1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

+___+ Cự Giải nhà 16 - Tháng rục rịch chuẩn bị cho sinh nhật hang hoành tráng_Chơi bời vô đối_ Cả nh

Chủ đề trong 'Làm quen - rút ngắn khoảng cách' bởi binhminh, 16/05/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 8xcool_hp107

    8xcool_hp107 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    1.840
    Đã được thích:
    0
    Chúc cả nhà 1 ngày tốt lành em về...bibibibi
  2. cleverview

    cleverview Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2004
    Bài viết:
    9.613
    Đã được thích:
    2
    Hu hu.Đau quá,Hôm qua đang chạy xe thì cái lốp trước nổ.May mà không chết.Chỉ xước xát tay chân.
  3. cleverview

    cleverview Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2004
    Bài viết:
    9.613
    Đã được thích:
    2
    Nhà mình hôm qua ăn Lan còn gì.Chị Vick được bao nhiêu.
  4. vicky82ftu

    vicky82ftu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Ặc, thế mấy giờ mới về đấy......... Đã bảo rùi, uống rượu vào chạy xe cẩn thận....... Về luôn lúc chị bảo thì có phải an toàn không .... thế không sao chứ hả
  5. vicky82ftu

    vicky82ftu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    0
    Lan chị chỉ được 5k thui..... Còn lại là om....... Hihi, hum qua nhà cái chết dở
  6. chienlathang

    chienlathang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    CHO EM ĐIỂM DANH VỚI CÁC BÁC ƠI!
    ĐỂ CHÀO MỪNG NHÀ MỚI EM TẶNG CÁC BÁC VÀI DÒNG SUY NGHĨ VỀ VỞ NHẠC KỊCH "CÂY SÁO THẦN" CÁC BÁC NHỚ ĐỌC KỸ NHÉ.
    Nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh của nhạc sỹ thiên tài người Áo W.A.Mozart, 50 năm thành lập Nhạc viện Quốc gia Hà Nội, lần đầu tiên tại Việt Nam vở nhạc kịch cuối cùng của Mozart đã được biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội với sự tham gia của 100% ca sỹ Việt Nam. Đây là dự án hợp tác văn hoá giữa Bộ Văn hoá Thông tin Việt Nam, Bộ Văn hoá Giáo dục Áo và Nhạc viện Quốc gia Hà Nội. Để có được khoảng 3 tiếng biểu diễn trên sân khấu, khoảng 200 nghệ sỹ đã lao động nghệ thuật một cách say mê và đầy nhọc nhằn trong gần 1 năm. Có khẳng định, qua công trình nghệ thuật này, đội ngũ nghệ sỹ tham gia vở diễn đã trưởng thành lên rất nhiều, họ đã có cơ hội thử sức, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp để hoàn thành một tác phẩm hoàn chỉnh, học tập được nhiều điều từ các chuyên gia nước ngoài và qua đây họ cũng hiểu rõ bản thân hơn, biết được những lợi thế có thể phát huy và những thiếu hụt trong kỹ năng nghề nghiệp cần được bổ sung. Trong quá trình chuẩn bị và luyện tập họ đã gặp phải những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?
    Phần 1: Thông minh trong việc chọn bài (mong Hội đồng thẩm định chương trình Sao mai điểm hẹn 2006 lượng thứ cho trường hợp đạo văn này)
    Ai cũng công nhận người Việt Nam có khổ người nhỏ bé, chúng ta thường tự hào về sức chịu đựng hơn là sức khoẻ. Đây là bất lợi lớn nhất và khó khắc phục nhất đối với các ca sỹ Opera của Việt Nam. Nghệ thuật Opera lại đòi hỏi người biểu diễn phải có một thể lực tốt. Chẳng thế mà ?oÔng hoàng? Opera - giọng nam cao người Ý Caruso đã từng cho rằng để trở thành một nghệ sỹ Opera lớn, ca sỹ phải có ***g ngực rộng, một cái miệng mở to. Xuýt nữa nền nghệ thuật Opera đương đại đã không có một Montserrat Caballé tuyệt vời (người đã song ca với ca sỹ nhạc rock Freddie Mercury quá cố qua một màn hình lớn tác phẩm ?oBarcelona? trong lễ khai mạc đêm trung kết lịch sử năm 1999 cúp C1 Châu Âu) vì bà này đã định từ bỏ con đường ca hát ngay từ lúc ban đầu. Lý do là trong suốt 8 tháng ròng, cô giáo dạy thanh nhạc của bà đã bắt tất cả các học sinh phải luyện tập một số môn điền kinh như bơi, chạy việt dã ... mà không hề đả động tí gì đến vấn đề thanh nhạc.
    (Đây là hậu quả của việc luyện tập, trông cứ cao to ***g ***g mà sợ)
    Sau này, Caballé đã rất nhớ ơn người thầy của mình về phương pháp này và bà cũng bắt các học sinh của mình phải tập nằm thở với các quả tạ đặt trên bụng. Người Châu Âu luyện tập thể lực đến mức như vậy thì người Việt Nam ta nhất là mấy anh chị ca sỹ ẻo lả, điệu đà khó đuổi kịp là phải. Tại sao lại như vậy? Đó là vì nguyên tắc hát Opera là phải hát bằng chính giọng thật, không dùng bất kỳ thiết bị điện tử nào để hỗ trợ giọng hát, cho dù nhà hát có rộng đến 4.000 chỗ ngồi như nhà hát Metropolitan ở thành phố New York đi chăng nữa.
    (Giá mà mình một lần được ngồi trong nhà hát này thì quá mãn nguyện)
    Điều này một phần là do ảnh hưởng của truyền thống, các thế kỷ trước khi mà Opera hưng thịnh và đạt tới đỉnh cao nghệ thuật thì làm gì có micro mà Opera vẫn được biểu diễn một cách thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc đó thôi. Mặt khác, cho dù công nghệ có hiện đại tới đâu đi chăng nữa thì khi âm thanh đã được xử lý qua hệ thống điện tử, không bao giờ nó có thể giữ được âm thanh tự nhiên. Các nghệ sỹ Opera rất ghét điều này, bởi họ rất khó điều chỉnh giọng hát khi họ không thể nghe được giọng thật của mình. Chúng ta đều biết là các nhà hát Opera ở Châu Âu rất lớn, vậy mà các ca sỹ Opera vẫn phải đảm bảo sao cho ở mọi góc của nhà hát đều nghe được tiếng hát của ca sỹ. Nếu không nghe rõ thì khán giả mất hàng đống tiền và chuẩn bị những bộ đồ đắt tiền đến nhà hát để làm gì? (người phương Tây không có thói quen tạo sự sang trọng qua những việc làm như vậy). Tuy nhiên các ca sỹ cũng phải cảm ơn các nhà thiết kế rất nhiều bởi họ đã nghiên cứu khá kỹ và vận dụng các quy luật về âm học khi thiết kế các nhà hát. Tuy nhiên cũng có lúc các ca sỹ phải xoay xở một mình, đó là khi họ phải biểu diễn ngoài trời. Ngày nay, hầu hết các buổi biểu diễn ngoài trời đều có sử dụng hệ thống trang âm hiện đại (tiêu biểu là ông béo Pavarotti). Tuy nhiên, trước đây khi chưa có kỹ thuật xử lý âm thanh các nghệ sỹ Opera tiền bối vẫn biểu diễn ngoài trời như thường, thậm chí là biểu diễn cả trong sân bóng đá. Nghe nói là tồn tại kỷ lục: 80.000 khán giả trong một sân bóng đá đều có thể thưởng thức được giọng hát của một trong những giọng nữ cao huyền thoại Tetrazinni.
    Rõ ràng các ca sỹ Việt Nam không đủ sức (cả nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng) để thể hiện các tác phẩm khó, do vậy phải trông cậy vào tố chất thông minh vốn sẵn tính trời của dân Việt Nam ta. Sự lựa chọn vở Opera Cây sáo thần cho lần này có nhiều lý do, trong đó có một lý do cơ bản đó là nó phù hợp với khả năng của các ca sỹ Việt Nam.
    Lý do thứ nhất, nhà tài trợ chính cho dự án lần này là Bộ Văn hoá Giáo dục Áo và ông W.A.Mozart là người Áo nổi tiếng nhất mà tôi được biết. Làm thế này thì Chính phủ Áo hỷ hả quá rồi còn gì, nói chung là móc túi tiền nhanh hơn và cũng thảo tính hơn. Chẳng thế mà Chính phủ Áo tài trợ đến 102.000 USD trong khi Chính phủ Việt Nam chỉ đóng góp 70.000 USD cho dự án này (nước ta còn nghèo và còn nhiều công tử ăn chơi kiểu Dân chơi Hà Thành). Qua con số đầu tư cho dự án mới hiểu tại sao đã mấy chục năm qua Việt Nam ta không dựng nổi một vở Opera hoàn chỉnh. Đúng là có Thực mới vực được Đạo.
    Lý do thứ hai, vở Cây sáo thần dựa trên một câu chuyện thần thoại đầy tính triết lý, phản ánh sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa ánh sáng và bóng đêm, giữa lý trí và tình cảm. Lựa chọn một câu chuyện thần thoại với kết cục có hậu, cái thiện thắng cái ác, phù hợp với tâm lý tình cảm của người Việt Nam để vậy giúp người nghe dễ tiếp cận, dễ cảm hơn. Khi cuộc sống còn nhiều vất vả thì con người ta hay mơ tưởng và dễ tin vào những chuyện thần thoại cổ tích, điều đó sẽ giúp con người quên đi những khó khăn trong cuộc sống thực tại và giữ được niềm tin đối với cuộc sống. Đây gọi là chiêu cung cấp sản phẩm khách hàng cần chứ không cung cấp sản phẩm ta có thể sản xuất (Các bác nghệ sỹ tưởng là lơ lửng trên không trung, thế mà thuộc lý thuyết Marketing ra phết). Không chỉ có cốt chuyện dễ gần, dễ cảm, phù hợp với tâm lý người Việt Nam, những nhà tổ chức còn có một chiêu thức nữa cũng rất hay để lôi kéo công chúng đó là dịch những phần thoại chán ngắt bằng tiếng Đức vốn nổi tiếng nặng nề ra tiếng Việt. Trong quá trình này, cũng có một tỷ lệ nội địa hoá nhất định kiểu như ?oỞ Việt Nam có nhiều con trẻ và con trẻ ở đó rất thích các loài chim đặc biệt là chim sáo và chim sẻ? ?oMéo mó có còn hơn không? hay ?oÔng trời sẽ dành phần cho anh? ... Tuy nhiên đôi lúc việc nội địa hoá này lại gây hiệu ứng ngược với ý định tốt đẹp ban đầu: Khi các ca sỹ thể hiện xuất sắc một trích đoạn (aria) nào đó hay dàn nhạc thể hiện thành công một đoạn nhạc thì chẳng thấy các bác khán giả nhà mình vỗ tay tán thưởng để động viên nghệ sỹ mà các bác ấy cứ vỗ tay ầm ầm như sấm dậy mỗi khi xuất hiện một câu nói hài hước như ví dụ trên ?oMéo mó có còn hơn không? .Thế mới chết chứ! Các bác ấy cứ làm như đang đi xem hài kịch vậy. Bọn Tây nó lạ lắm, nếu mà có đủ ánh sáng thì ta có thể chiêm ngưỡng được thế nào là mắt chữ O mồm chữ A kiểu ... Úc.
    Lý do thứ ba, xét theo những yêu cầu cơ bản của vở diễn thì các ca sỹ Việt Nam đều đủ sức đảm nhiệm hầu hết các vai diễn trong vở cây sáo thần. Các vai trong vở này không yêu cầu quá cao về mặt kỹ thuật và sức mạnh (trừ vai Nữ hoàng đêm tối thì được xếp vào loại một trong những vai khó nhất trong Opera). Xuyên suốt cả vở là những giai điệu nhẹ nhàng, trong trẻo, hài hoà, dễ nghe, dễ hát. Hơn nữa, vở Cây sáo thần có nhiều trích đoạn nổi tiếng mà các ca sỹ Việt Nam đã từng luyện tập và biểu diễn nhiều lần. Lần này, Nhạc viện Hà Nội được giao dàn dựng vở Cây sáo thần và họ đã lựa chọn dàn ca sỹ tham gia trong số các giảng viên, sinh viên trẻ xuất sắc của khoa Thanh nhạc - Nhạc viện Hà Nội (tuổi đời còn rất trẻ, trong khoảng 20-30 tuổi). Trong đó có nhiều tên tuổi nổi tiếng như: Quốc Hưng, Đăng Dương, Bích Thủy, Việt Dung, Mạnh Dũng, Phương Uyên, Phương Nga, Hồng Lan, Đào Nguyên Vũ, Minh Tuyến ... Lựa chọn như vậy là qúa hợp lý, vừa áp dụng phương châm học đi đôi với hành, vừa tạo cơ hội cho các bạn trẻ tôi luyện, đồng thời còn có chỗ để mà lý lẽ nếu vở diễn bị chỗ này, chỗ nọ phê phán, chỉ trích (đây là điều gần như là chắc chắn).
    Có thể khẳng định phát hiện lớn nhất qua vở diễn này là giọng nữ cao còn khá trẻ Phạm Việt Dung, sinh năm 1982, sinh viên năm thứ 3 nhạc viện Hà nội.
    (Nếu mà biết trước là thiếu hình tư liệu thế này thì mấy hôm đi xem dùng ĐTDĐ chụp cho rồi)
    Qua các năm học tại khoa Thanh nhạc-Nhạc viện Hà Nội, Việt Dung luôn đạt kết quả học tập xuất sắc. Tuy nhiên, người yêu nhạc Việt Nam hầu như chưa hề biết đến Dung cho tới khi vở Cây sáo thần được chính thức công diễn. Cô sở hữu một giọng hát có âm sắc đẹp, mượt mà, tròn đầy. Giọng hát của Việt Dung có âm vực khá rộng, theo ý kiến riêng của tôi nếu tiếp tục khổ công rèn luyện, Dung hoàn toàn thể thể mở rộng danh mục biểu diễn từ các tác phẩm cho giọng nữ trung tới nữ cao trữ tình, nữ cao trữ tình kịch tính. Việt Dung cũng được các bạn học và các thầy trong trường đánh giá là có nhạc cảm khá tốt và điều này đã thể hiện qua cách Dung cảm và thể hiện vai công chúa Pamina. Bên cạnh một giọng hát trời phú, nhạc cảm tuyệt vời, Việt Dung còn có một kỹ thuật thanh nhạc khá điêu luyện và thuần thục, điều đó đã cho phép Dung thể hiện vai diễn một cách dễ dàng và tự nhiên như thể bẩm sinh vốn có vậy. Theo ý kiến của một người bạn của tôi thì, tại thời điểm hiện tại Dung hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của những vai nặng hơn vai công chúa Pamina. Tuy nhiên, vì tuổi đời và tuổi nghề còn khá trẻ nên trong cách hát của Dung đôi lúc còn hơi phô, khả năng tiết chế chưa tốt làm cho người nghe có cảm giác cô muốn phô bày chất giọng đẹp của mình nhiều hơn là thể hiện cảm xúc của nhân vật trong từng thời điểm khác nhau. Trong một số đoạn song ca, tam ca thể hiện rất rõ sự kém tiết chế của Dung khi người nghe gần như chỉ thấy giọng Dung lấn át và lạc lõng. Những lúc như thế người nghe thèm sự giao thao, cộng hưởng âm thanh của nhiều giọng hát (đúng là xấu đều còn hơn tốt lỏi).
    Bên cạnh công chúa Việt Dung là hoàng tử Đăng Dương - người vốn đã rất nổi tiếng trong dòng nhạc cách mạng. Đây là ca sỹ mà tôi đã hâm mộ từ rất lâu rồi, nên khi được biết anh sẽ diễn vai nam chính trong vở Cây sáo thần tôi rất mong chờ tới ngày vở diễn ra mắt. Bởi vì mặc dù được biết Đăng Dương đã từng đạt giải nhất cuộc thi hát Opera và thính phòng toàn quốc lần thứ nhất và cũng đã nhiều lần được nghe anh hát nhạc cách mạng, nhưng vẫn chưa một lần được nghe anh biểu diễn Opera bao giờ cả. Đăng Dương đã thể hiện vai hoàng tử Tamino một cách chính xác, trọn vẹn, tuy nhiên tôi vẫn ao ước giọng anh thanh thoát hơn, ít bí hơn. Một trục trặc nhỏ đã xẩy ra khi Đăng Dương phải vào viện buổi sáng hôm diễn thứ 4. Tuy nhiên anh đã nỗ lực để tiếp tục đảm nhiệm vai diễn cho tới cùng và đã cứu Ban tổ chức khỏi phải huỷ buổi diễn (Qua việc này tôi lại càng hâm mộ Đăng Dương hơn, không chỉ ở giọng hát của anh mà còn ở nghị lực và đức hy sinh vì người khác của anh). Thực ra việc này đã được lường trước và đã có phương án chuẩn bị nhưng đúng là ?onhân tính không bằng trời tính?. Theo nguồn tin đáng tin cậy (xin được giấu tên) thì Nhạc viện Hà Nội cho 2 người tập vai hoàng tử Tamino với ý định sẽ cho họ luân phiên nhau biểu diễn trong 5 đêm công diễn chính thức, đó là Đăng Dương và Tuấn Anh (người vừa đoạt giải nhất Sao mai 2005). Nghe nói giọng Tuấn Anh rất cao, tuy nhiên cứ theo cách Tuấn Anh thể hiện ở Sao mai 2005 tôi thấy hơi có vấn đề về sức mạnh. Điều không mong muốn đã xảy ra khi cách đây mấy tháng, Tuấn Anh bị tai nạn xe máy và do vậy không thể tiếp tục luyện tập, nên Đăng Dương được giao vai diễn qua toàn bộ 5 đêm diễn liên lục. Rất may đến nay Tuấn Anh đã hoàn toàn bình phục sau tai nạn.
    Vai diễn nặng nhất của vở Cây sáo thần đó vai Nữ hoàng đêm tối. Đây là vai diễn khó, thậm chí các nghệ sỹ lớn trên thế giới không phải ai cũng biểu diễn thành công. Tuy nhiên, đây cũng chính là vai mà các nghệ sỹ muốn khẳng định đẳng cấp cần phải trải qua. Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng thế giới đã từng phàn nàn về sự khó chịu khi phải biểu diễn vai này và thậm chí có người ghét đến mức không bao giờ biểu diễn trước công chúng hay thu âm lần nào vai diễn này, đó là trường hợp của ?oNữ thần? Opera - Maria Callas, một trong 4 tượng đài vĩ đại trong giới ca sỹ Opera. Điều đó là vì trong cả vở diễn dài khoảng 3 tiếng, vai Nữ hoàng đêm tối chỉ được xuất hiện với 2 trích đoạn, tổng thời gian của 2 trích đoạn này chưa đầy 10 phút. Tuy nhiên 2 trích đoạn này lại là tâm điểm chú ý của tất cả mọi khán giả và vở diễn có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào 2 trích đoạn này. Hai trích đoạn này chứa đựng trong nó hầu hết những tuyệt kỹ của nghệ thuật Opera, trải trên một âm khu cao, với nối f3 (hay F6) trong aria thứ hai ?oDer Hölle Rache kocht in meinem Herzen" (tam dịch là: sự báo thù của địa ngục đang sục sôi trong trái tim ta). Đây là nốt nhạc cao nhất đã từng viết cho giọng người trong một vở Opera hoàn chỉnh. Nốt cao nhất được viết cho giọng người nói chung là nốt g3 (trên f3 một nốt) cũng được Mozart viết, tuy nhiên không phải trong một vở Opera hoàn chỉnh mà trong một trích đoạn biểu diễn sân khấu - concert aria- có tên là "Popoli di Tessaglia", KV316. Vì 2 trích đoạn trên được xem như là thước đo trình độ ca sỹ nên các nghệ sỹ bậc thầy thường dồn hết mọi tâm huyết cho 2 trích đoạn này để tạo ra đẳng cấp và dấu ấn riêng cho mình. Họ không chỉ hát chuẩn xác mà phải hát đẹp, thêm thắt một số đoạn kỹ xảo khác người, hát sao cho thể hiện tốt nhất sự xảo quyệt, độc ác, lòng hận thù và cay nghiệt của nhân vật Nữ hoàng đêm tối. Việc lựa chọn ca sỹ đảm nhiệm vai Nữ hoàng đêm tối đối với Việt Nam lại càng trở nên nan giải. Mặc dù một số ca sỹ đã từng nhiều lần biểu diễn hai trích đoạn này, thậm chí có người đã từng đoạt giải trong các cuộc thi hát chuyên nghiệp với các trích đoạn này, nhưng để chọn được một ca sỹ đủ tầm thì thực sự là một khó khăn. Theo tôi suy đoán, trong vấn đề này cũng còn có lý do tế nhị của nó, chắc hẳn có trường hợp không dũng cảm đảm nhiệm vai diễn vì rủi ro quá cao bởi nếu không thành công thì có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của họ (dù gì thì đóng vai người phán xét, nhà phê bình chẳng phải tốt hơn sao). Do vậy mà Nhạc viện Hà Nội đã phải triệu về nước ca sỹ Bích Thuỷ hiện đang học thạc sỹ chuyên ngành biểu diễn Opera tại đại học Nghệ thuật Seoul ?" Hàn Quốc.
    (Ở ngoài trông xấu tợn, chẳng trách trên net cho toàn những ảnh kiểu ?oở đây sương khói mờ nhân ảnh? như thế này)
  7. chienlathang

    chienlathang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Điều này cũng hợp lý bởi Bích Thủy vốn được xem là một viên ngọc quý của nền Opera Việt Nam đương đại, đã từng đoạt giải nhất Cuộc thi hát Opera quốc tế các nước ASEAN tại Bangkok năm 2002. Trong thời gian học tại Hàn Quốc, Thuỷ đã được mời tham gia biểu diễn khá thường xuyên trong các chương trình giao lưu trao đổi văn hóa, biểu diễn trên các kênh truyền hình lớn của Hàn Quốc như KBS và Arirang. Thủy cũng đã đạt kết quả học tập rất tốt và được chọn biểu diễn hai trích đoạn: Gilda trích trong vở Opera ?oRigoletto? của Verdi và Konstanze trích trong Opera ?oVụ bắt cóc thành Serail? của Mozart trong một đêm nhạc gần đây tại thủ đô Seoul. Với vai diễn Nữ hoàng đêm tối tại Việt Nam, Bích Thuỷ có cơ hội được đem tiếng hát của mình phục vụ cho đông đảo người nghe ở quê hương và cũng là cơ hội để cô thể hiện những gì thu lượm được trong 2 năm học tập ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, qua 5 buổi diễn chính thức Bích Thuỷ đã tạo ra ít nhiều sự thất vọng cho người hâm mộ, các nốt f3 gần như đều chưa tới hoặc có tới thì lại rất mờ, một số đoạn chạy nốt nhanh thì loạn xạ, chưa chuẩn và xét toàn cục là hơi yếu, chưa thể hiện được tính cách của nhân vật (Nữ hoàng đêm tối nghe ra quá hiền). Công bằng mà nói, đánh giá như vậy là theo chuẩn quốc tế, mà theo tiêu chí này thì thậm chí các nghệ sỹ nổi tiếng thế giới cũng rất hiếm người đạt được mức chuẩn, có nghệ sỹ thể hiện được tinh thần tác phẩm thì các nốt cao lại bị đục, lại có nghệ sỹ tạo được những nốt cao chuẩn xác, âm sắc đẹp thì lại bị chậm nhịp, hát nảy âm (staccato) yếu ... Nếu đánh giá theo chuẩn của Việt Nam thì Bích Thủy vẫn là một tài sản quý của quốc gia.
    Bên cạnh yếu tố mang tính khách quan thuộc về tố chất con người thì cũng có những yếu tố mang tính chủ quan đó là các ca sỹ của mình chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng biểu diễn và đặc biệt rất kém ngoại ngữ (nói thế này thì có lỗi với nhạc viện quá, mong các bác thông cảm cho em nhé!).
    Ở nước ngoài các ca sỹ không chỉ được đào tạo về các kỹ thuật xử lý giọng hát mà còn được đào tạo rất bài bản và cẩn thận về nghệ thuật biểu diễn. Bởi vì Opera có cách gọi khác nôm na là ?onhạc kịch? cơ mà, yếu tố kịch cần được đặt ngang yếu tố nhạc (mặc dù tuỳ từng thời kỳ mà mỗi yếu tố được chú trọng hơn một chút). Thế mà các ca sỹ Việt Nam lại không có cơ hội cũng như chưa có nhiều người ý thức về việc tự trau dồi kỹ năng biểu diễn (thật đáng tiếc!). Chuyên ngành mà ca sỹ Bích Thuỷ được đào tạo tại Hàn Quốc đó là ?oNghệ thuật biểu diễn Opera? (tên gọi đã toát lên tính hoàn chỉnh trong hệ thống đào tạo của các nước), trong khi ở ta chỉ gọi là ?oThanh nhạc?. Rõ ràng là khó lòng vỗ tay chỉ bằng 1 bàn tay. Quay trở lại trường hợp Maria Callas, người được mệnh danh là ?oNữ thần? (tiếng Ý là La Divina). Một trong những lý do mà Callas không bao giờ thể hiện trích đoạn ?oDer Hölle Rache kocht in meinem Herzen" của Nữ hoàng đêm tối như đã đề cập ở phần trước đó là lý do về kỹ thuật thanh nhạc. Tất cả mọi người đều công nhận là kỹ thuật thanh nhạc của Callas là không thực sự hoàn hảo, đôi khi rất dễ phát hiện ra lỗi trong cách xử lý giọng hát của bà. Xét về mặt âm sắc, thì giọng hát của Callas cũng không phải là giọng hát đẹp bẩm sinh, giọng tối, khô và khắc nghiệt. Với ngần ấy khuyết điểm, Callas vẫn được tôn sùng là ?oNữ thần? là biểu trưng cho vẻ đẹp của nghệ thuật Opera không phải là vì một lý do nào khác mà chính là nhờ kỹ năng biểu diễn của bà đạt đến mức ?oxuất quỷ nhập thần?. Có người đã nói rằng, nếu chưa được xem Callas biểu diễn thì coi như chưa thưởng thức được đỉnh cao của nghệ thuật Opera. Nhiều nhà phân tích đã cho rằng, trong các buổi diễn nếu như Callas bớt chú ý tới các động tác hình thể như nét mặt, ánh mắt .. thì bà có thể tập trung nhiều hơn cho việc xử lý giọng hát. Tuy nhiên, Callas là thế, đó là cá tính riêng của bà và nó cũng đã tạo nên tên tuổi cho bà. Hiện còn nhiều tranh luận, tuy nhiên phần đông đều thống nhất với quan niệm rằng chính khả năng diễn xuất là thứ để phân biệt một ?oca sỹ? (singer) đơn thuần với một ?onghệ sỹ? (artist) thực thụ.
    Ngoài ra các ca sỹ của chúng ta lại rất kém ngoại ngữ. Nhạc cổ điển được phân biệt với các hình thức âm nhạc khác vì nó là hình thức âm nhạc chính xác. Trải qua thời gian các tác phẩm vẫn được biểu diễn chính xác với tổng phổ ban đầu mà các nhạc sỹ đã viết ra. ?oTheo truyền thống của thế giới, khi dàn dựng Opera của nước nào thì phải hát bằng tiếng nước đó, tôn trọng nguyên gốc của vở kịch? (Trích lời của PGS.NSND Trung Kiên - chỉ đạo nghệ thuật vở cây sáo thần). Trên thế giới cũng đã từng có một số trường hợp dịch lời hát Opera từ tiếng gốc ra các ngôn ngữ bản địa. Tuy nhiên hầu hết đều không đạt được thành công như bản gốc, bởi vì mỗi ngôn ngữ đều có những đặc trưng, sắc thái riêng và các nhạc sỹ chỉ có thể viết một bản nhạc để nó ăn nhập với một ngôn ngữ nhất định (theo mình được biết thì chưa từng có nhạc sỹ nào viết nhiều versions cho nhiều ngôn ngữ khác nhau kiểu như hệ điều hành window cho Tiếng Việt). Hãy thử hình dung hát một đoạn chèo bằng tiếng Anh xem sao. Đừng đem chuyện phổ lời việt cho mấy bài hát quốc tế nhé, bởi vì cần phân biệt phổ lời việt với dịch sang tiếng việt, trong khi Opera là thể loại âm nhạc chính xác, chính xác từng câu từng chữ đến từng nốt nhạc. Do vậy mà hầu hết các ca sỹ Opera nổi tiếng thế giới bên cạnh giọng hát bẩm sinh, kỹ thuật điêu luyện thì không thể không giao tiếp thông thạo từ 3 đến 4 ngôn ngữ trở lên. Vậy mà thử hỏi có mấy ca sỹ Opera của Việt Nam hiểu và thông thạo tiếng Ý, tiếng Đức (hai ngôn ngữ phổ biến trong Opera). Chính PGS.NSND Trung Kiên thầy giáo hướng dẫn trực tiếp phần lớn các ca sỹ tham gia vở diễn đã từng phát biểu rằng ?oĐiều khó khăn lớn nhất khi dàn dựng vở opera này là phải hát bằng tiếng Đức, là ngôn ngữ mà tác giả kịch bản Emmanuel Schikaneder sử dụng. Các nghệ sĩ, diễn viên hát của ta còn ít có điều kiện tiếp cận với tiếng Đức. Một vở diễn phải hát toàn bộ bằng tiếng Đức trong gần ba giờ là một thử thách lớn?. Nghe nói là các ca sỹ nhà mình thường dùng cách phiên âm lời hát ra tiếng Việt để tập hát cho dễ dàng hơn (giống như kiểu mấy bác xế xích lô học tiếng Anh để giao tiếp với khách Tây vậy). Chính vì vậy mà khi nghe các ca sỹ Việt Nam hát ta sẽ thấy phát âm ngô nghê, thiếu chính xác và rất vô cảm vì họ không hiểu mình đang hát cái gì.
  8. gacontapyeu

    gacontapyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2005
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Lạ nhỉ sao không thấy có tên mình trong danh sách nhà cua
  9. minh_tien

    minh_tien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2004
    Bài viết:
    7.710
    Đã được thích:
    0
    Thiện Tai thiện tai , ai bảo thí chủ ăn thịt chó muộn quá hok thanh tịnh ( Hôm qua tụi mình ăn mắm tôm đã hết chưa Vick nhỉ )
    Thế có sao hok em, chắc cũng tê tê rồi nên mới bị xòe chứ ji, hôm qua anh tuân vê thì bị tông vào bãi cát, hôm qua sao lắm tai nạn xe thế
  10. cleverview

    cleverview Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2004
    Bài viết:
    9.613
    Đã được thích:
    2
    Hu hu.Nếu chạy xe như Mai đưa em về.Chắc bây giờ gặp bác Hồ rồi..Chẳng sao cả.Xước tay chân tý thôi.Sự cố ngoài ý muốn mà.Nổ lốp trước đỡ làm sao được.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này