1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

_HOA_tình yêu và cảm nhận

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi andythao24, 03/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  2. Vuanoidoi7

    Vuanoidoi7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2005
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Tre một loài cây chỉ nở hoa lúc cuối đời .​
    [​IMG]
    Tre và hoa tre chết đứng chứ không rủ xuống như bao loài hoa khác, tre và hoa như đang thi gan cùng tuế nguyệt . Một hình ảnh hiên ngang và bất khuất giữa trời đất mênh mông, giữa muôn ngàn giống loài của thảo mộc. Thản nhiên trong cõi đi về tựa như một triết nhân đã ngộ được chân lý về sự sống chết của cuộc đời.
    Đã là người Việt Nam thì ai cũng biết cây tre, nhưng có lẽ rất nhiều người không có dịp để thấy được "tre nở hoa".
    Cây tre gắn bó với dân Việt Nam tự ngàn xưa. Thiết nghĩ đã là người Việt Nam, dù ở đâu và làm gì, ai cũng mang trong mình một bóng tre của quê hương, xứ sở. Sau lũy tre làng, nơi quây quần chia xẻ buồn vui của cuộc sống của những cộng đồng người Việt từ hàng bao thế hệ. Hai chữ lũy tre thường gợi cho người nghe hình ảnh tươi mát thân yêu của một làng quê bên nội hay bên ngoại nào đó. Và không biết tự bao giờ, tre đã tham dự vào cuộc sống người Việt như một thành tố không thể thiếu được. Chuyện cổ tích về tre thì cũng có nhiều như trong huyền sử Việt Nam, có truyện Phù Đổng Thiên Vương giúp vua đánh đuổi giặc Ân để cứu nước và giữ nước. Roi sắt bị gãy, Phù Đổng Thiên Vương nhổ tre hai bên đường làm vũ khí để đánh đuổi giặc Ân. Hễ bụi này tan thì chàng trai làng Gióng lại ném đi và nhổ bụi khác. Cứ thế cho đến khi giặc tan tác, đầu hàng, thì chàng cỡi luôn ngựa sắt bay lên núi Sóc để về trời.
    ây tre có mặt trong truyện cổ tích , trong thi văn, trong hội họa, trong âm nhạc. Trong các loại nhạc khí cổ truyền của Việt Nam thì có cây sáo trúc và cây đàn bầu được chế tạo từ họ nhà tre, rẻ tiền, dễ kiếm , cấu trúc đơn giản nhưng âm thanh lại cực kỳ phong phú. Cái khèn của dân miền núi, cái đàn t?Trưng cũng từ tre mà ra. Cái mõ ở chùa làm bằng gỗ, thường là gỗ mít, nhưng cái mõ của làng lại làm bằng tre. Dù trong thời buổi kỹ thuật tân tiến hiện đại, tre vẫn là hình ảnh một thành tố quen thuộc thân yêu gắn bó với dân Việt. Hình ảnh là cái đòn gánh bằng tre nhịp nhàng đàn hồi theo bước đi làm nhẹ vai cô thôn nữ gánh nước từ bến sông, gánh hàng ra chợ bán. Hình ảnh chiếc nón lá với mười sáu vành tre che nắng, che mưa của những người mẹ Việt tảo tần ngược xuôi, lo lắng sinh kế để nuôi đàn con khôn lớn. Hình ảnh duyên dáng của những cô gái Việt bẽn lẽn, e ấp dấu nụ cười duyên với người tình dưới chiếc nón lá "bài thơ" .
    (Còn nữa)
  3. Vuanoidoi7

    Vuanoidoi7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2005
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Kể sao cho hết những đóng góp của tre cho đời sống của dân Việt từ ngàn xưa đến nay. Tre thủy chung một mối tình vĩnh cửu với người dân Việt. Tre lặng lẽ hiến dâng cho đời và hy sinh tất cả. Trong hành trình dâng hiến của mình, tre dâng tặng con người âm thanh từ máu thịt của nó. Tre tạo nên tiếng sáo trúc như tiếng Trương Chi đã làm điêu đứng Mỵ Nương, người con gái cành vàng lá ngọc. Tre tạo nên cây đàn bầu khiến cả thế giới phải nghiêng mình trước ngón độc huyền của dân Việt. Tre là vũ khí giúp dân Việt chống đuổi ngoại xâm giữ gìn bờ cõi. Tre lại còn là thực phẩm ngon cho con người (măng tre).
    Tóm lại, nếu " người ta là hoa của đất" như tục ngữ nói, và tùng bách là biểu hiện của ngươì quân tử ẩn dật, thì tre là biểu tượng của ngươì quân tử dấn thân. Từ khi sinh ra, tre đã sống và trả nghĩa cho đất cho người. Khi tre nở hoa cũng là lúc tre giã từ cuốc sống. Một cái chết hùng tráng, không cho người cảm giác bi ai, não nùng của sinh tử biệt ly. Tre nở hoa trước khi chết. một cách đi vào cõi chết rất đẹp, ung dung tự tại tựa như một triết nhân đã giác ngộ chân lý về lẽ sống chết của cuộc đời.

    (Sưu tầm)
  4. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Bình yên​
  5. piccolo

    piccolo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2005
    Bài viết:
    2.345
    Đã được thích:
    0
    Hoa rồi. Đẹp. Ok. Thế Tình yêu và cảm nhận đâu? he he
  6. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Em không thấy à? Vẻ đẹp bình dị của hoa kìa, Không kiêu sa, không lộng lẫy, nó tượng trưng cho tình yêu trong sáng, thuần khiết, không vụ lợi, tính toán. Chính vì vậy nó mãi mãi chỉ là một loài hoa tầm thường,thấp kém,không ai thèm để ý. Đôi khi nó cũng cố gắng khoe sắc 1 cách tội nghiệp trước cuộc đời, để rồi vẻ bình yên kia lại nhuốm màu giông bão! Nhưng hơn ai hết, nó hiểu rằng cuộc đời này có giá cho mỗi hành động của bản thân, nó cứ cháy hết mình cái ham muốn được thể hiện, nó vẫn tin rằng cuộc đời sẽ không mãi tàn nhẫn với nó.Nó tin như thế, và nó Bình Yên!
  7. Nogoodfriend7

    Nogoodfriend7 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    2.533
    Đã được thích:
    0
    Mai Vàng, Mùa Xuân và Việt Nam​
    [​IMG]
    Mai, Lan, Cúc, Trúc là biểu tượng của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mai vàng, một loài hoa đẹp cao quý chỉ nở mỗi năm một lần đúng vào dịp Xuân về, với dân Việt, hoa mai đã trở thành sứ giả biểu tượng cho mùa xuân của vùng đất phương Nam từ nghìn năm trước. Trong văn chương, hoa mai đã có mặt trong thơ của thiền sư Không Lộ, thiền sư Mãn Giác từ thời nhà Lý, thiền sư Huyền Quang thời nhà Trần, trong thơ của Nguyễn Trãi thời nhà Lê, trong những tác phẩm nổi tiếng như Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du, trong Lục Vân Tiên của Nguyễn đình Chiểu ... và rất nhiều những vần thơ, những áng văn của các văn thi nhân khác từ cổ chí kim viết để ca tụng hoa mai . Trong số này, có hai câu thơ, tương truyền là của Chu Thần Cao Bá Quát, mà khi đọc sẽ thấy ngay địa vị của hoa mai trong tâm tưởng của thi nhân Việt .
    ?Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
    Nhất sinh đê thủ bái mai hoa?.
    (Mười năm chu du tìm gươm cổ
    Một đời chỉ cúi lạy hoa mai.)

    Xuân đến- xuân đi, những ngày Xuân trôi qua, nhìn những cánh hoa mai vàng rơi lìa khỏi thân cành như nhắc nhở dòng thời gian đến-đi, hoa nở- hoa tàn, tóc xanh- tóc bạc. Vòng đời luân chuyển, mọi việc trên đời đều vô thường. Vô thường của thời gian, vô thường của cỏ cây hoa lá, vô thường của kiếp người.
    Dù vui hay buồn thì Xuân cũng đến và đi.
    (Xuân đi, trăm hoa rụng
    Xuân đến, trăm hoa khai
    Đời thoáng ngang qua mắt
    Tóc trên đầu bạc phai
    Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
    Đêm qua, sân trước một nhành mai.)

  8. Nogoodfriend7

    Nogoodfriend7 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    2.533
    Đã được thích:
    0
    Hoa mai đã đươc tao nhân, mặc khách ưa chuộng bởi cái vẻ đẹp thanh khiết cao quý, hương hoa nhẹ nhàng thanh tịnh . Trời càng lạnh, hoa càng tỏa hương thơm hơn nên hương của hoa mai còn được gọi là "lãnh hương" (hương lạnh). Màu vàng của hoa mai là màu tượng trưng cho sự vinh hiển cao sang, màu tượng trưng và dành riêng cho vua chúa thời xưa. Màu vàng cũng là màu biểu tượng cho nòi giống Việt. Cho nên chẳng có gì ngạc nhiên khi dân Việt phuơng Nam chọn mai vàng để đón Xuân, để đón cái Tết Nguyên đán thiêng liêng, cổ truyền của dân tộc.
    Mỗi độ xuân về, ngoài trời tuyết phủ trắng cảnh vật. Đã bao nhiêu cái Tết chẳng có mùi vị Xuân trôi qua im lặng đến lạnh lùng như khí hậu lạnh lẽo của nơi này. Giao thừa đến không hay, giao thừa đi chẳng biết. Đôi khi có dịp cùng vài người bạn thân cạn vài ly rượu mừng Xuân, cũng thấy ấm áp, khuây khỏa vơi bớt nỗi buồn ngày Xuân xứ lạ đôi chút. Cùng nhau ôn lại quá khứ, nhắc lại những kỷ niệm đã qua. Chợt nhận ra, đã có quá nhiều thay đổi, khác biệt do cuộc sống mang lại . Những giấc mơ đầy nhiệt huyết thuở nào dường như đã bị chôn vùi sâu dưới lớp bụi thời gian. Nhạt nhoà và mất dần dấu tích theo năm tháng trôi qua.
    Đón Xuân nơi xứ lạ
    Cành mai giả, màu vàng
    Ngoài trời tuyết phủ trắng
    Những giấc mơ muộn màng
    Ngày Xuân đem rao bán
    Tiếng tơ lòng ai mua ?
    Nỗi lòng người xa xứ
    Chờ cơn gió giao mùa.

    Thêm một mùa Xuân đang chờ ngoài ngõ, nỗi nhớ quê hương càng thêm da diếc. Tự nhủ lòng : Thôi đừng buồn nữa tôi ơi! Quê hương còn đó, bè bạn còn đây. Rồi sẽ có một ngày đất nở hoa, đón xuân về ngắm huỳnh mai nở hoa sân trước.
    (Sưu tầm)
  9. nucuoixinh

    nucuoixinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Hoa hồng chúa của các loài hoa , là biểu tượng của tình yêu!
    Hoa hồng có nhiều màu sắc với nhiều ý nghĩa khác nhau. Hoa hồng trắng tượng trưng cho tình yêu trong sáng. Hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu cháy bỏng. Hoa hồng đen tượng trưng cho tình yêu huyền bí. Hoa hồng vàng tượng trưng cho tình yêu hạnh phúc. Hoa hồng phớt đỏ tượng trưng cho tình yêu trẻ trung, sống động,...
    Với màu hoa nào NCX cũng thích, cũng yêu cả!
    Trong lọ hoa nhà NCX bao giờ cũng có ít nhất 1 bông hồng. Nhìn bông hồng NCX luôn mỉm cười và nghĩ đến 1 ngày mai tốt đẹp rạng ngời sắp đến!
    Ngày trước NCX thường cắm hồng với măng, còn giờ đây, trong lọ hoa, cành thạch thảo luôn song hành cùng với hồng. Điều đó đơn giản chỉ là vì trong tình yêu của NCX luôn trào dâng 1 nỗi nhớ da diết. Nỗi nhớ ấy luôn thường trực và nhắc nhở NCX về sự tồn tại của người ấy.
    NCX có một mong muốn là được đến Đà Lạt để ngắm, lai tạo và trồng cho riêng mình với người đó 1 giống hồng. Ước mơ đó giờ chưa thể thực hiện được nhưng nó là nguồn động lực giúp NCX vươn lên trong cuộc sống.
    " Hoa hồng đẹp nhưng có gai
    Muốn hái hoa phải có tài
    Bất tài vô dụng không được hái
    Hái vào gai cắm cấm kêu đau"
    NCX ko có ảnh về hoa hồng và thạch thảo nên mượn tạm ảnh của andythao24 chút nhé!
  10. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]

Chia sẻ trang này