1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

(^_^) Lớp học Tiếng Anh Mrs. THUY _ ED (^_^)(Tầng 29 ^_^)

Chủ đề trong 'Tìm bạn/thày/lớp học ngoại ngữ' bởi thuy_ed, 18/01/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. linhyeu9x

    linhyeu9x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    E chả hỉu cái đĩa nó thế nào chị ạ , cái COMMUNICATION là cái greeting rồi nhá chị, thế còn cái Grammar for IELTS là fần nào đấy chứ, e nghe toàn thấy recording loạn xạ cả lên nhg mà chả bít tờ nào luôn, thế cái tờ present tenses 1 có fải nghe trc'' ở nhà k chị? mà là cái fần nào trg cái đĩa đấy ạ?
    Chúc chị mùng 8-3 vui vẻ, chúc sớm bắt chiếc mọi ng`
  2. thuy_ed

    thuy_ed Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    5.059
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn mọi người nhìu nhìu lém chúc tất cả các bạn nữ trong nhà mình ngày 8 tháng 3 nhiều những nụ cười, hạnh phúc, xinh tươi
    @ Linh: Em cứ học phần Communication trước đi, phần Grammar tên track hơi bị lỗi tí, chị sẽ sửa lại.
    @DNT: Yêu cậu nhất trên đời
  3. thuy_ed

    thuy_ed Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    5.059
    Đã được thích:
    0
    1. DỊCH TÊN RIÊNG
    Nói chung tên riêng (người, vật, sự kiện) có đặc thù rất riêng. Nó không có một thuộc tính thống nhất.
    Ví dụ: không phải tất cả các tên riêng đều không có nghĩa, và cũng không phải tất cả các tên riêng đều có nghĩa. Ở góc độ dịch thuật, tên riêng là yếu tố "không thể dịch được" (untranslatable) và cũng "không nên dịch" (not to be translated).Ví dụ: 1 người sinh năm "hợi" và bố mẹ đặt tên là Hợi. Trong văn bản dịch, từ "hợi" (lợn) trở thành yếu tố không dịch được, vì không ai dịch thành Mr. Pig, mà vẫn phải giữ nguyên Mr. Hợi (gọi theo cách của người Việt). Người Anh dùng từ xưng hô Mr., Mrs., Miss, Ms. với họ chứ không đi với tên riêng.
    Ngược lại, nếu giữ nguyên tên tiếng Anh thì chỉ có 1 số người biết ngoại ngữ mới đọc được, nhưng cũng rất dễ đọc sai vì tên riêng tiếng Anh không biểu âm. Về tên riêng, khi dịch từ Anh sang Việt chúng ta nghiêng về kĩ thuật phiên âm hơn là dịch, vì trong tiếng Anh có nhiều tên đã trở thành 1 yếu tố lịch sử của quá trình phát triển nước Anh, ví dụ: The Times...Ngoài ra, còn phải tính đến thói quen sử dụng lâu đời của 1 cộng đồng, ví dụ người Việt quen dùng: Đức (Germany), Pháp (France) v.v.. Thường trong những trường hợp này người dịch nên giữ nguyên thói quen này hơn là áp dụng kĩ thuật phiên âm như Germany = Giơ-mân-ni, France = Fơ- ran- sơ.
    Đứng ở góc độ người học dịch, chúng ta có thể chấp nhận 1 vài nguyên tắc cơ bản:
    - Chấp nhận những tên đã dịch và đã quen thuộc với người Việt. Ví dụ: Cuộc chiến tranh Hoa Hồng ( the Wars of the Roses).
    - Chấp nhận những từ đã chuyển dịch thông qua tiếng Hán Việt và đã quen thuộc với người Việt, ví dụ: Luân Đôn (London), Bắc Kinh (Beijing). Tuy nhiên không nên sử dụng những tên chuyển Hán Việt ít người biết đến, ví dụ : Thạch Sĩ Bia (Shakespeare). Phiên âm, càng sát với nguyên gốc càng tốt, tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục tên bản ngữ , ví dụ: Sác Đíchken (Charles Dicken).
    2. CHỌN TỪ DỊCH HỢP VỚI PHONG CÁCH/ VĂN PHONG TL ( TARGET LANGUAGE = NGÔN NGỮ MỤC TIÊU)
    Khi phải dịch 1 từ SL ( Source Language = văn hóa ngôn ngữ nguồn) mà trong TL ( Target Language= Ngôn ngữ mục tiêu) có 1 số từ đồng nghĩa có thể thể hiện được nghĩa đó thì người dịch nên chọn từ nào sát với văn phong TL nhất.
    Ví dụ: Trong câu "He leans over the window looking out", từ "lean" có 2 nghĩa "tựa, tì" nhưng từ over đã xác định cho nó nghĩa "tì". Đến lượt "over" nó lại có những nghĩa có thể dùng trong trường hợp này như "trên, vào, ở trên, lên". Đối với từ "window" nó chỉ có 1 nghĩa là "cửa sổ", nhưng trong văn cảnh này nó có thể có 2 từ để dịch, đó là "cửa sổ" và "khung cửa sổ". Vì thế, cuối cùng người dịch có thể chọn "Anh ta tì tay lên khung cửa sổ nhìn ra ngoài".
    3. NHỮNG YẾU TỐ MANG ĐẶC THÙ QUỐC GIA
    Có những từ mang 1 khái niệm cụ thể nhưng khái niệm đó chỉ tồn tại trong 1 cộng đồng nhất định.
    Ví dụ: trong tiếng Anh sử dụng ở Ấn Độ có nảy sinh ra 1 từ để biểu đạt 1 thói quen của người Ấn Độ "bed tea". Đây là thói quen uống 1 chén chè sữa nóng vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy, "còn ngôi trên giường". Nó không phải là "morning tea". Đối với người Anh, "morning tea" (khoảng 11am), "afternoon tea" (khoảng 4pm), và "evening tea" (khoảng 9pm) là 1 hệ thống bữa ăn nhẹ (light meals) trong 1 ngày. Cũng vậy, tiếng Việt có cả 1 khối lượng phong phú những từ đặc thù của cộng đồng Việt, như những từ thuộc các lễ hội, ví dụ "dâng hương", những tập tục như ăn mừng trẻ con "đầy tháng", những trò chơi truyền thống như "ô ăn quan" v.v...
    Khi gặp những yếu tố mang đặc thù quốc gia như vậy, người dịch không nên tạo ra 1 từ, ví dụ "bed tea = chè trên giường", để rồi lại phải giải nghĩa chính cái từ mà mình vừa tạo ra.
    Biện pháp:
    * Tạo ra hoặc tìm ra 1 từ mang khái niệm của từ SL, nhưng cũng dễ hiểu và được chấp nhận trong TL. Ví dụ: "đình làng" dịch là "common house"
    * Dịch theo khái niệm của từ đó và mở ngoặc để giải thích rõ hơn (nếu thấy cần thiết).
    Ví dụ: "Ông Ba Mươi" trong tiếng Việt có thể tạm dịch theo khái niệm là "con hổ mà người ta thờ cúng" "The Worshipped Tiger"
    * Phiên âm (hoặc giữ nguyên từ SL) rồi mở ngoặc để giải thích.
    Ví dụ: sari = áo sa-ri (áo quấn quanh người của phụ nữ Ấn Độ)
    hoặc Morris dance = điệu múa Mo-ris (điệu múa dân tộc của người England)
    hoặc Scottish kilt = váy kin (vát của đàn ông Scotland)
    4. LẶP LẠI TỪ
    Giữa tiếng Anh và tiếng Việt có 1 sự khác nhau rất lớn về quy ước khi nào nhắc lại khi nào không nhắc lại 1 yếu tố đã được nói đến.
    Ví dụ: Trong tiếng Anh người ta dùng đại từ nhân xưng để tránh nhắc lại danh từ chủ ngữ hoặc tân ngữ.
    Ngoài ra, trong cấu trúc với đại từ quan hệ, tiếng Việt thường nhắc lại danh từ chủ ngữ hoặc tân ngữ, trong khi đó tiếng Anh chỉ dùng "who, which". Hãy so sánh:
    I met some people who knew my father.
    Trường hợp không nhấn mạnh người Việt nói: "Tôi có gặp 1 số người biết cha tôi".
    Nhưng khi cần nhấn mạnh người Việt dùng thủ pháp nhắc lại : "Tôi có gặp 1 số người, những người biết cha tôi". Thủ pháp này không có trong tiếng Anh.
    "Iam grateful to the doctor who saved my mother" ("Tôi rất biết ơn người bác sĩ, người đã cứu sống mẹ tôi")
    Như vậy, người dịch cần quan tâm đến kỹ thuật nhắc lại khi dịch Anh - Việt, và tránh nhắc lại khi dịch Việt - Anh, để đảm bảo văn phong TL.
    5. TỪ NẰM TRONG THẾ PHÂN BỐ ĐỐI LẬP
    Nhiều khi người dịch gặp phải trường hợp trong 1 văn bản SL người viết dùng 2, 3 từ khác nhau để nói về 1 vật thể/ sự kiện, nhưng trong TL lại chỉ có 1 từ chỉ tên vật thể/ sự kiện đó. Hiện tượng này trong tiếng Anh và tiếng Việt đều xuất hiện khá nhiều. Nguyên nhân của nó là trong kho từ vựng của tiếng Việt có cả dòng thuần Việt và Hán Việt.
    Ví dụ: "hậu thế/ đời sau", "thủ cựu/ bảo thủ".
    Còn trong tiếng Anh có dòng thuần Anh (Anglo - Saxon), dòng mượn của tiếng Pháp và tiếng Latin. Loại này trong tiếng Anh gọi là lexical twins (nếu là 2 từ), ví dụ: guts/ courage, clim/ ascend, wish/ desire, hoặc triplets (nếu là 3 từ), ví dụ: rise/ mount/ ascend, ask/ question/ interrogate.... Trong trường hợp này, người dịch có 2 cách xử lý:
    * Dùng danh từ duy nhất ấy của TL để dịch cả những từ SL kia, không nên "tạo" ra từ mới.
    Ví dụ: "hậu thế" và "đời sau" chỉ nên dịch là "later generations".
    Ngược lại, 2 từ "wish" và "desire" chỉ nên dịch là "mong muốn".
    * Tái tạo từ ấy theo cấu trúc từ của TL, nhưng để trong ngoặc kép, nếu từ SL có 1 hàm ý đặc biệt khác với từ thông dụng khác.
    Ví dụ:
    "Tháp Bút còn lại mãi với thời gian"
    và "Tháp Bút trơ gan cùng tuế nguyệt" là 2 câu có cùng 1 ý nghĩa nhưng khác nhau về sự trang trọng, tính cổ, và sự thể hiện dáng vẻ uy nghi. Người dịch khó tìm được 2 câu tương đương như trên trong tiếng Anh. Cũng có thể người dịch vẫn phải dùng từ hiện đại "time" nhưng viết theo chính tả cổ để dịch "tuế nguyệt = tyme" (ME = Middle English), đặt trong ngoặc kép, để thể hiện sự khác biệt trên.
    6. TỪ RỖNG

    Trong ngôn ngữ nào cũng có 1 số từ có nội dung ngữ nghĩa rất thấp, gọi là "empty words". Ví dụ "ôi dào!" (tiếng Việt), "well" (tiếng Anh). Người dịch có thể bỏ qua không dịch những yếu tố này hoặc chuyển đổi thủ pháp: người Việt dùng biện pháp tu từ thì chuyển sang biện pháp ngữ âm của người Anh.
    Ví dụ: "Mọi thứ của anh bao giờ chẳng đẹp" chuyển thành "Yours is beautiful" với ngữ điệu xuống - lên (fall- rise) thể hiện bằng chữ viết nghiêng trong in ấn).
    Trong những trường hợp hiếm hoi có 2 từ tương đương trong 2 ngôn ngữ thì người dịch cần chuyển đổi, ví dụ: ái = Ouch!
    Tuy nhiên, có những "từ rỗng" giúp ta làm rõ nghĩa của câu, ví dụ:
    Tiếng Anh : "This hat is Nan, our maid. Iam the dog. No, the dog is himself, and Iam the dog. Oh, the dog is me, and Iam myself..."
    Dịch (thiếu hư từ): "Chiếc mũ này là Nan, cô hầu gái của chúng tôi. Tôi là con chó. Không, con chó là con chó, và tôi là con chó. Ôi, con chó là tôi, và tôi là tôi..."
    Dịch (có sử dụng hư từ): "Chiếc mũ này là Nan, cô hầu gái. Ta mà là con chó ư? Không, con chó là con chó chứ. Ta là con chó ư? Ôi, con chó là ta ư? Ta vẫn là ta chứ..."
    Nếu dịch theo cách thứ nhất, thiếu hư từ, người đọc sẽ rất khó hiểu tại sao lại có câu nói "lộn xộn" như thế được. Nhưng nếu chúng ta thêm hư từ vào đúng chỗ, nó giúp người đọc dễ nhận ra đây là câu nói của 1 người bị bệnh tâm thần.
    7. VIẾT TẮT
    Có 3 loại từ viết tắt:
    * Viết tắt tên riêng. Ví dụ: ILO, WB v.v...người dịch nên giữ nguyên tên viết tắt này và mở ngoặc dịch tên tổ chức đó.
    Ví dụ: ILO (Tổ chức lao động quốc tế), WB (Ngân hàng thế giới), đặc biệt là những tên viết tắt không thông dụng, ví dụ: ISDA (International Swap Dealers Associations = Hội những người buôn hàng trao đổi quốc tế ).
    * 1 số từ viết tắt theo ước lệ, ví dụ: e.g (for example), i.e (that is), ads/ adverts (advertisements) v.v...Đối với những từ này nếu trong TL không có từ viết tắt tương đương thì người dịch cần dịch và viết đầy đủ, ví dụ: i.e (that is) = nghĩa là, Gp (group = nhóm), HO (head office) = cơ quan đầu não.
    * Từ viết tắt về 1 hoạt động, 1 sự kiện thông dụng trong mọi cộng đồng có liên quan, ví dụ: trong giới ngân hàng ta thấy có DD (direct debit), GDP (gross domestic products).
    Trong trường hợp này, có 2 kĩ thuật dịch:
    + Một là, giữ nguyên từ viết tắt nếu là bản dịch cho giới chuyên môn đọc, vì các chuyên gia thuộc lĩnh vực đó đều rất quen thuộc với những từ viết tắt này. Đôi khi nếu người dịch dịch sang TL, các chuyên gia lại cảm thấy khó hiểu hơn.
    + Hai là, trong các bản dịch cho đại đa số quần chúng đọc, giữ nguyên từ viết tắt nếu thấy từ đó thông dụng trong dân chúng, ví dụ: GDP hoặc dịch sang nghĩa tiếng Việt, ví dụ: DD= khấu trừ trực tiếp.
    8. TIÊU ĐỀ
    1 số bài chuyên đề thường có tiêu đề sát với nội dung. Tiêu đề bộc lộ ngay chủ đề của bài viết.
    Ví dụ: "Cultural Landscape" (Cảnh quan văn hóa), 1 bài nêu những quan điểm khác nhau thế nào là 1 cảnh quan văn hóa. Hoặc "Đình làng Việt Nam", 1 bài nêu lên chức năng của đình làng và sự phá triển của nó trong lịch sử.
    Tuy nhiên, những bài viết mang tính văn học (literary text), thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết thường có những tiêu đề mà người đọc không thể hiểu ngay được. Ví dụ "Làm duyên cùng chùa" hoặc tiểu thuyết "Great Expectations" của Charles Dicken v.v...
    Người dịch nên dịch tiêu đề cuối cùng, sau khi đã dịch xong cả bài.
    9. PHỦ ĐỊNH VÀ KHẲNG ĐỊNH
    Dạng thức và cấu trúc phủ định thông thường đều có tương đương trong tiếng Anh và tiếng Việt, kể cả những dạng phủ định gián tiếp như cách dùng từ "too" (Anh) và từ "quá" (Tiếng Việt). Ví dụ: "too high" = "quá cao".
    Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp dạng thức phủ định của SL không thể hoặc khó có thể dịch sang dạng thức phủ định của TL.
    Ví dụ: "Not until I got to the house could I believe his story" không thể chuyển thành dạng thức phủ định trong tiếng Việt vì nghĩa của nó là:
    "Mãi cho đến khi tôi đến ngôi nhà ấy tôi mới tin câu chuyện của anh ta".
    Ngược lại, trong tiếng Việt, có những tình huống sử dụng cấu trúc khẳng định, nhưng mang hàm ý phủ định, không có cấu trúc tương đương trong tiếng Anh. Ví dụ:
    Tình huống :
    A Cậu bắn thử đi nào
    B Mình không bắn đâu
    A Cứ bắn đi
    B Thì bắn (ừ thì bắn vậy)
    Câu "Thì bắn" mang hàm ý miễn cưỡng, trong lòng không muốn nhưng miễn cưỡng làm để vui lòng người kia. Nếu bản dịch là "yes, I will" thì nó làm mất hẳn hàm ý của câu nói, tức là không thể hiện được ý đồ của tác giả. 1 cách xử lý có thể chấp nhận được là chuyển nó thành dạng thức phủ định "I don''t want to, but, yes...I will hoặc I''ll try".
    10. NHỮNG YẾU TỐ CAN THIỆP
    Hiện tượng vay mượn (borrowing) là hiện tượng phổ biến đối với mọi ngôn ngữ. Thông thường các ngôn ngữ gần nhau hay vay mượn lẫn nhau để làm giàu thêm vốn từ vựng về nghĩa định danh nếu chưa có từ chỉ khái niệm ấy, hoặc về nghĩa sắc thái nếu đã có 1 từ chỉ khái niệm ấy nhưng cần thêm 1 từ mới với sắc thái mới. Từ tiếng Anh du nhập vào tiếng Việt khá nhiều, ví dụ các từ chỉ 1 số môn thể thao như Karate (Karatedo), gôn (goal- keeper), những từ chỉ đồ ăn thức uống như hăm - bơ - gơ (hamburger), xăng - uých (sandwich)...
    Những từ mượn để bổ sung cho vốn từ vựng thường không gây khó khăn cho người dịch. Nhưng điều phải quan tâm là những từ mượn chỉ "được mượn" 1 nghĩa, nhiều khi là nghĩa ít thông dụng, chứ không mượn tất cả các nghĩa của từ ấy trong ngôn ngữ gốc, ví dụ: từ "model" trong tiếng Anh có 6 nghĩa:
    1. Representation of st smaller than the original
    2. Particular design or type of product
    3. Simplified description of a system
    4. System as a basis for a copy
    5. Person or thing regarded as excellent of his/ its kind and worth imitating
    6. Person employed to pose for an artist, photographer
    Thông thường, người Việt nói đến mô- đen là nói đến 1 cái gì đó đã trở thành 1 mẫu mã để nhân lên (nghĩa 4), còn các nghĩa khác, trong tiếng Việt cũng đã có những từ tương đương, ví dụ : (1) mô hình, (2) mẫu sản phẩm, (3) sơ đồ hệ thống, (5) 1 tấm gương, (6) người mẫu (vẽ, chụp ảnh).
    Ngày nay các thuật ngữ tin học tiếng Anh tràn vào tiếng Việt khá nhiều, và phần lớn những từ ấy chỉ mượn nghĩa trong lĩnh vực tin học của nó mà thôi.
    Ví dụ: "file" trong tiếng Anh có 3 nghĩa
    (1) any types of drawers, shelf, hoder v.v... keeping loose paper together and in order
    (2) file and its contents
    (3) organised collection of related data or material in a computer
    Khi vào tiếng Việt nó chỉ được dùng trong tin học với nghĩa số (3), ngoài ra mọi "files" khác đều gọi là "hồ sơ". Ví dụ : không ai gọi là "lưu giữ phaicán bộ", mà gọi là "lưu giữ hồ sơ cán bộ", mặc dù trong tiếng Anh vẫn gọi là" to keep a file on each member of staff".
  4. trangnq88

    trangnq88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2007
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng sis nhân ngày 8-3
    Chúc sis luôn luôn vui vẻ, xinh đẹp, hạnh phúc bên ông xã và e bé​
    Em Quỳnh Trang lớp E30
  5. thich_hong_hot

    thich_hong_hot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2007
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng SS nhân ngày 8/3
    Chúc mừng SS nhân ngày sinh nhật (đúng ra là ngày mai chúc cho đúng, dưng mà em muốn được "póc tem" )

    SS ơi, thế CN lớp Ielts có học không ạ?
  6. qminhcd

    qminhcd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Chuc Co giao va ca nha ngay 8/3 nhieu nhieu dzui dze nhe.
  7. eng2223

    eng2223 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng sis nhân ngày quốc tế phụ nữ, sinh nhật và ... kỉ niệm 1 năm ngày lên xe bông
    Cảm ơn sis vì tất cả những nhiệt tình mà sis đã dành cho bọn em
  8. thuytrieu82

    thuytrieu82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2008
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Hi Sis, lau ko tham lop hoc cua sis. Chi va gia dinh van khoe chu, em be ngoan ko chi?
    Nhan 8/3 chuc chi suc khoe, hanh phuc va beautiful! Cho em gui loi chao den hai Bac va anh Quang nhe!
    Nho cai ngo vao nha chi qua!!!! hi vi 1 nam "den sach" ben do hay lang thang ngoi quan nuoc che o ngo nha chi.
  9. vuthaikhoa

    vuthaikhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2009
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Chúc chị Thùy, Bác và toàn thể "phụ nữ" nhà mình 8- 3 zui zẻ, ấm cúng ! !!!
    Được vuthaikhoa sửa chữa / chuyển vào 01:02 ngày 08/03/2009
  10. nhocxinhhp

    nhocxinhhp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Chúc sis yêu 8/3 vui vẻ, luôn xinh tươi và thành công trong sự nghiệp giảng dạy Sis ơi cái đĩa em ko mở được là sao em cho vào máy cop mà nó ko đọc được
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này