1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

@-@_______Hội Sưu Tập Tiền (tiền Xu - tiền Giấy) (Trụ sở 7)_______@-@

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi yeudesong_songdeyeu, 10/10/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuphoebe

    tuphoebe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2006
    Bài viết:
    1.187
    Đã được thích:
    0
    Thay mặt BCN xin thông báo lịch offline tháng 3 như sau:
    * Thời gian: 14h00 ngày 29/3/2009 (chủ nhật)
    * Địa điểm: Cafe Nhiệt đới 85 ngõ Láng Trung (vào ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh), Đống Đa, Hà Nội
    * Chương trình:
    - Chương trình từ thiện của CLB tại viện Bỏng quốc gia - Hà Đông
    - Trao đổi kinh nghiệm tại cafe Nhiệt đới.
  2. duonggtvt

    duonggtvt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Anh Phó ơi! Anh cho em biết Lịch Off cụ thể với.
    Off xong rồi đi xuống Hà Đông luôn hay sao hả Anh? Tại chieu` hôm dấy lớp Em đá bóng...
  3. nhimxumatdo

    nhimxumatdo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2008
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ là các anh chị đi trước rùi chứ! Hum đấy chỉ tổng kết lại thui vì em xem cái lịch chương trình thì là cái đầu tiên là đi xuống viện Bỏng. Nếu hum đấy mà đi xuống viện bỏng thì còn làm gì còn thời gian để trao đổi kinh no tăng 2 nữa ạ!
  4. haobanghuu

    haobanghuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    hic hic ! hôm đấy e thi ! sorry cả nhà e k đến đc ạ
  5. lethanhtong

    lethanhtong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Phần 4 Những câu chuyện xung quanh đồng penny​
    Câu chuyện thứ nhất: Có phải sự ra đời của đồng penny Lincoln là do may mắn?
    Những năm đầu thế kỷ 20, Tổng thống của Mỹ lúc đó là Theodore Roosevelt nhận thấy rằng tiền xu của Mỹ có thiết kế kém hấp dẫn so với tiền xu của các nước châu Âu. Ông đã yêu cầu nhà điêu khắc nổi tiếng lúc đó là Augustus Saint-Gaudens thiết kế lại các đồng tiền vàng mệnh giá 10 và 20 đô la và đồng penny.
    [​IMG]
    Một số đồng tiền xu Mỹ đầu thế kỉ 20
    (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: 1, 5, 10, 25, 50 cent, 1$, 10$, 20$)​
    Rất không may là sau khi thiết kế xong các đồng tiền vàng, Saint-Gaudens chết do căn bệnh ung thư năm 1907. Nếu ông sống thêm vài năm nữa, có thể chúng ta đã có một đồng penny ?omade by? Saint-Gaudens, với thiết kế là đầu nữ thần tự do đội vòng nguyệt quế hoặc hình đại chim bàng bay.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hai đồng xu vàng được thiết kế bởi Saint-Gaudens​
    Công việc thiết kế đồng penny mới được giao lại cho nhà điêu khắc Victor D. Brenner. Không giống Saint-Gaudens, Brenner là một nhà sưu tập xu chuyên nghiệp, ông tham gia hiệp hội sưu tập tiền Mỹ từ năm 1894.
    Đồng penny Lincoln ông thiết kế đã nhận được sự ủng hộ của Roosevelt và trở thành đồng tiền tiêu dùng đầu tiên của Mỹ có chân dung của một vị tổng thống.

    [​IMG]
    Đồng penny 1909 S V.D.B​
    Được lethanhtong sửa chữa / chuyển vào 10:43 ngày 27/03/2009
  6. lethanhtong

    lethanhtong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện thứ hai: Tại sao chữ V.D.B. lại bị loại bỏ cuối năm 1909?
    Bộ trưởng bộ tài chính Mỹ vào thời đó là Franklin MacVeagh đã đồng ý để chữ V.D.B. (tên viết tắt của Victor David Brenner) xuất hiện trên mặt sau của đồng penny Lincoln. Quyết định này lúc đầu cũng được trưởng bộ phận điêu khắc của sở đúc tiền lúc đó là Charles Barber ủng hộ, Barber còn đề xuất để chữ V.D.B với kích thước khá lớn.

    [​IMG]
    Chữ V.D.B xuất hiện trên mặt sau của đồng penny​
    Tuy nhiên, sau khi đồng penny được phát hành và nhận được sự phản đối gay gắt của người dân về việc chữ V.D.B. xuất hiện quá nổi bật, Barber đã ?obật lại? và nói Brenner là người ngạo mạn và háo danh. Người ta đồn đoán rằng, ngay từ đầu Barber đã không bằng lòng khi phải làm việc với Brenner, một nhà điêu khắc không thuộc biên chế của sở đúc tiền.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Đồng 50 cent 1899, một công trình của Barber (chữ B xuất hiện ở ngay phía trên số 1)​
    Cuối năm 1909, bộ trưởng MacVeagh đã đề xuất đặt chữ V.D.B dưới chân dung của Lincoln và với cỡ chữ nhỏ hơn, khó phát hiện hơn. Khi đó sẽ dung hòa được cả hai mục đích: vừa ghi nhận công lao của người thiết kế, vừa không gây phản ứng ứng tiêu cực từ người dân.
    Tuy nhiên, đề xuất này đã bị Barber phản đối vì cho rằng kỹ thuật lúc đó chưa thể đáp ứng được điều này. Chữ V.D.B sau đó đã được loại bỏ khỏi những đồng penny phát hành từ cuối năm 1909.
    [​IMG]
    Đồng penny 1909 S (không có chữ V.D.B)​
    Tính xác thực của lời đồn đoán về sự ?obằng mặt nhưng không bằng lòng? của Barber đối với Brenner càng được củng cố bằng việc chữ V.D.B xuất hiện trở lại trên đồng penny vào năm 1918, một năm sau ngày Barber mất.
    Như vậy có 6 đồng penny khác nhau được phát hành năm 1909:
    -Lincoln 1909 VDB
    -Lincoln 1909-S VDB
    -Lincoln 1909
    -Lincoln 1909-S
    -Indian Head 1909
    -Indian Head 1909-S
    [​IMG]
    Đồng penny Indian Head 1909​
    Được lethanhtong sửa chữa / chuyển vào 05:54 ngày 27/03/2009
  7. lethanhtong

    lethanhtong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện thứ ba: Tại sao chữ D trên khuân đúc đồng penny năm 1922 lại bị mòn?
    Thông thường, xưởng đúc tiền ở Philadelphia chịu trách nhiệm sản xuất khuân đúc thứ cấp từ khuân đúc gốc cho xưởng San Francisco và Denver. Tuy nhiên, do năm 1922, chính phủ đã yêu cầu cả ba nhà máy sản xuất tới 84 triệu đồng Peace đô la (Năm 1922 là năm đồng Peace đô la có số lượng phát hành lớn nhất và cũng trong năm này không có đồng 5, 10, 25 và 50 cent nào được sản xuất), nên bộ phận làm khuân đúc đồng peace đô la ở Philadelphia đã phải làm việc hết công suất, và không thể làm khuân đúc đồng penny.
    [​IMG]
    Đồng peace đô la 1922​
    [​IMG]
    Ambum 25 cent, Standing Liberty 1916 -1930, không có ô năm 1922​
    Cũng vào năm này, do xưởng Denver được giao đúc đồng peace đô la với số lượng thấp nhất nên xưởng phải phụ trách thêm việc làm khuân đúc và đúc toàn bộ đồng penny năm đó.
    [​IMG]
    Thông thường, khi đúc một đồng xu, phôi đúc được đặt ở giữa, hai khuân đúc ở hai bên được ép với lực phù hợp để tạo hình trên bề mặt phôi. Tuy nhiên, trong quá trình sản suất, do bị lỗi tiếp phôi, hai khuân đúc đã ép trực tiếp vào nhau khi không có phôi ở giữa. Mặc dù khuân đúc được làm bằng thép có độ cứng cao, nhưng do lực ép rất lớn, kết quả là một vài chi tiết của khuân này đã được tạo hình trên bề mặt khuân kia.
    Do tất cả các khuân đúc đều được sử dụng hết công suất nên không có khuân để thay thế. Các kỹ sư đã khắc phục bằng cách mài dũa các chi tiết bị in hằn bởi khuân kia để xóa các vết không mong muấn. Kết quả là chữ ?oD? đã bị biến mất khỏi khuân sau quá trình khắc phục.
    [​IMG]
    Đồng penny 1922 có và không có chữ D​
    Hiện nay, chỉ có vài nghìn đồng penny 1922 không có chữ ?oD? được biết đến. Giá của chúng dao động từ 1.000 đến 170.000 đô la.
    [​IMG]
    Đồng penny 1922 no D, giá 1400 $​
    Được lethanhtong sửa chữa / chuyển vào 07:32 ngày 27/03/2009
  8. lethanhtong

    lethanhtong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện thứ tư: Tại sao đồng penny năm 1943 lại bị thu hồi?
    [​IMG]
    Đồng penny 1943​
    Như đã đề cập ở phần một, đồng penny năm 1943 được đúc bằng thép mạ kẽm thay vì bằng đồng thau. Ngay khi ra đời, nó đã bộc lộ một số nhược điểm:
    Thứ nhất, đồng mới có mầu trắng bạc và có cùng kích thước nên dễ bị nhầm với đồng 10 cent, gây khó khăn cho việc thanh toán.
    [​IMG]
    Đồng 10 cent 1943 ​
    Thứ hai, do được làm bằng thép nên đồng penny rất dễ bị han gỉ khi lớp kẽm bị mài mòn.
    [​IMG]
    Đồng penny bị han gỉ​
    Thứ ba, đồng penny mới không dùng được với các máy bán hàng tự động do các máy này sử dụng từ tính để phát hiện những đồng tiền giả được làm bằng thép.
    Thứ tư, trong quá trình sử dụng một số đồng penny đã chuyển sang mầu xám, và người dân đã đồn với nhau rằng đồng penny này được làm bằng chì, một kim loại độc hại. Thực tế là đến những năm 50, mọi người đã từ chối giao dịch bằng đồng tiền này vì sợ bị nhiễm độc chì.
    [​IMG]
    Đây là đồng penny 1943 em kiếm hộ bác NA,
    bác nhớ đeo găng tay vào trước khi tiếp xúc với nó nhé ​
    Do những nhược điểm không thể khắc phục nêu trên, năm 1944 sở đúc tiền Mỹ đã quyết định quay lại đúc đồng penny bằng chất liệu đồng. Vì nhu cầu sử dụng đồng để sản xuất vũ khí vào năm đó vẫn còn rất lớn nên các đồng penny được đúc bằng nguyên liệu tận dụng từ việc tái sử dụng vỏ đạn (shell-case), vỏ pháo và các thiết bị quân dụng chứa đồng khác.
    Trong catalog, các đồng penny được đúc từ 1944 đến 1946 được ghi bên cạnh là ?oShell-case brass?.
    Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Bộ tài chính đã ngầm yêu cầu các ngân hàng thu hồi các đồng penny bằng thép.
    Có rất nhiều đồn đoán về việc xử lý 68 triệu đồng penny được thu hồi. Một trong số đó cho rằng chính phủ đã đem những đồng penny này ném xuống biển Thái bình dương. Tuy nhiên, nguồn tin được công bố chính thức là chúng được đem nung chảy và tái sử dụng vào mục đích khác.
    Đồng penny 1943 là đồng tiền tiêu dùng duy nhất của Mỹ bị nam châm hút và không có kim loại đồng.
    [​IMG]
    Đồng penny bị nam châm hút​
    Được lethanhtong sửa chữa / chuyển vào 03:46 ngày 28/03/2009
  9. lethanhtong

    lethanhtong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2007
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện thứ năm: Đồng penny 1943 chất liệu đồng, đứa trẻ vô thừa nhận
    Một thiếu niên có sở thích sưu tập xu tên là Kenneth S. Wing, ở Long Beach, California đã gặp một vận may lớn nhất trong đời vào những năm đầu thập niên 40 của thế kỉ trước.
    Số là Wing thường xuyên kiểm tra năm phát hành của tất cả các đồng penny cậu bắt gặp để hoàn thành bộ sưu tập theo năm của mình. Wing rất kiên nhẫn và yêu thích công việc này, cậu đã từng nhiều lần nhờ bố của mình đến ngân hàng để đổi lấy các cọc tiền xu và mang về để tìm. Wing đã gần hoàn thành bộ sưu tập đồng penny từ 1909 đến 1945, bao gồm cả đồng 1922 không có chữ D, và chỉ thiếu có đồng 1909-S VDB. Tuy nhiên, Wing đã tìm được một đồng penny còn hiếm hơn đồng 1909-S VDB.
    Đó là thời điểm Wing 14 tuổi, khi cậu đang tìm kiếm những đồng penny còn thiếu để bổ xung vào bộ sưu tập của mình. Cậu đã tìm được đồng penny 1943-S, nhưng nó lại được làm bằng đồng chứ không phải bằng thép như ghi trong catalog (sau đây đồng penny 1943-S chất liệu đồng được gọi là thằng ?oĐồng?).
    [​IMG]
    Đồng penny 1943 chất liệu đồng (thằng Đồng)​
    Wing đã mang thằng Đồng đến cửa hàng xu gần đó để hỏi cho rõ, chủ cửa hàng đã ngỏ ý muốn mua lại thằng Đồng với giá 500 đô la, một cái giá rất hời cho một đồng penny vào thời điểm đó. Nhưng Wing đã từ chối và nói rằng ông không muấn bán nó.
    Sau đó, ông đã lao vào tìm hiểu lai lịch, nguồn gốc của thằng Đồng, ông đã viết thư cho rất nhiều chuyên gia và nhà chức trách để hỏi về sự ra đời của đứa trẻ ?okém may mắn này?.
    Bí mật về sự tồn tại của thằng Đồng đã được đưa ra ánh sáng năm 2008, khi đó con trai của Wing, người thừa kế, đã đưa ra những tài liệu chứng minh nguồn gốc của thằng Đồng.
    Một trong số đó là bức thư đề ngày 20 tháng 8 năm 1946 của Sở đúc tiền Mỹ trả lời Wing, Giám đốc sở đúc tiền Mỹ là Leland Howard đã viết: ?oTheo như việc bạn hỏi trong lá thư gửi ngày 11 tháng 8, chúng tôi khẳng định rằng không có thằng Đồng nào được sinh ra vào năm 1943 ở tất cả các xưởng đúc tiền. Năm 1943 chỉ có cháu "Thép" được sinh ra thôi?.
    Tất nhiên là ngày nay chúng ta đã biết những lời trong bức thư này là không đúng, nhưng các bạn có thể hình dung sự thất vọng tràn trề của một cậu bé trước niềm hy vọng có một sự khẳng định chính thức rằng thằng Đồng là đứa con được sinh ra từ một trong các nhà máy của Sở đúc tiền.
    Wing đã không bỏ cuộc, cuối cùng thì sự kiên nhẫn của cậu đã được đền đáp. Cuối năm 1948, cậu đã đưa thằng Đồng đến gặp Giám đốc xưởng đúc tiền ở San Francisco, và người này, dưới danh nghĩa cá nhân, đã khẳng định rằng thằng Đồng được sinh ra ở nhà máy của ông.
    Để cho chắc chắn, vào năm 1957, bố của Wing đã đưa thằng Đồng đến bộ tài chính Mỹ ở thủ đô Washington để xác minh nguồn gốc, nhưng bị từ chối và được giới thiệu đến học viện Smithsonian, một học viện chuyên nghiên cứu về công tác bảo tàng.
    Các chuyên gia tại học viện Smithsonian đều cho rằng thằng Đồng này đúng là được sinh ra ở San Francisco, và ý kiến này được viết bằng văn bản vào ngày 18 tháng 6 năm 1957, người kí là V. Clain-Stefanelli, người phụ trách mảng tiền sưu tập tại học viện.
    Một lá thư nữa liên quan đến thằng Đồng là từ nhà buôn tiền xu hàng đầu thời đó, năm 1958, Abe Kosoff cũng khẳng thằng Đồng đúng là được sinh ra ở San Francisco.
    Cũng theo con trai của Wing, Bố ông đã không nói nhiều về sự tồn tại của thằng Đồng. Trong thực tế, con trai của Wing chưa từng được nhìn thấy thằng Đồng. Chỉ đến khi Wing mất vào năm 1996, thằng Đồng mới được chuyển giao cho con của Wing nuôi dưỡng.
    Sau khi được sự tư vấn của Steven Contursi, một người chuyên buôn những đồng tiền hiếm, con trai của Wing đã gửi thằng Đồng đến công ty chứng nhận chất lượng tiền (Numismatic Guaranty Corporation, NGC) để giám định ?oADN?. Sau quy trình kiểm tra kỹ lưỡng, công ty NGC đã chứng nhận thằng Đồng được sinh ra ở San Francisco, và có chất lượng là AU-53.
    [​IMG]
    Thằng Đồng đã được cấp ?ogiấy khai sinh?​
    Do thằng Đồng là một trường hợp rất hiếm và để ghi nhớ công ơn của Wing, công ty NGC đã viết tên đầy đủ của ông (Kenneth S. Wing Jr. Coll) trên nhãn chứng nhận, một điều chưa từng có tiền lệ.
    Sau khi thằng Đồng được cấp giấy chứng nhận, Contursi đã mua nó và những tài liệu liên quan với giá 72.500$. Sau đó ông bán lại cho Paul Simonetti, phó chủ tịch tập đoàn Park Avenue Numismatics ở South Beach, Florida với giá 100.000$.
    Hiện nay, Paul Simonetti đang có kế hoạch mang đấu giá thằng Đồng và hi vọng có thể thu về hơn 250.000$.
    Như vậy, sau hơn 60 năm, thằng Đồng (lúc này đã thành ông Đồng) mới tìm được nơi chôn nhau cắt rốn của mình và được rất nhiều đại gia chú ý đến. Được sống trong những gia đình giầu có nhưng ông Đồng vẫn còn rất buồn vì ông chưa biết tại sao cùng được sinh ra trong một gia đình mà chỉ mình ông có nước da khác với tất cả mọi người .
    Cả nhà đón đọc phần sau để biết nguyên nhân nhé .
    Clip liên quan
    RARE 1943 U.S. copper penny now worthless ( http://www.youtube.com/watch?v=l-ysWAhTet0 )
    1943 Steel Lincoln Wheat Cent Penny Value Copper? ( http://www.youtube.com/watch?v=EnB1wTKRHJI )
    Được lethanhtong sửa chữa / chuyển vào 14:35 ngày 27/03/2009
  10. bada

    bada Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    1.236
    Đã được thích:
    0

    Bài viết bổ ích và lý thú.
    Thấy Tuấn online suốt, khéo xu xèng quên cả việc học đấy.
    Về vợ lại mắng cho, cưới nhau được tháng đã xa nhau thế này thì nhớ lắm nhỉ???
    Thanks Tuấn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này