1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

84 Thành Tựu Giả Đại Ấn

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi vinhlac, 03/07/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    74) Mahasiddha Shalipa: Linh cẩu đại sư

    [​IMG]

    Người họa sĩ thiên tài
    Vẽ những bức tranh có hình ảnh khủng khiếp
    Khi ngắm nhìn các tác phẩm này
    Lòng ta dâng lên một nỗi kinh hoàng
    Nhưng hãy nhìn lại đi!
    Hãy nhìn cho rõ
    Những hình ảnh ấy
    phản ánh những điều không thật
    Rồi cuối cùng ta cũng phát hiện ra


    Truyền thuyết


    Syalipa là một nông dân nghèo sống gần kề một bãi tha ma. Về đêm, có một đàn linh cẩu thường đến để lùng sục những mẩu xương thừa của người chết trong đám tro tàn.


    Tiếng tru gào của chúng dường như ma kêu quỉ khóc, như xé toạt cả bóng đêm tịch mịch, quyện vào không gian đen nghịt, khiến người nghe phải rùng mình sởn gáy. Chúng là nỗi kinh hoàng của Syalipa, ám ảnh trong tâm trí của chàng ngày lẫn đêm.


    Cho đến một hôm, tình cờ có một đạo sư đến khất thực vùng này, Syalipa vội mang thức ăn cúng dường. Nhà sư lấy làm hoan hỷ và giảng thuyết về lợi ích của công đức cúng dường, nhưng Syalipa buồn rầu nói: “Thưa thầy! Bài thuyết pháp của thầy thật hay. Nhưng nếu được, mong thầy dạy tôi làm cách nào có thể vượt qua nỗi sợ.”


    “Này hiền hữu! Ngươi sợ gì? Già? Chết? Hay luân hồi sáu nẻo?”


    “Thưa, đó chỉ là những lo sợ thông thường. Tôi có một nỗi sợ đặc biệt hơn. Tôi sợ tiếng tru của loài linh cẩu thường đến kiếm mồi ở bãi tha ma gần đây. Xin thầy từ bi dạy tôi cách trừ nỗi sợ ấy.”


    “Thôi được’ Vì ngươi chẳng sợ gì khác ngoài tiếng tru của loài linh cẩu. Vậy cách hay nhất là ngươi nên dựng lều trong bãi tha ma, sống chung với loài thú này. Đồng thời, hãy luôn tâm niệm rằng tất cả âm thanh trên thế gian này đồng với tiếng tru của chúng. Lâu dần, nỗi sợ sẽ tự huỷ diệt.”


    Syalipa vâng lời dạy, tu tập trong 9 năm thì đạt được tâm vô uý, đắc Đại thủ ấn, tự xưng là Pháp sư Linh cẩu, thường đắp một tấm da linh cẩu trên thân.
  2. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    76) Mahasiddha Minapa: Người bị cá nuốt

    [​IMG]

    Người ngư phủ bám chặt vào chiếc cần câu
    Trôi dạt ra biển cả của số phận
    Sống sót trong bụng cá
    Tu tập phép Du-già
    Mà thần Siva dạy cho Uma
    Người ngư phủ ấy là Minapa
    Và sau đó trở lại đất liền
    Ngay cả đá
    cũng không chịu nổi bước chân của ngài


    Truyền thuyết


    Minapa vốn làm nghề chài lưới ở vùng Bengal. Chân sư của ngài chính là Siva.


    [​IMG]

    Minapa thường ngày vẫn dong thuyền ra khơi đánh cá đem về chợ bán để độ thân.

    Một hôm, Minapa vô tình dùng thịt làm mồi câu, một con kình ngư nổi lên đớp mồi làm đắm cả thuyền và nuốt trọn thân mình Minapa vào trong bụng. Nhưng vì số kiếp chưa hết nên Minapa tiếp tục sống trong bụng của nó.
    Trong khi ấy, Thánh nữ Umadevi là vợ của Siva cầu xin chồng bà truyền cho pháp thuật. Siva không muốn truyền pháp bí mật ở những nơi mà người khác có thể lén nghe, bèn bảo với Umadevi cùng đi xuống đáy biển sâu.

    [​IMG]

    Lúc bấy giờ, con thủy quái chứa Minapa trong bụng lại nằm nghỉ gần nơi Siva đang truyền pháp cho Umadevi.
    Vì nữ thần này ngủ gục trong khi Siva giảng pháp, nên chính Minapa lại là người học được trọn vẹn pháp thuật của Thiên vương.


    Đến khi Siva ngừng nói pháp thì Umadevi tỉnh giấc, lại bảo: “Ngài nói tiếp đi.”


    “Nhưng ta vừa mới nói xong. Vậy thì từ nãy giờ ai đã đối dáp cùng ta? ” Siva nói với vẻ ngạc nhiên.


    Ngài liền dùng thiên nhãn xem khắp, chợt thấy Minapa đang ở trong bụng con thủy quái nằm gần đó, bèn nghĩ thầm: “Chính người này mới thực sự là môn đồ của ta.”


    Được cơ may hiếm có, Minapa thiền định suốt 12 năm trong bụng con thủy quái.


    Về sau, ngư dân trong vùng bắt được con thủy quái và mổ bụng nó vì tưởng có châu báu. Nhờ thế, Minapa thoát ra được.


    Mọi người chứng kiến cảnh Minapa chui ra từ bụng cá đều kinh hãi. Ai cũng sửng sốt khi nghe tên vị vua dưới thời Minapa chưa bị nạn, mới biết ngài ở trong bụng cá được 12 năm.
    Vì vậy họ gọi ngài là Thầy Cá và tất cả đều đảnh lế cúng dường vật thực cho ngài.


    Vui mừng về sự thành tựu ấy, Minapa nhảy nhót khiến chân ngài lún sâu vào mặt đất đá y như người ta cho chân xuống bùn.
    Tương truyền, ngài thọ đến 500 năm.


    Hành trì


    Con cá khổng lồ trong truyện là biểu trưng của đời sống tinh thần. Bị cá ấy nuốt vào bụng mà không chết là do công đức đời trước của Minapa.


    Khác với các vị Du-già kia, Minapa không tự nguyện mà là tình cờ một cách may mắn học được pháp thuật. Sự may mắn sau cùng là sau 12 năm thiền định dưới nước, Minapa được về lại đất liền. Ở đây, ý nói Minapa không bị tù đày, trói buộc trong pháp môn tu tập mà vượt thoát ra ngoài, không chấp vào pháp tu của mình.


    Đối với một hành giả Mật tông (tantrika), cá tượng trưng cho sự giải thoát vì nó tự do bơi lội không cần phải nỗ lực, không cần phải ngủ nghỉ và không bị ướt (ái nhiễm, tỉnh giác).


    Sử liệu


    Minapa còn gọi là Masyendrapada hay Mina. Ngài vốn là bậc Đệ nhất chân sư (Adi Guri) của giáo phái Sakta tức dòng tu Yogini Kaula hay còn gọi là Siddhamarta. Ngài soạn ra kinh điển & nghi quỹ tu trì cho cả mật tông Ấn giáo và mật tông Phật giáo.

    Trong lịch sử, có một số vị Thành tựu giả (trong số 84 vị) học cả mật tông Ấn giáo và mật tông Phật giáo. Họ có ảnh hưởng rất lớn đối với học thuật của mật tông Phật giáo sau này.

    Kinh Kaulajrana Nimaya có ghi phần giáo pháp mà Siva truyền cho Umadevi.


    Cũng có tương truyền rằng Minapa đã nhặt được kinh này ngoài biển, vì con trai của thần Siva hoá chuột đánh cắp kinh này, sau đó ném ra biển. Cho nên mới có sự tích Minapa học được pháp thuật này ở Nepal. Người ta còn cho rằng chính Bồ Tát Quán Thế Âm dạy cho thần Siva môn Du-già, và Minapa vô tình học được khi thần Siva truyền lại pháp này cho Parvatte tức Umadevi.


    Cũng có thuyết nói rằng khi nạn đói kém vì thiên tai hạn hán xảy ra ở Nepal thì chỉ có Minapa mới đủ khả năng cầu đảo. Vua Narendradeva đã sai sứ giả đến tìm. Ngài Minapa nhận lời và bảo sứ giả về trước, còn ngài hoá thân thành một con ong nghệ xuất hiện bay quanh chỗ vua. Nhà vua vừa đưa tay tóm bắt thì trời đổ mưa.


    Cảm động công đức ấy, vua cho vẽ chân dung của ngài để thờ phụng khắp nơi như một vị thần thủ hộ của xứ Nepal.


    Ngày nay, người ta còn thấy tại một trong những ngôi đền chính của thủ đô Kathmandu có tượng thờ ngài Minapa.
  3. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    77) Mahasiddha Kankali: Người góa vợ

    [​IMG]


    Ôi! Thiên nữ, Dakini của lòng ta
    Nàng dung mạo mỹ miều
    Mà chỉ có mắt thanh tịnh của ta
    Mới đủ khả năng chiêm ngưỡng
    Tướng ấy không lìa ta
    Nhưng không phải thuộc về ta
    Các pháp hiện tượng của một vũ trụ rỗng không
    Thiên nữ ơi! Nàng chẳng có gì sánh bằng
    Vì ta không đủ lời diễn tả


    Truyền thuyết


    Một thuở nọ, tại Magaddha có một thanh niên thuộc giai cấp hạ tiện. Lớn lên, anh ta kết duyên cùng một thiếu nữ có nhan sắc mặn mà cũng cùng tầng lớp xã hội.


    Anh ta tính tình chơn chất và cũng không phải là hạng người thiếu đạo đức. Tuy nhiên, anh ta thường không quan tâm đến cuộc sống đức hạnh và những giá trị của tâm linh. Vì thế, sau khi trải qua lạc thú của lứa đôi, anh ta có cảm giác rằng chỉ có cuộc sống thực tại mới đem lại cho anh ta những lạc thú hoàn toàn. Còn tất cả những điều khác chỉ là vô nghĩa.


    Rủi thay, cho đến một ngày của định mệnh khắc nghiệt, người vợ trẻ lâm bạo bệnh và qua đời!


    Đau khổ đến mất cả lý trí, anh ta ôm chặt lấy thây ma mà không chịu buông rời nửa bước.


    Một nhà sư Du-già thấy anh ta trong tình trạng vô cùng tuyệt vọng và đau khổ ấy bèn dừng chân để hỏi duyên cớ.


    “Ngài không thấy tôi đang đau đớn như bị cưa xẻ đây sao? Nàng chết đi là một mất mát to lớn, là kết thúc mọi niềm hạnh phúc, khoái lạc của đời tôi. Quả thật không ai trên đời này đau khổ bằng tôi.”


    Nhà sư khuyên: “Tất cả cái gì sinh ra đều phải kết thúc bằng cái chết. Có sinh thì có tử. Có tụ thời có tán. Gặp gỡ rồi phải chia ly. Trong cõi thế gian vô thường này, ai cũng phải trải qua những chặng đường đau khổ ấy. Đó là qui luật tự nhiên, cớ sao ngươi lại phải vật vã mà ôm giữ cái thây ma kia, khác nào ôm giữ một đống bùn? Cớ sao ngươi không tu tập để cho vơi bớt nỗi sầu khổ kia?”


    Nghe vị sư nói, anh ta choàng tỉnh cất tiếng nài nỉ: “Xin ngài xót thương dạy cho tôi cách thoát khỏi nỗi đau khổ này.”


    Vị sư hoan hỷ nhận lời, khai thị cho anh ta. Kế đó, ngài dạy cho anh ta phương pháp thiền định để trừ tâm sầu não và những ý nghĩ vẩn vơ về cái chết của người thân yêu. Ngài dạy cho anh ta cách quán tưởng hình ảnh vợ mình như một Kim cương Thánh nữ (Dakini), một biểu tượng của không tínhtịnh lạc.

    [​IMG]

    Đồng thời, ngài cũng dạy cho anh ta quán các pháp vốn không có tự ngã.


    Sau 6 năm tu tập, khi thấy rõ các pháp đều do duyên sinh, Kankaripa giác ngộ chân lý.

  4. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    75) Mahasiddha Tilopa: Người từ bỏ

    [​IMG]


    Trong nhiều năm, Tilopa thực hiện các nhiệm vụ của một tư tế cho nhà vua ở Visnunagar. Cảm kích các nỗ lực của vị thầy tu, nhà vua ban thưởng cho ông 500 đồng vàng mỗi ngày. Không quan tâm đến thành công thế tục và các phần thưởng hậu hĩnh, ông rất lo lắng vì nghĩ rằng cuộc đời mình sẽ vô nghĩa nếu không thực chứng được các giáo lý trong kinh điển. Ông muốn từ bỏ để tìm kiếm giác ngộ và sống như một yogi ẩn sĩ. Tuy nhiên mỗi khi Tilopa tìm cách bỏ đi, các học trò của ông đều tìm cách ngăn cản.

    Một hôm, ông hóa trang thành người ăn xin rách nát và trốn tới một bã tha ma và sống thầm lặng, thực hành nghi quỹ và đi xin cơm chay vào ban ngày trong thành phố. Một đêm, bản tôn Mahamaya hiện thân và truyền giáo pháp vô thượng du già cho ông.

    [​IMG]

    Sau nhiều năm hành trì bí mật, mọi che chướng của maya tan biến, Tilopa đắc quả vị siddhi của Mahamudra. Ông truyền dạy cho rất nhiều đệ tử đạt đến giác ngộ và cuối cùng đi vào cõi đại lạc của các Dakini.

    [​IMG]
  5. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    78) Mahasiddha Khandipa: Người mặc áo vá

    [​IMG]

    Kết hợp giai đoạn phát sinh tương đối
    Với giai đoạn thành tựu rốt ráo
    Đó là phép thiền định
    Đại thủ ấn
    Khởi lên trong ta thức thanh tịnh
    Đó là trí tuệ của Ba thân.


    Truyền thuyết

    Dukhandhi sinh trưởng ở vùng Gandhapur, thường ngày đi lượm giẻ rách đem về giặt sạch, rồi vá lại thành từng tấm áo quần để mặc.


    Một ngày nọ, ngài gặp được một nhà sư Du-già truyền cho tâm ấn phép thiền quán Yamantaka.


    [​IMG]



    Ngài cố gắng tu tập, nhưng tâm trí luôn luôn bị chi phối bởi việc lượm giẻ và may vá, nên ngài khởi tâm nghi hoặc cho rằng không thể tu hành thành tựu.


    Đầu óc ngài lúc nào cũng vẩn vơ với công việc thường ngày khiến không thể nhất tâm quán tưởng hay trì tụng chân ngôn.

    Dukhandhi đem trở ngại ấy trình bày với tôn sư của mình. Sư dạy:


    Chân pháp không ngằn mé.
    Không có
    pháp may,
    không có
    pháp người may.
    Chân ngôn là
    như thị.
    Hãy quán tưởng vị thần.
    Trì tụng chú miên mật
    Tự nhiên tâm thuần thục
    Thấy các pháp đều không.


    Nương theo lời dạy của chân sư, Dukhandhi tu tập 12 năm thì đạt thần thông Đại thủ ấn.
    Lần cập nhật cuối: 27/08/2015
  6. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    79) Mahasiddha Ajokipa: Nguời không cố gắng

    [​IMG]


    Ajokipa vừa béo vừa lười, nằm khểnh suốt ngày là tất cả những gì anh làm. Vì vậy mà gia đình đuổi anh ra khỏi nhà. Anh lang thang tới một khu mộ địa và trong khi đang nằm anh gặp một yogi đi ngang qua.

    Khi vị yogi thấy Ajokipa, ông đưa anh thức ăn và nước uống vừa xin được trong kinh thành, nhưng Ajokipa không muốn ngồi dậy để ăn. Chứng kiến thói lười biếng của Ajokipa, ông hỏi anh có thể thực hành Pháp trong khi đang nằm được không. Ajokipa trả lời là có, nhưng anh không tin có người sẽ truyền Pháp cho một kẻ lười biếng như mình.

    Tuy nhiên vị yogi đã điểm đạo cho anh vào mật pháp Hevajra.

    [​IMG]

    Ông dạy anh phép thiền định về giọt bất hoại, quán tưởng tam giới trong một giọt nhỏ bằng hạt mù tạt trong tâm luân.

    Ajokipa thiền định theo cách này trong chín năm và đạt quả vị siddhi của Đại ấn. Sau khi phục vụ lợi ích của chúng sinh, anh chuyển hóa xác phàm thành thân ánh sáng và đi vào cảnh giới của các Dakas.

  7. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    81) Mahasiddha Virupa: Đạo sư của các thiên nữ


    [​IMG]

    Chân lý hiển nhiên thuộc về ta
    Chỉ cần an trú trong thực tướng
    Chẳng nghĩ, chẳng suy, chẳng nắm bắt
    Chẳng phải của ta, chẳng là ta
    Không cố chấp
    Không cầu tỉnh giác
    Chẳngphải thường hằng
    Chẳng phải hằng
    Giải thoát rốt ráo và viên mãn


    Truyền thuyết


    Ngài Virupa vốn sinh trưởng ở miền đông xứ Triputa thuộc vương quốc Bengal dưới thời vua Devapala.


    Ngay từ thuở thiếu thời ngài đã qui y tu học tại tu viện Somapuri. Không lâu sau đó, ngài nằm mộng thấy Kim cương nữ Bồ Tát trao cho tâm pháp. Với lòng mong muốn mau thành tựu, ngài gia công trì tụng Kim cương chơn ngôn hai mươi triệu biến trong suốt thời gian 12 năm, nhưng ngài vẫn không thấy có dấu hiệu chứng đắc.


    Một hôm, quá ư thất vọng, ngài ném xâu chuỗi vào hố xí và rủa thầm: “Mấy cái hạt vô tích sự này, chẳng liên quan gì đến niềm an lạc của ta.”


    Tuy nhiên, vào một đêm trong khi đang hành trì công phu, sự bừng ngộ xảy ra trong tâm thức, ngài chợt nhớ đến xâu chuỗi đã mất. Tức thì Kim cương nữ Bồ Tát hiện ra trao lại cho ngài xâu chuỗi và dạy rằng: “Ngươi chớ phiền não. Ta sẽ luôn ở bên ngươi để hộ trì. Hãy loại bỏ các kiến chấp phiền não mà gắng công tu tập.”

    [​IMG]

    Sau đó, ngài Virupa tu tập Kim cương tâm pháp thêm mười hai năm nữa thì ngài thấu triệt đệ nhất nghĩa đế, và kể từ ấy ngài vượt thoát ra ngoài vòng sinh tử.


    Mặc dù vậy, Virupa là người vốn quen rượu thịt. Hằng ngày, người hầu thường đi ra ngoài kiếm rượu thịt để dâng cho ngài. Cho đến một hôm người hầu lén bắt trộm những con chim câu của tu viện làm thịt.


    Thấy bỗng dưng mất những con chim câu, vị giám viện rung chuông họp tăng chúng lại tra hỏi: “Ai trong các người đã ăn thịt những con chim câu của tu viện? ”


    Chúng tăng đồng thanh đáp: “Bạch thầy, việc này vốn chưa từng xảy ra. Có điều chắc chắn là không ai trong chúng tôi lại có thể sát hại những con chim câu ấy.”


    Chợt một vị tăng nhìn vào cửa sổ phòng của Virupa, thấy ngài đang dùng thịt chim câu với rượu.


    Lập tức Virupa bị trục xuất ra khỏi tu viện.


    Gửi lại chiếc bình bát nơi bàn thờ, Virupa đảnh lễ lần cuối cùng trước tượng đức Thế Tôn, bậc Đạo Sư mà ngài đã thờ phụng hơn 24 năm qua, rồi ra đi.


    Lúc rời cổng tu viện, một ông tăng chận lại hỏi: “Thầy sẽ đi về đâu? ”


    Ngài đáp: “Ta đi theo con đường của riêng ta.”


    Gần tu viện Somapuri có một hồ sen lớn, quanh năm phủ đầy lá. Khi đến gần hồ, Virupa liền ướm thử chân trên một lá sen để xem nó có chìm không. Đoạn ngài niệm danh hiệu Phật, rồi bước thoăn thoát trên những cánh sen để đi qua bên kia bờ hồ.
    Chứng kiến cảnh Virupa hiển lộ thần thông như thế, chúng tăng đều kinh hoàng, lòng tràn đầy hối hận.


    Họ tiến lại gần, năm vóc sát đất, đảnh lễ và sờ vào chân ngài với niềm cung kính vô biên: “Ngài thật có pháp lực vô biên. Cớ sao lại nhẫn tâm giết hại những con chim câu của chúng tôi? ”
    Virupa mỉm cười đáp: “Những gì các ông thấy biết cũng chỉ là ảo ảnh, giống như các hiện tượng thông thường khác trong thế gian mà thôi.”


    Nói xong, sư sai người hầu mang lại những mẩu xương, thịt vụn của chim, bỏ vào lòng bàn tay trái đưa lên cao, tay phải khẻ khảy móng mấy cái.


    Những con chim câu liền sống lại và bay đi, trông chúng to đẹp và khoẻ hơn trước.


    Từ bỏ lối sống của một nhà sư trong tu viện Somapuri, Virupa trở thành một nhà Du-già khất thực. Lang thang đến bờ sông Hằng, ngài xin vị nữ thần sông này một ít vật thực, nhưng vị nữ thần này tỏ ra kiêu kỳ từ chối khiến sư nổi giận, rống lên một tiếng rồi tách nước sông làm đôi để đi qua.


    Ngài đi mãi đến thị trấn Kanasata. Tại đây ngài ghé lại một tửu quán để dùng cơm và uống rượu. Cơm trắng và rượu nồng là hai thứ mà ngài ưa thích nhất.


    Thấy Virupa uống rượu liên miên, chủ quán có ý định đòi tiền trước. Virupa cười bảo: “Ta sẽ ra đi khi trời tối. Lúc ấy trả tiền cũng không muộn.”


    Nói xong, tay trái ngài cầm dao quắm chỉ thẳng vào mặt trời, dùng phép “định thân” chặn đứng mặt trời, chia bầu trời làm thành hai phần: một bên tối và một bên sáng. Cứ như thế trải qua suốt mấy ngày, ngài tiếp tục uống và dùng lửa tam muội thiêu đốt năm trăm ngàn quỷ thần trong vùng, khiến cho hạn hán xảy ra trong vùng.


    Đức vua xứ Kanasata lấy làm kinh hoàng về việc lạ chưa từng có ở đất nước của ngài nhưng không rõ duyên do gì. Cả triều đình cũng bó tay không biết tai họa từ đâu mà đến.


    Cuối cùng, nữ thần Mặt Trời hiện ra báo cho nhà vua biết, sở dĩ có việc lạ như thế là do một hành giả Du-già nợ tiền cơm, rượu, và làm cho chính vị nữ thần này cũng đang phải khốn đốn.
    Nhà vua bèn sai người đến trả tiền cho chủ quán. Virupa biến mất.


    Ít lâu sau, Virupa du hành đến Indra. Đây là vùng đất có nhiều tín đồ Bà-la-môn rất cuồng tín. Virupa tình cờ đi ngang qua một tượng thần Siva bằng đá cao đến hơn 20 mét. Những tín đồ Bà-la-môn đang canh giữ tượng thần buộc ngài phải vái chào thánh tượng Śiva. Ngài chối từ, hỏi rằng: “Bậc trưởng thượng mà phải vái chào kẻ dưới hay sao? ”


    Vua xứ Indra cũng có mặt ở đó, bèn lên tiếng bênh vực cho các đạo sĩ Bà-la-môn. Nhà vua phán: “Nếu ngươi không vái chào thánh tượng, ngươi sẽ phải tội chết.”


    Ngài nói: “Nhưng nếu ta đảnh lễ vị thần này, ta sẽ mắc tội lớn hơn tội chết.”


    Vua đáp: “Ngươi cứ làm. Hãy để tội ấy trẫm gánh chịu.”


    Virupa liền chắp tay cung kính. Tức thì, tượng thần Siva nứt đôi, một giọng nói rền vang như sấm sét từ cõi trời vọng xuống: “Đệ tử có mặt! Bạch thầy có điều gì dạy bảo? ”


    Ngài Virupa nói: “Nay ta qui y cho ngươi. Hãy phát nguyện hộ trì chánh pháp.”


    Thần Siva hiện ra, phát nguyện đúng theo lời dạy. Rồi tượng đá khép lại nguyên vẹn như cũ.


    Từ Indra, Virupa lại vân du đến Devikota thuộc miền Đông Ấn. Hầu hết cư dân vùng này đều là phù thủy ăn thịt người, uống máu nóng. Họ thường rình rập bỏ bùa mê các khách bộ hành tình cờ qua lại vùng này để bắt đem về tế lễ.


    Một ngày nọ Virupa cùng một thiếu niên đi vào vùng này. Cả hai dừng chân ở một ngôi đền thờ cuối làng để nghỉ qua đêm. Trong cuộc tương ngộ này, Virupa có ban cho chú bé một câu thần chú để hộ thân. Cả hai lăn ra ngủ vùi vì quá mệt mõi sau chặng đường dài.


    Lúc ấy, bọn phù thủy đang tụ tập để tế lễ. Họ đã có thịt thú vật nhưng còn thiếu máu người để cử hành đúng nghi thửc của cuộc tế. Gã phù thủy cầm đầu đã bỏ bùa Virupa và cậu bé vào buổi sáng, bèn sai thuộc hạ đến ngôi đền để bắt hai nạn nhân của chúng.


    Nhờ mật chú hộ thân, cơ thể của cậu bé như dính chặt xuống mặt đất khiến bọn phù thủy dùng hết sức cũng không tài nào nhấc lên nổi. Chúng đành khiêng một mình Virupa đang còn say ngủ về nơi ở của chúng.


    Bọn phù thủy tưới rượu lên khắp thân hình của Virupa, tay cầm dao, miệng cười rú lên một cách ma quái. Tiếng cười mỗi lúc một lớn, nhưng khi chúng chưa dứt tiếng cười, Virupa liền ngồi choàng dậy cất tiếng cười. Lần này, tiếng cười của Virupa to hơn gấp ngàn lần tiếng cười của bọn phù thủy, âm thanh chấn động đến tam thiên đại thiên thế giới, khiến bọn chúng mất hết ý thức.


    So với tiếng cười của Virupa, tiếng cười của bọn phù thủy chỉ như tiếng khóc của trẻ sơ sinh.


    Quá kinh sợ, bọn phù thủy khẩn nài xin ngài tha tội. Sau khi dùng thần lực nhiếp phục bọn phù thủy, Virupa làm lễ qui y cho chúng. Ngài dạy: “Nếu các ngươi một lòng chí tín, quy ngưỡng Tam bảo thì ta luôn kề cận các ngươi để hộ trì, tránh khỏi mọi sự tổn hại. Ngày ngày các ngươi phải chuyên cần tu tập hạnh Bồ Tát. Nếu các ngươi giải đãi, tự thân sẽ bị mất đi một cốc máu. Và nếu các ngươi quay lưng lại với chánh pháp mà trở về với loài quỷ thần thì chiếc đĩa này sẽ chém lìa đầu các ngươi. Lúc bấy giờ, Bắc Phương Quỷ Vương sẽ đến hút cạn máu của các ngươi.”


    Bọn phù thủy nhất mực vâng lời dạy của ngài Virupa.
    Tương truyền, ngày nay người ta vẫn còn thấy hình dáng chiếc đĩa này và Bắc Phương Quỷ Vương trong dãi Ngân hà.
    Sau khi nhiếp phục bọn phù thủy, Virupa lại vân du sang xứ khác.


    Ít lâu sau, ngài lại trở về viếng thăm vùng Dekikotta. Lúc bấy giờ, vị Đại Phạm Thiên và thị giả của ngài là Umadevi dùng thần thông tạo ra một thành phố gồm bốn triệu cư dân để tôn vinh và thờ phụng ngài.


    Tất cả vật thực dành cho buổi lễ cung nghinh ngài Virupa trở lại Dekikotta được chư thiên mang đến từ 33 cõi trời trong Dục giới.


    Có truyền thuyết nói rằng ngài thọ đến 700 tuổi mới viên tịch.


    Hành trì


    Chướng ngại của Virupa cũng chính là phiền não của các hành giả Mật tông lúc còn sơ cơ. Trở lực ấy có lẽ do ngài quá đem tâm dục cầu khiến sắc ý bột phát trong giai đoạn tu định và cũng bởi kiến chấp ấy của ngài (preconception) đối với chân tính (nature of reality).


    Kim Cương Thánh Nữ hiện ra như một thực thể nội tại vô biên đã phá vỡ cái vòng luẩn quẩn mà Virupa bị kẹt trong đó suốt 12 năm và giải thoát ngài ra khỏi sự bế tắc của tâm thức.
    Không dựa vào sự vật bên ngoài, vất bỏ xâu chuỗi để đi vào bản tâm, đó là nhận thức đầy tính dứt khoát của Virupa.


    Trong kinh dạy rằng: Bản tâm thanh tịnh thì gọi đó là hạt châu như ý. Bản tâm vốn là không, các pháp lưu xuất thành niệm là do có các căn. Trong khi thiền định, thường thì các kiến chấp sẽ tạo nên vọng tưởng rồi biến thành phiền não.


    Sử liệu


    Nơi ngài Virupa trải qua 12 năm tu học chính là đại tu viện Somapuri, một trong những tu viện lớn nhất ở vùng Đông Ấn, được xây dựng dưới triều đại Pala (gồm xứ BengalBihar). Các vua thuộc triều đại này vốn là những đại thí chủ của Mật tông.


    Nhà sư học giả Taranatha cho rằng vua Devapala (810-840) đã xây dựng tu viện này, nhưng có lẽ nó đã được tạo dựng trước đó nhiều năm do công của vua Dhamlapaka (770-810), một nhân vật sống cùng thời với Virupa.


    Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được vị trí chính xác của tu viện này, nhưng có thể đó là khu vực OmpurBengal.
    Có một điều đáng nói là thanh qui chi phối tăng chúng ở đây đã được sư Santaraksita truyền sang Tây Tạng và vẫn còn được áp dụng cho đến bây giờ.


    Tripura, sinh quán của ngài, gồm những khu vực khác nhau như Radhakisorapura, Assam Devikotta. Các địa danh này cũng là tên của các đền thờ Mẫu thần (Sakta) toạ lạc trong những khu rừng sâu khó vào được. Nơi đó, các bộ tộc theo giáo pháp Đại Mẫu có tập tục tế người như theo chuyện kể ở KamarupaVirupa đã cải đạo cho các bộ lạc này.


    Từ “witch” theo Tạng ngữ là Phra Men (vetala), đó là một loại ma tử thi chuyên ăn thịt người để hoàn sinh (a resurrected flesh-eating corpse), nhưng theo kinh văn Tây Tạng thì đây là những nữ phù thủy bậc thấp chuyên về ma thuật và sử dụng linh phù.


    Có một mẩu chuyện khác kể rằng Virupa được các thiên nữ (dakini) dâng cúng hoa sen và ốc tiên (hai biểu tượng của âm dương).


    Với sự giúp đỡ của một Phật tử, Virupa đến được núi Sri Parvata. Tại đây, ngài A-xà-lê Long Trí Bồ Tát đã truyền thụ cho ngài các pháp thuật của Trời Dạ Ma (Yama). Với các pháp thuật này, Virupa quay lại Devikotta hàng phục các phù thủy và khiến họ qui y Tam bảo.


    Lại có thuyết nói rằng Virupa là người lập ra pháp môn Rakta Yamari Tantra và một số các phương pháp thiền định đó liên quan đến bộ môn Tantra này.


    Xét theo cung cách mà Virupa cải đạo cho dân chúng vùng Devikotta cũng như cách hàng phục Trời Đại Phạm Thiên ở Indra, chúng ta liên tưởng đến vị đạo sư Mật tông Liên Hoa Sanh, một nhân vật cùng thời với ngài, cũng đã dùng những phương cách tương tự để nhiếp phục và cải đạo cho những người theo đạo Bôn ở Tây Tạng. Theo kinh văn của dòng tu Yogini Candika (the Mystic Heat) thì ngài Virupa chính là nhà sư Sridramapala, và Nalanda là tu viện mà Virupa có lần đến tu học và sau đó bị trục xuất. Orissa chính là nơi ngài thi triển tửu lượng.
  8. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    80) Mahasiddha Kalapa: Người kỳ bí

    [​IMG]

    Những con người vô minh từ nguyên thủy
    Ngu ngơ cho ta kẻ điên rồ
    Giáo pháp của chân sư là đề-hồ
    Thuốc chuyên chữa trị bệnh hồ đồ




    Truyền thuyết

    Kalapa vốn là một con người có hình dung cực kỳ tuấn tú, do đời trước ngài tu phép nhẫn nhục và thiền định cho nên thân thể của ngài cường tráng và có những nét đẹp đầy sức thu hút, khiến bất cứ ai gặp ngài cũng đều muốn dừng lại ngắm nhìn.

    Ngài cảm thấy rất khó chịu vì sự chú ý quá mức của mọi người, bèn từ bỏ phố thị để ẩn cư ở một nơi gần khu mộ địa.

    Tại đây, ngài gặp được một nhà sư Du-già truyền cho mật pháp Chakrasamvara.

    [​IMG]


    Sau một thời gian tu tập, ngài giác ngộ chân lý, thường vân du đây đó, và có tài xuất khẩu thành thơ, nhưng hành vi kỳ bí.

    Trong quá trình giáo hóa, ngài thực hiện nhiều phép lạ để thu phục ngoại đạo và giúp nhiều môn đệ khởi tín tâm. Sau cùng, ngài đi vào cõi giới đại lạc của các Dakinis.

  9. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    82) Mahasiddha Lilapa: Nhà vua ẩn sĩ

    [​IMG]


    Trong cái vút nhanh
    của bốn trạng thái tâm cao thượng,
    Đức vua - Nhà
    Du-già - Con sư tử chốn rừng già
    Vương miện là năm chòm lông màu lam ngọc
    Còn nhà
    Du-già kia
    Vương miện là năm thức thanh tịnh
    Với mười vuốt sắc
    Con mãnh sư xé nát thịt con mồi
    Mười hạnh tốt của nhà
    Du-già
    Bén như gươm đao
    chặt đứt những quyền năng tiêu cực
    Vì ngộ được chân lý này nên
    Lilapa giải thoát


    Truyền thuyết


    Một ngày nọ, trong khi vị quốc vương vùng Tây Ấn đang tựa lưng ở bệ rồng, chợt có lính canh tâu rằng có một vị đạo sĩ muốn vào bái kiến.


    Nhìn vẻ cơ hàn và nét phong trần của đạo sĩ, nhà vua tỏ vẻ ái ngại và thương xót, vua phán: “Sống rày đây mai đó, hẳn là thầy khổ lắm? ”


    “Tâu bệ hạ, tôi không hề lấy đó làm khổ não. Có chăng chính bệ hạ mới là kẻ đau khổ, đáng thương.” Đạo sĩ ung dung đáp.


    “Cớ sao thầy nói vậy? ” Nhà vua sửng sốt hỏi.


    “Trước hết, bệ hạ luôn sống trong nỗi lo mất ngôi, mất nước. Lòng của bệ hạ lúc nào cũng canh cánh lo sợ cơn thịnh nộ của thần dân dễ đưa tới việc tạo phản. Vì thế nên bệ hạ đau khổ. Còn như tôi đây, vào nước không chìm, vào lửa không cháy, độc không hại được, lại biết thuật trường sinh bất tử, ra khỏi luân hồi.”


    Nghe qua lời đạo sĩ nói, nhà vua bồi hồi than rằng: “Bạch thầy, làm thế nào quả nhân có thể bắt chước nếp sống rày đây mai đó cơ cực như thầy. Cúi xin thầy từ bi ban cho diệu pháp. Có cách tu nào phù hợp với hoàn cảnh của quả nhân, không lìa ngôi báu, vợ đẹp con xinh, cung điện nguy nga mà vẫn tu thành chánh quả được chăng? ”


    Bạch xong, vua phủ phục năm vóc sát đất khẩn cầu đạo sĩ truyền pháp.


    Đạo sĩ hoan hỷ nhận lời, bèn trao tâm pháp cho nhà vua. Nghe xong pháp từ, vua liền vào định.


    Kể từ đó, nhà vua thường tu tập thiền định ngay trên ngai vàng và thậm chí trong khi cùng các phi tử thưởng thức vũ nhạc. Nhà vua được mệnh danh là Lilapa vì tính ưa lạc thú và yêu thanh sắc của ngài.


    Cách tu của Lilapa là chú mục bất động vào chiếc nhẫn ngài đeo ở bàn tay phải.


    Sau khi đắc định, vua bèn quán thân tướng của thủ thần (Yidam) Hevajra cùng quyến thuộc của ngài. Lilapa ngộ được chân lý rốt ráo và đắc thần thông Đại thủ ấn sau khi thành tựu pháp quán này.

    [​IMG]

    Hành trì


    Qua truyền thuyết của ngài Lilapa, ta thấy một khi giáo pháp của một bậc thầy khế hợp với căn cơ của người đệ tử thì người ấy không nhất thiết phải lìa bỏ đời sống gia đình, từ bỏ các thú vui ngũ dục, mà vẫn có thể tu tập tập đạt tới cứu cánh Niết-bàn.
    Kim cương thừa trở nên ngày càng cực thịnh, trước hết là do khuynh hướng chung của xã hội Ấn Độ thời ấy, khi mà quyền lực của giai cấp Bà-la-môn bắt đầu suy sụp, Đa thần giáo phát triển rộng rãi trong các giai tầng thấp hơn, lối tu khổ hạnh không còn sức thu hút quần chúng và chủ nghĩa hưởng lạc xuất hiện.


    Kim cương thừa vừa là nhân vừa là quả của một sự kết hợp giữa dục lạcgiải thoát.


    Trong giáo pháp Kim cương thừa, triết học nhất nguyên (Vạn pháp duy tâm tạo) của Ấn Độ đã đạt đến chỗ cùng tột của nó. Đó là xem bản chất của hành vi con người cũng đồng với các bậc thánh.


    Tuy nhiên kẻ cầu đạo phải có đủ sức dũng mãnh tinh tấn, dám thừa nhận mình vốn là Phật và cảnh giới quanh mình vốn là cõi Phật.


    Điều quan trọng nhất là hành giả phải gặp được chân sư. Vị chân sư này sẽ xem xét căn cơ mà truyền pháp khế hợp với kẻ cầu đạo, hướng vị này đến chân lý giải thoát rốt ráo để cứu độ chúng sinh với tâm vô ngã chứ không hướng đến dục lạc.


    Ngoài ra, căn cơ của hành giả cần phải ở vào giai đoạn chín mùi, nghĩa là vị ấy phải dốc một lòng cầu chân lý giải thoát.
    Ngài Lilapa có những đủ cơ duyên ấy, nên sau khi được điểm đạo ngài đã say mê tu tập pháp thiền định trụ tâm vào một điểm duy nhất (one-pointed samadhi).


    Đây là việc khó làm đối với những ai có đời sống bận rộn hay đang chìm đắm trong dục lạc. Bởi ngay các hành giả Mật tông (tantrika) muốn nhất tâm quán điểm như thế cũng phải tìm nơi an tịnh như mật thất hay hang động hẻo lánh để tu luyện.


    Nhưng trong Kim cương thừa, một khi hành giả hội đủ các duyên và được chân sư khai ngộ thì việc xuất gia không theo nghĩa thông thường là “ly gia cắt ái”, mà được hiểu như là một trạng thái của tâm - trạng thái dứt bỏ mọi vọng tưởng và phân biệt đối đãi. Tâm an tịnh ấy là mật thất. An trú trong tâm an tịnh ấy, hành giả tự do quán sát cảnh giới di chuyển bên ngoài mà tâm vẫn không bị thôi thúc xô đẩy. Hành giả liền nhận biết rằng “không” không lìa khỏi “sắc”.


    Đây nói trụ tâm vào một điểm tức là thâm nhập vào đối tượng. Trụ tâm vào một điểm chỉ là giai đoạn sơ khởi, vì như thế hành giả cũng chỉ mới nhập vào đàn pháp (mandala). Lúc ấy, tướng của thủ thần Heruka và quyến thuộc của ngài chưa hiện rõ. Hành giả phải tiếp tục quán tưởng cho đến lúc thân tướng của vị thần này xuất hiện đầy đủ, rõ ràng đến từng chi tiết, màu sắc phải phân minh.


    Sau đó, quán tưởng hai vị thủ thần nhập vào nhau giữa trung tâm đàn, đồng thời quán mười sáu vị Kim cương thủ vây quanh, mỗi mỗi hiện ra đầy đủ với các màu sắc khác biệt.
    Thành tựu giai đoạn này tức thời hành giả đắc pháp.


    Phép quán này gọi là phép quán về tính hư vọng của sắc, vì sắc ấy tức là tướng của thủ thần cùng quyến thuộc vốn từ hư không mà hiện ra.


    Trên mặt nhẫn của ngài Lilapa vốn không có tướng của các thủ thần, vì vận tâm quán tưởng mà có nên gọi sắc ấy là từ nơi không. Vì nghịch lý ấy, nên nói “sắc tức là không”.


    Hevajra còn có tên là Heruka. Hevajra tantra tức Yoginitantra, chính là Tantra Mẹ.


    Trong bài kệ xưng tán đệ nhất nghĩa đế, Lilapa tán dương con tuyết sư (sư tử tuyết) là chủ tể bí mật của muôn loài. Con sư tử cái cho một thứ sữa mà ai uống vào thì được trường sinh bất tử. Nhưng loại sữa đặc biệt này chỉ được đựng trong bình ngọc mà thôi. Năm chòm lông xanh trên bờm con sư tử đực tượng trưng cho năm thức thanh tịnh. Mười vuốt chân tượng trưng cho Mười Ba-la-mật. Thành trì bất khả xâm phạm là Bốn tâm vô lượng.


    Theo một số các tượng thường thấy thì tượng thủ thần Hevajra màu xanh có tám mặt, bốn tay và bốn chân trong tư thế ôm choàng minh phi của ngài là Nairatma có khuôn mặt trắng, hai tay và hai chân. Cả hai đều trong tư thế nhảy múa, một chân co, một chân duỗi. Có tượng vẽ ngài mười sáu tay, mỗi tay cầm một cái đầu lâu, còn Nairatma thì một tay cầm đầu lâu, một tay cầm câu liêm, trong dáng đứng uy vũ chống lại pháp thuật của các quỷ thần.
  10. vinhlac

    vinhlac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    83) Mahasiddha Kokilapa: Người bị phân tâm bởi tiếng chim cu cu

    [​IMG]

    Kokalipa là vua của Campara. Là một người không chịu được nóng, vua luôn sống trong bóng râm và lâu đài xa hoa. Khi đang hưởng thụ vương quốc của mình, vua tình cờ gặp một nhà sư đi ngang khu vườn của mình. Vua mời nhà sư lại gần và cúng dường vật thực và y phục. Nhà vua sau đó hỏi sư liệu Pháp của sư có mang lại hạnh phúc giống như vua đang được hưởng hay không. Nhà sư trả lời rằng tất cả những gì một người thông thái nhìn thấy trong cuộc sống của nhà vua là độc hại, rồi giải thích cho vua về tam độc. Nhà vua, vốn là người có căn duyên, bèn nhận sư làm thầy và xin ngài truyền pháp. Vua được điểm đạo vào mật điển Chakrasamvara.

    [​IMG]

    Tuy nhiên do lối sống hưởng lạc trước đây khiến tâm thường bị phan duyên, vua thường bị âm thanh của chim cu cu trên cây làm cho phân tâm. Vua hỏi thầy mình cách khắc phục. Sư dạy ông chuyên tâm chăm chú quán tưởng vào vị thủ thần, quyến thuộc và mandala, hình dung tiếng chim cũng như mọi âm thanh đều là mantra của thủ thần.

    Kokalipa thiền định miên mật và đạt quả vị siddhi trong sáu tháng. Ông phục vụ lợi ích chúng sinh và cuối cùng đi vào cảnh giới của các Daka bằng thân ánh sáng.
    Lần cập nhật cuối: 16/09/2015

Chia sẻ trang này