1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

A First Gulf War story

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi levanle2001, 16/12/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Lại xin được tiếp chuyện các bác bằng một bài trong mà tôi đã cắt dán được (font TCVN3):

    ____________________
    <font face=".vnTime">

    Sau khi kh«ng ®¹t ®­îc môc tiªu ®Ò ra trong cuéc tÊn c«ng chèng Iran trªn m?t tr
    Le Van Le
  2. Mike_Nguyen_new

    Mike_Nguyen_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/10/2001
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    2
    Đổi Font lại bài trên cho bạn Le Van Le
    =========================================
    Sau khi không đạt được mục tiêu đề ra trong cuộc tấn công chống Iran trên mặt trận miền Bắc, trong khong thời gian từ 12 đến 22 tháng 3 năm 1981, Iraq đã phóng 7 qu tên lửa đất đối đất Frog-7 vào các thành phố Dezful và Ahwaz. Chỉ trong vài ngày sau đó, các chỉ huy của Đoàn bay Chiến thuật 31 và 32 ở sân bay Shahrokhi (TAB 3, gần Hamadan) đã lập kế hoạch cho một cuộc phn công. Theo tình báo Iran, Không quân Iraq đã chuyển phần lớn vũ khí khí tài có giá trị tới sân bay Al-Wallid trên đường cao tốc Bát-đa - Amman, gần biên giới Jordanie và là một phần của tổ hợp H-3. Có ít nhất 2 phi đội trang bị 10 Tu-22B và ít nhất 6 máy bay ném bom hạng nặng Tu-16 cùng với các đn vị Mig-23BN và Su-20 được giấu tại đây - nằm ngoài tầm bay của không quân Iran. Nhưng người Iraq đã lầm.
    Để thực hiện kế hoạch tấn công căn cứ Al-Wallid, các đoàn bay 31 và 32 đã tập hợp các phi công F-4 xuất sắc nhất của mình, 4 máy bay F-14A Tomcat, 1 máy bay chỉ huy trên không Boeing 747, và 3 máy bay tiếp dầu Boeing 707. Kế hoạch như sau: vì các phi c đánh chặn của Iraq thường hoạt động yếu ớt, đặc biệt là ở miền bắc Iraq cho nên trở ngại duy nhất với phi công Iran là phi tránh SAM trên đường tới mục tiêu. Al-Wallid nằm cách Hamadan gần 700km, do đó các máy bay Phantom (F-4) phi bay qua Bát-đa. Để tăng kh năng thành công, Iran quyết định đưa các máy bay đến sân bay Tabriz (TAB 2) trước, và từ đó họ sẽ có một con đường ?osạch sẽ? dẫn đến H3 qua Mosul và Kirkuk.
    Vì các máy bay F-4 không thể với tới mục tiêu nếu không có tiếp dầu, 2 máy bay tiếp dầu Boeing 707-319JC đã được gửi tới Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia chiến dịch. Các máy bay tiếp dầu sẽ gặp các máy bay tấn công đâu đó trên miền bắc Iraq.
    Chiến dịch bắt đầu vào sáng sớm ngày 4 tháng Tư năm 1981. Phi đội gồm 8 F-4E, cùng với 2 máy bay dự trữ (các phi công dự trữ sau đó đã phi nhăn nhó quay về vì không ai trong đội bay chính thức gặp phi trục trặc kỹ thuật nào c), cất cánh từ sân bay Tarbiz (sân bay chiến thuật 2 - TAB 2) và đột nhập vào Iraq. 2 đôi F-14 Tomcat bay ở độ cao thấp dọc theo biên giới để đợi họ quay về.
    Trước đó một chút, 2 chiếc Boeing 707 cất cánh từ sân bay quốc tế Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ (trên giấy tờ là để quay về Iran), sau đó chuyển hướng ra khỏi tuyến bay thưng mại quốc tế để bay vào Iraq. Bay rất thấp giữa các rặng núi miền tây bắc Iraq, 2 máy bay tiếp dầu gặp đội bay F-4 Phantom và tiếp đầy dầu cho họ, sau đó thoát về Tabriz mà không gặp vấn đề gì. Các máy bay tấn công Phantom sau đó bay về hướng mục tiêu chính.
    Tính bất ngờ của cuộc tấn công đã gây cho Iraq những hậu qu nặng nề. Không một máy bay đánh chặn nào trong 3 căn cứ của tổ hợp H3 cất cánh hoặc sẵn sàng cất cánh lúc đó. Các máy bay Phantom chia làm 2 đội tấn công từ các hướng khác nhau vào các phần khác nhau của căn cứ. Đầu tiên họ ném bom vào các đường băng ở Al-Wallid để chặn không cho các máy bay chiến đấu Iraq cất cánh. Sau đó họ ném bom phá huỷ nhiều nhà chứa máy bay. Trong khi đó, bom chùm (cluster bombs) của nhóm thứ hai làm hỏng 3 nhà chứa lớn, 2 trạm radar và 5 máy bay ném bom Iraq. Sau đó các máy bay đang đỗ bị tấn công. Lực lượng Iraq vẫn không phi ứng, ngay c súng phòng không cũng chỉ bắn lên yếu ớt. Các máy bay Phantom có đủ thời gian để thực hiện nhiều lần tấn công và phá huỷ hết MB này đến MB khác bằng súng ca-nông. Cho đến khi kết thúc, theo ghi nhận của phía Iran, ít nhất 48 máy bay đã bị phá huỷ hoặc làm hư hỏng nặng.
    Cuối cùng, toàn bộ lực lượng tấn công của Iran trở về căn cứ. Không một chiếc F-4E nào bị hư hỏng trong cuộc tấn công vào Al-Wallid và mặc dù rất nhiều MB đánh chặn của Iraq đã vội vã cất cánh bay về phía họ (từ các sân bay khác), các MB Iraq không thể đuổi kịp. Cuộc tấn công của Iran vào Al-Wallid là chiến dịch thành công nhất vào bất kỳ căn cứ không quân nào kể từ năm 1967 đến nay. Từ đó đến nay chưa bao giờ 8 máy bay lại tiêu diệt được nhiều MB đối phưng đến như vậy trong một phi vụ.
    Sau đó, lực lượng phòng không Iraq nói rằng các máy bay đánh chặn của Syria đã giúp Iran trong quá trình tấn công, và các radar của họ đã theo dõi các MB Phantom trong 67 phút. Nếu đúng như họ nói, có 2 câu hỏi đặt ra cho hệ thống phòng không Iraq: Thứ nhất, nếu họ bị báo động bởi các MB đánh chặn của Syria, tại sao các MB đánh chặn của Iraq lại không cất cánh từ trước. Thứ hai, tại sau họ không thành công trong việc chặn đánh đoàn bay 31 và 32?
    </font>
    ________________________

Chia sẻ trang này