1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

995 năm Thăng Long - Đi xem triển lãm các phương án Bảo tàng Hà Nội!

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi win_arc, 12/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ThanDieuVN

    ThanDieuVN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Đẹp, công phu là cả 3 phương án
    Tôi thích chất của PA3 nhất, tuy nhiên nếu để ý đến diện tích TMB thì cho vào khu đất đó sợ Công trình cứ be bé thế nào ấy nhỉ. Đứng cạnh Ông TTHN cứ như sa bàn trò chơi
    Nếu mà tôi được quyền chọn thì tôichọn PA3 cho cả khu đất, thậm chí cho ông hội trường chính là cái đang xây cũng nên
    Anh em bình luận thêm cho vui,
    Chú win-arc cho hỏi có biết được xuất xứ của các Pán không nhỉ
  2. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    3 phương án kiến trúc Bảo tàng Hà Nội
    13:47'''' 10/10/2005 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Sau 3 tháng phát động thi, Sở VHTT và Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã chọn được 3 phương án kiến trúc Bảo tàng Hà Nội (BTHN) để trưng bày lấy ý kiến các nhà chuyên môn và nhân dân. Phòng trưng bày khai mạc sáng nay, 10/10, và sẽ mở cửa đến hết ngày 15/10.

    Bảo tàng Hà Nội được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 54.000m2, nằm trong khu vực xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia (xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, HN). Cuộc thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình BTHN được phát động ngày 20/6/2005, thời gian nhận tác phẩm khá gấp rút theo nhận xét của nhiều người trong cuộc, là 3 tháng. Tổng số phương án tham gia dự thi là 13, gồm 5 đơn vị nước ngoài. (Trong số 3 phương án được tuyển chọn trưng bày hôm nay thì đã có 2 là của nước ngoài).
    Yêu cầu mà "đề bài" đưa ra về quy mô là công trình có diện tích xây dựng dự kiến khoảng 8000-8500m2, với tổng diện tích sàn là 30.000m2, khu trưng bày ngoài trời và sân vườn chiếm 25.000m2. Kiến trúc công trình hiện đại, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam và đặc thù Thăng Long -HN; về cụ thể, công trình phải phù hợp với quy hoạch chung của khu vực Trung tâm Hội nghị Quốc gia và phải đáp ứng công năng sử dụng là bảo tàng của văn hoá Hà Nội.
    Theo phương án PA-01 (tác giả là nhóm KTS người Đức): Công trình chính là một toà nhà 4 tầng, được thiết kế theo dạng hình bậc thang (mỗi tầng trên vươn ra mặt ngoài khoảng 5m so với tầng kề dưới), tạo cảm giác bảo tàng như được treo lơ lửng. Một hồ nước hình vuông rộng lớn ở mặt trước, mà dụng ý của tác giả là tạo ra tấm gương phản chiếu, nhất là hiệu ứng ánh sáng về đêm.
    Tầng 2&3 ưu tiên các triển lãm với 4 khu triển lãm theo chủ đề; phần còn lại là khu vực triển lãm theo định kỳ và các triển lãm nhỏ cho nhiều chủ đề khác nhau. Thông giữa 4 tầng nhà là một giếng trời ở vị trí trung tâm. Các không gian thông tầng khác không ở trung tâm được thiết kế chạy suốt các tầng dành để trưng bày những hiện vật có kích thước đồ sộ. Lầu 4 là nơi đặt nhà kho, phòng bảo quản, phòng nghiên cứu, thư viện...
    Phần trưng bày ngoài trời của bảo tàng theo phương án 01 được bố trí nhiều mặt bằng khác nhau để trưng bày các hiện vật, những kỹ nghệ thủ công truyền thống của làng xã của người Hà Nội xưa. Tất cả các bố cục này được trang trí bởi công cụ là nước.
    Phương án PA-07 (do KTS người Pháp thiết kế): Khơi nguồn của phương án này là ý tưởng "Hà Nội được hình thành là kết quả của sự cân bằng mỏng manh giữa đất và nước", và mối quan hệ giữa tự nhiên và con người là một trong những nền tảng cơ bản của văn hoá Việt nói chung và mảnh đất HN thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nói riêng... Điểm dễ nhận thấy của phương án thiết kế này là đặt công trình trên một cao độ, nhằm khẳng định bóng dáng đặc biệt của BTHN giữa một khu vực đầy những công trình lắp ghép về kiến trúc, đa dạng về phong cách thiết kế của một khu vực đang chuyển mình nhanh chóng là khu cửa ngõ phía Tây Nam HN.

    Công trình được chia thành 2 khối riêng biệt. Một bên dành hoàn toàn làm không gian trưng bày. Khối còn lại làm nơi quản lý, điều hành. Hai khối này nối với nhau bằng một không gian ngầm bao gồm đại sảnh, phòng trưng bày không thường xuyên, quầy lưu niệm và khu phục chế hiện vật.
    Hiện vật được trưng bày theo trật tự thời gian tăng hoặc giảm dần, hoặc đi ngược dòng lịch sử hoặc theo đúng tiến trình tự nhiên. Công trình gồm 2 lối vào chính. Có một thác nước lớn đối diện công viên, dùng làm một phương tiện lọc sáng và phản chiếu khung cảnh thiên nhiên...
    Phương án PA-09 (tác giả là KTS người Việt): Cảm hứng cho phương án này là ý tưởng về một công trình "tự nhiên như hoa, trổ ra từ đất và nước", diễn đạt một HN "tĩnh tại và sống động, thanh lịch và dũng cảm - Một HN vì hoà bình và trẻ em". Tác giả cố gắng đưa vào trong kiến trúc công trình bóng dáng của tất cả các thời kỳ Cổ Loa - Thăng Long - Đông Đô - HN. Nơi trưng bày chính (theo tiến trình lịch sử) gồm toà nhà ở giữa "gợi đường nét của thành Cổ Loa xưa, được hoá thân thành Cánh chim tự do - Hoà bình" và hai khối kế bên. Các khối bảo tàng đều được đặt trên nền nước với lý giải là nhằm giảm chi phí về điều hoà, tạo ra khung cảnh ánh sáng lộng lẫy về đêm, tạo ra môi trường thông gió tự nhiên cho bảo tàng.
    Đây là phương án nhấn mạnh nhất đến khu trưng bày ngoài trời. Toàn bộ khu ngoài trời được đặt chìm vài mét so với mặt đất, ở đó tái hiện khu khai quật Ba Đình (18 Hoàng Diệu), phố cổ Hà Nội,... Cây xanh rất dày. Nhóm tác giả giải thích, họ chủ ý để nếu nhìn từ Trung tâm Hội nghị Quốc gia, hình ảnh bảo tàng sẽ rất khiêm tốn và như vậy nó làm thành "một phần không thể tách rời và làm sang trọng cho Trung tâm Hội nghị Quốc gia".
    Người dân muốn bày tỏ ý kiến đánh giá về các mẫu kiến trúc có thể ghi vào phiếu hoặc sổ góp ý của BTC. Lãnh đạo TP sẽ xem xét và quyết định lựa chọn một phương án duy nhất.

    Được win_arc sửa chữa / chuyển vào 19:34 ngày 12/10/2005
  3. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Phiếu bầu của hội đồng:
    Cao phiếu nhất là phương án 01, 13/15 phiếu
    Phương án 2 (PA-07) chiếm 10/15 phiếu
    Phương án 3 (PA -09) Hội đồng đánh giá nó chỉ được 8/15 phiếu. Tức là tính hiện thực của nó chưa rõ.
  4. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    nhìn giống nồi lẩu.....đi uống bia thôi.
  5. aquarius1902

    aquarius1902 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    4.472
    Đã được thích:
    0
    - Xin đính chính lại, em không phải là nhóm làm cái mô hình đầu tiên, mà làm cái của Văn Phòng Tư Vấn- Trương KT nhà mình ( nhưng không qua vòng 1) có cái mái y hệt cái của Đức nên anh Arc nhầm.
    - Em xin pót lại cái MH em làm, và một ý của RnD-Vinaconex (tất nhiên cũng out nốt rồi):
    BTNH của ĐH KT:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    ĐÂY là ý của RnD-Vinaconex:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    -----------
    Vậy kính các bác để thêm một chút tham khảo.
    ----------------------------------------
  6. 13_friday

    13_friday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Ý này được của nó, mà lại bị out thì phí nhể, chú aqua lượm đâu cái thuyết minh của nhà chúng nó cho anh xem phát.
    Win: anh bảo chú lần sau pót lên thì cứ pót nhá, anh đợi cồn cả bụng mà x thấy hình đâu.Đừng ăn bùa á sùi mà thành dở ông dở thằng.Chú dốt.
  7. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Cả ba phương án thì phương án 3 mình thích nhất vì cái mô hình lạ mắt, nội thất của phương án 3 có thể phát triển thêm khác hẳn hai phương án kia, và sau đó thì mình ghét nhất vì cái bản vẽ "Điện - Viễn thông ..." của nó (mang nặng tính "mị dân" và chẳng có nội dung đáng giá nào). Rồi dần dần mình phát hiện nó quá nhiều bản vẽ tổng thể mà không biết chúng nó khác nhau ở điểm nào, mang nội dung phân tích gì. Mình còn muốn biết thêm là bằng cách (lập luận, phân tích, thủ pháp ... ) nào từ một đống những cái bản đồ "thành cổ" Hà Nội của nhiều thời kỳ khác nhau, thông qua các sơ đồ phân tích, mà tác giả tạo ra được một đống hình khối đường nét như trên? Giá mà những hình ảnh bản đồ thành cổ được phân tích và chuyển đổi sang ý tưởng để áp dụng vào thiết kế nhỉ. Chỉ nhìn thấy hình ảnh, rồi giải pháp thiết kế, mà không rõ quá trình phân tích tuần tự và concept của tác giả, thật là thất vọng. Không xem tận mắt, không nghe tận tai nó chán thế đấy! Cuối cùng thì mình chuyển qua nhìn phương án 1, trong bụng thầm nghĩ "phương án 3 - đất sét" này chắc bị nhân dân bỏ xó thôi, ngoại trừ yếu tố "Trôn ốc Cổ Loa" có thể làm dân ta chú ý.
    Tiếc nhất là phần concept của phương án 1 nghe qua chẳng thú vị tí nào (có lẽ vì nó quá thực dụng). Và cái tiếc thứ hai là trông nó không hấp dẫn (nhìn vào thấy rõ: "one-fit-all"). Tổng dự toán của phương án này chắc khó có hy vọng thấp nhất (xem mái và móng), nhưng mình sẽ chấm nó thấp điểm nhất.
    Cuối cùng nhìn vào phương án 2. Miễn cưỡng chấm nó cao nhất, vì nhiều yếu tố trung dung, và thể hiện gọn gàng. Mấy cái hình nhỏ quá nên nhìn không rõ lắm, chẳng thể tìm hiểu thêm, tiếc quá.
    Tiếc là mình không thấy sơ đồ lưu thông hay diễn giải cách thức trưng bày. Chắc cái đó trình bày tại chỗ trên phòng triển lãm? Tiếc quá, mình không đi xem được.
  8. pnguyenqh

    pnguyenqh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    1...2...3
    Em xin có 1vài ý kiến
    Cái thứ nhất em thấy okie bởi nó mở rộng được mặt bằng trên cao, tạo chiều sâu của Bảo tàng và bảo vệ được các hiện vật bên trong với thời tiết khắc nhiệt tại Việt Nam.
    Cái thứ 2 thì cũng được nhưng có vẻ hơi cứng. Có khá nhiều khoảng trống. điều đó làm phí diện tích mặt bằng( Hay người thiết kế có thể nói: Cho nó thoáng).
    Cái thứ 3thì khỏi nói ... em thấy cái đó không phù hợp với thời tiết và khí hậu Vn cho lắm. Hị hị hị ... Nói nữa sợ các bác thiết kế cái đó tìm em sử lý.
    Có gì không phải mong các bác lượng thứ và bỏ quá. Em cũng mới bắt đầu lao theo con đường Kiến này lên em xin phép tham gia 1chân trong box Kiến Mong các bác chỉ dạy tận tình.
    P/s:Bác Mod nào rảnh thì tile luôn cho em cái: GC+BH+KT=...

    HP
    Được pnguyenqh sửa chữa / chuyển vào 23:53 ngày 12/10/2005
  9. TadaoAndo

    TadaoAndo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ cả 3 phương án đều hơi thường.
    -Phương án một mang màu sắc technic quá, không có gì đặc biệt, không gian bên trong không hấp dẫn. Cái này giống cái triển lãm hơn.
    - Phương án 2 nghiên cứu kỹ sự phù hợp với khung cảnh quy hoạch và nét riêng của hà nội nhưng trông công trình như là một ngôi nhỏ phóng to, không có sự tập trung ,chút tượng trưng, biểu tượng nào và không thể hiện được mấy các vấn đề đặt ra. Kiểu phát triển không gian bên trong tôi nghĩ là phù hợp.
    - Phương án 3 thể hiện sản phẩm của kts VN. Ý tưởng lớn bao trùm nhưng không thể hiện được. Tôi thấy cái này hơi phi kiến trúc! Cái này hình nh­­ư có ảnh hưởng cái bảo tàng của frank ogery.
    - Bắt buộc Chon: ph­­ương án 1.
    Tôi mà làm thì sẽ khác....nhưng chưa chắc hay!hhehhehehe
  10. lionqueen

    lionqueen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2001
    Bài viết:
    1.599
    Đã được thích:
    0
    Anh thấy chú rất có dáng dấp lãnh đạo, phán mỗi thứ 1 câu, phủt đí,t đi thẳng. Nhưng lãnh gì thì lãnh, viết tên Frank Ghery bạn anh cho đúng nhá.
    Nếu chọn 1 trong 3, anh chọn 3.
    M@

Chia sẻ trang này