1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

^_^ Lớp học tiếng Anh Ms.Thuy (Tầng 4) ^_^

Chủ đề trong 'Tìm bạn/thày/lớp học ngoại ngữ' bởi thuy_ed, 01/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. emy210

    emy210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    chị Thuỳ ơi, vậy lịch chốt của buổi liên hoan là thế nào đây , có lẽ lên đi từ luc 4h-5h cho sớm ha
  2. thuy_ed

    thuy_ed Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    5.059
    Đã được thích:
    0
    Lớp Pre sắp mở sẽ có giờ học là 5pm hoặc 7.30pm ạvà lớp đó là trung tuần tháng 4 sẽ bắt đầu học(khoảng 15 gì đó) và lớp này chắc phải hết tháng 3 mới có giờ giấc cụ thể vì mình còn phải hoàn tất nốt 1 lớp khác đã mới SX lịch lớp này được
    Cảm ơn mọi người vì những lời chúc và những món quà rất dễ thương nhéMình xúc động lắm
    Sắp được gặp lại mọi người rùi,thôi chốt giờ ọp ẹp là 4pm CN này tại nhà mình nhé,mọi người có đồng ý ko?Ngoài mười mấy người đăng kí còn ai ko nhẩy
    Paste lại cái này cho mấy bạn hỏi nhé
    NỀN VĂN HÓA MỸ CÓ ?oMỸ? KHÔNG?Richard Pells
    Richarch Pells là Giáo sư lịch sử tại trường Đại học Texas tại Austin. Ông là tác giả của ba cuốn sách: Quan điểm cấp tiến và những giấc mơ Mỹ: Tư duy văn hóa và xã hội trong những năm đại suy thoái; Tư tưởng tự do trong thời đại bảo thủ: Những trí thức Mỹ trong những năm 1940 và 1950, và Không giống chúng ta: Người châu Âu yêu, ghét và chuyển đổi nền văn hóa Mỹ như thế nào từ Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Hiện ông đang nghiên cứu công trình Từ trường phái hiện đại tới điện ảnh: Toàn cầu hóa văn hóa Mỹ trong thế kỷ XX. Ông đã sáu lần nhận học bổng của chương trình Fulbright với vai trò là giáo sư và giảng viên cao cấp, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại các trường đại học ở Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Áo, Phần Lan, Braxin, Australia và Inđônêxia.
    Ngay từ đầu thế kỷ XX, người nước ngoài đã cảm thấy khó chịu về tác động toàn cầu của nền văn hóa Mỹ. Năm 1901, nhà văn người Anh William Stead đã xuất bản một cuốn sách với tiêu đề mang tính cảnh báo, Mỹ hóa thế giới. Tiêu đề của cuốn sách đã toát lên một loạt những dự cảm đầy lo lắng còn tồn tại đến tận bây giờ là ngôn ngữ và các truyền thống dân tộc sẽ mất đi, bản sắc riêng của một dân tộc sẽ bị lu mờ trước ảnh hưởng của những thói quen và tư duy kiểu Mỹ.
    Thời gian gần đây, toàn cầu hóa là đối tượng chỉ trích chính của giới học thuật, các nhà báo, và các nhà hoạt động chính trị, những người ghét cay ghét đắng cái mà họ cho là xu hướng tiến tới sự đồng nhất về văn hóa. Họ vẫn thường đánh đồng văn hóa toàn cầu với văn hóa Mỹ, và tiếp tục cho rằng Hollywood, McDonald và Disneyland đang xóa bỏ những thói quen riêng của các địa phương và khu vực, truyền bá những hình ảnh và những bức thông điệp ngầm rất hấp dẫn nhằm làm át đi những ảnh hưởng cạnh tranh ở các khu vực khác.
    Bất chấp những lời cáo buộc đó, trong 100 năm qua quan hệ văn hóa giữa Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới chưa bao giờ là quan hệ một chiều. Trái lại, Hoa Kỳ đã và sẽ tiếp tục là người tiếp thu những ảnh hưởng tri thức và nghệ thuật nước ngoài cũng như đã từng là người định hình thị hiếu và hình thức giải trí của thế giới.
    Trên thực tế, với tư cách là một dân tộc của những người nhập cư từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XXI, Hoa Kỳ vừa là nước tiếp nhận vừa là nước xuất khẩu văn hóa toàn cầu. Thực vậy, ảnh hưởng của những người nhập cư đối với Hoa Kỳ giải thích tại sao từ lâu ở nhiều nơi nền văn hóa Mỹ đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Văn hóa Mỹ đã lan rộng trên toàn thế giới bởi nó đã kết hợp những phong cách và ý tưởng nước ngoài. Cái mà người Mỹ đã làm xuất sắc hơn những đối thủ của họ ở nước ngoài là tái tổ chức những sản phẩm văn hóa mà chúng ta thu nhận được từ bên ngoài và sau đó là chuyển ngược trở lại cho phần còn lại của thế giới. Đó là điều tại sao mà nền văn hóa đại chúng toàn cầu đã trở nên đồng nhất hơn, tuy đơn giản hóa nhưng lại được xem là theo xu hướng văn hóa Mỹ.
    Rốt cuộc thì người Mỹ không tạo ra đồ ăn nhanh, các công viên giải trí hay phim ảnh. Trước Big Mac đã có cá và khoai tây chiên. Trước Disneyland, đã có Vườn Tivoli ở Copenhagen (mà Walt Disney lấy làm mẫu cho công viên giải trí đầu tiên của ông ở Anaheim, California, mô hình mà sau này đã được tái hiện ở Tokyo và Paris). Còn trong hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, hai nhà xuất khẩu phim ảnh lớn nhất trên thế giới là Pháp và Italia.
    Ảnh hưởng của trường phái hiện đạiDo đó, những hình thức giải trí quốc tế hiện nay không chỉ có nguồn gốc từ những gánh xiếc của P.T.Barnum hay buổi trình diễn mang tên Miền Tây hoang dã của Buffalo Bill. Nền văn hóa toàn cầu mới cũng vậy, nó bắt nguồn từ cuộc tấn công của trường phái hiện đại ở châu Âu hồi đầu thế kỷ XX vào văn học, âm nhạc, hội hoạ, và kiến trúc của thế kỷ XIX - đặc biệt là trường phái hiện đại không coi trọng những giới hạn truyền thống giữa văn hóa thấp và cao. Trường phái hiện đại trong nghệ thuật là ứng tác, chiết trung và không sùng bái. Đó cũng là đặc trưng của nền văn hóa Mỹ được yêu thích.
    Các nghệ sĩ hồi đầu thế kỷ XX cũng đã phủ nhận quan niệm cho rằng văn hóa là một phương tiện nâng cao tri thức hoặc đạo lý, bằng cách nhấn mạnh đến phong cách và sự lành nghề, bỏ qua triết lý, tôn giáo hoặc ý thức hệ. Họ ra sức kêu gọi sự quan tâm tới ngôn ngữ trong những cuốn tiểu thuyết của họ, tới hình ảnh trong các bức tranh, tới chất liệu và chức năng của kiến trúc, tới cấu trúc của âm nhạc thay vì những giai điệu của nó.
    Mặc dù trường phái hiện đại chủ yếu là đến từ châu Âu, thế nhưng nó đã vô tình thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa đại chúng ở Hoa Kỳ. Trường phái siêu thực, với những liên tưởng giống như trong mơ, dễ phù hợp với ngôn từ và hình tượng mang tính tâm lý trong quảng cáo, phim hoạt hình và tại các công viên giải trí. Trào lưu đa đa[1] nhạo báng thái độ hợm hĩnh của các thể chế văn hóa của giới thượng lưu và củng cố niềm đam mê vốn có (đặc biệt trong bộ phận người dân nhập cư ở Mỹ) đối với những chương trình tạp kỹ và các buổi chiếu phim tại các rạp chiếu bình dân., rẻ tiền. Những thử nghiệm của Stravinsky với thể loại âm nhạc phi chính thống, không dựa trên một điệu thức nhất định nào đã công nhận sự đổi mới về nhịp điệu của nhạc jazz Mỹ.
    Trường phái hiện đại là nền móng của một nền văn hóa thực sự mới mẻ. Thế nhưng nền văn hóa mới ấy lại không hẳn là châu Âu mà cũng chẳng thuộc trường phái hiện đại. Thay vào đó, các nghệ sĩ Mỹ đã biến nền văn hóa mới ấy thành một hiện tượng toàn cầu.
  3. thuy_ed

    thuy_ed Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    5.059
    Đã được thích:
    0
    Pha trộn văn hóa bình dânMối quan hệ tương tác giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới có thể thấy rõ nhất trong một nền văn hóa bình dân. Có nhiều lý do dẫn tới ưu thế của nền văn hóa đại chúng Mỹ. Lẽ dĩ nhiên, khả năng kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm của các tập đoàn truyền thông đóng trên đất Mỹ là tác nhân lớn dẫn đến sự phổ biến các hình thức giải trí Mỹ trên toàn cầu. Tuy nhiên, sức mạnh của chủ nghĩa tư bản Mỹ không chỉ là nhân tố duy nhất, hay thậm chí là quan trọng nhất, làm cho phim ảnh và các chương trình truyền hình Mỹ được ưa chuộng trên toàn cầu.
    Sự hiệu quả của tiếng Anh với tư cách là phương tiện giao tiếp thông dụng là yếu tố cơ bản để văn hóa Mỹ được tiếp nhận. Không giống như tiếng Đức, tiếng Nga hay tiếng Trung, cấu trúc và ngữ pháp đơn giản hơn của tiếng Anh, cùng với xu hướng sử dụng từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu và câu chữ súc tích hơn, tất cả đều rất tiện lợi cho các soạn giả của những bài hát trữ tình, các nhà thiết kế biển hiệu quảng cáo, đặt tên phim, tiêu đề báo, đối thoại trên phim và truyền hình. Tiếng Anh do đó trở thành ngôn ngữ cực kỳ phù hợp đối với nhu cầu và sự phổ biến nền văn hóa đại chúng Mỹ.
    Một nhân tố khác nữa là khán giả Mỹ rất đa dạng. Sự đa dạng của dân số Mỹ - đa dạng về khu vực, sắc tộc, tôn giáo và chủng tộc - đã thúc đẩy phương tiện truyền thông, từ những năm đầu thế kỷ XX, thử nghiệm với những bức thông điệp, những hình ảnh, những cốt truyện có sức hấp dẫn nhiều nền văn hóa. Các phòng thu của Hollywood, các tạp chí được phát hành rộng rãi, và các hệ thống truyền hình đã phải học cách nói chuyện với các tầng lớp khác nhau trong nước. Chính điều này đã mang đến cho họ kỹ năng lôi cuốn nhóm khán giả rất đa dạng ở nước ngoài.
    Cách thức quan trọng giúp truyền thông Mỹ vượt qua những chia rẽ trong nội bộ xã hội, vượt qua các biên giới quốc gia và rào cản ngôn ngữ chính là sự kết hợp các phong cách văn hóa. Các nhạc sĩ và các soạn giả Mỹ đã noi gương các nghệ sĩ theo trường phái hiện đại như Picasso và Braque khi sử dụng những yếu tố của nền văn hóa cao và thấp. Aaron Copland, George Gershwin và Leonard Bernstein đã kết hợp các giai điệu dân gian, những bản thánh ca, những bài hát dân gian và trữ tình, và cả nhạc jazz thành những bản giao hưởng, hòa tấu, thính phòng và ballê. Thực vậy, một hình thức nghệ thuật đậm chất Mỹ như nhạc jazz đã phát triển trong thế kỷ XX trở thành một loại hình âm nhạc hỗn hợp của châu Phi, Caribê, châu Mỹ Latinh và châu Âu theo trường phái hiện đại. Sự kết hợp các hình thức này trong nền văn hóa đại chúng Mỹ đã làm tăng sức cuốn hút đối với bộ phận khán thính giả đa dạng trong nước cũng như ở nước ngoài vì đã nắm bắt được thị hiếu khác nhau của họ.
    Những ảnh hưởng của châu Âu đối với HollywoodKhông ở đâu mà ảnh hưởng nước ngoài lại đậm nét như trong ngành công nghiệp điện ảnh của Mỹ. Dù tốt hay xấu, thì trong thế kỷ XX Hollywood cũng đã trở thành kinh đô văn hóa của thế giới hiện đại. Tuy nhiên, Hollywood chưa bao giờ hoàn toàn là kinh đô của riêng nước Mỹ. Giống những trung tâm văn hóa khác trong quá khứ - Florence, Paris, Vienna - Hollywood hoạt động giống như một cộng đồng quốc tế, được các thương gia nhập cư xây dựng nên và sử dụng tài năng của các diễn viên, các nhà đạo diễn, các nhà văn, các nhà làm phim, các biên tập viên, các soạn giả, và các nhà thiết kế trang phục trên toàn thế giới.
    Hơn thế nữa, trong phần lớn thế kỷ XX, các nhà làm phim Mỹ coi bản thân họ như những phụ tá, bị cuốn hút bởi công việc cao siêu của các đạo diễn nước ngoài. Chẳng hạn như từ những năm 1940 đến giữa những năm 1960, người Mỹ sùng kính các đạo diễn như Ingmar Bergman, Federico Fellini, Michelangelo Antonioni, Franks Truffaut, Jean-Luc Godard, Akira Kurosawa và Sattyait Ray.
    Tuy nhiên, một trong những nghịch lý của điện ảnh châu Âu và châu Á chính là thành công lớn nhất của họ trong việc sản xuất bắt chước các phim của Mỹ. Vào những năm 1970, những thiên tài mới nhất - Francis Ford Coppola, Martin Scorsese, Robert Altman, Steven Spielberg, Woody Allen - đều là người Mỹ. Cách diễn xuất kiểu ứng tác và sự ưu tư có tính tự truyện của người Mỹ bắt nguồn từ trường phái tự do mới của Italia và Làn sóng mới của Pháp. Tuy nhiên, việc sử dụng những kỹ thuật này đã cách mạng hóa điện ảnh Mỹ, làm cho các ngành công nghiệp điện ảnh của các lục địa khác khó có thể trở nên phổ cập trên toàn thế giới như điện ảnh Mỹ.
    Các đạo diễn Mỹ ở mọi thời đại vẫn cố gắng theo kịp các nghệ sĩ và các nhà làm phim nước ngoài bằng cách theo sát phong cách và chất lượng của từng bộ phim, và nhu cầu kể chuyện bằng hình ảnh. Các họa sĩ châu Âu hồi đầu thế kỷ XX muốn người xem ý thức được là họ đang chiêm ngưỡng những đường nét và màu sắc trên bức tranh sơn dầu chứ không phải chiêm ngưỡng bức tranh tái hiện thế giới tự nhiên. Tương tự như vậy, nhiều bộ phim Mỹ - từ nhiều người kể chuyện trong phim Citizen Kane, tới hình ảnh hai người yêu nhau đang hình dung về mối quan hệ của họ trong phim Annie Hall, rồi những cảnh trong quá khứ và tương lai trong phim Pulp Fiction - muốn nhắc nhở khán giả rằng họ đang xem một bộ phim chứ không phải một bức tranh thực tế được chụp lại. Các nhà làm phim Mỹ (không chỉ trong phim mà cả trên kênh MTV) sẵn sàng dùng những kỹ thuật biên tập và quay phim phức tạp nhất - mà phần lớn lấy cảm hứng từ các nhà đạo diễn nước ngoài - để tạo nên nghệ thuật cắt dán hình ảnh theo trường phái hiện đại, một hình thức nghệ thuật nắm bắt được tốc độ và sức cuốn hút của cuộc sống trong thế giới đương đại.
    Việc Hollywood đi theo nghệ thuật thưởng ngoạn bằng mắt của trường phái hiện đại thể hiện rất rõ trong phong cách diễn xuất không lời của nhiều diễn viên đương đại. Sau thể hiện có tính cách mạng của Marlon Brando trong Chuyến tàu mang tên dục vọng, được diễn trên sân khấu năm 1947 và lên phim năm 1951, mô hình diễn xuất Mỹ trở thành cách diễn xuất phần lớn là không lời - tức là diễn tả trạng thái nội tâm đầy suy tư. Đó là điều mà chúng ta không thể thấy ở những nhân vật luôn nói liến thoắng trong những vở hài kịch gàn dở hay trong những bộ phim găng-xtơ những năm 1930.
    Brando được đào tạo theo trường phái Phương pháp, một nghệ thuật diễn xuất có nguồn gốc phát triển từ Nhà hát Nghệ thuật Matxcơva của Stanislavsky nước Nga thời kỳ trước Cách mạng. Kỹ thuật diễn xuất này khuyến khích diễn viên ứng tác, gợi lại ký ức tuổi thơ và những cảm nhận nội tâm, bất chấp ý đồ của người viết kịch bản hoặc biên kịch phim. Do vậy sức mạnh tình cảm trong diễn xuất Mỹ-điển hình là của Brando và những người kế tục ông - thường là ở những gì không được nói ra, mà là ở sự khám phá niềm say mê mà không thể diễn đạt bằng lời.
    Ảnh hưởng của lối diễn xuất này, không chỉ ở Mỹ mà còn ở cả nước ngoài nơi nó được phản ánh trong phong cách diễn xuất của Jean-Paul Belmondo và Marcello Mastroianni, là một ví dụ cổ điển về cách thức mà một ý tưởng ở bên ngoài, xuất xứ là dành cho sân khấu, thích ứng với điện ảnh ở Mỹ thời kỳ sau chiến tranh, và sau đó lại được truyền tải tới phần còn lại của thế giới như một kiểu mẫu về hành vi ứng xử trên phim cũng như ngoài xã hội. Quan trọng hơn, việc diễn viên theo lối diễn xuất này không quan tâm đến ngôn ngữ, sự phụ thuộc vào động tác diễn xuất và thậm chí là cả sự im lặng trong việc thể hiện một vai diễn, cho phép khán giả trên toàn cầu - cả những người không thành thạo tiếng Anh - hiểu được và đánh giá những gì họ đang xem trong những bộ phim Mỹ.
    Mối quan hệ giữa người với ngườiCuối cùng, văn hóa Mỹ không chỉ theo phong cách thiên về thưởng ngoạn bằng mắt của những người theo trường phái hiện đại, mà còn theo cả xu hướng tách rời chính trị và chống ý thức hệ. Hơn bất cứ nhân tố nào khác, việc không truyền tải đến khán giả những bức thông điệp xã hội chính là nhân tố làm cho những hình thức giải trí Mỹ được ưa chuộng trên toàn cầu. Cụ thể là, phim ảnh Mỹ thường tập trung vào những mối quan hệ giữa con người với nhau và những cảm nhận riêng tư, chứ không phải là những vấn đề tại một thời điểm và địa điểm cụ thể. Mỗi bộ phim là một câu chuyện về sự lãng mạn, những âm mưu, thành công, thất bại, xung đột nội tâm và sự tồn tại. Những bộ phim đáng nhớ nhất trong những năm 1930 (ngoại trừ phim The Grapes of Wrath) là những bộ phim hài và những bản tình ca về những con người như những đôi đũa lệch yêu nhau, chứ không phải là những bộ phim cứng nhắc về mặt xã hội giải quyết vấn đề nghèo đói và thất nghiệp. Tương tự như vậy, những bộ phim hay nhất về Chiến tranh Thế giới Thứ hai (như Casablanca) hay về Chiến tranh Việt Nam (như The Deer Hunter) vẫn còn mãi trong tâm tưởng chúng ta ngay cả khi những cuộc xung đột đó đã chấm dứt bởi những bộ phim này khám phá những tình cảm gần gũi nhất của nhân vật hơn là tập trung vào những sự kiện như tiêu đề của phim.
    Những tình huống khó xử của mỗi người cũng là những gì mà người dân ở khắp nơi gặp phải. Bởi vậy, người châu Âu, châu Á, châu Mỹ Latinh chăm chú theo dõi Titanic, như họ đã từng xem Cuốn theo chiều gió, không phải là vì những bộ phim này ca ngợi các giá trị Mỹ mà bởi vì người dân khắp nơi trên thế giới đều có thể thấy đâu đó cuộc đời họ được phản ánh trong những câu chuyện về tình yêu và sự mất mát.
    Như các nhà phê bình thường chỉ trích nền văn hóa đại chúng Mỹ thường là chưa hoàn chỉnh và dễ thâm nhập. Tuy nhiên, văn hóa Mỹ chưa bao giờ cảm thấy nó xa lạ với người nước ngoài. Và ít nhất văn hóa Mỹ đã biến cái mà nó tiếp nhận từ những nền văn hóa khác thành một nền văn hóa mà mọi người, mọi nơi đều có thể chấp nhận - một nền văn hóa mà về tình cảm và đôi khi cả về nghệ thuật đang lôi cuốn hàng triệu người trên toàn thế giới.
    Do đó, mặc dù phong trào chống Mỹ hóa hiện nay trỗi dậy mạnh mẽ không chỉ ở Trung Đông mà còn ở châu Âu và châu Mỹ Latinh, nhưng vẫn phải thừa nhận rằng điện ảnh, các chương trình truyền hình và các công viên giải trí của Mỹ mang tính quốc tế hơn là đế quốc chủ nghĩa. Tóm lại, văn hóa đại chúng Mỹ đã không biến thế giới thành phiên bản của Mỹ mà ngược lại, sự phụ thuộc của Mỹ vào các nền văn hóa nước ngoài đã làm Mỹ trở thành một phiên bản của thế giới.
    Những quan điểm trong bài báo này không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chính sách của Chính phủ Mỹ.
    [1] Trào lưu xuất phát từ trong và sau Chiến tranh Thế giới Thứ nhất nhấn mạnh đến tính ngẫu hứng và phê phán tư duy truyền thống trong nghệ thuật.
    Chúc mọi người 1 ngày mới vui vẻ!
  4. Magic_fire92010

    Magic_fire92010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    sis ui.lịch ọp ẹp này là lớp nào thía.Có mem nào lớp Pre7 cũ không a.
    Tiện thể sis cho e lịch lớp Pre7 nhé.E nghỉ tháng 1 có bít j đâu.
    Thks sis nhiều!!!!!!!!!!!!!
  5. huonghen

    huonghen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    sis cho e đăng kí cho hai con bạn :D
    Lớp cơ bản - buổi tối :D
    -Họ và tên:
    1. Nguyễn Thu Hằng (xinh, dễ thương, sát thủ đóa sis ơi :P)
    Ngoclinkin@yahoo.com
    0977905880
    2. Ninh Thúy Quỳnh
    voidermot@yahoo.com
    0988919763
    -Số ĐT liên lạc:
  6. DNT_Designer

    DNT_Designer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Có em
    Pre7 mới học đc mấy buổi thì lớp nghỉ Tết....nên em nghỉ theo
    Dưng mà không sao, mọi người cứ đi cho đông vui, trước lạ sau cười
    Hế hế, buổi off này nhiều cái hay ho lắm ý, mà không đi thì phí
    Được dnt_designer sửa chữa / chuyển vào 00:32 ngày 10/03/2007
  7. 012345678910

    012345678910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Sis Mod ơi, off chiều cn em đến muộn tý, hehe, có kế hoạch gì đừng quên Số nhé !
  8. QuAKiD

    QuAKiD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Quạ nhớ mọi người quá cơ...
    Sau một thời jan bận rộn...e QUạ đã trở lại với cái room yêu thương này roài...
    @emy: Thanks anh nhá...cả ngày 8-3 được nhận có 3 tin nhắn chúc mừng thì trong đó có của anh emy...yêu thía...
    @koko: chị đi đâu mà ko msm cho e hả...lên mạng cũng chẳng thấy tin tức...wên cô Quạ này rùi chứ jì...kô có làm luncher nữa đâu
    @upa: thanks vì lời chúc muộn nhá upa[:D
    @ss: ss ơi...hôm sinh nhật ss máy đt của e hết tiến cách đấy 1 tuần..mà tình hình là e dạo này viêm màng túi wá... nên kô nt chúc mừng ss yêu của e được...e Chúc ss yêu của e tuổi mới nó có nhiều cái mới và nhiều niềm vui mới...và luôn luôn hạnh fúc,nở nụ cười đáng yêu nhá...
    ý mà ss ơi..e hỏi hộ anh bạn e lớp học basic mà jờ vẫn chưa có lịc hả ss...có jì ss liên hệ với e nhá..e đăng kí 1 tên trước nhá ss yêu
    @mr.Tuân: anh T dạo này khỏe kô?làm ăn năm mói thía nào hả anh..hihi
    @Thùy E: e gái,dạo này học hành ra sao rùi...hôm trước buôn với chị xong đã có qđ jì chưa...hihi..cố gắng lên nhá...
    @all: cả nhà chuẩn bị chủ nhật đi ọp ẹp nào...hêhhh
  9. Magic_fire92010

    Magic_fire92010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn ông em. E ruột sis hả.Cung` Pre7 kekeke.
    Mà sao có mấy ng đẹp lớp mih đâu đấy nhỉ.
    Rủ đê
    Rủ đê
    Rủ đê
    Hương xoăn, Hương "tám", Phương "cá cảnh" đâu rui`.
    Được magic_fire92010 sửa chữa / chuyển vào 09:44 ngày 10/03/2007
  10. khongtac

    khongtac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Bao giờ có lớp cơ bản mới thì chị để cho e 2 chỗ nhé.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này