta đã phải mất đi địa vị cao quí chỉ vì sự kết hợp với người phụ nữ ở tầng lớp hạ tiện. Nay các ngươi yêu cầu ta trở lại ngai vàng là một điều không thích hợp. Chỉ có cái chết mới mong xoá bỏ được những thành kiến về giai cấp. Vậy các ngươi hãy hoả thiêu chúng ta.”
    Theo tập tục Ấn Độ, để xoá bỏ những dấu vết tội lỗi hoặc để chứng minh sự vô tội của mình, người ta đưa nạn nhân lên giàn hoả và đốt trong bảy ngày, nếu người ấy còn sống thì sẽ được thừa nhận là vô tội.

    Lễ hoả thiêu nhà vua cùng người thiếp diễn ra trong suốt bảy ngày đêm.

    Đến khi lửa tàn, mọi người đến gần quan sát. Họ thấy quanh thân thể của hai người dường như có một màn sương mong manh, y phục trên người của họ vẫn y nguyên không một vết cháy xém. Mọi nghi ngờ về nhà vua đều tan biến trong lòng mọi người.

    Khi ấy, nhà vua trỗi dậy, bước ra khỏi đống tro tàn và gọi mọi người lại bảo: “Hỡi dân chúng mến yêu của ta. Nếu các người noi được gương tu tập của ta, thì ta sẽ ở lại trị vì các người. Nếu như các người không thể tự tu tập để tự cứu lấy bản thân mình, thì sự có mặt của ta phỏng có ích gì? Quyền lực chỉ là một chút ít lợi lộc nhỏ nhoi. Công đức tu hành mới là to lớn. Vả lại, vương quốc của ta không phải là vương quốc của quyền lực, mà là vương quốc của chân lý.”

    Nói xong, vua liền từ biệt.

    Hành trì

    Ở Ấn Độ, người ta tin rằng tiếng chuông có khả năng xua đuổi tà ma và làm thanh tịnh tâm trí. Chiếc chuông mà Dombipa cho dựng lên có nhiều công năng như để cảnh giác nạn đạo tặc, báo động mối nguy về thiên tai, dịch họa, hoặc xua đuổi các quỷ thần, tà ma, uế trược khi có dịch bệnh, làm thanh tịnh tâm trí và tăng trưởng thiện nghiệp.

    Tiếng chuông ngân là biểu tượng của sự tỉnh giác, và khi nghe tiếng chuông ngân, tâm thức có thể dứt hết các niệm trần để thâm nhập vào cảnh giới tịch tịnh tức không tính (Emptines).
    Ngoài ra, cuộc hôn nhân không cùng đẳng cấp là một điều cấm kỵ của xã hội thời bấy giờ, kẻ vi phạm sẽ bị mọi người khai trừ khỏi giai cấp và có khi bị trừng phạt nặng nề.

    Trong Phật giáo và đặc biệt đối với Mật tông, khuynh hướng chống lại giai cấp không phải là sự đối kháng gay gắt nhằm lật đổ giai cấp hay cải tạo xã hội như các học thuyết khác. Vua bỏ ngôi, quan từ chức để đi tu chính là hành động từ bỏ giai cấp của mình - một cách chống đối quan điểm giai cấp.

    Nhưng đối với quần chúng thời ấy, sự chống đối này không bị ghép tội vì đây là sự miễn trừ đối với thần thánh. Hơn nữa, đối với người tu hành, muốn đạt tới Phật tính thì điều căn bản là cần phải diệt hết các kiến chấp về giai cấp.

    Chính vì vậy mà các hành giả Du-già thường chọn người bạn đời, kẻ đạo hữu của mình từ giai tầng thấp hơn trong xã hội, để trưởng dưỡng tâm vô phân biệt (awareness of non-discrimination).

    Với các phương thức tu tập đặc biệt của Du-già, hành giả có thể biến dục tưởng thành trí huệ.

    Đối với một hành giả Du-già thì người vợ tinh thần (mystic consort) hay đạo hữu ấy là sắc tướng của nghiệp ấn (karma mudra) để ấn chứng các giai đoạn tu tập ba nghiệp (thân, khẩu, ý). Người vợ tinh thần của Dombipa chính là hoá thân của Kim cương Bồ Tát. Pháp tu của họ là kết hợp giữa dục lạc (pleasure) và không tính (emptiness). Phương pháp này dùng để kích động luồng hoả hầu (kundakini) ở trung tâm ******** (***ual chakra) khiến nó làm lưu thông các luân xa (yếu huyệt) trong cơ thể.


    Sử liệu

    Theo tài liệu của Taranatha thì Dombipa vốn là vua xứ Tripura, quê hương của đạo sư Virupa, vị thầy tế độ của Dombi.

    Tương truyền rằng sau khi hoàn thành nhiệm vụ giáo hoá thần dân trong nước, Dombipa cùng vợ ngài vân du khắp nơi dùng thần thông để lợi lạc quần sanh, nhiếp phục ngoại đạo và khai ngộ cho những kẻ có cơ duyên.

    Có lần ngài cưỡi cọp bay ngang qua thành Radha để nhiếp phục vị quốc vương xứ này. Và tại Karmataka, miền nam Ấn Độ, Dombipa đã truyền giáo pháp cho năm trăm môn đồ.


    Dombipa còn được biết dưới một danh hiệu khác là Dombi Heruka. Dombipa nghĩa là chúa của Dombi. Và Dombi là tên của vợ ngài. Heruka là tiếng ghép giữa SamvaraHevajra, đó cũng là pháp hiệu của một đạo sư (Siddha). Vì thế, DombiHevajra. Dombi Heruka tạo nên nhiều bộ luận có liên quan đến Tantra Mẹ. Tác phẩm tiêu biểu nhất là Ekavira -Saddha.
    Ngài sống vào cuối thế kỷ 8 đến đầu thế kỷ 9.
  10. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    33) Mahasiddha Kankana: Nhà vua tu sĩ

    [​IMG]


    Viên ngọc như ý Chân đế
    Phát ra ánh sáng giác ngộ
    Thoả đáp tất cả nhu cầu
    Thông qua hành vi ảo diệu
    Kẻ nào nếm được vị này
    Tức thời thành tựu viên mãn


    Truyền thuyết


    Đức vua xứ Visnunagar cai trị một vương quốc giàu có, thịnh vượng. Nhà vua luôn tìm cách để thoả mãn những thú vui ngũ dục.


    Một ngày nọ, có một nhà sư Du-già đến hoàng cung để khất thực, nhà vua cúng dường vật thực cho sư một cách rất hào phóng.


    Đáp lại tấm lòng hào hiệp của nhà vua, sư khuyên: “Tâu bệ hạ! Vua và vương quốc thực ra chỉ là những danh từ rỗng tuếch. Cho dù địa vị thế tục của ngài như thế nào đi nữa cũng vô ích. Bởi vì tất cả chúng sinh đều phải chịu đau khổ như nhau. Tử rồi sinh, sinh rồi tử nối tiếp nhau không dứt, nỗi khổ đau lại có vô số muôn vàn hình tướng. Ngay cả các vua ở cõi trời, một khi phước báo đã cạn còn phải chịu khổ đau sinh tử, huống chi địa vị phàm phu của ngài. Mong bệ hạ từ bỏ thú vui ảo ảnh vì chúng giống như những giọt sương mai, và hãy tu tập thiền định.”


    “Thầy nói chí phải! Nhưng ta không thể mặc giẻ rách đi xin ăn. Thầy có cách gì khiến ta có thể tu tập thiền định mà không cần từ bỏ thú vui ngũ dục và ngai báu hay không?”


    “Cách tốt nhất là bệ hạ nên từ bỏ tất cả.”


    “Không! Không! Cái cảnh tượng ăn cơm bằng bình bát đầu lâu, mặc giẻ rách, ăn thức ăn thừa làm ta phát khiếp.”


    “Nếu bệ hạ không thay đổi thái độ, niềm tự hào và sự lạm dụng quyền lực sẽ tạo nên nghiệp báo khiến về sau bệ hạ phải tái sinh nơi hạ tiện. Cách sống phạm hạnh đã mang lại cho tôi một niềm vui vô tận. Tuy nhiên, tôi có một phương pháp đặc biệt giúp ngài có thể tu tập thiền định mà không cần phải từ bỏ những thú vui thường ngày.”


    “Nếu vậy, xin thầy từ bi chỉ giáo cho quả nhân.”


    “Bệ hạ hãy quán tưởng ánh sáng của viên ngọc được đeo ở cổ tay bệ hạ và tâm không tham dục của bệ hạ là một.


    Hãy chăm chú nhìn
    Ánh sáng nơi mặt ngọc
    Để thấy được
    Niềm vui chân thật
    Sẵn có trong tâm ngươi
    Tất cả trang phục
    Của báu ngọc ngà
    Nhà cửa đền đài
    Vô số màu sắc
    Đều hiện ra trong mặt ngọc
    Nhưng bản chất của ngọc
    Không hề thay đổi
    Tất cả các pháp
    Vạn tượng sum la
    Tất cả sắc ý
    Khởi lên trong ngươi
    Đều vọng Tự tâm ngươi không lay động
    Vẫn sáng chói như mặt ngọc kia.


    Nhà vua thực hành thiền định bằng cách chú mục vào mặt ngọc và ngộ được chân lý. Sáu tháng sau đó, nhà vua đạt được thần thông Đại thủ ấn.


    Một hôm, những người hầu cận nhà vua nhìn qua cửa phòng thấy nhà vua đang thiền định trên ngai vàng và quanh ngài là vô số các thiên nữ.


    Triều thần biết rằng nhà vua đã tu hành thành tựu bèn đến cầu pháp. Nhà vua dạy rằng:


    Niềm vui thanh tịnh là vương quốc
    Thấy biết chân lý là đức vua
    Các ngươi cũng sẽ là hoàng đế
    Nếu như tu pháp thiền định này.


    Từ đó vua lấy pháp hiệu là Kankanapada, độ cho dân chúng vùng Visnunaga tu tập pháp thiền định và thọ đến 500 tuổi.


Chia sẻ trang này