ABC về MT Hề! Bà con nhà mình dạo này ít tập trung chuyên môn quá! Toàn nói chuyện đâu đâu! Tớ thấy rất nhiều bạn muốn tìm hiểu về nghành Nghệ thuật của chúng ta mà ko có nhiều câu trả lời xác đáng là mấy! Ví dụ tớ bị một bạn PM hỏi rằng: Anh anh thế Mỹ thuật là gì hả anh?Tớ mới ngớ ra, có khi học bao năm rồi đến lúc động đến các khái niệm căn bản thì ...quên sạch! Nhưng có gì đáng xấu hổ bằng một người được cho là có học hành chuyên nghiệp về MT lại không thể giải thích được một câu hỏi rất chính đáng của người chưa biết! Vì thế tớ nghĩ nên đóng góp vào đây một bài viết với những gì mình biết, mình học đưọc hoặc sưu tầm được để các bạn mới vào nghề hoặc yêu thích nghề vẽ có thể tự bổ sung thêm một vài kiến thức nào đấy! (Xin các bác cao thủ ngậm cười mà đừng chế giễu tớ vì thực ra tất cả những điều này là dành cho newbie! không dành cho các bác đâu nhé!) Vậy thì Mỹ thuật là gì?( Hehe, câu này nhất thời là tớ bó tay đấy) Mỹ thuật hiểu nôm na là "nghệ thuật của cái đẹp" ("mỹ", theo tiếng Hán-Việt, nghĩa là "đẹp"). Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, kiến trúc. Theo cách nhìn khác, từ "mỹ thuật" (đẹp + nghệ thuật) chỉ cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt người nhìn thấy được. Vì lý do này người ta còn dùng từ "nghệ thuật thị giác" để nói về mỹ thuật. Ví dụ: vẻ đẹp của một bức tranh, giá trị mỹ thuật của một công trình kiến trúc. Theo nghĩa hàn lâm Có nhiều cấp độ thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào sự hiểu biết, khiếu thẩm mỹ và ý thích của riêng từng người. Do đó, quan niệm về mỹ thuật cũng chưa nhất quán theo một chuẩn mực nào. Tuy nhiên, một tác phẩm được đánh giá là có phần mĩ thuật biểu hiện tốt thì ít nhiều tác phẩm đó phải có âm vang về tính kinh viện, hàn lâm. Theo từ điển từ vựng mỹ học của Étienne Souriau - 1990, tiêu chuẩn mỹ thuật mang tính kinh viện gồm có: nhạy cảm, mang tới cho người thưởng thức nhiều cảm xúc; diễn đạt tốt không gian trong tranh, thời gian; mức độ diễn tả đạt tới một trong các loại hình mỹ học. Ví dụ: thông qua ngôn ngữ tạo hình, tác giả diễn đạt thành công một tác phẩm mang tính triết lý sâu sắc, cho dù các hình tượng trong tranh mang tính trừu tượng hoặc tượng trưng. Mỹ thuật là môn nghệ thuật có ngôn ngữ riêng, muốn học hay hiểu đúng về môn này cần phải hiểu ngôn ngữ của nó. Theo nghĩa rộngĐôi khi ta còn gặp thuật ngữ "mỹ thuật" trên sân khấu và trong cuộc sống hằng ngày. Từ "mỹ thuật" còn được dùng khi phân biệt những ngành lớn của hội hoạ: mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật trang trí...; mỗi ngành có một đặc thù riêng về kỹ thuật thể hiện và giá trị sử dụng. Trên thế giới, và ở cả Việt Nam, những người hoạt động trong ngành thường chỉ thừa nhận khái niệm mỹ thuật theo nghĩa hàn lâm và có sự phân biệt rõ rệt giữa mỹ thuật với thủ công mỹ nghệ và mỹ thuật ứng dụng. Đến đây, tớ lại thấy trên box của chúng ta, mọi người hay nói đến cụm từ: " Bên YK là Hội hoạ Hàn lâm" còn " Bên CN là MT Ứng dụng" . Nếu tớ mà là thầy thì tớ trừ điểm hết các học trò này! Chẳng có cái trường phái HH nào tên là Hàn lâm cả! Khái niệm Hàn lâm và cổ điển cũng chẳng anh em gì với nhau! Như thế! MTcông nghiệp với ứng dụng cũng luôn luôn có sự khác biệt rõ ràng. Chúng ta bị một cái cứ ông này nói ông kia nói theo như đúng rồi ý mà rốt cuộc tù mù một đống hết cả! Vậy theo các bạn: Câu nói "Bên Hàn lâm họ vẽ thế này..." Đúng hay sai và có bao nhiêu người đồng ý với ý kiến của bạn?