1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ác chiến tại Sài Gòn, Tết Mậu thân 1968!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 21/01/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cumeo2k7

    cumeo2k7 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2018
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    23
    Đợi mãi chẳng thấy
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tại bãi để đạn nổ ra 1 cuộc đọ súng ác liệt. Tuy quanh bộ tư lệnh có nhiều tháp canh nhưng khi trận pháo chuẩn bị dập xuống, lính gác đều xuống nấp trong các căn hầm bên dưới. Đặc công đối phương dùng bộc phá ống cứ thế dễ dàng vượt qua hàng rào. 3 quân cảnh, trong đó có 1 lính canh dắt chó, bị hạ sát. 1 đơn vị ứng chiến vừa mới được tái bố trí là đại đội B, tiểu đoàn 2, trung đoàn 47 bộ binh cơ giới, sư đoàn 9 vội kéo tới trên những xe bọc thép chở quân M113. 1 bộ phận của đại đội đã giao chiến với quân địch, lính Mỹ xuống xe chạy từ căn hầm này sang căn hầm khác gỡ mìn do đặc công gài lại. Nỗ lực thật anh hùng, nhưng họ chưa kịp hoàn tất thì quả mìn hẹn giờ đặt dưới khối đạn 175mm đã phát nổ. Ngay lập tức 3 khối đạn khác cũng nổ theo và rồi cả căn cứ rung chuyển như trong trận động đất dưới 1 vụ nổ khủng khiếp. Từ tâm chấn 1 đám mây hình nấm bốc lên cao.

    Vụ nổ xảy ra vào khoảng 7g30 sáng. Trung sĩ Jared, lúc ấy đang ở trong 1 công sự bao cát nơi hàng rào mặt sau khu 'đồn điền' nhớ lại: "Chúng tôi có thể nhìn thấy sóng xung kích khiến cây cối bạt đi. Khi nó đi qua mọi người đều chúi đầu xuống, bụi đất cứ thế bốc lên mù mịt. Tôi quay về văn phòng của ban tình báo, mảnh đèn tuýp vỡ trải đầy trên sàn nhà, vách tường đối diện với vụ nổ bị hơi chấn thổi rạp."

    Trung tá Peter bị hơi nổ thổi bật ngửa ra khỏi ghế ngồi khi đang trong văn phòng sĩ quan hành quân kế bên Trung tâm Hành quân Lực lượng dã chiến II. Ông kể: "Kho đạn cứ thể nổ ầm ầm suốt cả ngày cho tới tận đêm. Lửa lan rộng ra khỏi tầm kiểm soát, thiêu hủy nhiều thiết bị, khí tài khác nữa. Ban đêm nhìn cứ như thể là màn bắn pháo hoa vậy..."

    Tảng sáng, trận đánh tại ấp Góa phụ vẫn tiếp tục, tuy nhiên lạ thay, số địch quân đối diện với bộ tư lệnh Lực lượng dã chiến II lại tỏ ra khá chậm chạp. Địch ko vội vã xung phong vào tuyến lô cốt khi mà dưới ánh sáng ban mai, họ chẳng những sẽ bị đạn bắn tới từ trước mặt mà còn bị nã mạnh vào sườn từ 1 cái lô cốt cũ của Pháp gọi là tháp số 4 bắn sang nữa. Cứ điểm này nằm ở góc bắc lộ 316 chạy theo trục đông bắc - tây nam với tuyến đường sắt tây bắc - đông nam ngăn giữa khu bộ tư lệnh với hậu cứ lữ đoàn bộ binh nhẹ 199, đối diện với đầu đông bắc cái ấp. Binh nhất Tadsen, đại đội 552 quân cảnh, người đi nhờ 1 xe jeep trở đạn ra tháp số 4, kể: "Chúng tôi có khoảng 9 người trên đó. Từ đây nhìn sang ấp dễ dàng hơn so với ở bên dưới. Có thể thấy địch khá là rõ."

    Tadsen trèo thang vác đạn lên cái công sự bao cát, mái tôn trên nóc lô cốt bê tông. Anh nhớ: "Tuy tháp 4 cũng bị trúng mấy phát nhưng so với lượng đạn đang bắn ra xung quanh thì chẳng có gì đáng kể." Quân cảnh Mỹ chủ yếu nhắm bắn vào những bóng người đang di chuyển giữa đám nhà cửa trong ấp. Tuy thế cũng có đôi ba lần quân giải phóng định vượt qua những đám tre, bụi cây mọc cặp theo đường rầy. Lần xung phong nào địch cũng vấp phải lằn đạn bắn ra xối xả cả. "Đã 3 lần xuýt hết đạn. Lần nào đợi đến khi dây đạn M60 còn khoảng 100 viên, phải chuyển qua dùng súng M14 cắc bùm từng phát một, thì chúng tôi mới gọi tiếp tế."

    Có lúc, 1 cái nhà lá có 3 du kích quân nấp đã bị Tadsen rót đạn M79 trúng, khiến nó bốc cháy. Anh chứng kiến cho đến khi nhà cháy rụi mà chẳng thấy ai chạy ra cả. Quân cảnh được nhiều binh sĩ hăng hái thuộc lữ 199 tới chi viện. 1 trong số họ đã bị thương khi đang đang xạ kích trên cầu vượt đường sắt bắc qua khúc lộ 316, ngay bên trái tháp số 4. Tadsen kể: "Thấy đám lính trên cầu gào lên cầu cứu, tôi bèn nhảy khỏi tháp để chạy sang. Từ trên đó xuống đất cao tầm 4,5m và đến khi tiếp đất đánh uỵch tôi mới nhận ra áo giáp, trang bị mình đeo nặng nề quá. Cố mọp thấp dưới gờ bê tông thấp tè của cầu vượt, Tadsen băng bó vết thương nơi lưng cho cậu lính sữa, rồi phụ đưa cậu ta ra xe jeep. "Tôi nhảy lên khẩu M60 nổ súng yểm hộ cho đến khi về lại trong hàng rào. Mọi người đưa thương binh về trạm xá của lữ 199. Trong lúc lính quân y lấy xe đẩy cậu ta vào phòng phẫu thuật thì chiếc jeep đã bỏ đi mất báo hại tôi phải cuốc bộ trở về. Dọc đường đi, tôi gặp 1 xe jeep chở thực phẩm. Người lái xe chở toàn sữa với táo ướp lạnh. Vốn ko hảo sữa lắm, nhưng do đã nhịn khát suốt mấy giờ đồng hồ, tôi cũng tu luôn. Chưa bao giờ trong đời tôi thấy sữa tuyệt đến thế. Người khỏe hẳn lại..."






    14


    Ấp Góa phụ


    Trận phản kích vào ấp Góa phụ bắt đầu sau khi trời sáng 1 tiếng dồng hồ. Đơn vị đầu tiên tiến sang do trung úy Henry L. S. Jezek, 1 sĩ quan mới sang VN và vừa qua tuần huấn luyện ở hậu cứ sư đoàn chỉ huy. Tính đến thời điểm Tết, anh cũng mới về làm trung đội trưởng, trung đội 1, đại đội B, tiểu đoàn 2, trung đoàn 47 bộ binh cơ giới được 3 tuần. Sau khi bị tách khỏi đại đội 'mẹ', trung đội của Jezek được chỉ định làm lực lượng ứng chiến của bộ tư lệnh Dã chiến quân. Sau cả ngày tham gia bảo vệ 1 đại đội công binh tiến hành công tác san ủi ngoài căn cứ Long Bình, hàng đêm, đơn vị cũng tổ chức tuần tra phục kích nhưng ko có kết quả gì.

    Trung đội của trung úy Jezek đã bất ngờ bị gọi về căn cứ đêm trước Tết và được bố trí ở bãi xe đằng sau Bộ tư lệnh Lực lượng Lực lượng dã chiến II. Do ngủ luôn trên xe bọc thép, nên ko ai trong trung đội 1 bị thương vì trận pháo kích. Thực ra, vì mới đến nên Jezek chẳng thể nào biết rằng địch đang phát động cuộc tổng tiến công. Thậm chí anh cũng chẳng tỏ vẻ căng thẳng đáng ra phải có khi sáng ra bị gọi đến Trung tâm hành quân giao nhiệm vụ 'quét sạch' ấp Góa phụ.

    1 đại tá quân cảnh phổ biến sứ mệnh cho anh. Jezek nhớ lại: "Ông ta bảo có đạn lẻ tẻ từ ngôi làng đó bắn tới. Khi chúng tôi ra cổng, vị đại tá cưỡi xe jeep chạy theo để chỉ đích xác nguồn đạn cho chúng tôi. Ai cũng nghĩ có lẽ ở đó chỉ vài tay bắn tỉa."
    altair, tonkin2007, caonam_vOz3 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sau khi rời cổng phía nam bộ tư lệnh, trung đội 1 tiến ra lộ 316. Đang ngồi trên nóc xe, Jezek khiếp hãi trợn tròn mắt chứng kiến cảnh kho đạn bất ngờ phát nổ với 1 đám mây khổng lồ hình nấm. Đó cũng là điềm báo cho những gì sắp xảy ra. Chẳng phải 1 nhúm lính bắn tỉa mà là cả 1 tiểu đoàn quân giải phóng đang rình sẵn ở trong ấp. Sở dĩ qui mô của lực lượng này bị đánh giá thấp chính là vì màn tấn công đêm ‘lụp chụp’ của họ. Trung tá Peter giải thích: "Sau này qua cung từ của tù binh mới biết tiểu đoàn trưởng địch được dặn chỉ xung phong sau khi hàng trăm trái hỏa tiễn đã nã hết vào khuôn viện bộ tư lệnh. Tuy nhiên chỉ thấy có 90 quả được bắn. Thấy trận pháo bỗng dưng ngừng lại viên chỉ huy địch bên kia lộ, sau khi cẩn thận đếm số hỏa tiễn đã hạ lệnh ko tấn công. Ông ta cứ tưởng hỏa tiễn sẽ bắn thêm nữa. Chẳng còn quả nào hết vì các trận địa phóng rocket đều đã bị trực thăng vũ trang tiêu diệt cả. Tiểu đoàn quân giải phóng đã ko xung phong chính bởi sự nhầm lẫn này.

    Lính trung đội 1, đại đội B tiến vào từ đầu tây nam, thấy ấp Góa phụ vắng tanh vắng ngắt. Ngôi làng do chính quyền xây dựng này có bề dài gấp đôi bề rộng; 1200 so với 600m. Nó được chia vuông vắn thành 5 phần theo chiều rộng bởi 4 con đường ngắn. Theo chiều dài, ấp được chia thành 3 phần với 3 con đường dài hơn, chạy song song với lộ 316.

    Những ngôi nhà nhỏ trong ấp nằm khá gọn gàng, ngăn nắp theo 8 hàng, mỗi hàng có 20 căn. Trung úy Jezek tiến quân theo chiều dọc ngôi làng bằng 1 tuyến dài 200m với hàng lính rời xe đi đằng trước 4 chiếc M113, chiếc nào cũng chỉ còn có tài xế cùng xạ thủ trọng liên 50.

    Mấy xe bọc thép dàn thành hàng ngang, nỗi chiếc tiến theo 1 đường hẻm chạy giữa số nhà lá. Chiếc M113 bên sườn phải chạy theo đường bao song song với lộ 316.

    Đội hình quân Mỹ di chuyển chậm khá chậm. Jezek buồn bã hồi tưởng: "Ý đồ của chúng tôi là nhử tên bắn tỉa lộ diện và tiêu diệt."

    Trung đội 1 mới đi được khoảng 1 phần 3 quãng đường qua ấp thì chiếc xe bọc thép đi bên sườn phải vấp phải 1 toán địch bố trí trong mương thoát nước dọc đường 316. Người lính ngồi chỗ cửa chỉ huy là binh nhất Robert A. Huie vừa nổ 1 loạt trọng liên 50 thì quả đạn RPG đã lao sầm đến chiếc M113. Jezek chạy tới quì bên cạnh cỗ xe đã nằm liệt, giương khẩu M16 lên. "Tuy ko thấy quân địch nhưng tôi có thể nhìn thấy đạn chống tăng của chúng xé gió bay đến. Chúng bay chậm đủ để quan sát. Tôi ngước nhìn Huie. Cậu ta đang nhả đạn. Tôi cũng bắn theo. Bỗng thấy 1 quả đạn RPG trúng ngay ngực cậu ấy - cắt phăng cả đầu cùng với vai trái. Chẳng thể tin vào mắt những gì mình vừa chứng kiến. Như thể 1 đống thịt băm bị ném tung tóe trên khắp chiếc xe bọc thép..."

    Lát sau, Jezek cảm thấy bị 1 cú trời giáng chỗ hông phải. Ngỡ bị lính dưới quyền đấm gọi trong khung cảnh ồn ào của trận đánh anh quay lại. Chẳng thấy ai cả. Liếc xuống dưới anh mới phát hiện là mình đã dính đạn. Phát bắn xuyên qua dây bao đạn nên ngoài việc bị đầu đạn găm vào xương hông, anh cũng bị 1 số mảnh nhọn của hộp tiếp đạn bị vỡ toác đâm trúng. Ko cảm thấy đau, nhưng thấy 2 chân cử động rất khó, Jezek bèn nằm rạp xuống đất. Có thứ gì đó phát nổ ngay mặt. Anh choáng váng, tai ù đặc. Về sau anh mới biết mình bị đám bi cỡ bi xe đạp trong 1 quả mìn định hướng do Trung Quốc sản xuất văng trúng. May do đội mũ sắt sụp xuống che trán, và khóa áo giáp kéo tận cằm bảo vệ cuống họng nên anh mới ko bị thương nặng hơn.

    Rời khỏi chỗ chiếc xe bọc thép hỏng, viên trung sĩ trung đội phó cho 3 tổ lái còn lại lùi xe về vị trí tốt hơn, tổ chức bắn trả. Trung úy Jezek cùng với đồ trang bị được cáng tới chiếc xe cứu thương mới từ căn cứ Long Bình chạy sang.

    Mặt Jezek nhầy nhụa, toàn máu là máu đến nỗi viên trung sĩ trung đội phó cứ tưởng anh đã chết. Trong khi đó, đang ở chốt chặn trên đường 15, phía nam Long Bình, trung đội thám sát thuộc đại đội chỉ huy, tiểu đoàn 2/47 bộ binh cơ giới, sư đoàn 9, của trung úy Brice H. Barnes thấy 1 xe cứu thương chạy tới, tay tài xế, có lẽ cũng là người lính quân y đã sơ tán Jezek, năn nỉ họ giúp 1 tay để chuyển số thương binh đang bị kìm chặt trong ấp Góa phụ ra ngoài.

    Barnes cố gắng giải thích rằng mình đang thực hiện nhiệm vụ nên ko thể bỏ vị trí được. Thật ngẫu nhiên, đúng lúc đó, trung tá John B. Tower, tiểu đoàn trưởng - ám danh liên lạc là Panther 6 - lại gọi cho Barnes bảo anh ta theo đường 15 tới tiểu đoàn bổ sung số 90. Trung đội thám sát sẽ bảo vệ số xe chỉ huy của tiểu đoàn 2/47 tại đó lúc Tower bay lên trời chỉ huy các hoạt động tác chiến của cả đơn vị. Đại đội A, tiểu đoàn 2/47 đang tiến ra phản kích nhằm vào số địch quân tấn công bộ chỉ huy Lữ đoàn bộ binh nhẹ 199, trong khi đại đội B, tiểu đoàn 2/47 tiếp tục quét sạch đặc công đối phương khỏi bãi chứa đạn đang bốc cháy. Việc của đại đội C, tiểu đoàn 2/47 là bảo vệ bộ tư lệnh Quân đoàn III VNCH ở Biên Hòa.

    Barnes tìm thấy số xe chỉ huy đang 'ngồi chơi xơi nước' trên xa lộ thuộc Long Bình. Barnes, khi đó còn chưa hay những người bị thương kia là lính cùng tiểu đoàn kể lại: "Thấy tay lính quân y cứ lẽo đẽo theo sau nhờ giúp đỡ tôi bèn xin phép Ông Già thực hiện nhiệm vụ này vì số thương binh kia cũng gần đó thôi. Nghe Panther 6 trả lời đồng ý, tôi liền phóng ngay đến ấp Góa phụ..."

    Tình hình trong ấp khi đó đang cự kỳ hỗn loạn. Mấy lính Mỹ bị thương nhẹ đang lom khom sau chiếc M113 bị bắn hỏng của trung đội 1, đại đội B gào lên bảo quân cứu viện tìm chỗ nấp. Barnes kể: "Ko thấy súng của họ hoạt động. Chắc phải hoảng lắm họ mới quên tiệt cách chữa súng bị hóc đã từng được dạy. Tôi nắm quyền chỉ huy số này, họ có vẻ cũng nghe. Có chỉ huy là khác ngay."
    altair, tonkin2007, caonam_vOz5 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trung úy Barnes cho 8 xe bọc thép dưới quyền lên tuyến đầu, yểm hộ cho 2 trung đội mà mình đang chỉ huy vừa vận động vừa xạ kích. "Tinh thần của trung đội thám sát lên rất cao là nhờ Barne. Anh quan tâm sâu sát tới từng cá nhân còn trong chiến trận thì là người luôn đi trước." Hạ sĩ William S. McCaskill nhận xét về 1 người sĩ quan chuyên nghiệp, ko khoan nhượng, đeo kính, cao lòng khòng có bộ ria mép cong vểnh to tướng quê Texas như thế. Khi đã tấn công quét sạch số địch gần nhất đang bắn ra từ mương thoát nước, Barnes - người được tặng thưởng huân chương chữ thập Biệt công bội tinh sau này - quay lại chiếc M113 của mình lấy thêm đạn CAR15. Anh đi ngang qua 1 địch quân bị bỏ sót nằm trong cái rãnh bên trái cách đó 3-4m. Barnes kể: "Như trong phim quay chậm, hắn ta giương khẩu AK-47 lên chĩa thẳng vào tôi. Chẳng cầm nhắm tôi lẩy ngay 1 phát, thấy đường đạn đi trúng ngực. Tay địch ngã bật ra sau mà nòng súng vẫn chĩa về phía tôi. Thêm 2 phát đạn trúng đích nữa hắn mới chịu thôi.."

    Cuộc tấn công tiếp diễn. Barnes cho số M113 của mình tiến lên trước tiếp tục chi viện hỏa lực nhưng lại bị số hàng rào dây thép gai bao quanh các căn nhà cản trở. Bộ đội nấp trong mấy căn nhà và đám dừa bao quanh trước đó chưa đầy 100 thước nổ súng bắn 3 trung sĩ mang kìm lên định cắt rào. "Thật khó tin khi thấy những viên đạn xanh lè lại bâu tới chúng tôi nhiều đến vậy." McCaskill kể. Anh dùng súng M79 yểm hộ cho tổ cắt rào. Sau khi lốp cả chục quả đạn vào cái cửa sổ đáng ngờ, từ cửa trước căn nhà lá, 1 thằng bé chạy ra. Theo sau nó còn có 1 phụ nữ, kẹp nách em bé nữa. "Tôi bắt đầu gào lên bảo mọi người đừng bắn vào cái nhà đó nữa. Suýt chút nữa là tôi hại chết bọn họ mất rồi. Tới giờ này tôi vẫn cám ơn trời phật là ko quả đạn nào mà mình rót vào cái cửa sổ ấy phát huy tác dụng cả..."

    Trung úy Barnes gầm lên gọi người phụ nữ chạy về phía trung đội mình. "nhưng cô ta ko dám vì sợ quá. Để đuổi họ ra khỏi nơi nguy hiểm, tôi chạy tới kéo tất cả tới nấp sau 1 xe bọc thép." Barnes một tay giữ người phụ nữ cùng em bé, tay kia kẹp thằng nhóc "tiếng súng cá nhân dậy lên khắp chung quanh, đất bị đạn cày tung sát cạnh. Khi người phụ nữ cùng 2 đứa con đã an toàn, chúng tôi lại đánh tiếp, san bằng mọi nhà cửa trên đường đi..."

    Tình hình hỗn loạn đến khó tin. Xe bọc thép tiến lên, dừng lại trước mỗi dãy nhà quét đạn trọng liên 50 xối xả trong khi lính bên cạnh cũng tham gia bằng súng M16. Khói bụi ngút trời, nhà cửa dính đạn M79 chìm trong lửa đỏ. Những cây dừa bị bắn te tua, như sắp gãy đến nơi. Barnes kể: "Lúc cái nhà đầu tiên vừa bốc cháy, tôi nhận thấy có thêm nhiều người dân, ngập ngừng tiến về phía lính Mỹ, hãy còn sợ. Nỗi kinh hoàng trong ánh mắt họ chứng tỏ cái chết đang cận kề. Cái chết có thể đến từ những VC đang nấp trong nhà họ hoặc từ đám lính Mỹ cuồng bạo kia. Từng toán dân thường được dẫn ra phía sau số xe bọc thép họ vừa giáp mặt. 2 chiếc trực thăng Cobra xuất hiện. Do chẳng hề biết mật danh hay tần số liên lạc của họ nên để chỉ dẫn Barnes đành phải ra thủ hiệu. "Tôi đứng trên nóc xe mình, kéo cổ áo để lộ quân hàm ra cho thấy mình là người có cấp bậc cao nhất dưới mặt đất. Khi cho máy bay đảo 1 vòng quanh chỗ chúng tôi, còn thấy viên phi công gật đầu tỏ ý hài lòng. Tới vòng bay thứ nhì, tôi chỉ tay về phía dãy nhà đang cần anh ta không kích, rồi đưa tay đặt ngang cổ, làm bộ cứa qua cứa lại. Người phi công 1 lần nữa gật đầu. Lượt bay thứ 3 thì máy bay xạ kích..."

    Rocket cùng đạn minigun cứ thế trút xuống đầu quân địch.

    Trận đánh sắp sửa kết thúc. Sáng hôm đó, đại đội B, tiểu đoàn 4, trung đoàn 39 bộ binh, sư đoàn 9 của đại úyJames O. Lawson đã được trực thăng đổ xuống 1 khu đất trống trong ấp Góa phụ, đối diện với bộ tư lệnh Lực lượng dã chiến II ở bên kia đường. Lawson cho đại đội tiến song song bên sườn trái của Barnes. Dưới sức ép của đòn tấn công kết hợp này, đối phương ko còn cầm cự nổi nữa.

    Mấy mương thoát nước dọc theo những con đường trong ấp giờ đầy xác quân địch. Nhiều cái khác nằm rải rác trong đám cỏ cao tới ngang thắt lưng mọc quanh nhà. Tổng số đếm xác là 77. Trung sĩ Jared, người dùng ống nhòm quan sát trận đánh từ bộ tư lệnh Lực lượng dã chiến II kể lại. "Có 1 VC cầm súng AK-47 nấp sau nhà. Người này cứ nhô ra nhả từng loạt đạn rồi lại thụt vào nấp. Đúng lúc anh ta nhảy ra xả súng lần nữa thì bị trúng 1 trái rocket 70 ly của trực thăng vũ trang ngay ngực. Tan xác pháo."

    Đối phương đã rút lui. Từ trên tháp số 4, Tadsen sửng sốt trông thấy 1 du kích, lao như tên bắn nhanh hơn cả chiếc Cobra mũi đang khạc đạn phóng lựu và minigun truy đuổi phía sau. Người lính địch vọt tới vạt rừng nhỏ cạnh đường ray rồi mất dạng trong đám bụi cày tung mù mịt đuổi theo sát gót. Lính trên tháp số 4 dùng súng tỉa những địch quân khác đang định rút về phía bắc từ ngôi làng. Tadsen nhìn thấy 1 du kích quân cố gắng ra hàng, hẳn là vì hết đạn. Tadsen giải thích: "Lính VC thường mang theo 1 cơ số đạn AK-47 có 120 viên. Khi đã bắn hết và chẳng tài nào kiếm thêm được nữa, thì họ được chỉ thị chôn súng ra hàng." (??) Người du kích nói trên nhô ra từ vị trí đã bắn sang cái lô cốt bê tông suốt buổi sáng. "Phải, thật cay khi nghĩ cảnh hắn ta nếu hết đạn cứ việc ra hàng là xong, nên trong lúc tay lính đối phương chạy đến vòng rào căn cứ tôi nổ M14 hạ gục hắn từ cự ly 250 thước." Tay quân cảnh nóng tính kể lại.

    Số quân hậu vệ của địch bị dồn vào 1 túi nhỏ ở đầu đông bắc ấp. Chỗ này nền đất hơn cao hơn những chỗ còn lại trong ấp Góa phụ. Muốn chỉnh đốn đội hình để thực hiện đợt công kích cuối cùng vào số địch ngoan cường ấy, trung úy Barnes quay về xe và phát hiện hạ sĩ Charles A. Kronberg đã trúng đạn trong khi xạ kích trọng liên 50. Phía sau đầu bị vỡ toác, anh chết trong vòng tay của người bạn thân là hạ sĩ Danny Lawless dù cho lính cứu thương của trung đội là hạ sĩ Mike Keener, đã hết sức cứu chữa. Barnes kể: "Tôi vẫn còn nhớ ánh mắt bất lực của Danny Lawless, như thể cầu xin tôi hãy làm điều gì đó. Tôi bỏ đi vì ko thể nào chịu nổi cảnh 1 thanh niên tốt đến thế lại phải chết uổng trong ấp Góa phụ..."
    altair, tonkin2007, caonam_vOz5 người khác thích bài này.
  5. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    363
    Vãi cả vụ " ... hết đạn thì chôn súng ra hàng..." ha ha
    ngthi96 thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Lát sau, chỗ gò đất nơi địch đang cố thủ, 1 bộ đội tay cầm súng AK, tay kia giữ 1 lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng lớn vọt đi định tìm vị trí bắn tốt hơn. Người này bị 1 tràng trọng liên 50 bắn nát. Về sau tìm thấy anh ta chỉ còn có nửa thân người, tay vẫn nắm chặt ngọn cờ.

    Mọi thứ tiến triển tốt, Barnes tổ chức xung phong lần cuối. Gò đất nhanh chóng bị tràn ngập.

    Cũng khi đó, lúc cuộc tiến công đang phát triển, đại úy Gardner, đại đội trưởng đại đội quân cảnh 552 điều các xe jeep gắn đại liên mang đạn tới cho Barnes, Lawson và canh tù binh. Số bị bắt cả thảy có 30 người, hầu hết đều bị thương và chỉ mới được quân y sĩ của họ băng bó qua loa vội vã.

    Tadsen cũng có mặt trong số quân cảnh canh giữ tù binh. Trong quá trình làm nhiệm vụ do lo sợ trước viễn cảnh bị đối phương phản kích, đánh lui 1 trong số hạ sĩ quan cứ quát nhặng lên để tỏ ra can đảm: "Trói chúng nó lại hay bắn quách cho rồi!"

    "Thôi nào, bắn là sao?" Tadsen phản đối.

    "Phải! Thì giờ đâu mà lằng nhằng với chúng nó!"

    Mọi người kệ thây tay trung sĩ đang hoảng hốt. Vừa lúc đó, 1 người đàn ông lớn tuổi cưỡi xe máy Vespa vọt ra từ trong đám khói rối rít cố công trình bày với đám quân cảnh rằng mẹ và vợ ông ta ở trong 1 căn nhà đang bị trực thăng vũ trang nã rocket. Người này bị thương nặng nơi mắt cá chân. Tadsen kể: "Tôi bảo ngồi xuống lấy băng ra băng bó trong khi ông ta cứ ko ngớt chỉ tay về phía ngôi nhà của gia đình mình. Tôi cố nhờ 1 trung sĩ gọi điện bảo trực thăng tạm ngừng tấn công nhưng rồi cũng tay trung sĩ yếu bóng vía, cái gã muốn bắn tù binh đó, tới bắt tôi trói người đàn ông như thể là đó là VC vậy, ko đếm xỉa tới chuyện ông ta nằm đó năn nỉ xin cứu gia đình mình. Chẳng bao giờ tôi có thể biết được chuyện gì đã xảy ra với mẹ con nhà họ."

    Đúng là 1 trận đánh điên loạn. Có trung sĩ quân cảnh đã ra cứu được 1 đứa bé 3 tuổi bị kẹt giữa các lằn đạn nhưng trong lúc mang về thì nó lại bị đạn vào đầu tử vong. Tadsen chứng kiến 1 tốp thường dân đang tìm đường chạy về chỗ quân cảnh Mỹ. Anh kể lại: "Họ gồm 1 người đàn ông, 1 người đàn bà cùng 1 em gái nhỏ. Đồ đạc đội trên đầu. Người đàn ông mặc áo sơ mi đỏ. Nó thật là nổi bật. Trong cơn hỗn loạn, tay thượng sĩ trên 1 xe jeep của chúng tôi đã nã đại liên M60 vào anh ta, phạt bay đầu chỉ còn phần cằm. Tới khi tiến lên, tôi bước đến an ủi người phụ nữ cùng em bé gái nhưng lại bị họ cào cấu cắn xé. Thế là tôi bỏ đi luôn."

    Dường như đầu đông bắc ngôi làng hầu như đã bị san phẳng trước cả khi những vị trí cuối cùng của địch bị đè bẹp. Nhưng công tác tảo thanh sau đó mới hãi hùng. Bắt đầu là 1 số địch quân quyết tử, nhảy xuống mấy cái giếng trong ấp, có địa đạo kết nối với nhau và mất dạng. Tadsen kể: "Lúc đó có 1 số người từ bộ chỉ huy Lực lượng dã chiến II bên kia xa lộ cũng chạy sang. Tuy ko có phận sự gì bên này nhưng hôm ấy ai cũng muốn 'kiếm cho mình' 1 xác VC cả. Trong số đó có 1 hạ sĩ quan quản lý hành chính. Anh này nhìn qua thành giếng xem sâu tầm 6-7m dưới đáy có gì. Tadsen, người sau đó chạy đến chứng kiến cảnh anh trung sĩ nằm đó, người giật giật, 1 lính cứu thương phủ phục bên trên, vẫn còn nhớ. "Phải, có 1 'gã nhỏ con' thủ AK-47 dưới đó, và tay trung sĩ bị bắn ngay mặt. Tôi bò đến bên giếng, ném xuống chỗ tay VC 1 quả lựu đạn, rồi ghé mắt nhìn. Chẳng hiểu tôi có hạ được hắn hay là ko vì dưới đó tối quá, cóc thấy gì hết"

    Trung úy Barnes đang cho quân càn qua cái ấp tan hoang thêm lần nữa thì McCaskill, 1 trong số lính rời xe, liếc ra sau thấy trong con rãnh họ bỏ sót, chạy ngoằn ngoèo từ 1 cái cống trên đường làng ra có 1 dãy ba lô địch. McCaskill cấp tốc lộn trở lại cùng 2-3 người khác nữa, đá đám ba lô, bòng đi, phát hiện ra mấy VC đang nằm ép mình dọc rãnh, nấp dưới đám bòng để trên đầu.

    Chính đám ba lô đã phản bội họ. Dưới sự thúc ép của McCaskill, 1 du kích quân rời rãnh chui lên. McCaskill nhớ lại: "Nó chỉ là 1 đứa bé đang khiếp hãi vì sợ bị tôi bắn bỏ tại chỗ. Thấy nó lắp bắp quá tôi phải hết sức trấn an, cố gắng bảo nó kêu những người khác chui lên."

    Chú tù binh dụ thêm được người thứ nhì rời mương. Dưới đó còn có 1 VC nữa. Nhưng khi người này lên được 1 nửa, thình lình anh ta thò ra 1 trái lựu đạn. "4 mắt nhìn nhau. Tôi hô: 'Lựu đạn!' Mọi người co giò chạy." McCaskill kể. Tay VC ko ném quả lựu đạn đi như chúng tôi lo sợ mà ép chặt nó vào ngực, nhất quyết ko để bị bắt sống. Đúng là ko thể nào bắt anh ta được. Thay vì thế xác anh ta tan ra từng mảnh. Đúng khi ấy thì xe jeep của đại úy Gardner cũng vừa đến. Trái lựu đạn nổ làm mấy quân cảnh hốt hoảng nhảy khỏi xe, nhìn thấy 2 VC còn lại đang bỏ chạy liền nổ súng M14 - hình như khi đó Gardner cũng tham gia bằng khẩu M16 của mình - mà ko hay biết những tù binh đó chỉ đang cố chạy xa khỏi quả lựu đạn của người lính quyết tử kia mà thôi. "Họ chỉ có tay ko lại chạy bên cạnh chúng tôi ấy vậy mà đám quân cảnh điên khùng đó vẫn hành động như cái máy vậy" McCaskill, người lăn bừa cả vào hàng rào kẽm gai trên đường chạy về trung đội kể lại. "Mấy thằng quân cảnh vãi đạn khắp nơi, tôi liền nằm ẹp xuống đất, lăn lông lốc cố thoát khỏi lằn đạn. Đạn cày xung quanh, hất tung bụi đất lên khắp mặt..."

    McCaskill lăn đến cạnh binh nhất James M. Vielbaum, 1 lính bổ sung đầy nhiệt huyết mới về trung đội thám sát 2 tuần trước đó. Đến khi súng ngừng nổ, McCaskill mới nhận thấy Vielbaum đã vô tình bị đám quân cảnh hung hăng, hiếu sát kia bắn trúng họng.
    altair, tonkin2007, viagraless5 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Lúc đó Vielbaum đang quỳ, máu từ tĩnh mạch cổ phun ra thành vòi. Anh trợn tròn mắt quay sang bảo McCaskill: "Bill ơi, cứu tôi với!"

    Chỉ nói được có thế. Mắt dại đi, Vielbaum gục xuống chết tươi trong tiếng McCaskill gào lên gọi cứu thương. Thế nhưng, Doc Metcalf, lính cứu thương trong trung đội ở gần đó nhất cũng bị dính đạn trong đợt nổ súng điên cuồng ấy. Anh bị bắn xuyên qua cả 2 chân. Xương gãy lòi ra khỏi vết thương. Đã chẳng hạ được 2 kia VC thì chớ đám quân cảnh mà còn bắn trúng thêm 1 lính bộ binh cơ giới nữa vào ngực. Anh này chỉ bị thương nhẹ do cái dây bao đạn đeo chéo người đã cản viên đạn lại.

    Vielbaum là binh sĩ Hoa Kỳ thứ 3 và cuối cùng bị thiệt mạng trong ấp Góa Phụ. Cũng may là McCaskill trong lúc chạy vắt chân lên cổ đã ném khẩu M16 của mình đi. Giờ đây anh đang lao về phía đám quân cảnh, gào thét như 1 gã điên với cơn cuồng nộ kinh người. Barnes hộc tốc chạy đến cản McCaskill lại, bảo anh bình tĩnh, hỏi kỹ càng chuyện gì đã diễn ra. McCaskill uất ức chỉ mặt đám quân cảnh đang đứng lặng thinh nói ko ra tiếng: "Lũ chó đẻ này mới giết Vielbaum đấy!" Barnes kể: "Họ chẳng ngờ kết quả lại như vậy. Hẳn trước đó trong cơn giận dữ họ chưa từng bắn phát nào và rồi khi chứng kiến mọi việc xảy ra thình lình đã cứ thế mà siết cò." Anh bảo McCaskill đứng qua bên trong lúc quay sang phía Gardner. "Lính của tôi lúc đó đang cực kỳ căm phẫn, 1 số đã giương súng lên rồi. Tôi bảo tay đại úy quân cảnh rẳng chỉ còn giữ an toàn cho anh ta được 15 giây nữa thôi. Tay đại úy cùng đám quân cảnh vội ‘cúp đuôi’ lên xe chạy bán sống bán chết, vừa kịp tránh khỏi 1 tấn thảm kịch vô nghĩa nữa."





    15


    Đoạn kết nhọc nhằn của 1 ngày dài


    Vùng này giờ vắng tanh vắng ngắt. Cửa ra vào, cửa sổ của mọi căn nhà đều đóng im ỉm. Ngoài đường ko 1 bóng người. Sau khi làm chủ ấp Góa phụ 1 thời gian ngắn, theo lệnh, trung úy Barnes lên xe M113 dẫn đầu trung đội thám sát lên đường tới tăng viện cho đại đội C, tiểu đoàn 2, trung đoàn bộ binh cơ giới 47, đơn vị đang phải giao tranh ác liệt ở bộ tư lệnh quân đoàn III VNCH.

    Cái vùng dân cư 'ma' dọc đường đi thực ra là thị trấn Hố Nai, 1 nơi do những người Công giáo chống Cộng từ miền Bắc di cư vào năm 1954 tạo dựng. Để đến Hố Nai, trung đội thám sát phải đi từ lộ 316 rẽ sang hướng tây ra quốc lộ 1. Khi đoàn xe đang lăn bánh qua đầu tây khu vực này "thì có tên nhóc người Việt đi xe máy từ 1 đường nhánh vọt ra, tay chỉ về cuối con đường, miệng kêu 'Beaucoup VC - VC đông lắm!'". Đại úy Arnauld G. Fleming, 1 trong 3 sĩ quan truyền tin sư đoàn, ngồi trên chiếc xe bọc thép đi thứ 7 trong đoàn, sau khi gặp đơn vị thám sát ở ấp Góa phụ kể: "Chưa kịp phản ứng trước lời cảnh báo thì mọi người đã nghe thấy 1 tiếng nổ lớn. 1 trong số mấy chiếc M113 chạy phía trước tôi dường như biến mất trong đám khói bụi. Đoàn xe đã bị đánh bất ngờ..."

    Quân du kích mở đầu trận phục kích từ ngôi nhà 2 tầng màu vàng nằm bên trái xa lộ, đối diện với 1 nhà thờ công giáo bên này đường. Xe của Barnes và chiếc thứ nhì vừa qua khỏi chỗ này thì chiếc thứ 3 lãnh liền 3 trái RPG. Hệ thống truyền động phía trước bị hỏng, chiếc M113 mất kiểm soát chạy zic zac trên đường 1 lúc rồi đâm vào 1 căn nhà. Các xe bọc thép thứ 4 và thứ 5 cũng lãnh đạn vào sườn. Chiếc M113 thứ 6 vừa quay súng nã vào ngôi nhà màu vàng thì cũng phải im tiếng bởi 1 quả RPG khác.

    2 xe 7 và 8 dừng khựng lại. Tổ lái chiếc xe bọc thép thứ 6 "lăn xuống nấp sau bờ tường gạch dầy bao quanh nhà thờ." Fleming, người cùng tổ lái xe thứ 7 "chạy như bay tới chiếm 1 căn nhà quay mặt ra đường" kể lại. "Chúng tôi nổ súng bắn che cho mấy cậu nấp sau tường cho đến khi họ vọt được sang chỗ mình...Giữa chúng tôi với bộ phận còn lại của trung đội là khoảng 500 thước; với ít nhất là 3 tay súng chống tăng, 1 xạ thủ súng máy và nhiều tay súng trường địch."

    Phía đầu đội hình, trung úy Barnes đang cho lính trên 2 xe đi đầu tản khai chiếm lĩnh khu vực thì 1 quả lựu đạn lăn tới cạnh xe. Tuy áo giáp đã hấp thụ hầu hết vụ nổ nhưng mặt và tay trái Barnes cũng lãnh mảnh nhỏ chi chít.

    Đang chiếm lĩnh vị trí xạ kích gần đó, Doc Keener vừa lết về phía Barnes, thì bị bắn vào đầu. Viên đạn xuyên thủng mũ sắt, phía trên mang tai, rồi tượt lên trên, khiến đỉnh đầu bị toạc, máu chảy nhiều. Nhưng Keener chẳng những ko sợ mà còn giận dữ chửi um cả lên.

    Barnes hô McCaskill và trung sĩ Robert W. Schultz, 1 tiểu đội trưởng mới tới hỗ trợ xe thứ 3, ở phía sau họ 150m. Hộc tốc chạy dưới lằn đạn đang bắn ra dữ dội, McCaskill phóng vào ngôi nhà mà chiếc M113 đâm phải trong khi Schultz vọt đến căn nhà lá kế bên, nơi anh phát hiện có ổ súng máy đối phương. Schultz nhảy bổ vào, diệt nhóm xạ thủ bằng khẩu AK-47 tịch thu được.

    Tuy bị thương nhưng Schultz vẫn dùng lựu đạn diệt thêm 1 hỏa điểm nữa rồi mới bị bắn chết. Trung sĩ Schultz đã được truy tặng huân chương chữ thập Biệt công bội tinh. Trong khi ấy McCaskill cũng hết sức bận bịu trong căn nhà mà chiếc xe bọc thép thứ 3 đã đâm vào rồi dừng lại. "Chiếc xe đã chui hẳn vào bên trong. Nó lao xuyên qua tường nhà. Chấn động khiến tổ lái văng ra. Họ nằm trong đống đổ nát, bị thương, bị choáng. Tôi đạp bung vách ván để lấy chỗ bắn rồi cùng mọi người lập tức tổ chức phòng thủ vì lo sẽ bị tràn ngập. Chúng tôi quay mặt ra phía con đường..."
    altair, tonkin2007, caonam_vOz5 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trận đánh kéo dài suốt 4 giờ đồng hồ. Nó chia ra thành 2 trận đọ súng riêng biệt với 16 binh sĩ chen chúc bên hông căn nhà xiêu vẹo phía sau đoàn xe, sống mái với những kẻ phục kích trong ngôi nhà màu vàng bên kia quốc lộ. Fleming kể: "Mỗi khi cố di chuyển vị trí là lập tức chúng tôi bị đẩy bật ngay bởi 1 cơn mưa đạn. Dù đạn bắn rát như thế, hạ sĩ Lee E. Wilson, 1 lính quân dịch nói năng nhỏ nhẹ, vẫn liên tục nhô người khỏi góc nhà ném lựu đạn, bắn súng M16 đáp trả. Wilson còn chạy tới chiếc M113 bị bỏ lại trên đường để lấy đạn nữa. Fleming kinh ngạc kể: "Trong trận đánh, Wilson chộp được 1 khẩu chống tăng LAW từ trong xe rồi chạy ra giữa đường ngay trước mắt kẻ địch. Anh bình tĩnh hướng khẩu súng phụt tới ổ phục kích, VC thủ trong đó bắn trả 1 quả RPG, hụt Wilson trong gang tấc. Tưởng như đám mây khói bụi đã nuốt chửng Wilson. Bỗng từ trong đám khói, người lính bộ binh ấy lại hiện ra, chạy về vị trí an toàn."

    Đạn nổ khiến Wilson xây sát nhẹ, nhưng trái LAW của anh dường như cũng khiến hỏa lực địch im mất 1 lúc. Được khích lệ, Wilson ra xe lấy thêm 2 khẩu LAW nữa rồi nhao ra chỗ trống tiếp tục bắn về phía đối phương. Sau này anh được tặng thưởng huân chương chữ thập Biệt công bội tinh.

    Thiếu tá Raymond E. Funderburk, sĩ quan truyền tin sư đoàn cũng bị kẹt với bộ phận bị chia tách của trung đội thám sát, đại đội chỉ huy, tiểu đoàn 2, trung đoàn 47, sư đoàn 9. Fleming kể lại: "Funderburk chỉ dẫn xạ kích, điều chuyển binh sĩ tới những vị trí tốt hơn, hô hào động viên mọi người. Hỏa lực bắn vào mặt tiền ngôi nhà màu vàng đã ko chế áp hoàn toàn được súng địch. Trong thực tế, trung úy Charles C. Ashton III, nhiếp ảnh gia quân đội thuộc nhóm của Funderburk còn bị bắn 2 phát vào tay. Rốt cục dưới sự yểm hộ của 2 lính súng trường, viên thiếu tá trèo lên nóc nhà chỗ chúng tôi rót đạn M79 sang mái nhà VC đang chốt giữ. Sau khi bắn tan mái nhà anh bắt đầu nã xuống tầng 2, cố lốp đạn lọt vào chỗ quân thù ẩn nấp..."

    Trung úy Barnes cố luồn qua đám nhà cửa vây quanh đoàn xe bị căng kéo của mình. Sau khi tái ngộ với McCaskill, anh tìm cách tiến về phía Funderburk. Hoàng hôn đã bắt đầu, nhóm quân của thiếu tá Funderburk hầu như đã hết đạn. Ơn trời đúng lúc đó có 2 trực thăng vũ trang bay đến. Chuyện của Fleming lại tiếp tục: "Do chỉ cách VC tầm 20-30 thước, nên trực thăng thật khó bắn trúng mục tiêu mà ko ảnh hưởng tới chúng tôi. Funderburk chộp lấy điện đài gọi họ vào công kích. Anh hướng dẫn máy bay vòng lên phía bắc, gióng thẳng hàng với cây thập tự trên nóc nhà thờ, rồi sà xuống oanh kích ngôi nhà bên kia đường. Trong tiếng hò reo của bộ binh, những chiếc trực thăng vũ trang Huey ầm ầm bay đến, lướt qua nóc nhà thờ phóng rocket đúng vào phần dưới ngôi nhà vàng. Nó rùng rùng sụp xuống trong quầng lửa khói."

    Bỏ đám xe hỏng lại; Barnes cùng số quân tả tơi của trung đội thám sát tất tả chạy về Long Bình trong ánh mặt trời lặn. Ban chỉ huy của trung tá Tower lúc này cũng rút vào trong vòng rào nghỉ đêm và Barnes cùng với 10 thương binh thuộc quyền được đưa thẳng tới trạm xá tiểu đoàn . "Kiểm điểm số binh sĩ còn lại tôi mới biết là trung sĩ Schultz đã tử trận và hiện vẫn còn nằm ở Hố Nai." Barnes viết. Anh cứ nghĩ mình đã qua được trận thứ nhì trong ngày với tổn thất ít nghiêm trọng. "Khi báo trung tâm hành quân, bảo mình muốn quay lại lấy xác Schultz, tôi đã bật khóc. 1 phần do hận vì lính dưới quyền thiệt mạng, phần muốn năn nỉ xin trợ giúp, phần vì bất lực chẳng biết xử trí cái chuyện điên rồ này ra sao nữa."

    Tower an ủi Barnes "Panther 6, biết chính xác cần phải làm gì. Ông ôm và nắm chặt tay tôi bảo thật vô ích nếu để người của mình phơi ra ngoài chỗ trống để rồi tổn thất ngoài đó thời điểm này. Ông hiểu lý do vì sao tôi phải quay lại Hố Nai nhưng bắt tôi phải đợi tới sáng mới được đi. Đó là mệnh lệnh."

    Hôm sau trung đội thám sát hành quân bộ theo đường 1 trở lại. Barnes kể: "Trung sĩ Schultz được mấy nữ tu Công giáo sống tại nhà thờ Hố Nai khiêng ra. Mặt anh được phủ bằng chiếc khăn thêu ren đẹp nhất."

    Trung đội thám sát báo cáo họ diệt được 26 địch ở Hố Nai. Hạ sĩ McCaskill là người 'ghi công' cuối cùng của lính thám sát trước khi họ lên xe rút vội về Long Bình. Anh nhớ lại: "Cả bọn đang lang thang quanh đó. Tôi ngồi trên mặt đất, kiệt sức hoàn toàn, nhưng vẫn cố gồng mình cảnh giác." Thình lình 3 VC xuất hiện nơi góc nhà bên cạnh, súng đeo lủng lẳng. Những người khác chẳng hay biết gì cả. Thậm chí chẳng ai nhìn thấy chúng. Tôi nổ 1 loạt cả nửa băng đạn, nhằm giữa 2 chân cậu lính to con biệt danh là 'gấu' ở giữa tôi với VC. Gấu nổi khùng vì nghĩ tôi để súng cướp cò, nhưng tôi đã bắn trúng 1. Khi tay địch gục xuống, 2 người kia kéo giật anh ta thụt vào trong góc nhà. Tôi bật dậy ném quả lựu đạn qua khỏi nóc nhà để địch ko còn dám quay lại nữa. Họ ko trở lại thật. Đối phương có lẽ chỉ muốn thoát đi nhưng lại rẽ sai hướng..."
    altair, tonkin2007, huytop3 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    16

    Biết trước sẵn sàng trước


    Giống như mũi công kích vào tây bắc Long Bình, những nỗ lực của địch nhằm chọc thủng vành đai phòng thủ phía đông bắc cũng sa lầy trước khi kịp bắt đầu. Nguyên do là tiểu đoàn tấn công của địch đã vận động đúng vào tuyến đường đang bị toán lính có 6 người thuộc đại đội F, trung đoàn 51 bộ binh, Lực lượng dã chiến II (viễn thám) của hạ sĩ Richard D. Vincent theo dõi. Toán lính mặt sơn xanh, quần áo rằn ri đã ém kỹ trong 1 vạt cây bụi, chỗ ẩn nấp duy nhất giữa 1 khu vực tương đối trống trải nơi có đường của công binh Mỹ làm tách ra từ con đường bụi bặm đông người qua lại cách Hố Nai, 1 xã nằm cặp 2 bên quốc lộ 1 600m về hướng bắc. Nửa phía đông của xã chạy qua mặt tiền bản doanh của Lữ đoàn bộ binh nhẹ 199.

    Toán viễn thám của Vincent được trực thăng thả xuống 1 trong số nhiều con đường tiếp cận căn cứ. "May sao chúng tôi lại được thả ngay đúng chỗ đó." Vincent 1 anh chàng 27 tuổi, gan lỳ, chắc nịch, từ trẻ phạm pháp vị thành niên đổi sang nghiệp lính, quê Camden, New Jersey phát biểu.

    Sĩ quan hành quân đại đội F, trung đoàn 51 viễn thám cho biết "Đám lính của chúng tôi đứa nào cũng có chút bất kham. Thanh niên nghiêm túc ai mà tình nguyện vào viễn thám cơ chứ..."

    Sau khi gài mìn claymore quanh vị trí, toán của Vincent - toán 3-7 - nằm im cả ngày quan sát con đường sau màn bụi mù mịt do đám xe ủi đất tạo ra. Con đường này là nhánh đông bắc xuất phát từ đường chính chạy theo trục bắc - nam cắt qua Hố Nai nối với quốc lộ 1 cách nút giao với lộ 316 ở phía đông 1 cây số.

    Sau khoảng nửa đêm mới tới màn hồi hộp. Do có tật ngủ ngáy kinh niên nên Vincent đã quen với việc bị thúc cùi chỏ đánh thức hoài trong đêm mỗi khi đi thám thính. Anh đang mơ màng thì bị 1 lính gác - toán viễn thám này hoạt động ban đêm theo kiểu 3 ngủ, 3 thức - đá dậy. Vincent cứ ngỡ mình lại ngáy nhưng tay gác chỉ lặng im chỉ về phía con đường công binh đang làm. Có 1 đoàn quân giải phóng đang di chuyển trên đó. Nấp kín trong bụi rậm, Vincent nhẹ nhàng rút máy truyền tin cầm tay ra, thì thầm báo về trung tâm hành quân vừa đếm những bóng người đang khẩn trương di chuyển theo hàng 1 qua đó. Anh dừng lại ở con số 80 vì dường như đếm mãi vẫn ko hết. Khi người du kích cuối cùng lúp xúp chạy qua thì Vincent phỏng đoán họ có 150 quân cả thảy. Người trưởng toán lẻn ra đường, bám theo đoàn người, xác định đúng là họ đã rẽ vào con đường chính rồi mới vội quay về vị trí, báo động cho trung tâm hành quân.

    Được trung sĩ trợ lý hành quân đánh thức, thiếu tá William C. Maus, chỉ huy đại đội F, trung đoàn 51 viễn thám, vội nhào đến trung tâm hành quân, cầm máy liên lạc với Vincent. Maus nhớ lại: "Anh ta thì thào, khẽ khàng báo cáo vừa có hơn 80 VC trang bị nặng đang di chuyển qua vị trí mình tiến đến Long Bình. Giọng nghe đầy vẻ sợ hãi." Báo cáo này đến nơi đúng 1g05 phút. Ít phút sau, Maus cùng đại úy Howard W. Randall, sĩ quan hành quân, leo lên 1 trong số những trực thăng giành cho viễn thám tại Biên Hòa. Chiếc Huey tắt đèn, bay vòng vòng trên đầu Vincent, người đang yêu cầu được triệt xuất ngay tức khắc. Trong tình huống đó Maus ko dám liều phái trực thăng tới mà chỉ hứa 1 lực lượng thiết kỵ của lữ 199 đang trên đường tới nơi.

    Trong dịp Tết, đại đội F, trung đoàn 51 viễn thám nằm dưới quyền điều động của lữ đoàn bộ binh nhẹ 199. Quyết định điều quân thiết kỵ tới là của quyền lữ đoàn trưởng, đại tá Davison, cùng trung tá Kenneth W. Hall, sĩ quan hành quân. Maus hồi tưởng: "Thoạt đầu tôi hoạt động cùng sư đoàn 1 và có thể khẳng định chắc chắn 100% rằng 'anh cả đỏ' sẽ ko bao giờ chịu cho thiết giáp ra cứu viện chúng tôi nếu trời còn tối. Thế nhưng chúng tôi cần họ lúc đó chứ đâu thể muộn hơn. Davison cùng Hall thật đáng khen vì dám liều cho thiết giáp ra ngoài trong đêm. Chính lực lượng viện binh này đã chặn quân địch lại."

    Trong ánh hào quang của thông tin quan trọng mà Vincent cung cấp, thật mỉa mai khi biết rằng ban đầu khi cho triển khai toán 3-7, thiếu tá Maus gần như đã bất tuân. Lệnh trên do Davison trực tiếp đưa ra trong cuộc họp giữa Davison, Hall, Maus, và Randall tại trung tâm hành quân lữ 199 2 ngày trước Tết. Với những dấu hiệu cho thấy đối phương sắp đánh lớn, Maus đã tung 5 toán ra lập vị trí cảnh giới bên ngoài căn cứ lữ đoàn. Giờ đây Davison lại muốn phái cả toán thứ 6 đi nữa. "Tôi hãi nhất là việc các toán thám sát đụng địch cùng lúc khi đang ở dàn trải, ko thể nào hỗ trợ hiệu quả." Maus, 1 người tốt nghiệp võ bị West Point, thương lính như con, được đánh giá rất cao nói. Maus phản đối việc tung đi toán thám sát thứ 6 viện lý do đại đội mình đã bị phái đi hết rồi. "tuy nhiên Davison vẫn bảo lưu quyết định. Ông ta chỉ lườm tôi và nói: 'thi hành!'. Lúc ấy tôi nghĩ trong bụng 'được, OK thì OK nhưng còn khuya nhé. Tôi chỉ cho toán đó ra ngoài lũy mà thôi.'

    Vốn Maus chịu trách nhiệm bảo vệ 1 phần lũy phòng thủ bao quanh khu phức hợp lục quân ở Biên Hòa. Nếu cho toán thám sát ra bờ lũy, anh vẫn có thể bao biện được. "nhưng tôi là người trung thực. Dù gì thì danh dự của 1 học viên West Point, cũng ko cho phép tôi nói dối." Đến khi toán 3-7 sẵn sàng, Maus mới thận trọng quyết định thả nó xuống gần Long Bình hơn so với những toán khác để lực lượng ứng chiến có thể tới ngay khi cần. "Vấn đề lúc đó làm làm sao thả họ xuống an toàn vì quanh đó vốn đầy rẫy nông dân lẫn tiều phu." đại úy Randall nhớ khi ấy mình rất lo vì nhóm dân này lại ko thuộc số lớn chống cộng ở Hố Nai. "chúng tôi giả bộ thả quân 10-15 lần rồi mới thả toán thám sát thật. Sau đó lại tiếp tục giả vờ thêm 10-15 lần nữa để dân trong vùng ko thể nào biết được vị trí chính xác của toán."
    altair, tonkin2007, tunghpvn5 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    ***

    Ý đồ tấn công của đối phương đã bị lộ. Tuy đường tiếp cận vẫn chưa rõ hẳn thì cuộc phản kích được phát động nhờ vào sự cảnh báo của toán 6 người trên cũng đủ chiếm được lợi thế dẫn đến việc kẻ thù bị tiêu diệt. Đại tá Davison, vị lữ đoàn phó mạnh mẽ, đẹp trai đang nắm vai trò quyền lữ trưởng khi ông này về nước nghỉ từ ngày 15/1 đến 18/2 nói: "Tôi biết những người ngoài đó chẳng ai cho trận đánh y như đi picnic đâu, nhưng thực tế đúng là thế. Đó là 1 trận ‘quá đẹp’. Đầu tiên, do biết địch đang tới nên chúng tôi có thể bố trí các đơn vị của mình sao cho tối ưu nhất. Thứ 2, chúng tôi có hỏa lực yểm trợ đầy đủ và thứ 3, khi trận đánh nổ ra thì các binh sĩ đánh rất cừ. Thường thì quân tấn công thương vong sẽ lớn hơn quân phòng thủ nhưng trận đánh địch đêm đó thì ko như vậy"

    Được thưởng huân chương Legion of Merit trong dịp Tết, Davison sau đó còn được thăng chức và chở thành vị tướng gốc Phi đầu tiên của quân đội kể từ chiến tranh TG thứ II. Ông trở thành chỉ huy trưởng lữ đoàn bộ binh nhẹ 199 từ tháng 8/ 1968 đến tháng 5/ 1969. Đến lượt mình, Davison ghi công chiến thắng Tết cho biệt đội tình báo quân sự số 179 của lữ đoàn 199, mà theo cuốn sử lữ đoàn đã: "thu thập các dấu hiệu và phán đoán chính xác thời điểm cuộc tấn công diễn ra trước 1 tuần. Dự báo của họ chỉ lệch có 3 tiếng đồng hồ do đối phương đến vị trí tập kết chậm..."

    Người có công lớn nhất trong biệt đội này là chuẩn úy N. Ken Welch. Anh này bắt đầu tiên đoán vào ngày 15 tháng 1 khi radar mặt đất cùng các phương tiện giám sát khác phát hiện nhiều toán nhỏ VC đang di chuyển ở khoảng giữa chiến khu Đ với Long Bình. Welch nhận định chính xác hành động trên là của các đội hậu cần đang đưa vũ khí, đạn dược vào chuẩn bị cho 1 trận tiến công. Mục tiêu đã từ từ lộ rõ, theo báo cáo sau trận đánh của lữ đoàn 199, khi " phát hiện những trinh sát viên của VC trong vỏ bọc thường dân la cà dò hỏi, điều tra những vị trí đóng quân của Mỹ và VNCH ở Biên Hòa và Long Bình trong các thôn ấp."

    Sự di chuyển sau đó của những toán địch lớn hơn cũng bị radar mặt đất phát giác. Biết trước sẵn sàng trước, đại tá Davison tung các toán thám sát của đại đội F, trung đoàn 51 viễn thám ra các hướng tiếp cận bản doanh lữ đoàn. Davison cho biết: " Vốn thường hoạt động xa ngoài rìa các khu vực hành quân, nhưng thấy tình hình ngày càng khẩn trương tôi quyết định sử dụng Quân viễn thám ngay trong bán kính giữa các tiểu đoàn bộ binh với căn cứ."

    Trước Tết 1 tuần, lực lượng viễn thám thu thập được nhiều tin tình báo quan trọng, bao gồm cả việc diệt được 1 tổ trinh sát của VC ở gần Hố Nai, được miêu tả trong báo cáo sau trận đánh của lữ 199 thế này: "VC mặc quần áo rằn ri kiểu Mỹ, mang súng M16 và hút thuốc lá Mỹ." (??)

    Chỉ 3 ngày trước Tết, lại xảy ra đụng độ với 1 tổ trinh sát của đối phương trên quả đồi nghĩa trang ở rìa bắc Hố Nai. Địch tản ra biến mất trong bóng đêm để lại sau lưng xác 1 du kích. Qua khám xét thu được 1 la bàn, 1 súng lục Liên Xô, cùng 1 ống nhòm do hãng Zeiss của Đông Đức sản xuất. Tất cả đều còn mới.

    Đại tá Davison đã lấy cái ống nhòm làm kỷ niệm. Các dấu hiệu cho thấy địch sắp tấn công dường như đã rõ ràng. Trong thực tế, chúng được chú ý giữa 1 rừng hoạt động khác trong vùng là do "Welch là sĩ quan tình báo giỏi nhất tôi từng biết". Chuẩn úy Creamer, người phục vụ trong đội 179 trước khi về nước 2 tháng trước Tết phát biểu. "Rõ là Welch rất may mắn nhưng may mắn gì thì cũng phải có sự chuẩn bị. Nếu ko cảm nhận tốt những gì đang xảy ra xung quanh thì dù nhận được thông tin quan trọng cũng chưa hẳn đánh giá đúng giá trị của nó."

    Sở dĩ Welch nói chính xác thời điểm của cuộc tiến công là nhờ 1 điệp báo viên - 1 phụ nữ trẻ được gọi là Suzy, sống ở Hố Nai làm tạp vụ trong bếp ăn của căn cứ lữ đoàn 199. Creamer kể lại sau khi được nghe chi tiết từ Welch khi về lại lữ đoàn phục vụ kỳ hạn thứ nhì. Chú của Suzy là ấp trưởng ở Hố Nai. Quan trọng hơn là cô còn có người anh họ đang chỉ huy 1 đại đội trinh sát của VC. Trước Tết 1 tuần người này có về Hố Nai thăm nhà. Anh ta bảo gia đình mình lánh đi vì trung đoàn 275 VC sẽ đánh ngang qua đó và còn cung cấp cả ngày giờ nữa tấn công nữa. Suzy tức tốc báo cho Welch. Nếu anh họ cô ta là kẻ biết giữ mồm giữ miệng ko quyết định về báo trước cho gia đình thì chẳng bao giờ chúng tôi biết đích xác đến thế."


    ***


    Tuy thế trong suốt cuộc chiến, các tin tức tình báo ở cấp cao có khuynh hướng ít được phổ biến xuống cho cấp dưới. Những đơn vị nhỏ, điển hình là lực lượng bộ binh - thiết giáp được phái đến Hố Nai, thường ko hề biết mình có đóng góp phần quan trọng vào khung cảnh lớn lao toàn cục mà chỉ nghĩ mình vẫn thi hành mệnh lệnh như mọi khi. "Tổng tiến công Tết với chúng tôi là 1 bất ngờ lớn. Chẳng ai được cấp trên báo trước cái gì cả." Trung tá William Mastoris, chỉ huy tiểu đoàn 4, trung đoàn 12 bộ binh, lữ đoàn 199 nói. Được chỉ thị tới Hố Nai tăng viện cho toán viễn thám, Mastoris theo lệ thường cử ngay đại đội C của đại úy Robert L. Tonsetic, đơn vị được chỉ định làm lực lượng ứng chiến của lữ đoàn, lên đường. Tonsetic ghi trong báo cáo sau trận đánh thế này: "1 liên lạc từ trung tâm hành quân tiểu đoàn tới đánh thức tôi truyền đạt việc có toán viễn thám báo đã nhìn thấy 80 VC ở hướng đông nam cách căn cứ 5 km. Tôi xem bản đồ và ko quá ngạc nhiên vì vị trí đó rất gần với địa điểm đã diễn ra chạm súng mấy đêm trước. 1 toán thám sát tương tự đã đụng độ với 1 tốp VC, diệt 1 địch quân. Tuy nhiên khi nghe báo có tới 80 VC hoạt động trong khu vực đó thì tôi chẳng tin lắm. Cứ ngỡ toán viễn thám kia đã phóng đại số địch mà thôi."
    altair, caheo999, tonkin20076 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này