1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ác chiến tại Sài Gòn, Tết Mậu thân 1968!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 21/01/2019.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    9


    Cố thủ, tăng viện, phản công


    Dù việc xuất hiện ở khắp nơi có gây ra nỗi kinh hoàng trong chốc lát nhưng kế hoạch đánh chiếm Sài Gòn của quân giải phóng đã lộ ra nhiều thiếu sót lớn. "Mục tiêu đầu tiên của họ lẽ ra phải là nơi làm việc của tư lệnh quân cảnh Mỹ, và mục tiêu thứ 2 thì phải là sở chỉ huy tiểu đoàn quân cảnh 716, là nơi các toán ứng chiến của tôi được điều đến." Trung tá George, người đã chuẩn bị tinh thần chờ tai họa giáng xuống đầu, vẫn còn kinh ngạc khi thấy nó ko xảy ra, phát biểu. Trong thực tế, bộ chỉ huy quân cảnh Mỹ mới chính là trung tâm chỉ đạo tác chiến phòng thủ đô thành. George nói: "Mọi bộ tư lệnh đều gọi tới chỗ chúng tôi để tìm hiểu tình hình. Nếu chúng tôi bị VC tập kích, thì tình hình sẽ cực kỳ rối loạn." Sở chỉ huy tiểu đoàn quân cảnh 716 đặt ở khách sạn quốc tế vẫn chưa bị sờ tới dù ngay mặt tiền khách sạn là nơi trực thăng tiếp tế hạ cánh và cùng điểm tập trung xe jeep, xe tải của các toán phản ứng.

    Nhưng thời điểm ấy những sai sót định mệnh khiến đối phương thất bại vẫn chưa lộ ra rõ ràng. Chuẩn tướng Irzyk, tư lệnh vùng, cho hay tiểu đoàn 716 ko những chỉ đến Tòa đại sứ Mỹ mà còn phải ứng chiến rất nhiều mục tiêu khác trên toàn thành phố. "Quân cảnh một lúc bị điều đi cả chục hướng. Cả tiểu đoàn cứ như 1 sợi dây cao su bị kéo căng hết mức giới hạn..."

    Có vẻ tình thế Sài Gòn đang như ngàn cân treo sợi tóc.

    Bệnh binh mặc quần áo pijama trong Bệnh viện dã chiến số 3 cũng được phát súng, vào vị trí phòng thủ. Quân nhân Mỹ trong 1 số khu cư xá nhả đạn vào bất cứ thứ gì di chuyển. George viết tỉnh queo trong báo cáo sau trận đánh của mình: "Có trường hợp xe quân cảnh được phái đến cư xá để kêu họ ngừng bắn cũng ăn luôn đạn của đám lính ngụ bên trong."

    Chiếc xe jeep đang chạy ngang qua sứ quán Đại Hàn chẳng biết bị súng không giật hay RPG bắn trúng. Cả 2 quân cảnh trên xe đều trọng thương. Thêm 2 người nữa thiệt mạng khi xe jeep gắn đại liên của họ phóng ngay vào 1 luồng đạn liên thanh.

    Quân giải phóng tháo khẩu M60 trên chiếc jeep ra, đem lên nóc 1 khách sạn bắn xuống. Ngay sau đó, tầm 5g40 sáng, Car 9-5, 1 xe jeep tuần tra khác vô tình lái thẳng vào toán quân địch. "Tất cả im mồm!" 1 trong số 3 thành viên trên xe hét vang để át tiếng các cuộc gọi láo nháo đang trên sóng điện đài: "Waco, Niner-5 đây. Chúng tôi đang trên đường Plantation (nay là Lý Thường Kiệt. ND). Xe bị trúng đạn. Tài xế bị thương...Cần chi viện ngay lập tức!"

    "10-2-4. Mấy cậu ở đoạn nào?"

    "Gần trường đua. Over"

    Trường đua Phú Thọ nằm ở góc tây bắc trên con đường Plantation chạy theo trục bắc - nam (còn có tên là đường Nguyễn Văn Thoại) giao với đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3 tháng 2. ND) nằm hướng đông - tây thuộc Chợ Lớn, 1 khu ở về phía tây nam Sài Gòn, cư dân chủ yếu là người Hoa. Tay quân cảnh nấp sau xác xe tiếp tục la hét: "2 lốp trước bị xịt, thùng xăng bị thủng, cửa kính vỡ hết. Lái xe bị đạn vào bụng..."

    Waco tức tốc phái 1 toán ứng chiến của bộ tư lệnh vùng đến: "Niner-5 đây, sếp . . . nói họ cẩn thận chỗ khúc quanh đầu tiên trước khi đến trường đua."

    Cuộc điện đàm lặng đi 1 lúc rồi tay quân cảnh lại nhảy vào làn sóng, giọng thất thanh: "Niner-5 đây! Rời khỏi đây, rời khỏi đây ngay! ...Bọn khốn có RPG!"

    "Niner-5, bình tĩnh. Người sắp tới bây giờ đấy."

    "Họ ở chỗ quái nào cơ?"

    Từ đầu bắc đường Nguyễn Văn Thoại tiến xuống, tới cách trường đưa khoảng 2 khối nhà rưỡi thì toán ứng chiến rời xe tải đi bộ. Lính Mỹ ko thể đến gần Car 9-5 do bị đạn của cả lính VNCH lẫn VC 2 bên đường bắn. Chiếc xe jeep mà họ đang tới cứu ở trước mặt bỗng bốc cháy sáng rực, lính trên xe nằm co quắp gần đó. Tài xế cùng hạ sĩ quan chỉ huy bị giết. Tuy nhiên, người quân cảnh đã liên lạc điện đài, chỉ giả chết và sẽ được cứu sống sau đó.

    Nhưng anh ta cũng phải đợi khá lâu. Khu vực này rất đông quân du kích. Toán ứng chiến báo về khi trời vừa sáng: "chúng tôi bị kẹt giữa những lằn đạn đại liên và đạn chống tăng từ trên các nóc nhà bắn xuống"

    "Charlie 5-2 đang trên đường đến." Waco trả lời, đề cập tới toán ứng chiến thuộc đại đội C an ninh, trung đoàn 52 bộ binh, đơn vị tăng phái cho tiểu đoàn 716 quân cảnh.

    Toán ứng chiến thứ nhì này do trung úy Stephen L. Braddock chỉ huy. Anh này lấy điện đài gọi trước hỏi đường. Toán ứng chiến của bộ tư lệnh vùng trả lời: "theo đường Hồng Bàng đi thẳng tới khu trại lính VNCH. Bọn tôi ở phía trước khoảng 2 khối nhà. Hầu hết đang nấp sau mấy cái thùng phuy trắng. Các anh sẽ thấy chiếc GMC của bọn tôi đỗ trên đường. Từ đó lên đây thì phải đi bộ. Địch đang tập trung bắn RGP vào chỗ bọn tôi. Lên chi viện gấp. Over"

    "Charlie 5-2, đã rõ . . ."

    "Vừa có 1 quả lựu đạn đáp xuống cách chỗ bọn tôi tầm 15 thước. Hình như nó đã khiến mấy quân cảnh bị thương. Khẩn trương! Over"

    "Charlie 5-2 đây. Đang tới chỗ các bạn. Hết."

    Toán ứng chiến thứ nhì chẳng bao giờ tới đích. quân giải phóng đã luồn ra sau lưng toán quân của bộ tư lệnh vùng. Trung úy Braddock tử nạn cách nơi đọ súng với địch 2 khối nhà khi xe tải của anh bất ngờ bị đại liên 12 ly 7 khoan thủng lỗ chỗ rồi sau 1 tiếng nổ thì bốc cháy trên đường. 1 sĩ quan cùng với 2 hạ sĩ quan khác cũng bị thương khi cố cứu Braddock.
    samuelb, huymaya, altair5 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Toán ứng chiến thứ 3 thuộc đại đội A, tiểu đoàn 716 vội xô đến nhưng rồi nó cũng chẳng đi đến đâu cả. Toán đầu tiên báo qua điện đài: "VC cách đây 1 khối nhà đã khóa chặt con đường. Ko có cách nào qua được cả. Chúng ở cả 2 đầu. Rất bế tắc..."

    Tình thế tiếp tục xấu đi "Waco, Charlie 5 gọi. Địch nã cối vào chúng tôi ngoài này.."

    Cả thảy, trên đường đến trường đua Phú Thọ, quân cảnh Mỹ có 5 chết, 12 bị thương. Về sau mới biết họ đã tình cờ chạm trán với 2 tiểu đoàn quân giải phóng được giao nhiệm vụ chiếm lấy trường đua, 1 điểm quan sát rất tốt nằm trong tầm bắn của cối 82mm từ sân bay Tân Sơn Nhất.

    Trận tao ngộ chiến này đã khiến đối phương bị cầm chân và ko thể phát triển đến mục tiêu của mình. Đến chiều thì địch bị 1 chiến đoàn bộ binh - thiết giáp thuộc Lữ đoàn bộ binh nhẹ 199, đơn vị đầu tiên trong số nhiều đơn vị tác chiến quân Mỹ co về Sài Gòn dịp Tết, đẩy lùi. "Chúng tôi đã trì hoãn kế hoạch của địch đến độ họ ko thể thực hiện nhiệm vụ được giao." Trung tá Rowe, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn quân cảnh 716 đã tổng kết chính xác tác động của những trận giao tranh hỗn loạn tại thủ đô với đối phương như vậy. 27 quân cảnh Mỹ tử trận, 44 bị thương, là cái giá họ phải trả để có thể mua thêm thời gian.

    Thế là quân cảnh Mỹ đã cứu được Sài Gòn, trong khi quân giải phóng, thất bại khi đánh chiếm các mục tiêu trong đêm, chẳng có cơ may nào chống lại các đơn vị chiến đấu ùn ùn kéo về ngày hôm sau hết. "Trung tá Rowe phải được trọng thưởng" Tướng Irzyk đã nói thế trong cuộc họp ở bộ tham mưu sau trận chiến.Irzyk khen cả George, vị tư lệnh quân cảnh, đã có màn trình diễn còn hơn 1 vị 'nguyên soái' khi ông này làm trò 'tung hứng' với máy liên lạc vô tuyến, hữu tuyến tại bộ chỉ huy quân cảnh. "George phải nhận cả ngàn cuộc gọi đến, mà cuộc nào cũng quan trọng, đáng phải ưu tiên cả vậy mà anh giải quyết được hết. Tôi ko biết vì sao mà George làm được chỉ biết là anh vẫn tỏ ra bình tĩnh, nhẫn nại, thư thái đến tận phút cuối cùng. Rất cừ khôi."

    Trung tá George được thưởng huân chương sao đồng cùng với huân chương Legion of Merit khi kết thục kỳ hạn phục vụ tại VN. Lực lượng quân cảnh Mỹ tại Sài Gòn được tặng bằng khen của tổng thống. Tuy nhiên, trong thắng lợi cũng nảy sinh hục hặc. George kể: "trong dịp Tết tôi và Rowe luôn đối đầu với nhau". Dù trên giấy tờ thì vị lữ trưởng quân cảnh mới là người toàn quyền điều động tiểu đoàn 716 nhưng về thâm niên cấp bậc thì Rowe lại hơn George vài tháng. Theo George thì: "Việc này đã gây ra lộn xộn. Sau những giờ đầu tiên của cuộc tổng tiến công, thì Rowe ngày càng trở nên miễn cưỡng trong việc phái những toán ứng chiến tới đối phó các tình huống mới phát sinh. Chúng tôi cứ cãi nhau mãi. Anh ta toàn lải nhải 'Bọn tôi bị thương vong nhiều quá. Bọn tôi bị thương vong nhiều quá rồi.' và quả đúng là thế thật, có Chúa phù hộ. Nhưng tôi ko thể nào ngồi đó thụ động nhìn địch tập kích các mục tiêu được. Ta phải cố lên và rốt cục, khi tôi dọa 'đi gặp tướng quân để ông phân xử' thì anh ta mới chịu thôi."

    Chẳng biết Rowe nói về chuyện này thế nào nhưng George cho là Rowe "sợ trách nhiệm. Khi mà tình trạng khẩn cấp còn chưa kết thúc thì chẳng ai biết cách thức đối phó của chúng tôi với địch có hiệu quả ko. Thắng làm anh hùng, thua thành tội đồ. Nếu thất bại anh ta sẽ đổ thừa là vì quyết định của tôi cho mà xem..."

    Có lẽ Rowe sợ phải căng lực lượng ra quá mỏng và cho rằng tiểu đoàn 716 là đơn vị duy nhất có khả năng đề kháng có tổ chức ở Sài Gòn. Nếu quân giải phóng có thêm mấy tiểu đoàn nữa hành quân đến thì việc phân tán quân cảnh đến bảo vệ các khu cứ xá của sĩ quan, binh lính Mỹ sẽ dẫn đến thảm họa. George ko đồng tình với lập luận này. Ông nói: "Rowe chống đối vì sợ bị thương vong thôi." Thượng sĩ Robert J. Woods, hạ sĩ quan phòng hành quân ở bộ chỉ huy quân cảnh cho biết: "Trung tá Rowe 'chậm tiêu' y như Richard George nói. Có lúc tôi nói với Rowe xin ông ta phái 1 xe bọc thép V100 tới chỗ có lính bị mắc kẹt. Rowe lại bảo mình đã nhận số xe này từ Liên đoàn (Liên đoàn 89 quân cảnh, đơn vị cấp trên trực tiếp của ông này) nên ko thể trả nó trong tình trạng lỗ chỗ vết đạn được. Hình như ông ta chẳng hiểu nổi chuyện gì hiện đang diễn ra ở VN nữa."

    Trận đánh tí nữa thì thất bại trước khi nó bắt đầu. Vào ngày 15/12/1967, tướng Westmoreland đã giao toàn bộ trách nhiệm bảo vệ thủ đô lại cho quân lực VNCH. Theo quan điểm của Westmoreland thì các đơn vị quân Mỹ đóng quanh Sài Gòn đang trở nên 'thất nghiệp'. quân giải phóng đã bị đẩy lùi về phía biên giới Campuchia và vị tư lệnh chiến trường đang có kế hoạch sử dụng các đơn vị quân Mỹ vừa được giải phóng khỏi Sài Gòn tăng cường cho các cuộc hành quân tìm - diệt dọc theo biên giới được dự kiến sẽ bắt đầu vào đầu năm 1968.

    "Kế hoạch này rất tuyệt, nhưng bất khả thi". Trung tướng Fred C. Weyand, tư lệnh Lực lượng dã chiến II tại VN đã trả lời thế khi được 1 đại tá của MACV hỏi hồi mùa thu năm 1967.
    samuelb, huymaya, altair3 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Weyand là 1 người ko có nhiều khiếu hài hước nhưng khôn ngoan, đảm lược. Xuất thân khóa đào tạo sĩ quan từ trường đại họcCalifornia ở Berkeley, ông phục vụ trong vai trò chuyên viên tình báo tại chiến trường Trung Hoa - Miến Điện - Ấn Độ hồi Thế chiến II. Ông từng chỉ huy xuất sắc 1 tiểu đoàn bộ binh của sư đoàn 3 trong chiến tranh Triều Tiên. Là tư lệnh sư đoàn 25 bộ binh giai đoạn 1966-1967, Weyand - 1 trong những tư lệnh chiến trường Mỹ giỏi nhất cuộc chiến, tham mưu trưởng Lục quân tương lai - nhanh chóng nhận ra điểm mấu chốt để giành chiến thắng là bảo vệ thôn làng, thị trấn. Ông ko tin cuộc chiến tranh tiêu hao sâu trong rừng núi lại có thể thắng lợi một khi giao hết công việc bình định vào tay quân lực VNCH bạc nhược.

    Chính vì thế mà về căn bản, tướng Weyand hoàn toàn mâu thuẫn với Westmoreland. Thành phần chủ yếu trong Lực lượng dã chiến II của Weyand là 43 tiểu đoàn chiến đấu Mỹ - cùng với các đơn vị Úc, New Zealand và Thái Lan - đứng chân tại vùng III chiến thuật, bao gồm 11 tỉnh bao quanh Sài Gòn. 3/4 dân số của vùng này sống trong bán kính 45 cây số quanh đô thành. Theo kế hoạch của MACV, chỉ có 13 tiểu đoàn ở lại trong bán kính này vào dịp Tết. Số còn lại bị điều tới biên giới Campuchia để tấn công các căn cứ, và các tuyến đường xâm nhập của đối phương. Sự điều động này đã khiến Weyand chỉ còn có 1/4 lực lượng trong cái khu vực có đến 3/4 số dân.

    Cả Weyand lẫn người phó phụ trách công tác bình định là John Paul Vann 'huyền thoại', chẳng ai ưa được sự 'cao ngạo' làm nên nền tảng của cái kế hoạch tiến đánh vùng biên giới. Các tiểu đoàn chủ lực và địa phương của quân giải phóng tuy có bị thiệt hại nhưng ko đến nỗi mất khả năng tổ chức các chiến dịch bên trong vùng III chiến thuật như Westmoreland đã nghĩ. Thêm vào đó, Weyand và Vann cho rằng MACV đã đánh giá quá thấp sức mạnh của lực lượng ko chính qui của quân giải phóng, tức dân quân, du kích - cấp tiểu đội ở thôn ấp, cấp trung đội ở xã và cấp đại đội ở các quận, huyện - và rất lo khi các đơn vị quân Mỹ tiến ra biên giới, những tiểu đoàn chủ lực địch sẽ lẻn vào những vùng vừa bị bỏ trống, hợp cùng du kích địa phương, phá hỏng những dự án bình định - niềm hy vọng cho thắng lợi của phía đồng minh.

    Ngày 10 tháng 1 năm 1968, tại bộ tư lệnh MACV, Weyand đã bào cáo đại tướng Westmoreland về những thông tin tình báo cho biết lực lượng địch đã xâm nhập vào những khu đông dân của vùng III chiến thuật ngay khi các chiến dịch của Mỹ vừa mới bắt đầu ở biên giới Campuchia. Weyand nói: "Tôi chưa nắm rõ ý đồ của địch nhưng hẳn sẽ có đánh lớn."

    Tướng Weyand đã 'cứu' Sài Gòn ngay trong buổi họp ấy khi yêu cầu hoãn lại các chiến dịch vùng biên, co các đơn vị quân Mỹ về những khu vực đông dân. Westmoreland đã chấp thuận và khi cuộc tổng tiến công Tết nổ ra thì đã có 27 tiểu đoàn chiến đấu Mỹ về quanh Sài Gòn. Nếu ko có sẵn những đơn vị này thì lực lượng bảo vệ căn cứ không quân Tân Sơn Nhất và Sài Gòn sẽ tan vỡ trước khi viện binh từ biên giới Campuchia về kịp. Và đối phương cũng sẽ có đủ thì giờ để tổ chức phòng ngự chắc chắn. Trận đánh giành giật từng ngôi nhà một sẽ phải kéo dài nhiều tuần lễ. Phần lớn đô thành sẽ tan hoang.

    3 ngày sau khi diễn ra buổi họp hết sức quan trọng giữa vị tư lệnh chiến trường VN với chỉ huy quân đoàn thì tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 bộ binh, lữ đoàn bộ binh nhẹ 199, đơn vị mà khi cần sẽ về Sài Gòn trước nhất, của trung tá John K. Gibier đã được trực thăng vận tới ngay vùng tây nam Sài Gòn. Đây là địa bàn rất quen thuộc của họ. Toàn thể lữ 199 khi trước đã từng hoạt động ở vùng này cùng với Liên đoàn 5 Biệt động quân VNCH. "Mỗi tiểu đoàn của chúng tôi đều kết hợp với 1 tiểu đoàn VNCH - tiểu đội đôi, trung đội đôi, đại đội đôi" trung tá William S. Schroeder, 1 tiểu đoàn trưởng khác của lữ 199 giải thích. Đây là kiểu chiến tranh qui mô nhỏ, được thiết kế nhằm bảo vệ dân cư trên 1 vùng đồng ruộng thẳng cánh cò bay. 1 lính Mỹ kể lại: "Chúng tôi về cơ bản sống ngay ở trong làng. Quan hệ giữa lính Mỹ với người Việt ở đây khá là tốt. Tốt đến độ họ sẽ báo ngay cho chúng tôi khi có VC xuất hiện."

    Nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại đây đã phải hủy bỏ do nhu cầu tái tổ chức để thực hiện chiến dịch tấn công lên vùng biên giới.Schroeder cho biết: " Các ông tướng ko hiểu gì về người VN. Họ chẳng nhận thấy tiến bộ mà chúng tôi đạt được trong chương trình hợp tác ấy. Tôi nghĩ họ chấm dứt chương trình chỉ vì muốn huy động mọi đơn vị quân Mỹ để đánh 1 trận thật lớn, trống giong cờ mở."

    Vùng này đã thay đổi sau khi lữ 199 rời đi.

    Người dân đã mất lòng tin.. Trung tá Gibier, người mới thiết lập căn cứ mới cho tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 bộ binh cách quận lỵ Bình Chánh về phía tây 1 cây số, thuộc tỉnh Gia Định, cách tây nam đô thành Sài Gòn xấp xỉ 10km, kể: "Chúng tôi biết sắp xảy ra chuyện. Trước Tết mấy ngày chúng tôi đã nhiều lần chạm địch nhưng hình như chúng chỉ muốn tránh né. Phát hiện địch, đuổi theo, rồi thì mất hút - thật chẳng giống đối thủ chúng tôi từng biết. Thường thì khi gặp 1 đơn vị nhỏ của Mỹ, nếu có quân đông hơn, địch sẽ tổ chức mai phục và tìm cách dụ ta vào bẫy."

    Thấy không an tâm, đến ngày 30 tháng 1 (29 Tết) Gibier quyết định chuyển sang thế thủ. Ông nói sĩ quan hành quân của mình là thiếu tá James F. MacGill: "Gọi tất cả các đại đội . Bảo họ về hết căn cứ."

    "Sao thế ạ?" Viên thiếu tá hỏi.

    "Chẳng biết. Nhưng tôi muốn họ về."

    Gibier dùng điện đài bảo mật gọi cho trung tá Bill Schroeder, khi đó đang trên Bộ chỉ huy Lực lượng dã chiến II hỏi:

    "Có chuyện gì thế?"

    Schroeder đáp: "Không biết. Nhưng cứ sẵn sàng đi."
    samuelb, huymaya, altair5 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Các đại đội trưởng của Gibier đáp trực thăng về căn cứ họp. Phải đến sáng hôm sau thì các đại đội mới về gần tới. Gibier ngờ rằng quân giải phóng tránh đụng độ là để xâm nhập vào tấn công đô thành. Ông nhớ lại: "Tôi cứ nhìn mãi vào Sài Gòn trên tấm bản đồ rồi hỏi các đại đội trưởng 'lần cuối mấy cậu được chỉ dẫn về tác chiến đô thị là lúc nào?'. Chẳng ai biết tí gì về món này cả. Tôi bèn bảo: 'Về lục rương tìm tài liệu đi - tối nay ta sẽ mở 1 khóa học về tác chiến đô thị.'"

    Khi đó Đại úy Antonio V. "Tony" Smaldone, chỉ huy đại đội A, tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 bộ binh, đại đội trưởng khá nhất của Gibier, lúc này đã cùng đơn vị kéo hết vào căn cứ. Gibier kể: "Smaldone cùng đại đội dùng đáy thùng carton đựng khẩu phần C làm bảng viết. Ai cũng tỏ ra chăm chú vì họ biết nếu có lệnh đi thì mình sẽ là những người tiến ra đầu tiên.

    Đêm đó thật là hỗn loạn. Sáng ra họ nhìn thấy khói bốc lên cuồn cuộn ở Sài Gòn. Ko lâu sau, Gibier nhận được cuộc gọi từ Bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô mà tiểu đoàn 3/7 đang nằm dưới quyền điều động, bảo họ tới bảo vệ trường đua Phú Thọ ở vùng Chợ Lớn và cứu lấy số quân cảnh đang bị kẹp chặt nơi này. Thiếu tá MacGill lên chiếc trực thăng H23 làm nhiệm vụ hướng dẫn cho đại đội của Smaldone - đơn vị này tiến thẳng theo lộ 4 từ lỵ sở quận Bình Chánh tới rìa tây nam Sài Gòn. Đám khinh binh ngay lập tức được cho lên các xe GMC 2,5 tấn. Đoàn xe được 8 xe bọc thép M113 bố trí ở 2 đầu và giữa bảo vệ.

    Trung úy Richard W. Harper, chỉ huy trung đội thiết kỵ, ngồi trên chiếc xe dẫn đầu vốn được phối thuộc từ đại đội D, trung đoàn 17 Kỵ binh, lữ đoàn bộ binh nhẹ 199. Lực lượng kết hợp khinh binh - thiết kỵ này lên đường vào khoảng 8g sáng ngày 31/1/1968 (mùng 2 Tết). Đây là 1 chuyến đi kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ trên lộ 4. Đoàn xe đến 1 tiền đồn của Nghĩa quân thì dừng lại đợi dọn dẹp những chướng ngại, rào thép gai trên đường. Hạ sĩ Al Schlenker, xạ thủ trên xe bọc thép kể lại: "Vào đến vùng ngoại ô Sài Gòn, bắt đầu thấy có xác người dọc đường. Toàn người Việt bị bắn chết. Có thể đó là dân hoặc là lính VNCH đang trên đường trở về hay chuồn khỏi đơn vị."

    Càng vào thành phố càng thấy nhiều xác hơn, trong đó có cả 1 số sĩ quan Lục quân, Không quân Mỹ bị quân giải phóng bất ngờ 'hốt' được. Thiếu tá MacGill, người bay trên chiếc trực thăng chỉ huy dẫn đường cho đoàn xe kể lại: "Họ mặc đồ kaki, hẳn là đang từ nhà tới sân bay Tân Sơn Nhất hay các cơ quan đóng trong vùng Chợ Lớn làm việc. Bị giết ngay trên xe jeep."

    Đoàn xe tiếp tục tiến cho đến khi bị đạn từ 1 nóc nhà phía trước bắn tới. Smaldone lập tức cho quân xuống xe trong lúc trung úy Harper dùng súng không giật 106ly gắn trên 1 trong số xe bọc thép khóa mõm kẻ địch. Đơn vị rẽ sang con đường bên cạnh đi lên phía bắc. Khi còn cách mục tiêu tầm 1 cây số nữa thì thình lình, 1 quả RPG lao sầm vào chiếc M113 dẫn đầu. Harper cùng trưởng xe và tài xế đều bị giết. Đạn liên thanh trên đường nã ầm ầm về phía đoàn xe Mỹ.

    Đại úy Smaldone cho lực lượng tản ra phía đông cách đường Nguyễn Văn Thoại chừng vài khối nhà rồi luồn lách giữa đám nhà cửa san sát tiến lên phía bắc. (Kỳ hạn phục vụ trước, MacGill và Smaldone đều làm cố vấn cho quân đội VNCH. MacGill kể: "Hồi đó 2 đứa chúng tôi đã 'cày' khắp vùng Chợ Lớn nên giờ lấy luôn mấy quán bar, nhà thổ trong đó làm mốc tham chiếu.")

    Quân Mỹ tiến quân rất từ từ, thận trọng. Smaldone điều 2 xe bọc thép có gắn súng không giật 106mm lên diệt các hỏa điểm đối phương - có nhiều lúc họ phải ngưng bắn vì thấy dân chạy túa ra. Thay vì cố đi trên đường, lính Mỹ vào trong nhà, dùng chất nổ phá thủng tường lấy chỗ vận động từ nhà này sang nhà khác.

    Trực thăng vũ trang cũng góp sức vào công cuộc hủy diệt. Đến khoảng 13g thì đại úy Smaldone cùng đại đội A, tiểu đoàn 3/7 đã tiến đến cách trường đua 1 khối nhà - với 1 trường hợp tử trận và nhiều người khác bị thương trong quá trình chiến đấu. Mũi tiến công sau đó bị 1 ổ đại liên bố trí trong tòa nhà góc tây bắc đường Nguyễn Văn Thoại giao với đường Hòa Hảo chặn lại.

    Từ trên trực thăng chỉ huy, thiếu tá MacGill thấy 2 quân cảnh Mỹ đang từ trên nóc ngôi nhà ở góc đông nam ngã tư Nguyễn Văn Thoại - Hòa Hảo bắn sang hỏa điểm địch. "Do sắp hết xăng nên tôi bèn bảo 'Ch-ó ch-ết, thả tôi xuống đó." MacGill nhớ lại. Chiếc trực thăng H23 treo lơ lửng trên nóc nhà cho anh cùng người duy nhất đi cùng là viên sĩ quan liên lạc pháo binh nhảy xuống. "Mấy quân cảnh mừng quýnh khi thấy chúng tôi nhất là vì chiếc H23 này có giá gắn súng máy trong khi khẩu M60 của họ thì đã hết đạn. Chúng tôi lấy hết đạn trong máy bay xuống rồi viên phi công mới bay đi để đổ xăng."

    Trên này còn có 2 cảnh sát VNCH nữa. Họ đang ở chỗ cầu thang dẫn lên sân thượng bắn xuống. "Hóa ra chúng tôi chiếm nóc nhà còn bên dưới là của VC". MacGill kể lại.

    Quân cảnh Mỹ dùng M60 nã đạn vào những bóng người lao như tên bắn giữa mấy ngôi nhà. Thiếu tá MacGill phát giác 1 VC đang cố tới chỗ đồng đội bằng cách giấu súng AK-47 đi, tháo băng đỏ ở tay ra, giơ 2 tay qua đường như thể dân thường. Anh ta bị MacGill bắn hạ. Trong khi đó Smaldone điều 1 xe M113 gắn đại bác không giật tiến đánh hỏa điểm địch. Họ cho xe nấp lại rồiSmaldone cùng pháo thủ và tài xế xuống đi bộ, chỉ thị rõ mục tiêu rồi trong khi bộ binh nổ súng kiềm chế tổ lái sẽ cho xe tiến ra, dừng bắn trước khi quân địch kịp dùng súng chống tăng đối phó.

    Chiếc trực thăng chỉ huy cũng đã quành trở lại sau khi đổ xăng.MacGill kể: "Nó đáp xuống sân thượng bốc tôi lên. Khi vừa mới cất cánh thì bọn họ bắn khẩu không giật." Pháo thủ 106ly bắn trúng đích. Quả đạn đã kích nổ luôn số đạn cối cất trong hỏa điểm địch. "Gạch đá từ trong nhà văng lên cao cả 30 thước, ngay trước mũi trực thăng, khiến chúng tôi sợ vãi c-ứt. Những vụ nổ phụ tạo thành 1 đám cháy rất lớn đến nỗi tôi phải lấy điện đài gọi về Bộ tư lệnh biệt khu thủ đô bảo họ gửi lính cứu hỏa đến. Không khéo nó sẽ thiêu rụi cả vùng Chợ Lớn mất."
    altair, samuelb, huymaya4 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đêm ấy, bộ tư lệnh của tướng Weyand đóng tại Long Bình, cách đô thành 20km về phía đông bắc cũng bị pháo kích bằng rocket và bị bộ binh địch đánh mạnh. Sáng ra, khi giao tranh hãy còn căng thẳng, Weyand chỉ đạo thiếu tướng Keith L. Ware, tư lệnh phó Lực lượng dã chiến II - người từng được vinh thưởng huân hương Danh dự trong trận Bulge - đáp trực thăng về Sài Gòn cùng 1 bộ chỉ huy nhẹ để nắm quyền điều động tất cả các đơn vị quân Mỹ đang chiến đấu trong thành phố, phối hợp với Bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô tổ chức quét sạch đối phương khỏi đô thành và phòng thủ chống lại những đợt công kích kế tiếp.

    "Tướng Ware là 1 nhân vật hết sức ấn tượng." Trung tá Schroeder, vừa được vội vã bổ nhiệm làm sĩ quan hành quân của Chiến đoàn Ware (còn được gọi là Hurricane Forward theo biệt danh của Lực lượng dã chiến II), kể lại. "Ông ta tính khí điềm đạm, ko bao giờ to tiếng, chẳng thèm đeo cấp hàm trên áo như nhiều người đồng cấp. Đó là 1 quân nhân tài giỏi, nói năng nhỏ nhẹ. Thái độ điềm tĩnh toát lên đầy vẻ tự tin."

    Ware, Schroeder, cùng các trợ lý của ông tướng bay thẳng từ Long Bình đến Bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô đóng trên đường Lê Văn Duyệt, trung tâm Sài Gòn. (nay là đường Cách Mạng tháng 8. ND). Schroeder kể: "Lúc gần tới, chúng tôi thấy nhiều toán VC đang chạy trên đường Lê Văn Duyệt". Chiếc Huey đáp xuống sân đỗ trực thăng bên cạnh Bộ tư lệnh. Ware cùng Schroeder cùng mấy trợ lý - đeo điện đài sau lưng - vội xuống đất leo lên chiếc xe jeep đang chờ sẵn. Schroeder kể: "Cầm lái là 1 thượng sĩ không quân béo ú. Mồ hôi đổ như tắm, anh ta hét lên: 'Hãy mau cút khỏi chỗ này!'. Tình cảnh khá căng thẳng. Chúng tôi ở ngoài chỗ trống và bị súng bộ binh từ sân thượng mấy tòa chung cư quanh nhắm bắn. Cả bọn phóng như điên đánh võng qua đám thùng phuy dùng bảo vệ lối vào khỏi bị xe bom tấn công thế mà ông tướng vẫn cứ điềm tĩnh như không vậy."

    Đúng 11g sáng thì Chiến đoàn Ware bước vào chiến đấu. 5 tiếng rưỡi sau, thiếu tá MacGill báo cáo đại đội A, tiểu đoàn 3/7 đã chiếm được trường đua Phú Thọ. Sau khi quân giải phóng buộc phải rút lui vì đám cháy, 1 xe M113 đã chạy tới góc tường đông nam trường đua, húc thủng 1 lỗ cho lính ùa vào chiếm lĩnh các vị trí khống chế trên khán đài.

    Họ bị lính bắn tỉa địch quấy rối. 1 viên đạn bắn trúng chiếc trực thăng H23 của MacGill khiến kính chỗ chân người sĩ quan liên lạc pháo binh bị vỡ. Điện đài cùng khẩu CAR-15 của viên đại úy bị rơi qua lỗ mất luôn. Cùng lúc ấy, trung tá Gibier đáp trực thăng bay đến trường đua cùng các đại đội B và C, tiểu đoàn 3/7. tiểu đoàn 5, trung đoàn bộ binh cơ giới 60 sư đoàn 9 vừa lên tới Bình Chánh thay cho họ. Gibier đặt chỉ huy sở ngay trong văn phòng của giám đốc trường đua. Ông nhớ lại: "Trong chuồng vẫn còn khoảng chục con ngựa giống Việt Nam nhỏ bé. Ngay khi vừa tìm thấy, đám lính lập tức cưỡi chúng chạy nhong nhong. Phải đưa ngựa đi khỏi trước khi chúng ăn đạn. Ở đó có 1 cái ti vi khủng và thế là vừa tác chiến chúng tôi lại vừa được ngắm mình trên bản tin thời sự của truyền hình Quân đội luôn."

    Sở dĩ trường đua rất quan trọng bởi nó là bãi đáp lớn duy nhất trong nội đô Sài Gòn. Qua ngày 1 tháng 2 (mùng 3 Tết) Ware tăng cường cho Gibier các đại đội B và C của tiểu đoàn 5, trung đoàn 60 bộ binh cơ giới. Gibier lập tức tung bộ binh - cơ giới vào 1 cuộc truy quét nhằm đánh bật số quân địch đang tập hợp lại cách phía tây trường đua vài khối phố. Do có vị trí dễ nhận ra nên trường đua đã trở thành 1 điểm tập kết của mọi đơn vị quân giải phóng khắp thành phố. Theo con đường hẹp lần xuống, đại đội B, tiểu đoàn 5/60 do chủ quan ko chịu triển khai lính xuống xe bảo vệ 2 bên sườn và trước mặt theo qui định đã lọt ổ phục kích khi mới rời trường đua được 1 cây số. quân giải phóng bố trí trận địa phòng thủ trong khu nhà bên sườn trái và nghĩa trang bên sườn phải đại đội. Chiếc xe bọc thép đi đầu bị đạn B-40 bắn liệt, còn 3 xe đi cuối thì có 1 chiếc bốc cháy.

    MacGill khi ấy đang cùng Gibier bay phía trên kể lại: "Những khẩu trọng liên 50 và M60 của đại đội bắn như điên nhưng họ vẫn ko tài nào thoát ra được. Địch khóa họ chết dí 1 chỗ. Chúng tôi nghĩ chắc mình mất đại đội này mất."

    3 binh sĩ Mỹ bị giết. Đại đội trưởng đại đội B, tiểu đoàn 5, trung đoàn 60 thì nằm trong số 16 lính bị thương. "Ở đấy, chúng tôi chẳng hề nhận được sự chi viện của pháo binh hay phản lực cơ tới không kích". Gibier cay đắng nhớ lại, và cho rằng các đơn vị quân Mỹ ở Sài Gòn bị nhiều hạn chế vì muốn giảm thiểu thiệt hại cho người dân, nhà cửa.

    Trực thăng vũ trang Huey được sử dụng thay vào và sau khoảng 1 giờ nã đạn không ngừng nghỉ xuống nghĩa trang thì quân giải phóng tan vỡ. Tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 bộ binh được tăng cường các xe tăng M42 "Dusters", với cặp đại bác 40mm bắn nhanh trên tháp pháo hở đã tiến hành càn quét khu vực suốt 2 ngày sau đó. MacGill nhớ lại: "Pháo 40 ly nòng đôi đã tiết kiệm rất nhiều xương máu. Cứ mỗi khi vấp phải ổ đề kháng trong mấy tòa nhà là các đại đội trưởng lại gọi 1 xe Duster lên, chỉ cho nó thấy chỗ gây cho mình rắc rối. Và thế là họ tiến lên nhanh như chảo chớp nã 4-5 phát đạn vào cửa sổ. Uy lực của đạn trái phá nổ tung trong phòng sẽ quét sạch mọi kẻ địch."

    Sang ngày 3 tháng 2 (mùng 5 Tết), Chiến đoàn Ware đã triển khai như sau:

    Tiểu đoàn 2, trung đoàn 27 bộ binh cùng tiểu đoàn 3, trung đoàn 4 Kỵ binh (sư đoàn 25) bảo vệ vùng Tân Sơn Nhất.

    Tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 bộ binh (Lữ đoàn bộ binh nhẹ 199) đóng giữ khu vực trường đua Phú Thọ.
    altair, samuelb, huymaya5 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tiểu đoàn 2, trung đoàn 16 bộ binh cùng với đại đội A, tiểu đoàn 1, trung đoàn 4 Kỵ binh (sư đoàn 1) chốt giữ cầu Bình Lợi, phía bắc Sài Gòn.

    Tiểu đoàn 1, trung đoàn 18 bộ binh (sư đoàn 1) bảo vệ các nhà máy điện và nước phía đông Sài Gòn (vùng Thủ Đức. ND).

    Tiểu đoàn 2, trung đoàn 327 bộ binh (sư đoàn dù 101) đảm bảo an ninh khu kho xăng dầu phía đông nam Sài Gòn (tức khu Nhà Bè. ND).

    Tiểu đoàn 5, trung đoàn 60 bộ binh cơ giới (sư đoàn 9) ở Bình Chánh cùng với tiểu đoàn 1, trung đoàn 27 bộ binh (sư 25) tại Hóc Môn án ngữ các đường tiếp cận Sài Gòn trên hướng hướng nam và hướng tây.

    Các tiểu đoàn chủ lực quân giải phóng được dự định tới tăng cường cho cuộc tiến công đã ko bao giờ tới được đích. Trung ương Cục miền Nam cũng muốn giảm bớt thiệt hại. Trong 2 ngày 4 và 5 tháng 2 (mùng 6 và 7 Tết), theo yêu cầu muốn được vinh dự tảo thanh Sài Gòn của quân đội VNCH, tướng Ware đã chuyển tất cả các đơn vị Mỹ ra khỏi đô thành.

    Những điều đã xảy ra ở thủ đô cũng diễn ra trên khắp cả nước. . Đối phương ko có đủ lực lượng để chiếm giữ bất kỳ mục tiêu nào và bị đánh bại từng bộ phận. Tại Sài Gòn 15 tiểu đoàn tinh nhuệ của VNCH gồm Biệt Động quân, Nhảy Dù cùng TQLC đã đánh kiệt quệ các đơn vị quân giải phóng bị cô lập trong 1 loạt các trận giao tranh đường phố rất hỗn loạn. Qua ngày thứ 4 thì đụng độ chủ yếu chỉ còn giới hạn trong vùng Chợ Lớn. Nơi đây lửa cháy đùng đùng, khói đen mù mịt khi các máy bay Skyraider của Không quân VNCH ném bom thẳng xuống khu dân cư bị quân du kích chiếm giữ tựa như ném chuột giữa đám bình vậy.

    Giao tranh ở vùng Chợ Lớn kéo dài đến tận tháng 3. Trước kết cục đã an bài, đến ngày 18 tháng 2 thì Chiến đoàn Ware hoàn toàn bị giải tán. (sang tháng 3 thì Ware tới nắm quyền chỉ huy sư đoàn 1 bộ binh. Vị tướng ưu tú đã tử nạn trong 1 vụ rơi trực thăng gần biên giới Campuchia ngày 13 tháng 9 năm 1968.)

    Cho dù cuộc sống sẽ mau chóng trở lại bình thường, thì với các binh sĩ Mỹ đóng tại Sài Gòn, những ngày đầu tiên gian nan ấy thật khó mà quên được. Ví dụ những lính không quân cư ngụ trong thành phố bỗng thấy mình bị mắc kẹt khi quân giải phóng đội mũ tai bèo mang AK-47 chiếm lĩnh vị trí ngay bên ngoài cửa sổ. Robert L. Ruth, trung sĩ tiểu đội trưởng, tiểu đoàn an ninh phi trường 377 cho biết: "Chúng tôi đã cử rất nhiều đoàn xe tới sơ tán bọn họ. Có trường hợp đội của Ruth lên 2 xe jeep cùng 1 xe buýt đến 1 khu cư xá mà người trong đó có mỗi 3 cây súng. Ruth kể: " Chúng tôi báo trước rằng khi đến họ phải chờ có tín hiệu thì mới được ra vì chúng tôi phải đảm bảo an ninh khu vực đã. Chỉ được phép mang theo tối thiểu đồ đạc. Xe buýt vừa dừng trước khách sạn, 1 trung sĩ nước mắt nước mũi tèm lem đã ôm lấy cổ tôi cám ơn tíu tít. Lúc ấy tôi chỉ muốn làm sao cho anh ta lên xe khẩn trương để có thể 'tếch' ngay trước khi ăn đạn."

    Sang ngày thứ 2, trung sĩ Ruth dẫn 2 xe jeep cùng 10 xe tải thực hiện 1 hành trình dựng tóc gáy qua khắp thành phố để lấy thực phẩm chỗ khu kho bên bờ sông Sài Gòn cho căn cứ Tân Sơn Nhất. Trên đường đi họ húc đầu thẳng vào 1 trận đánh. Lính VNCH bên trái, quân giải phóng bên phải, đoạn đường phía trước thì bị rào chắn chặn mất. Ruth kể mình buộc phải cho đoàn xe tăng ga với hy vọng sẽ thoát được: "Tới lúc hiểu ra mọi chuyện thì chẳng còn đường nào mà thoát nữa. Đám xe tải quá lớn đâu thể nào quay đầu lại được. Cứu tinh duy nhất khi ấy là 1 chiếc Skyraider đang nhào xuống cắt bom. Thấy nó sà xuống, cả 2 phe đều ngừng bắn, tìm chỗ nấp. Bọn họ ở rất gần nhau. Chúng tôi phóng thẳng ngay giữa qua đám chướng ngại vật. Khi vừa qua được phía bên kia thì bom nổ và tiếng súng lại rộ lên."

    Tới khu kho, chiếc xe tải đầu tiên vừa lùi đến chỗ bốc dỡ hàng hóa thì tiếng súng liên thanh ở bên ngoài rộ lên. Ruth kể: "1 trong số mấy cậu lính ném lên xe được thùng rau. Chỉ mới vậy thì 1 trung sĩ quân cảnh đã hét tướng 'Ê, mấy thằng không quân, cút khỏi đây mau ko chúng nó đến đấy'. Khi chúng tôi ra khỏi cổng thì địch chỉ còn cách đó chừng 100 thước. Đám quân cảnh đã giao chiến khi thấy chúng tiến qua cầu. 2 lính quân cảnh còn lại ngoài kho vội chạy về phía đó khi chúng tôi đi khỏi."

    Đoàn xe lại hộc tốc chạy đến khu kho khác. Thế nhưng chỗ này đang khóa kín và chỉ có duy nhất 1 lính Mỹ chẳng có chìa khóa lẫn điện thoại, dửng dưng canh gác. "Do ko được phép vào nên chúng tôi đành đánh 1 vòng quay về lại Tân Sơn Nhất. Ai cũng thấy may mắn vì cả 10 xe tải đều về đến nhà. Chúng tôi nghiệm ra rằng ‘nếu ko muốn chết thì đừng có nhào ra."

    Đến ngày 9 tháng 2 thì tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 bộ binh của Gibier được tái triển khai đến trường đua để bảo vệ nó thay cho các đơn vị VNCH phải tham gia đánh tiếp vào cùng Chợ Lớn. Hôm sau Bill Schroeder lại bay trực thăng tới mang theo lệnh từ chiến đoàn Ware. Gibier đùa: "Cậu là thằng ch-ó đ-ẻ. Tớ vừa mới hâm xong hộp thức ăn."

    "Thôi, vất hết đi John, cái này mới dữ này."

    Schroeder mở bản đồ ra chỉ tay vào vị trí ngôi chùa Phu Lam (??...chắc là 1 chùa nào đó nằm trong vùng Phú Lâm, nhưng ko biết là chùa nào. ai biết bổ sung giúp ạ..ND) nằm trong khu đồng ruộng ven Sài Gòn, cách trường đua 3 cây số về phía tây. Tình báo VNCH cho rằng đây là bộ chỉ huy của tướng Độ - chỉ huy tất cả các hoạt động toàn khu vực Sài Gòn - có cả hầm ngầm, địa đạo thông ra 1 nghĩa địa gần đó. Schroeder nói:"Nếu các cậu khóa chặt được quân địch thì phía VNCH sẽ xông vào càn quét."
    Cuộc tấn công diễn ra ngày 11 tháng 2. Gibier chỉ huy tác chiến từ mặt đất, để chiếc trực thăng chỉ huy của mình làm nhiệm vụ tải thương cho lính đại đội B và đại đội D, tiểu đoàn 2, trung đoàn 7. Trong quá trình bao vây bộ chỉ huy địch, quân Mỹ đã phải ác chiến. Tổn thất của họ là 6 chết, 14 bị thương. Khi đã vây chặt được đối phương, đám xe tăng Duster mới dùng pháo 40mm nòng đôi bắn nát các công sự. Phía Mỹ đếm được 49 xác quân địch, bắt 4 tù binh cùng các tài liệu, điện đài...Tuy nhiên, chẳng thấy tướng Độ đâu hết.
    altair, samuelb, tunghpvn4 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    10

    Những gã ‘ngứa chân ngứa tay’



    Căn cứ Không quân Biên Hòa, phi trường quân sự tấp nập nhất thế giới, tọa lạc cách Sài Gòn 20km về phía đông bắc hoàn toàn có đủ tiêu chí của 1 căn cứ không quân ngoài tuyến lửa. "Có lẽ vài ba tuần là lại có đụng độ với các toán phá hoại của địch ở hàng rào." Trung tá Kenton D. "Kent" Miller, chỉ huy tiểu đoàn an ninh phi trường số 3 tại Biên Hòa cho biết. Đối phương thường từ phía đông và phía bắc đánh vào vì đường tiếp cận các hướng này là dễ nhất, thọc thẳng vào nửa phía đông đầu bắc hàng rào trong khi đầu nam chu vi phòng thủ sân bay đối diện với thành phố Biên Hòa, thủ phủ tỉnh còn mặt tây thì hầu như ngay sát với sông Đồng Nai.

    Trung tá Miller nắm quyền chỉ huy tiểu đoàn 3 An ninh phi trường từ tháng 2 năm 1967. Người tiền nhiệm của ông đã phải bàn giao gấp đơn vị sau khi để địch xâm nhập kho bom phía bắc sân bay. Trong đêm, đặc công đối phương đã lẻn vào rồi rút ra mà ko hề bị phát hiện. Những khối thuốc nổ họ cài lại thình lình phát nổ đã 'hóa vàng' 2600 trái bomnapalm trong 1 khung cảnh y như dưới hỏa ngục vậy.

    Trận mật tập của đặc công là trận đánh đầu tiên của địch sau nhiều tháng. Lực lượng an ninh đã trở nên tụt hậu. Họ cần phải thức tỉnh. Nằm dưới sự chỉ huy của Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 3, sân bay Biên Hòa là nhà của đủ loại đơn vị bay bao gồm cả gunship, vận tải, máy bay thả pháo sáng, 1 phi đoàn phi cơ phản lực của VNCH, máy bay thả chất độc khai quang của chiến dịchRanch Hand. "Cứ mỗi 30 giây đồng hồ lại có 1 chiếc máy bay cất hay hạ cánh" Miller, 1 sĩ quan nói giọng Texas, thương lính như con, cực kỳ năng nổ đã nỗ lực làm mọi thứ để nâng cao sức chiến đấu của tiểu đoàn an ninh phi trường, ngõ hầu đối phó với sự gia tăng hoạt động của đối phương nói. Với sự cảnh giác cao độ, lính an ninh phi trường giờ đã ngăn chặn được mọi cố gắng phá hoại của địch và thậm chí còn bắt sống được 1 đặc công nữa. Như thể giết gà bằng dao mổ trâu. Miller kể thế về toán an ninh đi trên chiếc jeep gắn đại liên :"Trong bóng đêm, bọn họ đã nã tới 50.000 viên đạn vào bất cứ cái gì ngoài đó. Cuối cùng, 1 VC trang bị nghèo nàn với khẩu súng lục móc vào sợi dây đeo trên cổ, mặc độc cái quần sịp, đứng dậy giơ tay hàng. Chân tay người này đều bị thương."

    Sau khi tư tưởng đã chuyển biến thì đến lúc chỉnh đốn lại chuyên môn. Đại úy Martin E. Strones, chỉ huy mới của ca đêm nói: "Sài Gòn cứ cằn nhằn mãi về đạn dược vì đêm nào tôi cũng cho lính tập bắn. Lính tráng còn phải học nhiều và kiểu huấn luyện này cũng là 1 trận tâm lý chiến giữa tôi với VC. Địch theo dõi chúng tôi nên cần phải cho chúng biết là lính Mỹ luôn cảnh giác, thừa súng đạn."

    Sang mùa hè thì quân giải phóng bắt đầu dùng súng cối pháo kích sân bay Biên Hòa hàng tuần. Tới 1 đêm tháng 5 thì hỏa tiễn 122mm cũng rú lên nhập cuộc. 1 quả trúng trại của tiểu đoàn 3 an ninh, giết chết 6 binh sĩ. Miller nói: "Theo qui định của Tập đoàn Không quân 7 thì an ninh phi trường chỉ chịu trách nhiệm bảo vệ bên trong căn cứ còn phía ngoài thì do Lục quân đảm trách. Nhưng, làm gì có Lục quân nào bên ngoài." Trong báo cáo kết thúc kỳ hạn phục vụ ông viết:" Lục quân cho rằng việc của họ là tìm - diệt địch quân ngoài chiến trường chứ ko phải bố trí lực lượng thường trực chì nhằm bảo vệ căn cứ Không quân. Vậy nên phải chuẩn bị để lính mặt đất của Không quân có thể bảo vệ căn cứ ra tới tận 'vành đai cối' nữa."

    Sang tháng 9, trung tá Miller cùng 40 binh sĩ tình nguyện tham dự khóa huấn luyện 5 ngày ở trường dạy tác chiến nơi rừng rú của Lữ đoàn dù 173 gần đó. Miller cho biết, bài tập kết thúc khóa học là "an ninh lên trực thăng đi tấn công vào lãnh thổ đối phương". Ông nói thêm rằng với sự dẫn dắt của các hạ sĩ quan huấn luyện, lính không quân đã hóa thành bộ binh. Mặt cũng sơn xanh lè, vải bọc mũ sắt cắm đầy cành lá. "Tới xẩm tối thì trực thăng của Lục quân thả bọn tôi xuống, mọi người tổ chức chu vi phòng thủ để nghỉ đêm đợi trời sáng sẽ cắt rừng lùng sục cách căn cứ khoảng 25 cây số."

    Sau đó lính tiểu đoàn 3 còn trái lệnh tổ chức càn quét và phục kích ở ngoại vi Biên Hòa. Miller kể: "Tinh thần rất cao. Đám lính ngứa ngáy chỉ máu đánh nhau." Trước Tết 2, 3 hôm, đại úy Strones đã tổ chức buổi tiệc ngoài trời rất hoành tráng với nguyên ban nhạc Hàn Quốc cùng 1 em vũ nữ thoát y người Úc nữa. Anh nói: "Đám lính đã làm rất tốt nên tôi nghĩ đã tới lúc phải để cho chúng nó 'xõa'". Sau bữa tiệc, viên đại úy làm 1 chuyến trong thành phố Biên Hòa, lùng bắt số lính an ninh 'vượt rào' nào còn tiếp tục ăn nhậu. Strones đúc kết: "Buổi tiệc cự kỳ có lợi. Tác động tích cực tới tinh thần đám lính. Chúng thức tỉnh, luyện tập và trở nên tự tin hẳn. Công sức bỏ ra đã được đền bù xứng đáng và giờ thái độ của lính tráng là chẳng còn sợ bố con thằng nào hết."

    Vào cái đêm trước Tết, cũng như Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hòa được Tập đoàn Không quân 7 đặt mức trạng thái báo động đỏ. Mặt đông căn cứ được đặc biệt chú trọng sau khi được 1 số lính cựu bên lữ dù 173 cảnh báo là địch sẽ chỉ chọn hướng đó để tấn công. Miller kể. "Tôi đã cho bố trí trước các toán tuần canh cùng lực lượng ứng chiến khắp căn cứ. Tôi thì luôn cho là địch sẽ đánh từ phía tây bắc vì làm thế VC sẽ ko phải đi qua Long Bình sang phía đông để tập kích nhưng bọn họ bảo địch sẽ ko thể nào vượt sông ở bên đó được." Mặt đông căn cứ có rất nhiều cỏ voi cao, kín đáo nhưng "chúng tôi ko được phép đốt vì trong quá trình cất cánh, hạ cánh liên tục khói sẽ cản tầm nhìn của phi công. Tuy nhiên lợi dụng những lúc hưu chiến, khi máy bay đã xuống hết dưới đất thì chúng tôi cũng đốt được khối."
    altair, samuelb, huymaya4 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Việc chuyển đạn được hết sức coi trọng, Miller nói thêm vẻ hài hước "nếu đang đánh lớn mà bị hết đạn thì đạn sẽ được 1 xe quân sự bán tải hiệu Ford trứ danh chở thêm ra ngay".

    Thế nhưng khác với người anh em ở Tân Sơn Nhất, an ninh ở sân bay Biên Hòa lại cho rằng đêm ấy sẽ bình yên, vì đã quá 'kinh nghiệm' với tin tình báo của Tập đoàn Không quân 7. "Nghĩ sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra đâu, lại 1 báo cáo nhảm nhí ấy mà, tôi bèn đi ngủ sớm." Miller nhớ lại. Vị tiểu đoàn trưởng leo lên nghỉ trong 1 toa rờ mooc có gắn máy lạnh.

    Tin tình báo đã được chứng minh là đúng khi vào lúc 3g sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968 (mùng 2 tết), hỏa tiễn 122 ly bắt đầu lao xuống sân bay Biên Hòa. Miller kể: "Hồi ấy, do cứ khoảng 2 tuần là lại được ăn cối và rocket nên khi đó tôi vẫn cho đấy chỉ là 1 trận pháo kích nữa và lăn khỏi giường xuống sàn xe."

    4 giờ trước cuộc pháo kích, 1 toán tuần tiễu của Lữ đoàn bộ binh nhẹ 199 xuất phát từ Long Bình đã phát hiện địch bố trí trận địa hỏa tiễn cách Biên Hòa 9 cây số về phía đông bắc. Ngay khi hỏa tiễn được phóng lên, máy bay vận tải vũ trang bao vùng lập tức nã minigun xối xả xuống trận địa địch.

    Dù trận pháo kích nhanh chóng bị dập tắt nhưng 1 loạt 45 trái hỏa tiễn 122mm như những chiếc sao chổi cũng đã đánh trúng khu nhà nằm phía nam phi đạo chính trong căn cứ, mặt đất rung chuyển. Trung tá Miller nhớ lại. "Thường thì chúng tôi chỉ bị từ 5 đến 25 quả đạn là cùng. Trận này thì 'nặng quá' khiến tôi rốt cục cũng phải nghĩ 'đây ko phải pháo kích thông thường mà là để yểm hộ cho 1 cuộc tấn công của bộ binh'". Ông nhanh chóng mặc bộ quần áo dã chiến, đeo dây lưng, bao súng rồi vồ lấy mũ sắt nhảy lên xe jeep cá nhân hộc tốc phóng tới Trung tâm chỉ huy an ninh dự phòng thay cho sở chỉ huy chính vừa bị tiêu diệt. Đợt pháo đã khiến 3 binh sĩ Không quân thiệt mạng, 16 người khác bị thương. Tháp không lưu bị tốc mái, xe cộ, kho đụn, nhà trại khắp căn cứ ko bị phá hủy thì cũng hư hại nặng. Mảnh rocket găm chi chít vào nhiều máy bay đang đậu. Từ 1 bồn chứa xăng bị trúng đạn, lửa cháy ngút trời. Nhiều đám lửa sáng rực cả trời đêm khi 1 máy bay Skyraider của VNCH cùng 1 F100 Super Saber của Không quân Mỹ bốc cháy đến độ chỉ còn trơ khung trong ụ bê tông. Chiếc F100 còn khiến lửa lan sang cả 1 xe bồn chở xăng nữa.

    Trung tá Miller vừa tới Trung tâm điều khiển thì toán tuần tra K-9 ở mặt đông căn cứ gọi về báo. Tay lính dắt chó cho biết con chó béc giê đang sủa nhặng lên. Miller bảo người này bắn 1 trái sáng.

    Trái sáng vừa mới bắn ra thì người lính dắt chó kêu thất thanh trên điện đài cầm tay: "Ôi Chúa ơi! Chúng ở khắp nơi!"

    Địch đã vào bên trong hàng rào và đang lợi dụng bóng tối tiến sâu vào căn cứ. Tay lính Mỹ vừa thả con chó béc giê ra thì bị thương. Con chó chiến cũng bị bắn chết ngay khi đang xông tới người bộ đội gần nhất.

    Thế là vào lúc 3g20 trận đánh lại bùng lên. Sau này người ta xác định khi trận pháo kích bắn đầu thì cũng là lúc lực lượng xung kích địch - gồm 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 274 quân giải phóng, với hơn phân nửa là chiến sĩ quê ở miền Bắc - vừa kết thúc chuyến hành quân dài 9 tiếng đồng hồ từ khu vực tập kết ở phía đông Biên Hòa 29km về. Trong lúc trung đoàn 274 tiến đánh căn cứ Không quân thì các trung đoàn khác của quân giải phóng cũng tấn công khu Bộ tư lệnh Lực lượng dã chiến II cùng Lữ đoàn bộ Lữ bộ binh nhẹ 199 gần Long Bình. Mọi hoạt động chiến đấu của bộ đội đều đặt dưới sự điều khiển của sư đoàn 5, thường hay đặt Bộ chỉ huy ở phía bắc, trong vùng Chiến khu D.

    Đối phương rất tự tin. Nhiều người để sẵn trong ba lô bộ quân phục đẹp nhất, màu xanh lá rộng thùng thình, dự định mặc chúng trong buổi duyệt binh chiến thắng tại thành phố Biên Hòa. Quá trình tiềm nhập vào căn cứ không quân của họ chẳng hề phạm phải sai sót gì. Bắt đầu từ Đồng Lách, 1 ngôi làng nằm phía đông sân bay Biên Hòa chỉ cách đó có 200m, những bộ phận đi đầu của trung đoàn 274 lợi dụng cuộc pháo kích để tiến ra, êm ái len qua bãi mìn cũ của Pháp, rồi cắt 4 lỗ hổng trên hàng rào căn cứ. Sau khi nối đuôi nhau chui qua rồi tản ra, các chiến sĩ xung kích vượt qua trảng cỏ tiến đến đầu đông phi đạo, áp bộc phá vào hàng máy bay phản lực đang đậu trong các ụ gần đó, cho nổ tung hết cả.

    Có 2 lính chả biết là phòng vệ Không quân hay quân cảnh của VNCH gác trong cái lô cốt giữa hàng rào với tuyến đường vành đai. Miller kể: "Đám này có tiếng hay ngủ trong khi gác. Sau trận đánh, chúng tôi thấy cả 2 đều bị cắt cổ." Hẳn họ là nạn nhân của đặc công địch, những người đã lợi dụng trận pháo trườn lên để vô hiệu hóa các chốt tiền tiêu. Bị hỏa tiễn nổ đánh thức, tiểu đội quân cảnh VNCH đầu mút phía đông căn cứ đã bỏ vị trí, đánh bài chuồn trước khi bị mũi tấn công chính tràn ngập.

    Đường vành đai ngoặt về phía tây chỗ lô cốt thứ nhì. Toán quân cảnh VNCH chạy về phía tây theo đường này hướng đến lô cốt Hill 10 của 2 trung sĩ tiểu đoàn 3 an ninh phi trường là Marshall Gott và Neal Tuggle cùng binh nhất Neil Behnke, lính Không quân thuộc 1 đơn vị trợ chiến của căn cứ, tới tăng cường khi có báo động đỏ. Hill 10 là 1 lô cốt bê tông hình lục lăng có từ hồi Pháp rất kiên cố với các lỗ châu mai bắn sát mặt đất, nóc là 10 lớp bao cát bố trí khẩu súng máy M60 bên dưới 1 mái che bê tông hình tròn. Lô cốt tọa lạc ở mặt nam 1 lối đi dẫn về phía tây. Lô cốt Hill 10 ở ngay nơi tuyến đường vành đai lại rẽ xuống hướng nam.

    Vị trí của 2 lính gác bị cắt cổ bên hàng rào nằm đoạn giữa lô cốt Hill 10 và toán quân cảnh đã tháo chạy. 1 con lạch nhỏ chạy ngoằn ngoèo dọc theo rìa nam đâm vào chân tuyến đường vành đai. Gần phía đông nam lô cốt Hill 10 ngay chỗ đường rẽ xuống nam có 1 cái cống vòm bê tông để con lạch chui qua.
    altair, samuelb, huymaya4 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Toán tuần tra K-9 đã chạm địch khi họ tiến đến khu vực lầy lội này. Gott, Tuggle, và Behnke lập tức bắn trái sáng ra xung quanh lô cốt Hill 10 rồi khai hỏa súng máy, súng phóng lựu. Trong khi đó số an ninh phi trường đang làm nhiệm vụ cảnh giới sát hàng rào chỉ im thít cầu mong địch đừng chú ý đến mình. Đại úy Strones, người khi ấy đã trèo lên tháp nước ở trung tâm căn cứ để quan sát trận đánh, kể lại: " Hầu hết bọn họ đều ở dưới những hố cá nhân lẫn trong đám cỏ voi. Hoàn toàn cô lập với nhau. Trong trận pháo kích, các chốt cảnh giới này đã gọi điện báo về việc di chuyển của địch trong nhưng do trung tâm điều khiển bị mất điện, còn tôi thì chưa tới được vị trí dự phòng nên họ ko nhận được chỉ thị. Lính trong các chốt cảnh giới hết sức khiếp đảm vì bị lọt vào giữa đợt tấn công của đối phương. Tuy ko bị địch phát hiện nhưng kể từ đó về sau, chẳng người nào dám tình nguyện ra lập chốt cảnh giới nữa."

    Khi tiếng súng rộ lên ở phía đông ai cũng hãi nhưng "Trung tá Miller chỉ nói rất đơn giản 'Nếu thấy tên VC nào cứ 10-7 [loại khỏi vòng chiến đấu] ngay và luôn" Binh nhất David C. Chunn, lính an ninh phi trường ở hàng rào phía bắc nhớ lại. "Giọng ông ấy trên điện đài nghe rất tỉnh, mọi người bắt đầu bình tĩnh trở lại..."

    Miller phái 3 lính tuần cùng 9 binh sĩ ứng chiến tới lô cốt Hill 10. Ông kể lúc đó đạn từ ngôi làng phía tây bắc và ngay trong thành phố Biên Hòa cũng bắn đến: "Chẳng ai biết địch đánh ở phía đông là mũi tấn công chính hay chỉ là mũi nghi binh để nhắm vào nơi khác? Chu vi sân bay rộng đến 10 dặm. Tổng quân số chiến đấu hiện có của tôi lúc đó là 350 chưa kể 75 binh sĩ mới tăng cường. Những ước tính sau này cho biết địch quân có khoảng 1500 người."

    Để nắm chắc tình hình, Miller cử đại úy Reginald V. Maisey, 1 người kín tiếng, được đánh giá cao trong vai trò sĩ quan hành quân của tiểu đoàn 3 an ninh, đến lô cốt Hill 10. Lợi dụng bóng đêm, Maisey lái xe jeep vượt qua vùng trắng tới cứ điểm. "Họ cần pháo sáng. Trung tâm điều khiển gọi tổ tiếp tế Đông “nhưng khi họ đến trạm kiểm soát giữa khu Lục quân với sân bay thì bị kìm chặt ko sao tiến nổi." Trung sĩ tiểu đội trưởng William "Pete" Piazza, chỉ huy tổ tiếp tế Bắc, (khu đất của Lục quân này sau là nơi đóng quân của bộ chỉ huy sư đoàn dù 101) cho biết.

    Trung sĩ Richard E. Lee là người chỉ huy tổ tiếp tế Đông. Mỗi tổ do 1 hạ sĩ quan an ninh chỉ huy cùng 3 lính tăng cường, đi trên 1 xe tải chở đầy trái sáng, đạn dược. Piazza tới đó hội quân với anh này. Tổ của Lee cùng số quân cảnh ở trạm kiểm soát đang dùng mấy khẩu M14 đọ súng với địch đang chiếm chốt quân cảnh VNCH ở đầu đông căn cứ. Sau khi cho lính triển khai, Piazza "gọi về trung tâm hỏi xem tổ tiếp tế Nam có thể đến lô cốt Hill 10 ko? Bọn họ cũng đang bận nên tôi bèn bảo Lee giao số lính tăng cường lại cho 1 cậu an ninh, còn mình thì đi cùng với tôi. Sau khi lên xe tải, tôi cầm lái phóng về phía lô cốt Hill 10."

    Để tránh đạn địch, họ đi đường vòng tới mặt sau lô cốt. "Tôi báo về trung tâm là mình sẽ đi lối này để ko bị bắn lầm." Piazza , 1 lính an ninh phi trường đeo kính, thấp đậm, đang chiến đấu tua thứ nhì tại VN sau được thưởng huân chương Sao bạc vì thành tích của mình trong trận lô cốt Hill 10, cho biết. Còn Đại úy Strones, trưởng ca gác đêm thì kể: "Lúc đầu tôi cho Piazza làm tổ trưởng vì tính tình của cậu ta rất chan hòa, cởi mở. Chúng tôi để trên xe tải 1 bình cà phê tướng để cậu ấy lái hết chỗ này đến chỗ khác chia cho đám lính trong những đêm gác cô đơn. Tinh thần của cậu ta lúc nào cũng tuyệt và trong trận đánh này, Piazza cũng thể hiện mình đúng là 1 người hùng..."

    Đang từ đầu đông phi đạo theo đường chạy tới lô cốtHill 10 thì Piazza bị 1 lính an ninh do đại úy Maisey bố trí cách sau lô cốt khoảng 100m chặn lại bảo ko cho xe tới thêm nữa. Chiếc jeep của Maisey đã ở ngoài đó với xe cứu hỏa cùng nhiều xe cộ của các toán tuần tra, ứng chiến khác. Tổ của Piazza xuống xe, khiêng thùng trái sáng khẩn trương tiến bước rồi túm tụm sau lô cốt chuyển hàng lên.

    Đúng lúc đó thì quả B-40 đầu tiên lao tới công sự bao cát, thổi khẩu M60 của trung sĩ Tuggle văng mất. Quả thứ 2 bay quá cao , cách khoảng 60 cm, xẹt qua rít lên như 1 ngôi sao chổi vô hại. Piazza nhớ lại: "Chúa ơi! Cứ như thể Siêu nhân bay vậy. Tất cả đều ngưới nhìn quả đạn phi vút qua đầu rồi rơi xuống bãi cỏ voi phía sau. "

    Quả RPG thứ 3 bắn nổ tung chiếc xe cứu hỏa đậu cạnh lô cốt. Đại úy Maisey quát đám lính còn đang chết điếng: "Nấp ngay! Tất cả nấp ngay!"

    Trung sĩ Piazza chạy sang bên phải lô cốt cùng viên đại úy Lục quân làm liên lạc giữa tiểu đoàn 3 an ninh phi trường với tiểu đoàn bay số 145, có sở chỉ huy trong căn cứ Biên Hòa. Viên sĩ quan đi cùng với Maisey này cầm theo khẩu XM148, loại súng M16 có gắn thêm ống phóng lựu 40mm dưới nòng. Piazza kể: "Anh ta ko biết cách nào sử dụng nó và cũng chẳng biết làm gì hết. Thấy tay này hãi quá, tôi bèn đưa cho anh ta khẩu M16 đổi lấy khẩu XM148 cùng với bao đựng đạn" mà ko biết rằng viên đại úy sẽ bị thương ngay sau đó. Anh tập trung hết tinh lực xem địch bắn từ chỗ nào. Hóa ra tổ chống tăng địch nấp trong lô cốt của quân cảnh VNCH, ở bên tay trái cách đó khoảng 100m bên kia con lạch và cống vòm. Piazza kể: "Thấy chớp lửa đầu nòng thế là tôi bắt đầu bắt đầu tay bo luôn. Bắn 1 quả phóng lựu, hụp xuống, trong khi địch bắn thì tôi nạp lại đạn. Đợi quả RPG nổ xong, tôi lại nhô ra khỏi góc lô cốt, lốp vào bóng đêm 1 quả khác."

    4 trái RPG bắn trúng vách bê tông lô cốt; thêm chục quả nữa nổ ở xung quanh trước khi quả đạn thứ 13 của Piazza rót trúng khoảng trống trên nóc lô cốt. Anh kể: "Tiếng nổ rất lớn, 2-3 tên địch văng lên trời. Mọi người reo hò tở mở nhưng đạn súng bộ binh lại bắt đầu bắn đến khiến tất cả phải ẩn nấp..."
    altair, samuelb, huymaya3 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ai đó bắn thêm 1 trái sáng. Nó từ từ rơi xuống vùng cỏ voi phía tây nam lô cốt Hill 10, kéo theo 1 cái đuôi khói, soi rõ 1 hàng 10-12 bóng người đang khẩn trương vận động qua trảng cỏ. Piazza lấy điện đài gọi về trung tâm hỏi có an ninh phi trường ngoài đó hay ko. Họ trả lời là ko, anh buột miệng: "Có đấy, giờ thì bọn tôi có khách ngoài đó rồi!"

    Đối phương định vòng tránh lô cốt tiến đến đường băng phía sau cách đó 300 thước. 30 an ninh phi trường lẫn quân cảnh nơi lô cốt Hill 10 đã bị bao vây. "Nhưng bỗng có trực thăng bay đến" Piazza mừng quá, vừa chui vào trong lô cốt thì chiếc trực thang vũ trang quí báu đã tưới đạn sát sạt. Piazza nhận thấy có người nằm chết trên dưới sàn nhưng vì tối quá chẳng làm sao thấy mặt được. Anh cùng Tuggle kéo cái xác lên bậc cấp ra ngoài. Piazza kể: "vào lại lô cốt, định thấy mục tiêu là bắn ngay, nhưng trong 1 cái hộp tối đen như mực, cố nhìn qua mấy cái khe bắn bé tí, chúng tôi chỉ thấy ánh pháo sáng cùng những luồng đạn lửa vạch qua vạch lại. Tôi nghĩ, thế này thì ko ổn! Ở trong này thì bó tay, cóc nhìn thấy gì hết, phải mau ra ngoài vì nếu địch luồn ra sau thảy lựu đạn vào thì chết cả nút."

    Trong cơn hỗn loạn, chẳng thấy đại úy Maisey đâu cả, nghĩ chắc có lẽ anh ta đã sang 1 điểm nóng khác, nên Piazza, hạ sĩ quan cấp cao nhất trong lô cốt bèn dẫn 1 số lính leo lên nóc cố thủ. "Lực lượng chính của địch đi ngang qua đó. Do VC chú tâm hạ đám trực thăng nên chúng tôi cũng ko bị bắn quá rát. Khi bị bắn mọi người tuy có bắn trả nhưng hầu hết chỉ cố soi sáng khu vực, báo hoạt động của địch về cho trung tâm để họ chỉ phương hướng cho đám trực thăng cùng các đội ứng chiến."

    Mãi đến khi trời sáng Piazza mới biết cái xác anh đã kéo khỏi lô cốt là của đại úyMaisey. Maisey với khẩu CAR15, đội mũ sắt, mặc áo giáp đã bị thương ngay khi 1 trong số những quả RPG đầu tiên nhắm vào lô cốt. Đang liên lạc với trung tâm điều khiển, anh cằn nhằn "Tôi bị rồi!" rồi sau lại cầm lấy máy. Maisey bình tĩnh chỉ huy, động viên binh sĩ bắn trả rồi rút vào lô cốt để nghe cho rõ hơn trong quá trình liên lạc, báo cáo tình hình về trung tâm điều khiển. Đang đứng cạnh cửa sau và cầu thang dẫn lên tầng thượng thì 1 qủa B-40 phụt trúng tường, mảnh vỡ bắn tóe loe bên trong lô cốt. Lưng Maisey hứng trọn luồng mảnh, chết ngay tức khắc. Anh được truy tặng huân chương Chữ thập Không quân.

    Những báo cáo về sở chỉ huy của Maisey rất có ý nghĩa trong việc phán đoán ý đồ của đối phương. Đại úy Strones, người gọi về trung tâm từ trên tháp nước kể: "Nhờ biết mũi tấn công chính là từ phía đông nên Miller bảo tôi tổ chức lực lượng ra đó phản kích. Khi ra đến vị trí tập kết chỗ kho súng thì địch đã chiếm được đầu đông phi đạo rồi. Chẳng máy bay nào cất cánh được nữa. Nhưng khi địch băng qua đoạn đường nối với đường lăn để tới chỗ ụ để máy bay thì lọt vào lưới đạn của khẩu súng máy của cái lô cốt nằm giữa đường lăn và phi đạo. Nó đã chặn đứng đà tiến của đối phương, gây cho họ rất nhiều thiệt hại."

    Máy bay thả pháo sáng tới soi đường cho những chiếc AH1G Cobra của đại đội trực thăng tấn công 334 rời sân bay Biên Hòa. Những chiếc Cobra bóng lưỡng, dáng thon gọn, loại vũ khí tân kỳ nhất, với những khẩu miniguns tốc độ bắn 2000 viên 1 phút gắn ở mũi thổi luồng đạn đỏ lừ như 1 chùm tia laser xuống mặt đất.

    Trung tá Miller viết trong báo cáo: "Nếu ko có những chiếc trực thăng vũ trang đó thì An ninh phi trường khó lòng ngăn được việc đối phương tràn ngập căn cứ "

    Do sĩ quan liên lạc đã bị thương nên Lính an ninh trong lô cốt Hill 10 ko thể liên lạc trực tiếp với Không yểm. Thiếu úy John A. Novak, tiểu đoàn 3 an ninh phi trường cho biết: "Chúng tôi cho anh lính tên Carl Smith mang theo điện đài lên 1 trực thăng vũ trang để truyền tiếp yêu cầu tới phi công. Smith chỉ điểm cho trực thăng tới chi viện những nơi cần nhất. Tuy trực thăng chiến đấu là yếu tố then chốt nhưng thông tin chỉ dẫn cũng quan trọng chẳng kém"

    Trận đánh giống y màn bắn pháo hoa lễ quốc khánh mồng 4 tháng 7 khi 40 binh sĩ của đại úy Strone di chuyển vào khoảng giữa của đường lăn và phi đạo. Họ mọp sát đất bò qua cái lô cốt đại liên đang cản trở địch quân. Strones khi ấy có ý đồ tổ chức 1 đợt xung phong trực diện qua đoạn đường bê tông nối đầu tây phi đạo với đường lăn. Anh kể: " Có 1 toán ứng chiến ở bên sườn trái, phía bắc đường băng, 1 đội khác bên tay phải nên tôi cảm thấy mình khá an toàn. Rủi thay, đang vận động vào vị trí thì bị địch phát giác. Đạn lửa bay vèo vèo, đất xung quanh bị cày tung cả lên. Chúng tôi vẫn rạp người cố tiến"

    Lực lượng phản kích tới được bờ đất do công tác xây cất lúc trước tạo ra ở bên tây đường bê tông. "Đúng là mèo mù vớ được cá rán" Strones nói. Anh tới nấp sau bờ đất, bắn trả. Hầu hết đạn địch bắn ra từ cái lán ở mặt đông nam đường. Đó là loại lán nhỏ, bằng gỗ màu vàng, cửa sổ có che lưới, mái tôn. Lúc nào trong lán cũng có 2 nhân viên quân giới của Không quân Mỹ hoặc VNCH. Nhiệm vụ của họ lắp bom cho máy bay phản lực trên đường từ ụ đỗ ra phi đạo. Miller cho biết: "2 lính Không quân trực ca đêm ấy đã nấp dưới hầm cạnh lán và ở đó cho đến hết đêm. Thật may là VC đã ko phát hiện được họ vì chẳng ai có súng cả. Trong thực tế thì ngoài lính an ninh ra, về cơ bản toàn bộ căn cứ chẳng ai có súng. Lý do là trong những trận đột kích của đặc công địch trước đó vào những sân bay khác, đã xảy ra tình trạng đám cấp dưỡng, thợ máy, nhân viên văn phòng trong đêm tối bắn lẫn nhau."

    Để giữ an toàn, Tập đoàn Không quân số 7 đã đem súng của các đơn vị trợ chiến cất hết vào kho, khóa lại. Miller kể, mô tả 1 nỗi sợ tương tự như An ninh phi trường ở sân bay Tân Sơn Nhất trong dịp Tết. "Khi có biến thì tất cả lính tráng đều phải xuống hầm và chỉ người hạ sĩ quan cao cấp nhất mỗi hầm mới được mang súng. "Tôi kinh hãi mường tượng cảnh khi địch tràn qua được, thọc vào căn cứ rồi làm cỏ cả đám không quân tay trắng dưới các hầm."
    altair, samuelb, huymaya5 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này