1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ABC về nhiếp ảnh

Chủ đề trong 'Nghệ thuật Nhiếp ảnh' bởi Xuka, 24/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Bài trước tôi đã trình bày sơ lược để các bạn hiểu được ba khái niệm Exposure, Aperture và Shutter speed. Tôi sẽ quay lại vấn đề này sau.
    Hôm nay tôi muốn nói đến một yếu tố khác đó là Sensitivity (độ nhạy sáng)của fim. Khái niệm này thể hiện khả năng hấp thụ ánh sáng của fim và thông thường nhất được ghi theo tiêu chuẩn ISO (International Organization for Standardization ) đơn vị tính là Asa. Bạn nói đến fim 100 có nghĩa là 100asa. Ngày trước một số fim còn ghi theo tiêu chuẩn God của Liên xô là DIN.(100 Asa tương đương 21 DIN). Fim 200 thì độ nhạy sáng gấp 2 lần fim 100, fim 400 thì gấp 4 lần fim 100 và gấp 2 lần fim 200....
    Một bức ảnh đạt yêu cầu giả sử bạn chọn là fim 100, F5.6 và tốc độ 1/125 thì đối với fim 200 bạn phải đặt lại aperture là F8 hoặc đổi tốc độ chụp là 1/500 để có được một tấm ảnh tương đương. Một điểm cần lưu ý là khi độ nhạy sáng của fim càng cao thì hình ảnh càng kém mịn, tăng độ nhiễu.
    *Các cuộn fim có ghi chữ DX có nghĩa là đây là loại fim dùng được cho máy có chưc năng tự điều chỉnh độ nhạy.
  2. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Trong bài này tôi xin quay lại nói về Aperture
    Các bạn thấy dãy trị số của aperture không phải là F1,F2,F3... mà là F1.0 ,F1.4, F2.0, F2.8 .... Các trị số này tỉ lệ nghịch với độ mở của ống kính. Số F càng lớn thì ống kính càng thu hẹp và số này càng nhỏ thì ống kính càng mở rộng hợn.Do đó độ mở ống kính ở F1.0 sẽ lớn hơn độ mở ống kính ở F1.4 ....Để dễ hiểu hơn, bạn hãy hiểu những con số F này chính là độ cản trở ánh sáng đi qua ống kính. Số này càng lớn thì ánh sáng đi qua càng ít và số này càng nhỏ thì ánh sáng đi qua ống kính càng nhiều. Một đặc điểm nữa là với các ống kính Zoom thì trị số này được ghi gồm hai trị số. Ví dụ 1:3.5-4.5, trường hợp này con số nhỏ sẽ tương ứng với tiêu cự ngắn nhất của ống kính và con số lớn hơn tương ứng với tiêu cự dài nhất của ống kính. Khi bạn điều chỉnh Zoom từ ngắn nhất cho đến dài nhất thì aperture lờn nhất thay đổi từ 3.5 đến 4.5
    Sau đây là công thức tính Aperture
    focal length : tiêu cự ống kính
    diameter of opening : đường kính lỗ mở.
    Giả sử bạn có ống kính 50mm đang để aperture F5.6, đường kính lỗ mở trong ống kính sẽ là 50:5.6= 8.9mm
    Tại sao chúng ta có được dãy trị số F1.0 F1.4 F2.0 ...?
    Gọi aperture là a , tiêu cự là f và đường kính lỗ mở là d ta có a=f/d
    Khi bạn tăng aperture lên một nấc thì độ mở ống kính giảm đi một nửa, nghĩa là tiết diện lỗ mở lúc này cũng giảm đi một nửa.Gọi dường kính lỗ mở lúc này là D thì ta có:
    Trị số aperture A tương ứng với đường kính lỗ mở D :
    Như vậy cứ mỗi bước tăng trị số apeture để ánh sáng qua ống kính giảm đi một nửa thì aperutre sau sẽ bằng 1.414 lần aperture trước (1.414= Căn của 2)
    Nếu bắt đầu từ F1.0 thì bước kế tiếp sẽ là F1.4 tiếp nữa là F2.0.....tạo thành một dãy trị số như chúnh ta vẫn thấy.
    Shutter Speed
    Đây là tốc độ mở của màn chắn. Nó thể hiện thời gian từ lúc mở đến lúc đóng của màn chắn. Cũng chính là thời gian mà ánh sáng rọi vào fim. Với khoảng thời gian nhỏ hơn giây thì ghi là 3 hay 100 hay 250....có nghĩa là 1/3 giây, 1/100giây, 1/250 giây. Thời gian lớn hơn giây thì ghi là 1", 2", 3"...
  3. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Qua các bài trên, các bạn đã hiểu được một Exposure được quyết định bởi ba yếu tố là aperture, shutter speed và sensitivity. Ở đây tạm không nói đến sensitivity( độ nhạy sáng của fim). Nếu bạn chụp một bức ảnh với thông số F2.8,1/250; F2.0,1/500 hay F4,1/125 thì sẽ cho ra kết quả như nhau.Bảng đồ thị dưới đây thể hiện điều đó. Để có một lượng ánh sáng tác dụng lên fim như nhau, bạn có thể mở rộng ống kính và tăng shutter speed hay thu hẹp ống kính và giảm shutter speed.Lượng ánh sáng không thay đổi đó gọi là EV(Exposure Value)
    Đường đồ thị EV là đường thẳng từ góc trên bên trái hạ xuống góc dưới bên phải của đồ thị. Tất cả những điểm nằm trên đường thẳng EV đều có giá trị bằng nhau.Hay nói cách khác là những điểm nằm trên đường thẳng EV thể hiện sự kết hợp những aperture và shutter speed tương ứng với nhau để kết quả không thay đổi. Qua đó chúng ta thấy sự kết hợp giữa aperture và shutter speed rất đa dạng. Trong chế độ Aperture-Priority máy sẽ tự động tìm shutter speed tương ứng với aperture mà bạn đã cài đặt. Ngược lại, trong chế độ Shutter-Priority thì máy sẽ tự động tìm mức aperture tương ứng với shutter spedd bạn đã cài đặt....
    Sau đây là công thức tính EV
    Giả sử bạn chọn F4.0,1/2 thì ta có EV=5 ( do giới hạn font chữ nên tôi không ghi chi tiết hơn được trong phép tính này)
    Để rõ hơn chúng ta hãy xem một vài ví dụ sau. Khi bạn Đặt aperture là F1.0 và shutter speed là 1s thì lúc này EV là 0. Kết hợp các aperture và shutter speed tương đương (F1.4,2s; F2.0,4s...) ta có đường thẳng EV0. Bây giờ để lượng ánh sáng giảm đi một nửa nếu bạn sẽ giữ nguyên aperture là F1.0 thì phải tăng shutter speed lên là 1/2s.Kết hợp với các cặp apertue và shutter speed tương đương thì ta sẽ được đường thẳng EV1.Tương tự như trên bạn sẽ có được đường thẳng EV2,EV3... Ta có kết luận sau: lượng ánh sáng đi qua ống kính khi kết hợp aperture và shutter speed theo đường thẳng EVi gấp đôi theo đường thẳng EVi+1

    Được asahinguyen sửa chữa / chuyển vào 22:54 ngày 05/08/2003
  4. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có thể tra trong bảng trên để tìm giá trị EV. Với shutter speed lớn hơn một giây, bạn tra tương ứng với giá trị nhỏ hơn giây thêm dấu - vào là xong.
    Được asahinguyen sửa chữa / chuyển vào 23:32 ngày 05/08/2003
  5. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ tôi nói về khái niệm STOP
    Trong bài trước chúng ta đã biết lượng ánh sáng đi qua ống kính của sự kết hợp aperture và shutter speed theo đường EVi sẽ gấp đôi lượng ánh sáng đi qua ống kính nếu kết hợp aperture và shuter speed theo đường EVi+1. Sự khác biệt đó gọi là một stop. Nếu ghi là +1 stop thì có nghĩa là lượng ánh sáng qua aperure tăng gấp đôi.Ví dụ F.56 ở 1/125 thì +1 stop là F4.0 1/125 hay F2.8 1/500, F8 1/30 .....Ngượa lại nếu ghi là -1 stop thì có nghĩa là lượng ánh sáng đi qua aperture sẽ giảm đi một nửa.Ví dụ F5.6 ở 1/125 thì -1 stop là F8 1/125, F5.6 1/250 hay F4.0 1/500 ....
    Để tăng DOF (depth of field) ta sẽ áp dụng sự kết hợp với aperture nhỏ. Để chụp đứng hình các chuyển động thì ta áp dụng sự kết hợp với shutter speed nhanh hơn. Bài sau tôi sẽ trình bày rõ với các bạn về DOF.
  6. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    DEPTH OF FIELD
    CĂN BẢN
    Khi bạn chỉnh focus vào một khoảng cách nào đó, các vật thể ở khoảng cách đó sẽ sắc nét. Những vật thể nào không nằm ở khoảng cách đó gọi là out-of-focus và theo lý thuyết thì sẽ không rõ nét. Tuy nhiên mắt người không thể nhận biết được những sự thiếu sắc nét quá ít nên một số vật thể phía trước hay sau điểm focus cũng xem như là rõ nét. Tóm lại là khi bạn focus ống kính vào một điểm nào đó thì không phải chỉ có điểm đó rõ nét mà sẽ là một khoảng rõ nét. Khoảng rõ nét đó gọi là Depth of Field.
    Dưới đây là hình ảnh ví dụ.Những hình ảnh này focus được đặt vào điểm giữa 3inch và 4inch nên các bạn nhận thấy khoảng này rõ nét trong tất cả các hình.Các khoảng cách nằn ngoài khoảng này rỏ nét dần khi bạn thu nhỏ aperture. Ví dụ này cho ta thấy khoảng rõ của hình ảnh (depth of field) mở rộng khi ống kính thu nhỏ lại.Như vậy có thể điều chỉnh depth of field bằng cách chọn aperture thích hợp.

    Tôi sẽ giải thích về điều này ở những bài tiếp theo.
    Được asahinguyen sửa chữa / chuyển vào 21:57 ngày 10/08/2003
  7. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Giải thích về DOF
    Giả sử ống kính Focus vào điểm màu vàng và ta được ảnh của nó trên fim là điểm màu vàng tương ứng. Các điểm có cùng khoảng cách với điểm vàng sẽ rõ nét trên fim. Bây giờ chúng ta xem xét đền điểm màu trắng nằm ở phía sau điểm màu vàng. Điểm này nằm ngoài tiêu điểm (out of focus) nên nó không thể rõ trên fim.Ảnh của điểm màu trắng này sẽ nằm ở phía trước mặt fim và trên fim thì ảnh của nó sẽ là một quần tròn màu trắng.Vòng tròn trắng này tạm gọi là vòng nhiễu (circle of confusion) Kích thước vòng tròn này sẽ tắng khi ta tăng khoảng cách giữa điểm trắng và ống kính. Tương tự như vậy, điểm màu xanh nằm phía trước điểm màu vàng cũng nằm ngoài tiêu điểm nên trên fim nó sẽ là một vòng tròn nhiễu. Như vậy nếu bạn có thể giảm kích thước vòng tròn nhiễu thì bạn sẽ được hình ảnh rõ nét hơn. Nhưng phải làm như thế nào?
    Người ta đã khám phá ra một điểu là kích thước vòng tròn nhiễu tỉ lệ với cường độ ánh sáng đi qua ống kính. Khi cường độ ánh sáng đi qua ống kính giảm thì kích thước vòng nhiễu cũng giảm. Như vậy khi aperture càng tăng thì kích thước vòng nhiễu giảm nên hình ảnh rõ nét hơn.
  8. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Hyperfocal Distance
    Đây là một khái niệm bạn hay gặp trong nhiếp ảnh. Khi bạn tăng aperture(giảm độ mở) thì DOF sẽ tăng. Bây giờ xét trường hợp bạn đặt focus ở vô cực, DOF sẽ bắt đầu từ một điểm nào đó trước ống kính và kéo dài đến vô cực.Nói cách khác hình ảnh từ điểm đó đến vô cực sẽ rõ, hình ảnh từ điểm đó đến ống kính không rõ nét. Khoảng cách không cho hình rõ nét này gọi là Hyperfocal distance.Trong hình dưới đây

    Sau khi xác định được hyperfocal distance, bạn nhắm ống kính vào điểm đó. DOF bạy giờ sẽ bắt đầu từ điểm giữa của hyperfocal distance đến vô cực.Đây là DOF thực tế lớn nhất mà bạn có thể đạt được.
    Khi chụp ảnh, phần lớn người chụp thường nhắm vào đối tượng hay chủ đề.Điều này cũng chấp nhận được.Tuy nhiên một vài trường hợp bạn cần ảnh phía trước khoảng rõ gần ống kính hơn nữa thì bạn phải cần đến kỹ thuật này
  9. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    ĐỂ CÓ ĐƯỢC DOF LỚN TA NÊN CHỤP ẢNH VỚI ĐỘ MỞ ỐNG KÍNH NHỎ?Câu trả lời cho câu hỏi này là "không" . Các bạn hãy xem hình bên dưới. Khi ánh sáng đi qua ống kính và qua apeture sẽ có một lượng nhỏ ánh sáng nhiễu xạ (diffracted light) tỏa ra xung quanh. Nếu apeture rộng thì tỉ lệ giữa lượng ánh sáng nhiễu xạ và lượng ánh sáng đi qua không đáng kể nên không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hình ảnh. Và bây giờ nếu bạn khoá nhỏ apeture lại thì tỉ lệ này sẽ tăng lên và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hình ảnh.Đó cũng là lý do vì sao chất lượng ống kính càng cao thì apeture mới có thể càng đóng nhỏ lại được.
  10. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    MỘT VÀI PHÉP TÍNH VỀ DOF
    Lưu ý: Đây là các phép tính căn bản của ống kính lý tưởng.Các phép tính này đã đơn giản hóa và mang tính lý thuyết nhiều hơn. Sở dĩ như vậy là vì các ống kính khó mà đạt được các tính chất quang học hoàn hảo như trong lý thuyết. Các ống kính được sản xuất bởi nhiều hãng khác nhau.Thậm chí cùng một loại ống kính nhưng do hai hãng khác nhau chế tạo thì cách tính DOF cũng khác nhau.
    * Circles of Confusion
    Trở lại vấn đề này, ta đã biết mắt người có hạn nên một số Circles of Confusion cũng xem như rõ nét. Để tính được DOF, trước hết cần phải biết cách tính Circles of Confusion.Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến Circles of Confusion đó là kích cỡ film.
    Công thức tính đường kính Circles of Confusion như sau
    focal lengths of standard lens là tiêu cự mà mắt người nhìn qua thấy hình ảnh có kích thước tương đương bên ngoài. Ví dụ như với 35mm camera thì focal lengths of standard lens là 50mm.6-6 cm and 4-5 inch cameras thì focal lengths of standard lens là 80mm and 150mm. Nikon D1 sử dụng CCD nhỏ hơn film 35mm một chút, focal lengths of standard lens sẽ là 50mm/1,5= 33,3mm .....
    Được asahinguyen sửa chữa / chuyển vào 23:15 ngày 22/08/2003

Chia sẻ trang này