1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ác chiến tại Sài Gòn, Tết Mậu thân 1968!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 21/01/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hiện tại, đại úy Tonsetic đang bảo vệ căn cứ hỏa lực Concord, bản doanh của tiểu đoàn nằm cách khu phức hợp các căn cứ của lục quân tại Biên Hòa 1 cây số về hướng bắc. 3 tuần trước Tết, đại úy Mastoris nhận lệnh từ chiến khu Đ di chuyển về căn cứ hỏa lực Concord. Tonsetic kể: "Dù khi đó chẳng biết gì đâu nhưng ở góc nhìn toàn cục, sự tái bố trí ấy chính là quá trình co các các đơn vị quân Mỹ về lại các khu đông dân..."

    Cuộc đụng độ mà Tonsetic đề cập trước đó chính là trận mà lính viễn thám đã hạ được người cán bộ VC đeo ống nhòm tại khu nghĩa trang ngoài Hố Nai. Chính Tonsetic cũng được cử tới nơi giao tranh. Sau khi trinh sát bằng hỏa lực, dưới ánh pháo sáng do trực thăng Huey thả xuống, lính dưới quyền anh đã càn quét toàn bộ nghĩa trang mà chẳng gặp trở ngại gì cả.

    Mấy đêm sau cũng với sứ mệnh ấy, khi đã cho rằng sẽ lại là 1 đêm uổng phí nữa, thì trong trận đánh bất ngờ tại Hố Nai, vì tài cầm quân, đại úy Tonsetic lại kiếm được cho mình huân chương thập tự Lục quân.

    "Tonsetic là quân nhân tài ba nhất mà tôi từng chiến đấu cùng." Thượng sĩ nhất George L. Holmes, hạ sĩ quan đứng đầu trong đại đội C, tiểu đoàn 4, trung đoàn 12 bộ binh phát biểu.

    Là con trai 1 công nhân luyện thép tại thành phố Pittsburgh, Tonsetic đã hoàn tất khóa sĩ quan dự bị ROTC sau khi phục vụ trong sắc áo biệt kích ở Thái Lan và tốt nghiệp trường dạy tác chiến trong rừng rậm của Anh tại Malaysia. Tonsetic là người nhạy bén và nóng tính. Holmes hài hước: "Anh ta là 1 gã tóc đỏ điên khùng." Hạ sĩ Cliff Kaylor, 1 sinh viên phản chiến bỏ học, làm tổ trưởng truyền tin của đại đội nói: "trong mắt mọi người đại úy chả phải là kiểu người dễ mến. Anh ko phải là kẻ mà ta có thể bông đùa hay uống bia cùng. Nhưng khi đại úy đã xuất hiện thì đó là con người tỉnh táo, bình tĩnh nhất. Dường như anh ấy chẳng bao giờ phạm sai lầm cả. Anh là 1 sĩ quan nhà nghề tận tâm, tận lực, là phần tử trung kiên. Anh tin vào cuộc chiến, tin vào quân đội, tin vào đất nước Hoa Kỳ."

    Vào thời điểm xuất kích lần thứ 2, dưới tay Tonsetic chỉ có ban chỉ huy gồm 5 người cùng với 38 binh sĩ thuộc trung đội 3 và trung đội súng cối của đại đội C, tiểu đoàn 4, trung đoàn 12. Trung đội 2 khi đó đang lập ổ phục kích tại 1 thung lũng nằm phía đông căn cứ Concord vì mấy đêm trước radar mặt đất có bắt được nhiều chuyển động. Trung đội 1 cùng 1 trung đội kỵ binh thì đã bị lấy đi củng cố cho đơn vị VNCH thiếu quân số vì nghỉ Tết đang canh trại tù binh nằm ngay phía đông thành phố Biên Hòa, cạnh nam đường số 1.

    May thay, lực lượng ứng chiến ít ỏi của Tonsetic lại được 1 trung đội thuộc đại đội D, tiểu đoàn 1, trung đoàn 7 Kỵ binh, lữ 199 tới tăng cường. Tonsetic viết: "Phải mất tới gần 20 phút đám xe M113 mới rời khỏi các ụ đỗ trong căn cứ để lính chúng tôi leo lên. Như mọi khi, cả bọn ngồi trên nóc xe chứ ko chui vào bên trong. Tỉ như xe bị dính mìn hay RPG thì còn văng ra được. Các tổ lái cũng làm như vậy. Bộ binh trên cả 7 xe đều chất đống ba lô, súng ống, điện đài trên nóc xe hết."

    Tonsetic cho biết thêm là lính tráng "Có vẻ chả thích thú gì khi giấc ngủ bị xáo trộn. Tiếng nguyền rủa dậy lên khắp quá trình leo lên xe." Đám lính coi nhiệm vụ bảo vệ căn cứ hỏa lực là thời gian để mà nghỉ ngơi giữa các chuyến hành quân. Thái độ 'lười biếng' này càng lộ rõ nhất là khi nhiều đơn vị vẫn tin lệnh ngừng bắn Tết còn hiệu lực. Hạ sĩ Nick Schneider, tiểu đội trưởng thuộc trung đội 3, đại đội C nói: "Tôi bị choáng khi nghe tin chuẩn bị chiến đấu. Trung sĩ trung đội phó đã thò ra mấy chai uýt ki. Tôi cùng tiểu đội đã rúc vào boong ke ăn nhậu cho tới gần nửa đêm..."

    Đại úy Tonsetic phát lệnh. Chẳng mấy chốc bụi đã quây kín đoàn xe khi nó từ căn cứ Concord cuộn xích tiến về hướng nam. Tonsetic đoán đến sáng mình sẽ về lại căn cứ. Anh kể: " Tôi thấy lạ khi gần sát căn cứ Long Bình mà lại có 1 lực lượng VC đông đến thế." Sau khi đoàn xe đã xuyên qua khu doanh trại của Lục quân ở Biên Hòa cùng với làng Đồng Lách nhìn bề ngoài có vẻ an toàn, trung tá Mastoris - ở trung tâm hành quân của căn cứ hỏa lực Concord - dùng vô tuyến điện bảo Tonsetic dừng lại tại điểm chuẩn đầu tiên, là ngã 3 trong lô cao su bìa đông thành phố Biên Hòa. Tonsetic kể: "Tôi cho quân xuống đất tổ chức phòng thủ vòng tròn. Khung cảnh im ắng giữa rừng cao su thật kỳ lạ. Chỉ 5 phút sau sự tĩnh lặng này đã những tiếng hú ầm ầm trên không trung của những trái hỏa tiễn 122mm nã về hướng sân bay Biên Hòa phá vỡ. Tiếng hú của chúng nghe giống như có đoàn tàu đang chạy hết tốc lực đằng trước vậy. Loạt hỏa tiễn đầu tiên nã trúng kho xăng máy bay, lửa cháy rừng rực khắp trời dài cả mấy cây số."

    Mọi người chú ý cả vào những trái hỏa tiễn. Ngay sau đó, Mastoris chỉ thị cho đại úy Tonsetic tiến đến điểm chuẩn thứ 2; nằm cạnh trại tù binh trên quốc lộ 1. Đoàn xe đậu lại trên mặt đường nhựa để Tonsetic hội kiến nhanh với trung úy Howard Tuber, trung đội 1, đại đội C ở cổng trước khu trại. Tù binh VC bị giam trong những dãy nhà dài, mái tôn vòm có hàng rào mắt cáo cùng nhiều lớp kẽm gai bùng nhùng bao bọc. Tonsetic kể: "Tuber có vẻ lo lắng vì nơi này quá lớn. Anh ta phải bảo vệ nó với nhõn 1 trung đội mà lại ko có liên lạc gì với số lính gác VNCH còn lại. "Tôi cũng lo cho Tuber nhưng vẫn bảo anh ta bằng mọi giá cũng phải giữ vị trí vì để mất 2000 tù binh thì nguy lắm..."

    ***
    altair, tonkin2007, samuelb4 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tiểu đoàn lại gọi đến truyền lệnh, đoàn xe tiếp tục lăn bánh. Điểm chuẩn thứ 3 của Tonsetic là nút giao giữa quốc lộ với con đường sắt chạy về phía bắc cắt qua con đường công binh làm, phía trên Hố Nai, nơi toán viễn thám đang ém. "Khi cho xe tiến đến Hố Nai, tôi nghe râm ran tiếng pháo mừng Tết" Tonsetic viết mà ko biết rằng 'tiếng pháo' cũng có thể là tiếng súng mở màn cho các trận tấn kích Biên Hòa và bộ tư lệnh Lực lượng dã chiến II. "Tới điểm chuẩn thứ 3 tôi quyết định cho trung đội xuống đi bộ lên phía bắc để bảo vệ sườn và chính diện cho đoàn xe M113 gồm 7 chiếc. Đường đi lên phía bắc khá hẹp, 2 bên là mương thoát nước. Nó dốc thoai thoải chạy khoảng 400m tới 1 con rạch nhỏ (chạy dọc rìa bắc Hố Nai). Trong 300m đầu nhà cửa lấn ra sát đường. Chẳng có chỗ để mà cơ động xe bọc thép. Đoàn xe đành di chuyển theo 1 hàng dọc cho tới khi vượt cái cống bắc qua con rạch."

    Hạ sĩ Schneider cùng toán xích hầu đi trên mặt đường còn ban chỉ huy của Tonsetic và trung đội 3 của trung sĩ trung đội phó Orville Wyers thì di chuyển hàng 1 dưới cái mương sâu tới gối bên trái đường.

    Trung đội súng cối dưới quyền trung sĩ trung đội phó Clifford Jaynes - cả 2 trung đội đều do những hạ sĩ quan giỏi đảm trách - sử dụng mương nước phía phải đường. Đám xe bọc thép rù rù từ từ chạy giữa 2 hàng bộ binh. Đèn vẫn thấy sáng trong nhà những người dân Hố Nai, những người đã bỏ ngoài tai sự cảnh báo của VC.

    Tonsetic cũng chẳng biết gì về cái tin tình báo này. Lúc này là 3g45 sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968 (mùng 2 Tết). đại đội C, tiểu đoàn 4, trung đoàn 12 bộ binh đã vô tình đi lên hướng bắc đúng con đường mà tiểu đoàn chủ công của quân giải phóng sử dụng để di chuyển xuống phía nam đến Long Bình. "Tới gần cống thì mấy thằng ngu đi sau, có lẽ thuộc nhóm chỉ huy, bỗng bắn 1 trái sáng." Schneider nhớ lại và vẫn còn tức vì nó có thể khiến toán xích hầu của mình bị lộ. "Khi ánh sáng bùng lên, tôi thấy trước mặt có nhiều bóng người đang chạy qua đường. Nhưng vì còn xa nên chẳng biết họ là ai cả."

    Schneider gọi điện đài báo về ban chỉ huy, nhưng Tonsetic lại nghĩ số quân lạ kia có thể là người của toán viễn thám hoặc của trung đội dân vệ nam VN đóng ở Hố Nai vì cho rằng mọi toán địch nhỏ trong khu vực này đều đã chuồn mất từ lâu.

    Vì cũng nghĩ thế nên khi bước thêm, nhìn thấy khẩu súng máy nằm trên giá 3 chân nằm trên đường trước cái cống, hạ sĩ Schneider vẫn còn ngỡ nó là của đám dân vệ. Nhưng ngay sau đó thì anh nhận ra cái bộ phận giảm giật lớn (flash suppressor) đặc trưng của trọng liên 12 ly 7 do Trung Quốc sản xuất. "Súng ko có ai coi sóc. Địch đang chuẩn bị tấn công và cũng bị bất ngờ hệt chúng tôi." Schneider trầm ngâm hồi tưởng. Là 1 hạ sĩ quan thông minh, mẫn tiệp xuất thân từ khu Bronx, từng được thăng cấp rồi giáng cấp, nhưng Schneider vẫn toát lên vẻ gì đó của 1 người có khiếu lãnh đạo bẩm sinh. Anh hô toán xích hầu nằm xuống. Thay vì thế, binh nhất Kenneth C. Barber lại vọt tới trước, bằng khẩu shotgun từ cự ly 3-4m bắn ‘dạt’ 3 VC đang xô tới ổ súng máy. Schneider kể: "Trong bóng tối sau khẩu đại liên hiện ra 1 đám tầm 30-40 địch quân, hầu hết ở dưới cái rãnh trổ ra con rạch chạy bên dưới cống." Lúc đó anh lăn vội xuống nấp bên vệ trái đường, nhanh chóng xả hết 2 băng đạn M16 - từ phía phải đường, số lính còn lại trong tiểu đội cũng nổ súng - nhằm ngăn ko cho đối phương tới chỗ khẩu trọng liên. "Sau đó tôi ném 1 quả lựu đạn, nó rơi trúng cái rãnh. Tôi đoán địch đã nản chí, ko thấy ai chạy tới chỗ đó nữa. Sau khi ném thêm 3 quả lựu đạn mang theo, tôi chạy lại chỗ chiếc M113 đi đầu, kéo ba lô của mình xuống, mở ra, vất hết mọi thứ, moi lấy lựu đạn để vụt vì địch đang ở gần."

    Lúc đầu trận, do mất cảnh giác, đối phương bị đòn đau, nhưng sau họ nhanh chóng lấy bình tĩnh và bắn trả lại rất dữ. Nấp sau chiếc xe tải dân dụng cũ đậu cạnh 1 ngôi nhà xây, đại úy Tonsetic vừa giương khẩu CAR-15 lên vai thì cậu điện đài viên, lính mới, đã hốt hoảng rúc xuống trốn dưới gầm. Hạ sĩ Kaylor, chỉ huy tổ điện đài nhớ lại "Tonsetic quát tháo, túm lấy ống nói nối với cái điện đài, cố kéo cậu ta lại." Chiếc M113 dẫn đầu lãnh 1 trái đạn RPG, cháy ngùn ngụt. Đạn trong xe cũng phát nổ. Chiếc xe bọc thép chiến đấu thứ 3 cũng bị RPG địch loại khỏi vòng chiến. Tonsetic viết: "Chưa bị hư hại, chiếc xe thứ 2 bắn xối xả vào khu vực trước mặt và hướng tây cố chế áp phần nào hỏa lực địch. Chẳng nhìn thấy gì đang diễn ra ngoài ngôi nhà nằm bên trái chúng tôi cả. Lo bị đánh thọc sườn, tôi ném lựu đạn qua mái nhà nhằm diệt bất kỳ kẻ địch nào ở khu vực đó. Tiếp tục bắn vào những chớp lửa phía trước thì khẩu CAR-15 lại bị hóc. Tôi khẩn trương thay băng đạn. Bắn được, nhưng vỏ đạn lại ko tự văng ra báo hại tôi sau mỗi phát bắn phải rối rít làm hàng loạt động tác."

    Trong khi đó Kaylor liên lạc với tiểu đoàn 2, trung đoàn dã pháo số 40 (105mm), lữ đoàn 199 tại Long Bình. "Chúng tôi cần hỏa lực chi viện"

    "Chỉ giành cho cậu được 1 khẩu thôi."

    "1 khẩu! Tại sao?" Kaylor, kêu ầm lên. Anh cứ ngỡ sẽ được yểm hộ bằng 1 pháo đội 6 khẩu như mọi khi.

    "Chắc cậu ko biết hả? Khắp nơi đều đang đánh nhau đấy!" Tiếng đầu bên kia máy truyền tin trả lời.

    Hạ sĩ Schneider đã nhập đội với tiểu đội mình bên phải đường. Đang bật dậy ném lựu đạn thì anh bị 1 trái RPG quật ngã. Ko đếm xỉa đến việc mảnh vỡ khiến cả mặt lẫn chân tay đều bị thương - Schneider quay sang băng bó cho 1 thành viên khác của tiểu đội, bị thương vào cuống họng. Về sau anh được thưởng huân chương Sao đồng. Người lính bị thương loạng choạng chạy về phía sau, tay ép chặt mảnh băng nhằm ngăn dòng máu đang phun ra.
    altair, tonkin2007, tunghpvn5 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tới khi đại úy Tonsetic bắt đầu nắm được tình hình giữa cơn hỗn loạn, thì từ ngôi nhà nắm chếch phía trước bên phải đoàn xe, đạn RPG lại phụt tới. Thấy chiếc xe chiến đấu bọc thép trên đường cạnh mình có gắn khẩu không giật 106mm, Tonsetic gào lên bảo người xạ thủ nhắm bắn ngôi nhà. Khẩu không giật vẫn im thít. Có thể tay xạ thủ chưa nghe thấy lời Tonsetic hoặc quá choáng váng ko phản ứng nổi. Thay vì vậy, 1 số lính bộ binh đã quay súng bắn về phía ngôi nhà. 1 lính phóng lựu đốt cháy mái rạ bằng 1 phát đạn trúng đích. Nóc nhà sụp xuống, cả ngôi nhà nhanh chóng biến thành đống lửa sáng rực trong đêm. Lửa cũng bao trùm những trái đạn RPG chưa bắn trong nhà. Vụ nổ đã san phẳng tất cả.

    Trên chiếc trực thăng trinh sát bay vòng vòng trên khu chiến, thiếu tá Maus cùng đại úy Randall chứng kiến những chớp lửa lóe lên báo hiệu bắt đầu trận tập kích bằng hỏa tiễn. Randall kể: "Có chừng 20 bệ phóng ở rất xa về phía bắc. Chúng tôi chứng kiến cảnh những trái hỏa tiễn 122 ly được phóng lên rồi lao vun vút xuống Biên Hòa với Long Bình." Tọa độ của những trận địa phóng hỏa tiễn lập tức được ghi lại. Vị sĩ quan hành quân của đại đội F, trung đoàn 51 viễn thám nói: "Do hoạt động nhiều ở vùng này nên chúng tôi biết 'từng các cây ngọn cỏ' ở đó." Và cũng nhanh ko kém, mấy trực thăng chiến đấu định bay tới bốc toán 3-7 cũng bắt tay vào việc. Những luồng đạn minigun từ 1 chiếc C47 Spookycủa Không quân Mỹ góp mặt vào cuộc bắn phá. Nhiều tiếng nổ dây chuyền vang lên. Sau này trong các cuộc lục soát dưới mặt đất ở khu vực này, người ta tìm thấy các mảnh thi thể cùng khí tài bị phá hủy. Trong khi đó Maus duy trì pháo sáng rọi liên tục trên đầu Vincent. Khoang chiếc trực thăng Huey chỉ huy chất đầy hỏa châu cao tới đầu gối. Maus nói: "Tôi vàRandall luôn thủ sẵn chúng mỗi tối phòng khi có đụng độ. Những quả pháo sáng có hình trụ và dài hơn 60cm. Cũng giống như lính dù khi nhảy ra, chúng cũng được móc vào 1 sợi cáp ở bên trong trực thăng. Tất cả việc phải làm là đẩy chúng ra ngoài, gặp trọng lực các chốt sẽ tự bung. Dưới cánh dù pháo sáng sẽ từ từ rơi xuống, soi rõ cả 1 vùng.”

    Thấy pháo sáng bung ra gần vị trí chiếc Huey ko bật đèn, địch quay súng máy bắn lên trời. Những viên đạn vạch đường xanh lè bay vút tới, từ những đốm nhỏ hóa ra thành quả cầu cháy rực càng lúc càng tới gần. Viên phi công hét lên trong máy liên lạc nội bộ "Bây ơi, địch lấy bóng rổ bắn chúng ta kìa!"

    Mấy xạ thủ ko dám nổ súng bắn trả vì sợ trúng phải toán viễn thám đang bị kẹt bên dưới. Cùng lúc đó, hạ sĩ Vincent cùng toán 3-7 đã lập thế phòng thủ vòng tròn - 6 lính viễn thám nằm sấp, mặt hướng về 1 hướng khác nhau như nan hoa của bánh xe, chân trạm vào nhau ở tâm vòng tròn. Đồng thời đạn lửa của trọng liên 50 của lực lượng bộ binh - thiết giáp cách đó 600m về phía nam bắn lạc tới xuyên cả qua bụi rậm nơi họ trốn. Vincent cố gắng liên lạc với trung đội kỵ binh, giọng gió rít qua kẽ răng, ống nói áp chặt vào miệng: "Này, mấy mẹ. Đừng nhả đạn nữa, bắn cả vào tao rồi."

    "Đang bắn nhau mà"

    "Ừa. Tụi tao đang ở giữa đám khốn ấy đấy!"

    Nghịch lý là đạn đối phương đâu có bắn vào Vincent. Ngay cả khi từng tiểu đội quân giải phóng băng gấp qua đường công binh và lối mòn nhỏ bên hông toán 3-7 tới tăng cường cho trận đánh tại Hố Nai thì địch cũng chẳng hề tiến qua chỗ anh nấp. Vincent bắn hỏa châu trên đầu mấy nhóm này, phối hợp với Maus và Randall, điều trực thăng vũ trang đến, bay phành phạch qua lằn đạn mặt đất trút đại liên, rocket xuống đầu đối phương. Hầu hết số trực thăng vũ trang là của đại đội A, tiểu đoàn 1, trung đoàn 17, lữ đoàn 1 Không kỵ. Buộc phải sà xuống công kích yểm hộ cho cả lính đại đội F viễn thám lẫn đại đội C, tiểu đoàn 4, trung đoàn 12 bộ binh, dưới lằn đạn của nhiều ổ súng 12 ly 7 cả 23 chiếc Huey đến cuối trận đều dính đạn. Thậm chí chiếc trực thăng chỉ huy của thiếu tá Maus đã bị bắn tại khu vực dành cho máy bay của lữ 199 rồi còn bị nhóm nhỏ VC trên đường đánh vào căn cứ chính tấn công, đành phải bỏ dở việc tiếp xăng. Randall kể: "Vừa đáp xuống, đạn địch bâu tới ngay. Thay vì thế, phi công vội bốc lên bay tới Dĩ An, chỗ sư đoàn 1. Chúng tôi bay tới rồi bay ra khỏi chỗ đó mà ko dính phát đạn nào cả. Do mỗi lần bay chỉ 2 tiếng là hết xăng nên suốt trận đánh chúng tôi cứ đi đi về về ở Dĩ An để nạp và lấy thêm pháo sáng."

    Trong khi đó, sau khi gọi trực thăng vũ trang đáp xuống mà ko được, Vincent lại yêu cầu triệt xuất. Maus kể: "Vincent gan lắm. Cậu ta đã bám trụ và làm những gì cần phải làm. Tuy nhiên, cậu ta cũng chả muốn ở lâu chỗ đó." Vincent bắt đầu mất bình tĩnh khi có toán viên bị trúng đạn vào vai, hình như do trực thăng vũ trang bắn phải. Sau khi cho người lính nuốt 1 vốc thuốc giảm đau Darvon, Vincent nắm chặt máy nói, lại xin triệt xuất. Maus kể "Tôi nhớ mình đã cố động viên Vincent, hứa cho cậu ta 1 chai Chi-vas Regal sau khi mọi sự kết thúc. Cũng muốn bốc họ ra lắm chứ nhưng chẳng có cách gì hạ cánh giữa đám VC mà ko đẩy phi hành đoàn cùng máy bay vào tình thế hiểm nghèo cả. Họ đang rất sợ bị địch phát hiện - và tôi cũng vậy."
    altair, tonkin2007, huytop4 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đại úy Tonsetic ko hề biết rằng lực lượng ứng chiến của mình đang cản trở đại bộ phận tiểu đoàn chủ công quân địch. Thay vì thế anh chỉ nghĩ mình vừa kích hoạt sớm 1 cuộc phục kích, rằng họ cần rút lui để củng cố, sơ tán thương binh rồi xin hỏa lực ko hạn chế dập xuống lực lượng vượt trội của đối phương. Được sĩ quan hành quân tiểu đoàn cho hay trực thăng vũ trang đang trên đường bay tới, Tonsetic bảo thượng sĩ nhất Holmes bắt đầu rút quân, tổ chức tản thương bằng trực thăng. Vào lúc đó có 4 thành viên tổ lái xe M113 cùng 7 lính bộ binh của đại đội C, tiểu đoàn 4, trung đoàn 12 bị thương.

    Đại úy Tonsetic dự tính nán lại phía sau càng lâu càng tốt để phối hợp với hỏa lực chi viện. Ban chỉ huy với 1 tổ M60 đi cùng chui vào trong ngôi nhà xây cạnh cái xe tải họ nấp phía sau ban nãy. Tonsetic chiếm lĩnh vị trí ngay cửa ra vào. Anh kể lại: "Xạ thủ súng máy của tôi nhanh chóng ra cửa sổ bên hông nhà, nã đạn về phía địch. Có tiếng gọi trên điện đài; viên phi công dẫn đầu tốp trực thăng vũ trang yêu cầu tôi chỉ dẫn xạ kích. Tôi hỏi xem anh ta có nhìn thấy chiếc xe đang cháy trên đường ngay phía bắc ngôi làng ko. Anh nhanh chóng nhận ra mốc tham chiếu này. Tôi bảo anh ta công kích bằng đại liên, rocket theo 1 trục đông tây cắt qua chỗ chiếc xe cháy trên đường. 2 chiếc trực thăng vũ trang bắt đầu nhào xuống bắn phá trong khi nhóm của tôi trong nhà cũng dùng súng nhỏ kịch chiến với quân địch.

    Lúc này đã gần 5g sáng. Hạ sĩ Schneider vừa mới rút về vị trí sau cùng của đại đội C thì trực thăng vũ trang vụt đến: "Vỏ đạn rơi cả xuống người, có lúc tôi nghĩ họ đang nhằm vào mình trong bóng đêm...Cứ tưởng bể gáo rồi chứ."

    Trong lúc Tonsetic chỉ dẫn trực thăng xạ kích, đạn đại liên địch bắn trúng ngôi nhà nhỏ khiến nó rung lên bần bật. Cũng khi đó, sau khi theo con đường nhỏ rút về chỗ nút giao với quốc lộ 1, Holmes đang tái tổ chức lực lượng bộ binh - thiết giáp. "Holmes thật tuyệt vời. Ông ấy đúng là 1 thượng sĩ nhất già mẫu mực" Tonsetic nói người cựu binh của cuộc chiến Triều Tiên tếu táo, thích khoe khoang, xăm trổ đầy mình nói giọng khàn khàn này như thế. Nhằm tránh đường dây điện trên quốc lộ, Holmes - người sau được thưởng huân chương Sao bạc vì thành tích trong Tết - hướng dẫn trực thăng tải thương đáp xuống sân ngôi trường phía nam Hố Nai. Ông nhớ lại: "Sau khi cho những người bị thương nặng nhất lên máy bay trước, tôi cố bảo số còn lại đi luôn nhưng họ ko đồng ý. Đây là lần đầu tiên chúng tôi được đánh mặt đối mặt với quân thù và mấy cậu đó nói 'Quỷ tha ma bắt, chúng tôi chỉ bị thương nhẹ thôi mà. Vẫn có thể chiến tốt. Chúng tôi ko rời chỗ này đâu sếp!"

    Đến 6g05, ngay khi công tác tản thương hoàn tất, thượng sĩ nhất Holmes, mang theo khẩu shotgun cùng 1 túi dết đầy đạn lấy 1 tiểu đội của trung đội 3, quay ngược lại tìm đại úy Tonsetic. Ban chỉ huy đang ở trong tình thế khá mong manh. Kaylor cho biết: "Dần già chúng tôi nhận ra rằng mình đã bị bỏ lại phía sau. Nhìn ra ngoài chẳng thấy bóng dáng quân mình đâu nữa. Mọi người đều đã rút cả." Tonsetic đang chuẩn bị bắt chước thì bất ngờ nghe thấy tiếng Holmes gọi mình "Sếp ơi rút thôi. Toàn đại đội đã triệt thoái xong rồi." Thấy tiểu đội của viên thượng sĩ nhất lên đến, anh thở phào nhẹ nhõm. "Dưới hỏa lực yểm hộ dữ dội, chúng tôi vượt qua cái vườn bên cạnh nhà, chạy về. Nhờ có các trực thăng vũ trang vẫn tiếp tục nã những luồng đạn chết chóc xuống đầu địch, chúng tôi đã thành công..."

    Đây là kỳ hạn phục vụ thứ nhì của Randall. Kinh nghiệm cho anh biết rằng đối phương luôn đoạn chiến trước khi trời sáng, lợi dụng bóng đêm để triệt thoái. Đối đầu với hỏa lực Hoa Kỳ giữa ban ngày ban mặt là hành động tự sát. Randall nhớ lại: "Nhưng sáng hôm đó, khi mặt trời mọc, địch vẫn tiếp tục đánh. Khi đó tôi bảo Maus. Lần này khác rồi. Chúng đã trụ lại. Hẳn chúng đang dự định làm cái gì đó." quân giải phóng cố thủ trong lòng con rạch chạy men theo rìa bắc của Hố Nai. "Có thể thấy quân địch nằm đó, thấy họ bắn. Phơi mình ra rất lộ liễu." Randall kể tiếp "Đúng khi ấy trực thăng Cobra được điều đến. Họ nã rocket và minigun xối xả xuống con rạch. Bắn tan nát kẻ địch theo đúng nghĩa đen. Khi 1 chiếc bắn hết đạn, lập tức chiếc khác sà xuống ngay và cứ thế, cứ thế..."





    17


    Tiêu diệt hoàn toàn


    Cuối cùng đối thủ cũng thoát ly. Từ con rạch, họ phải vượt 1 cây số đồng trống mới tới được khu rừng ở phía bắc. Và thế là trực thăng vũ trang quần đảo, sà xuống như diều bắt gà con. Cảnh tượng trên nhắc cho thiếu tá Maus tưởng tượng chỗ bụi rậm toán 3-7 đang nấp hệt 1 hòn đá chắn giữa lòng suối, nơi các toán địch cố luồn qua 2 bên để thoát đi. Randall kể: "Những VC thì khác chạy thẳng tới đó vì đây là nơi ẩn náu gần nhất. Chúng tôi sà xuống thấp, quần đảo liên hồi cố giữ địch tránh xa chỗ của Vincent. Xạ thủ súng máy trên trực thăng chỉ huy khai hỏa trong khi Maus cũng nhô ra bắn M16. Maus vẫn còn nhớ: "Chúng tôi nổ súng, thấy địch ngã xuống nhưng chẳng biết liệu mình có đích thân bắn trúng người nào ko?. Sợ sẽ bắn phải người của mình, Randall cứ lấy tay gạt súng tôi ra nhưng tôi cùng 2 xạ thủ đều biết đích xác nơi 'lũ con' mình nằm vì lùm cây đó khác hẳn với chung quanh. Cả bọn chỉ nhằm vào những kẻ đang chạy nhằm thoát khỏi nơi đó. Hẳn là địch chỉ lo vọt tới khu rừng chứ chẳng bụng dạ nào bắn máy bay tôi đâu." Maus đã được thưởng huân chương chữ thập Biệt công bội tinh vì đã đóng vai trò chủ chốt trong việc tiêu diệt quân địch.

    Thấy 1 VC đơn độc theo đường công binh làm chạy tới gần, Vincent cùng người lính xích hầu chuyển súng M16 sang chế độ bắn loạt rồi nổ súng bắn hạ.

    Vincent nhanh chóng nhào ra thu 1 khẩu súng lục 9 ly mới cáu cùng cái còi đeo quanh cổ và mấy lá thư trong túi người chết. Khi được dịch sau này, mấy lá thư cho biết người này 1 bác sĩ quân y cấp bậc đại úy của quân giải phóng.
    altair, tonkin2007, samuelb4 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Viên bác sĩ chỉ là người đầu tiên bị toán viễn thám hạ sát. Maus kể lại: "Tên địch nào tới gần lùm cây đều bị hạ ngay. Tôi đếm được 11 xác trước vị trí của toán."

    Về sau Vincent được thưởng huân chương Sao bạc, các toán viên được huân chương sao đồng. Trong khi ấy, người trưởng toán lại xin triệt xuất tiếp. Dù nguy hiểm thế nào đi nữa cũng đã đến lúc phải bốc họ ra. Randall kể: "Tình hình đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Ngày càng nhiều VC chạy về chỗ bọn họ. Rồi sẽ đến lúc họ bị giết thôi." Maus gọi điện báo Vincent máy bay đang trên đường tới bốc. Toán phải cho nổ mìn claymore để chiếc Huey đáp xuống dưới sự che chở của trực thăng vũ trang.

    Thấy Vincent đã thoát khỏi vòng nguy hiểm, Maus với Randall chuyển sang kiểm tra các toán thám sát ở xa hơn. Theo lời Randall thì đêm đó những toán này cũng báo cáo "có súng cối, đại liên bố trí ngay sát cạnh hoặc nguyên đại đội địch vừa tiến qua". Maus đã chuyển tin này về lữ đoàn 199 bộ binh nhẹ ngay khi nhận được. Randall kể: "Nếu thấy toán nào vẫn an toàn, chúng tôi cứ để họ lại để báo cáo tiếp. Do xác định thấy kẻ địch vẫn đóng quân gần chỗ mấy toán đó, chúng tôi nán lại cả ngày, gọi thêm trực thăng vũ trang, phi pháo tới oanh kích..."

    Đêm đó tại căn cứ lữ đoàn chỉ có đụng độ nhẹ. Luồn qua lực lượng bộ binh - thiết giáp đang cầm chân tiểu đoàn chủ công, dưới lằn lửa đạn, nhiều nhóm quân địch vẫn xâm nhập được vào sân bay trực thăng lữ đoàn nằm ở mặt tây bắc căn cứ. 1 bộ phận của đại đội bộ binh lâm thời do tiểu đoàn 7 trợ chiến tạo thành đóng vai trò ứng chiến "đã được điều đến khu đỗ trực thăng để ngăn chặn những kẻ tấn công." Báo cáo sau hành động của lữ đoàn bộ binh nhẹ 199 cho biết. "Ở mặt bắc chu vi phòng thủ, có đạn súng cá nhân của những toán VC ko rõ số lượng nấp trong nhà cửa thuộc thị trấn Hố Nai, bao quanh căn cứ bắn đến. Lực lượng phòng thủ căn cứ đã phản ứng nhanh chóng, dùng hỏa lực đại liên, súng cá nhân bắn xối xả vào khu vực bắt địch im tiếng."

    1 toán địch khác đặt súng liên thanh trên tháp cao giữa đám nhà cửa ngay đầu đông căn cứ. Trung tá Henry R. Meyer, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2, trung đoàn dã pháo 40 cũng có 2 khẩu lựu pháo 105mm của pháo đội A bố trí ở mặt đông. Meyer viết. "Tôi còn nhớ mình bị ghìm chặt ở vị trí giữa các khẩu đội với vòng rào, chỉ biết ngoái về phía sau mà hô các pháo thủ tác xạ". Khi đó ông dùng ống nhòm quan sát cái tháp đang bị soi rõ bởi pháo sáng.

    Báo cáo của lữ đoàn bộ binh nhẹ 199 cho biết: "Mấy khẩu pháo đã trực xạ 6 phát trúng cái tháp. Địch ngưng ko còn thấy bắn ra nữa."

    Dùng xe tải di chuyển phân đội pháo tới bãi đỗ trực thăng của Liên đoàn Không quân 12, Trung tá Meyer đã bắt được những đặc công mới đánh chiếm được khu này sau khi xâm nhập kho đạn Long Bình phải im tiếng. Số bộ đội này nấp sau bụi cây rậm ở mặt hậu bộ tư lệnh Lực lượng dã chiến II. Báo cáo sau trận đánh viết rằng Meyer đã: "lệnh bắn 1 phát đạn chài (Beehive - là loại đạn pháo nhồi toàn đinh nhọn chuyên chống bộ binh. ND). Trái đạn Beehive đã được bắn đi. Đối phương ngừng bắn và phân đội lựu pháo lại quay về vị trí cũ..."

    1 máy bay F4 Phantom cũng 'xăm' napalm xuống khu vực. Khi công binh tới dọn dẹp bụi cây, họ tìm thấy 18 thi thể. Trong khi đó, mũi tiến công của địch nhằm giải phóng trại tù binh đã bị lính đại đội C, đại đội 4, trung đoàn 12 dưới quyền trung úy Tuber cùng lực lượng tăng phái của đại đội D, trung đoàn 17 kỵ binh đẩy lùi nhanh chóng. Họ hạ sát 26 địch. 1 dân thường cũng bị bắn văng ra khỏi xe máy Vespa khi đang cố thoát thân khỏi khu vực. Đại úy Henry Morris, chỉ huy đại đội F, tiểu đoàn 2, trung đoàn 11 Kỵ binh thiết giáp, đơn vị tiến vào trại tù binh đêm hôm sau kể lại: "Có 2 xe bọc thép chiến đấu trấn ngay cổng trại. Chính chúng đã cứu vãn tình thế ngày hôm đó." 1 số VC cũng bị bắt. Morris vẫn còn nhớ: "Lính gác VNCH đã dìm đầu 1 người xuống thùng phuy nước mỗi lần cả phút đồng hồ để lấy lời khai. Những tên khác dùng dây xích kéo lê 1 tù binh khác sau xe jeep. Mặt đất bên trong trại ko hề có cỏ mà chỉ toàn đá, sỏi. Thật khó mà tin cái đống nằm cuối sợi dây còn sống hoặc còn ra hình người nổi. Nhìn như thể đống thịt băm vậy. Thật kinh khủng! Nhưng do chẳng có quyền hành gì với đám lính VNCH nên tôi đã ko can thiệp. Việc đó đến tận giờ vẫn khiến tôi day dứt mãi."

    Cuộc phản kích bắt đầu ngay sau khi đại úy Tonsetic tái hợp với bộ phần chủ yếu của đại đội Charlie chỗ đầu con đường cắt qua Hố Nai. Anh viết: "Do lúc này sức ép sủa địch đã hết, tôi nghĩ ngay lập tức cần phải lấy lại thế chủ động và tấn công về phía bắc. Trung đội trưởng kỵ binh thiết giáp tỏ ra khá miễn cưỡng khi phải lần nữa tiến lên trên con đường nhỏ hẹp. Tôi cũng ngả theo ý kiến của anh ta. Thay vì vậy, chúng tôi cơ động mấy xe mang súng không giật của anh ta lên trước nã đạn nổ mạnh, đạn đinh yểm hộ cho 2 trung đội bộ binh dưới quyền tôi tiến công."

    Cuộc tiến quân bắt đầu lúc 6g15 sáng. Tonsetic được báo là đại đội B, tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 bộ binh đang từ vị trí nghỉ đêm cách đó mấy cây số về hướng bắc tiến xuống nam theo cũng con đường này. Lực lượng tấn công còn lại của đối phương ở Hố Nai sẽ bị kẹp nát nếu 2 đơn vị hội quân được với nhau.

    Lúc này địch đang rút quân và bị đám Cobra đuổi theo oanh kích. đại đội C tiến đến chỗ giao tranh hồi đêm mà ko hề hấn gì. Lúc đó là 6g50 sáng. Tonsetic viết: "Chúng tôi lọt vào lưới lửa của AK-47, súng cối 60mm do 1 toán địch cố thủ cách con rạch chạy ngay đường 100 thước về phía bắc. 1 lính Mỹ bị thương "trước khi chúng tôi dùng súng M79 bắn cấp tập, tiêu diệt vị trí đặt cối địch. Sau đó có tốp trực thăng vũ trang khác bay tới và bắt đầu dùng súng máy, rocket nã xối xả xuống vị trí đối phương. Tôi chứng kiến 1 số bộ đội cố vọt đi tìm chỗ nấp nhưng đều bị quật ngã trong lúc chạy."
    altair, tonkin2007, huytop4 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đại đội lại tiến tới. Bất thình lình, 1 chiến sĩ quyết tử đối phương từ lòng rạch nhô lên bắn tiểu liên trúng mặt 1 lính Mỹ rồi trốn ngay xuống cống. Anh ta cứ nhô ra thụt vào nổ súng vào số lính Mỹ 2 bên vệ đường. Nhóm chỉ huy của đại úy Tonsetic chạy tới nấp sau xác chiếc M113 cháy. Viên trung úy tiền sát pháo binh cùng người trung sĩ thuộc quyền cố lẳng lựu đạn xuống rạch. Người trung úy bị thương vào vai, có lẽ do mảnh lựu đạn của chính họ.

    Hạ sĩ Schneider điều binh nhất Alfred J. Lewis - người thủ khẩu XM148 (khẩu M16 có ống phóng lựu kẹp nòng. ND) - sang trái trong khi toàn tiểu đội tổ chức bắn yểm hộ. Sau khi kiếm được vị trí tốt để xạ kích, Lewis vừa bật dậy định rót 1 quả đạn 40mm vào lòng cống thì bị bắn gục ngay vì ai đó phía sau đã tưởng nhầm anh là VC.

    Nghe tiếng gọi cứu thương, thượng sĩ nhất Holmes chạy đến với túi sơ cứu của 1 lính cứu thương do sợ quá ko bò dậy nổi. Lewis bị bắn trúng ót, trán vỡ toang. "Vô ích thôi" Holmes nói khi thấy Schneider lên cùng. "Chẳng thể làm gì cho cậu ta được nữa..."

    Dù sau khi được trực thăng sơ tán thương binh vẫn có thể chết nhưng Lewis là binh sĩ duy nhất của đại đội C thiệt mạng tại Hố Nai. Trong khi đó anh bộ đội ngoan cường đã bò vào đám cây cỏ ở lề trái con đường. 8 quả lựu đạn vụt theo. "Tan xác pháo." đại úy Tonsetic tàn nhẫn nhắc lại với vẻ mãn nguyện. Sau đó Tonsetic cho chuyển các thương binh về địa điểm tải thương ở phía sau. "Tôi rất lo cho tính mạng cậu lính bị bắn vào mặt. Sau trận đánh tôi đã đến bệnh viện tìm. Thấy giường bỏ trống tôi cứ ngỡ rằng cậu ta đã chết. Tuy nhiên sau khi hỏi y tá tôi đã tìm thấy cậu ta ngồi trên băng ghế phía ngoài. Viên đạn xuyên vào miệng, tiện mất vài cái răng rồi trổ ra ngoài má. Cậu ta vẫn có thể nói tuy nghe ko rõ lắm. Nghe tôi bảo bác sĩ phẫu thuật nói vẫn có thể chữa lành khuôn mặt thì cậu ta chỉ nói được sống là mừng lắm rồi."

    Trận đánh vẫn tiếp tục. Số bộ đội ko bị trực thăng vũ trang truy sát rút lên đỉnh đồi nghĩa trang cách cái cống vòm 300m về phía bắc. đại đội Charlie tiến đến bờ rạch, giao tranh với họ bằng 1 hỏa lực áp đảo.

    Lúc này đã là 7g30 phút. Đại úy Tonsetic gọi điện về trung tâm hành quân hỏi xem đại đội B, tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 bộ binh, đơn vị được cho là đang tiến xuống phía nam để hội quân với đại đội C, tiểu đoàn 4, trung đoàn 12 bộ binh đã tiến được đến đâu? "Tôi được báo rằng họ đã dừng lại, tổ chức phòng ngự cách đấy 2 cây số về phía bắc. Chẳng hiểu vì sao đại đội trưởng của họ lại làm thế. Tôi rất giận. Chỉ cần anh ta tiến xuống phía nam còn tôi thúc lên hướng bắc thì kẻ địch đã bị kẹp chặt vào giữa rồi."

    Tonsetic "được an ủi phần nào khi sĩ quan hành quân tiểu đoàn mình gọi máy báo 1 lực lượng thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 47 bộ binh cơ giới, sư đoàn 9 đang tiến gấp đến chỗ tôi..."

    Trong khi ấy, bên trên nghĩa trang, các trực thăng Cobras ko hề hấn gì trước những vệt đạn lửa xanh lè đang bắn đến, nhào xuống trút đạn minigun và rocket xuống đầu quân địch. Cả 1 vùng nhanh chóng bị che phủ bởi khói bụi. Tonsetic cho biết: "Giữa những đợt công kích của trực thăng vũ trang, chúng tôi thấy đối phương vừa bò vừa chạy từ vị trí này sang vị trí khác, tìm cách củng cố trận địa phòng thủ vừa được tổ chức vội..."

    Có 1 lúc súng 2 bên đều im tiếng khi thấy trên đường có 1 người chạy xe máy tới. Người vợ ngồi sau yên chiếc xe - chở theo toàn bộ gia tài - ôm chặt lấy anh chồng. 2 vợ chồng vượt qua khu chiến dễ dàng vì cả lính Mỹ lẫn quân giải phóng đều ngừng bắn. Súng lại nổ ầm ầm khi chiếc Vespa bình bịch chạy qua cái cống vòm tới nơi an toàn.

    Trong màn khói lại hiện ra 1 thứ kỳ lạ khác. Đó là 1 du kích quân, mình trần trùng trục, chỉ mặc độc chiếc quần đùi. Người này chạy về hướng đại đội C, 2 tay giơ lên trời. Anh này được tha mạng. Bộ binh Mỹ ngạc nhiên đến nỗi ko thể dẫn anh ta đi đúng đường được. Tuy nhiên, trong quá trình giải về cho đại úy anh này cũng bị vài cú đấm, đá của đám lính Mỹ thần kinh căng như dây đàn. Tonsetic vẫn còn nhớ: "Người tù binh rối rít ra dấu muốn nói với tôi điều gì đó". Do tay trinh sát người Việt đã về nghỉ Tết, chẳng có ai làm thông ngôn nên anh đành cứ cho áp giải về tuyến sau. Tay VC sau bị thẩm vấn tại lữ đoàn. Theo như Tonsetic tìm hiểu thì tay tù binh tự nhận mình là chỉ huy tiểu đoàn chủ công, anh ta xuống xin hàng cho những người còn lại ở nghĩa trang trước khi tất cả bị tiêu diệt. "Chẳng hiểu báo cáo đó đã được kiểm chứng hay chưa, nhưng nhiều khả năng nó là đúng sự thực."

    Trận đánh mà có lẽ chẳng cần phải xảy ra đã bắt đầu gần như ngay sau khi bộ binh cơ giới theo đường cái kéo đến. Tonsetic kể: "Ngoài chỗ cái cống ra thì 2 bên bờ rạch rất dốc, đám M113 ko thể nào vượt qua nổi." Thiếu tá William W. Jones, sĩ quan hành quân tiểu đoàn 2, trung đoàn 47 bộ binh cơ giới đã điều 12 xe bọc thép lên phía trước. "Jones và tôi quyết định số lính còn lại thuộc 2 trung đội của tôi, khoảng 25 người, sẽ theo mặt tây đường đánh lên hướng bắc còn bộ binh cơ giới cũng xuống xe theo mặt đông tiến lên. Khi đã vượt qua con rạch, chiếm được chỗ đứng chân thì các xe bọc thép M113, với xe của thiếu tá dẫn đầu sẽ tiến vượt qua cái cầu bắc qua cống rồi tản ra 2 bên đường tổ chức hỏa lực yểm hộ để bộ binh xông lên dứt điểm."
    altair, tonkin2007, huytop3 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Bộ binh cơ giới tới nơi lúc 8g sáng thì trận tấn công bắt đầu đúng 10 phút sau. Bộ binh Mỹ lần xuống lòng rạch rồi leo sang bờ bên kia. Dưới đó có tầm 30-40 xác chết. Đại úy Tonsetic vừa nhô lên thì Kaylor, tổ trưởng truyền tin, nghe 1 tiếng súng nổ đằng sau. quay đầu nhìn Kaylor phát hiện chớp lửa đầu nòng trong đám dây leo bò từ bờ kè xuống 1 bên cống. Anh hét lạc cả giọng: "Nhìn đường đạn vạch đường của tôi này!" rồi chĩa khẩu M16 bắn vào đó, đoán 1 chiến sĩ quyết tử nữa của địch đang nấp trong 1 hốc nhỏ dưới đám cây. 20 tay lính Mỹ đang hồi hộp lập tức tham gia, xả đạn như điên. Xác người du kích quân mặc đồ bà ba đen rơi ra khỏi chỗ nấp.

    Thiếu tá Jones vừa cho đám xe bọc thép qua cầu thì các binh sĩ thuộc đại đội A, tiểu đoàn 2, trung đoàn 47 bộ binh cơ giới cùng lính đại đội C, tiểu đoàn 4, trung đoàn bộ binh 12 cũng xung phong lên nghĩa trang.

    Ban chỉ huy của đại úy Tonsetic ở sau tuyến xung phong khoảng 10m. Họ tận dụng lề bên trái đường để ẩn nấp 1 phần nào. Do tiến quá nhanh nên số bộ binh cơ giới bên tay phải đã bỏ sót 1 căn hầm lộ thiên, trông như nấm mộ ẩn dưới đám bụi rậm. 1 bộ đội nhô lên từ dưới chính cái công sự đó. Kaylor kể: "Tay địch ở sau lưng mấy cậu lính sư 9 và nhưng lại ở trước mặt chúng tôi. Như có phép thuật, anh ta vụt xuất hiện nã đạn thẳng vào lưng người lính cơ giới gần nhất."

    Người lính Mỹ loạng choạng ngã chúi, chết ngay. Tay AK-47 quay súng chĩa tiếp vàoKaylor. Người điện đài viên cũng giương vội khẩu M16. "Tôi kịp bắn trước. 1 loạt 3 viên đạn. .."

    Chỗ cái hầm hãy còn lính địch. Nằm rạp xuống mặt đường đắp cao, đang bắn khẩu CAR15 thì Tonsetic thấy binh nhất Robert S. "Archie" Archibald, 1 trong số điện đài viên của mình, 1 cậu lính trẻ trung, nhanh nhảu, nói năng hoạt bát, tính tình dễ thương, đang băng qua đường, tập tễnh xông thẳng tới vị trí địch. Anh bị trật mắt cá chân khi nhảy từ xe M113 xuống lúc bọn họ lần thứ 1 trong đêm tiến đến ấp. Sau khi gỡ bỏ cái máy truyền tin nặng gần 12kg ra, suốt trận đánh anh cứ lẽo đẽo theo sau ban chỉ huy như 1 tay súng tăng cường.

    Lần đầu tiên chạy tới chỗ căn hầm, Archibald chẳng biết có gì ở đó hết. Sau này anh mới kể: " Tôi thấy 1 lính sư 9 quáng quàng chỉ về phía ngôi mộ rồi quay đầu chạy. Vì chẳng hiểu chính xác ý cậu ta nên tôi cứ thế tiến lên xem thử có gì mà cậu ta hốt như vậy?"

    Lên được nửa đường thí 1 du kích quân đầu trần từ dưới hầm trồi lên nổ bừa 1 loạt AK về phía lính sư 9 đang hò hét. Bị bất ngờ, Archibald giương súng bóp cò theo bản năng. Đạn ko nổ. Anh cho biết: "Tới lúc ấy tôi mới nhận ra súng mình chưa mở khóa an toàn." Tệ hơn nữa, khẩu súng ấy thậm chí chả phải là của anh. Khẩu M16 anh mang đã bị hóc trước lúc bình minh khi cùng ban chỉ huy rút khỏi căn nhà. Rốt cục anh đành sử dụng 1 khẩu shotgun. "Do chưa từng bắn shotgun trước đó nên vị trí khóa an toàn ở đâu tôi cũng chả biết."

    Tiếp tục tiến lên dù còn lụp chụp với khẩu shotgun, khi còn cách cái hầm tầm 4-5 thước thì bất ngờ Archibald bị người lính địch phát giác. Tay bộ đội nhìn thẳng vào mặt Archibald, khi đó vẫn còn ngỡ rằng mình an toàn. Chả kịp nhắm, anh lập tức nổ 1 phát. Archibald kinh hãi thấy dù chùm đạn ghém đã chụp trúng người lính đối phương - người điện đài viên trở thành xạ thủ súng trường còn nhìn thấy bụi đất trước miệng hầm bốc lên thành 1 nửa vòng tròn - nhưng anh ta vẫn chẳng hề hấn gì. Tuy nhiên, tay VC cũng bị choáng nên thay vì nã đạn AK vào Archibald, anh ta lại hụp xuống nấp tạo điều kiện cho người lính Mỹ vừa nổ súng vừa chạy lui, nhào trốn dưới con mương cạn bên vệ phải đường.

    Archibald nghĩ: "May quá. Ko sao. Phải để người có hỏa lực mạnh hơn mới giải quyết thằng này được..."

    Thế nhưng mọi người đều rúc trốn chờ xem ai lên làm anh hùng. Tay nào cũng hãi. Sau này Archibald kể mình: "đợi 1 lát rồi quyết định 'đây chính là lý do mình được trả lương...'"

    Cổng vào nghĩa trang nằm bên tay phải, trước mặt Archibald. Từ dưới mương anh vọt tới nấp sau cây cột bê tông bị bom đạn làm nham nhở. Archibald thận trọng tiến về phía vị trí quân địch. Tay VC lại nhô lên. Cả 2 cùng nổ súng - nhưng đều trượt. Archibald vội nhào về nấp sau cây cột. Anh kể: "Đứng đó mà linh tính tôi cứ mách bảo 'phải rời khỏi đây ngay'" Vừa mới rời nửa bước sang trái - dịch phần lớn chân phải ẩn sau cái cột - anh bỗng thấy như có ai nắm lưng quần phải kéo lại. "Tôi cảm thấy 1 luồng nóng chạy dọc chân, bụng nghĩ có khi dính chấu rồi. Tuy nhiên cơn đau mau chóng tan đi mà nhìn thì chẳng thấy chỗ nào chảy máy cả. Sau khi về căn cứ mấy hôm sau, tôi được cho nghỉ vì quá kiệt lực. Khi đó tôi mới biết đúng là mình đã bị bắn trúng thật. Quần dài tôi có 2 lỗ nhỏ, quần đùi thì rách 1 lỗ khoảng 7-8cm. Có 1 dòng máu nhỏ chảy nơi chân - chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu khi đó tôi ko di chuyển."

    Khẩu shotgun lúc này vô tích sự. Archibald lần tìm lựu đạn, nhưng nhận ra mình đã dùng hết lựu đạn mảnh từ đầu trận rồi. Hỏi đám lính dưới mương gần đó xem còn quả nào ko thì chẳng ai có cả. Tuy nhiên tin này truyền đi rồi lựu đạn cũng được lính phía sau ném cho nhau truyền lên cho Archibald. Quả lựu đạn đầu tiên anh ném đáp trúng ngay cái hầm. Thở phào, nghĩ đã xong xuôi anh rất đỗi ngạc nhiên khi thấy địch vẫn ném trở lại được trước khi nó phát nổ. Cột trụ bê tông đã che chắn cho anh khỏi sức công phá của quả lựu đạn.
    --- Gộp bài viết: 21/06/2019, Bài cũ từ: 21/06/2019 ---
    em lại phải đi chơi...đầu tháng 7 mới về...cáo lỗi với các bác...
    altair, tonkin2007, samuelb4 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ăn chơi vui vẻ nhé....
    tonkin2007, cumeo2k7ngthi96 thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Archibald rút chốt quả lựu đạn thứ 2, buông mỏ vịt đếm 1 giây, 2 giây - lựu đạn mảnh nổ sau 4 giây - rồi ném 1 cú chuẩn xác nữa. Nó vọt tới rồi nổ tung dưới căn hầm. Kaylor kể: "Archie xông thẳng đến, chúc nòng khẩu shotgun cỡ 12 nhả đạn. Trong suốt mấy giây đồng hồ, từ mọi góc độ anh nã hết phát này tới phát khác xuống cái hố, như thể phun đạn chì cho ngập hố vậy.

    Có 4-5 VC bị hạ sát dưới hố. Archibald lại tập tễnh quay về bên này đường tới chỗ ban chỉ huy. Anh tỏ vẻ ngạc nhiên khi thượng sĩ nhất Holmes chạy tới bắt tay, lắc rối rít "Giỏi lắm, Arch ạ!"

    Cho tới lúc đó, người lính điện đài cũng ko nghĩ mình đã làm gì đó khác biệt. Archibald viết: " Giờ tôi mới nghĩ có thể mình sẽ được cho huân chương sao đồng. Nhưng khi đó, ưu tiên đầu tiên của tôi là làm sao thoát khỏi cái trò bắt tay bắt chân, để còn theo kịp đơn vị. Chúng tôi bắt đầu càn lên quả đồi 1 lần nữa..."

    Archibald rất kinh ngạc khi được thưởng tới huân chương chữ thập Biệt công bội tinh ngay tại VN. Anh được tuyên dương ko chỉ cho việc diệt cái hầm ấy mà còn do đã hạ thêm 8 địch quân nữa trong quá trình càn quét phần còn lại của nghĩa trang. Tonsetic viết: "Chúng tôi tung cho cậu ta thêm nhiều lựu đạn nữa để cậu ta tiếp tục thực hiện cái công việc nguy hiểm của mình. Trong khi chúng tôi nã hàng tràng đạn M16 vào các vị trí địch (để yểm hộ), thì Archibald bò lên ném lựu đạn...Tôi chưa bao giờ thấy người lính nào can trường, anh dũng vượt nổi cậu ta."

    Riêng Archibald thì nghĩ thành tích diệt 12 địch được gán cho mình là phóng đại. Dù trong trường hợp nào thì người anh hùng khiêm tốn này cũng cho rằng phần sau của trận càn là công sức của cả đơn vị - có lúc, thượng sĩ nhất Holmes cũng lên tham gia cùng với anh, còn quân địch, do bị phi pháo đánh dữ quá nên đã mất tinh thần, sức kháng cự lúc cuối cũng ko đáng kể.

    Thiếu tá Jones tiến lên lúc trận cận chiến đã lụi tàn. Theo chỉ dẫn của Tonsetic, đám xe bọc thép dưới quyền ông càn lên san phẳng nhiều vị trí nghi có địch. Quân Mỹ được 7 tù binh trong trạng thái mụ mẫm. Trực thăng tải thương đáp xuống nghĩa trang, thương binh của cả Mỹ lẫn VC đều được cho lên máy bay. Jones và Tonsetic quyết định theo đường tiến tới chỗ đại đội B, tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 bộ binh, cách đó 1 cây số. Khi Tonsetic gọi cho đại đội trưởng đại đội B thì "anh này phàn nàn rằng đơn vị mình bị đạn từ hướng chúng tôi bắn tới, khiến 1 lính Mỹ thiệt mạng." Ám chỉ người lính ấy chết vì đạn quân nhà. Tonsetic viết: "Tôi giải thích rằng giữa vị trí chúng tôi và anh ta vẫn còn có địch. Cần phải quét sạch khu vực đó rồi hội quân lại. Chúng tôi sẽ duy trì liên lạc vô tuyến trong quá trình tiến quân. Anh ta cũng đồng ý rằng lính dưới quyền sẽ chỉ bắn khi thấy rõ quân địch. Chúng tôi tiến lên và sau vài cuộc chạm súng lẻ tẻ với số quân địch đang rút chạy, tất cả đã tới được vị trí anh ta bị chặn. Đại đội trưởng đại đội B, tiểu đoàn 2, trung đoàn 3, đơn vị buộc phải phòng ngự trên đỉnh đồi trọc, ra gặp, miệng cứ phàn nàn mãi về ca thương vong phải gánh chịu. Dù còn bực chuyện đơn vị này ko tới chi viện mình đêm rồi nhưng tôi vẫn nhịn ko nói. Thay vào đó tôi chỉ đề nghị ai gọi về tiểu đoàn người đó xin chỉ thị tiếp."

    Trong sự nuối tiếc của Tonsetic, thiếu tá Jones được lệnh điều lực lượng mạnh của mình về Biên Hòa. Chỉ thị của đại đội B, tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 bộ binh, đơn vị đang phòng ngự ở rìa bắc Hố Nai là rút về lúc xế chiều. Hoàng hôn buông xuống, họ được cảnh báo chuẩn bị đương đầu với đợt tấn công thứ nhì có thể xảy ra. Tonsetic, người tới nửa đêm, được đại đội C, tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 bộ binh đến tăng viện, củng cố cho chu vi phòng thủ viết: "Thật hãi khi nghe khả năng mình phải chịu đựng 1 đợt tấn công lớn nữa. Thêm vào đó tôi còn lo địch vẫn còn nhiều đơn vị trong thị trấn. Như thế mọi thứ sẽ càng khó khăn. Đại đội đó di chuyển qua chỗ chúng tôi chiếm lĩnh vị trí phòng thủ bên cánh tây và giao chiến với 1 số ít quân địch đang tìm cách thâm nhập thị trấn. 3 VC bị giết trong trận đọ súng. Pháo sáng do máy bay thả xuống nhằm soi sáng chu vi phòng thủ cứ bùng lên rồi tắt ngấm cho đến hết đêm. Mọi người chỉ ngủ gà, ngủ gật. Chả ai ngon giấc cả."

    Sang ngày 1 tháng 2 (mùng 3 Tết) thì 1 cuộc lục soát kỹ càng từng căn nhà được tổ chức ở Hố Nai. Thật may mắn, đối phương đã rút hết chỉ để lại các xác chết. Những tài liệu thu được khi khám xác có cả kế hoạch tác chiến, bản đồ tiến đánh Long Bình. Lực lượng tấn công của địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Tổng số thương vong đầu tiên của quân Mỹ ở Long Bình trong 3 ngày đầu tiên của Tết là 9 tử trận, 78 bị thương. Đổi lại họ bắt được 47 tù binh. Con số 'đếm xác' là 775, quá lớn nhưng cũng ko phải ko có lý.

    Người ta ước tính có khoảng 50 dân thường thiệt mạng cùng 200 nữa bị thương trong trận Long Bình. Trong cuộc càn quét Hố Nai hôm mùng 1 tháng 2, 1 linh mục người Pháp đã đến gặp Tonsetic. Ông này "nhờ tôi cử 1 số lính đến bảo vệ cho đội chôn cất an táng những nạn nhân thiệt mạng trong đêm giao tranh đầu tiên." Vị linh mục giải thích cho Tonsetic biết dân cư chủ yếu ở Hố Nai là những người Công giáo tị nạn, từ miền Bắc chạy vào. Tonsetic viết: " Chấp nhận lời yêu cầu của vị linh mục, tôi cử 1 tiểu đội đến bảo vệ công tác mai táng."

    Sau khi đã kiểm soát Hố Nai, chiều đó, chỉ huy tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 bộ binh bay đến thị trấn để họp với 3 viên đại đội trưởng. Họ được biết quân giải phóng đã tổng tiến công trên khắp cả nước và giao tranh vẫn diễn ra rất ác liệt quanh Sài Gòn. Tonsetic thuật lại buổi họp: "Tình báo cho hay lực lượng địch đã bị tổn thất nghiêm trọng, nhiều đơn vị bị lâm vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên theo báo cáo thì đối phương vẫn còn ít nhất 1 trung đoàn ở trong khu vực của chúng tôi. Vị tiểu đoàn trưởng "lệnh cho 2 đại đội thuộc quyền tiếp tục bảo vệ thị trấn còn đơn vị tôi thì hành quân lên phía bắc khoảng 2 cây nữa, đến điểm cao mà quân của ông đã chiếm được từ hôm giao tranh đầu tiên. Ý đồ là lập ở đây 1 chốt chặn, ngăn ko cho quân địch di chuyển qua khu vực."
    altair, samuelb, tonkin20075 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Được lực lượng từ trại tù binh tới gia nhập, Tonsetic tổ chức trận địa phòng ngự trên 1 quả đồi nhỏ đầy sỏi đá, bụi rậm do quân trung đội 3, đại đội C, tiểu đoàn 4, trung đoàn 12 bộ binh và trung đội 2, đại đội D, trung đoàn 17 Kỵ binh chốt giữ. Chu vi phòng thủ bị con đường chạy theo hướng bắc nam chia cắt. Trong đêm mùng 2 tháng 1, đối phương đã tiến đánh vị trí này suốt 6 tiếng đồng hồ. Kết quả là lực lượng địch còn lại ở Long Bình đã bị đánh tan. Trận đánh bắt đầu lúc phát hiện thấy địch đang vượt qua phía bắc đường. Tonsetic lệnh cho khẩu đội cối 81mm mới được trực thăng chở tới trước khi trời tối tác xạ. Anh viết: "Địch bắn trả bằng súng trường, súng máy, cố bắt khẩu cối câm họng. Mấy pháo thủ mọp sát đất, chỉ quì lên khi thả đạn cối vào nòng. Họ đã bắn toàn bộ số đạn 60 viên trong vòng 20 phút. Khá hữu hiệu trong việc đánh bại mũi tấn công của kẻ thù."

    Đại úy Tonsetic gọi pháo dập, đẩy lui lực lượng địch thứ nhì đánh vào mặt tây và cả mũi tấn công lớn thứ 3 phát sinh ở hướng đông chu vi phòng thủ. Do lộ rõ trên nền trời, 2 chiếc M113 đã bị RPG bắn trúng. quân giải phóng trong những vạt rừng lân cận gần đến nỗi có thể nghe rõ tiếng tiếng họ hô truyền lệnh. Bóng đêm buông xuống chu vi phòng thủ nhưng đạn M16, M60 vẫn vạch ngang vạch dọc. Thỉnh thoảng cảnh vật lại lóe sáng vì chớp nổ của đạn M79.

    Đến khi 1 tốp trực thăng vũ trang bay đến thì đối phương vỡ trận. Những chiếc Huey oanh kích xuống đầu địch quân trong khi họ rút chạy về phía khu rừng. Ngay sau đó 1 máy bay C47 thả pháo sáng cũng tới, biến trời đêm thành ban ngày.Tonsetic viết: "Chiếc phi cơ trang bị đại liên minigun đã đảm nhiệm công việc của trực thăng vũ trang khi chúng bay đi đổ xăng, tái trang bị. Những lằn đạn lửa của địch vạch lên bầu trời cố với tới chiếc máy bay nhưng do bay quá cao nên nó trở thành bất khả xâm phậm."

    Tonsetic quyết định mạo hiểm gọi trực thăng xuống tải thương dưới màn hỏa lực áp đảo này. Lính bộ binh và lính thiết giáp đã có hơn 20 người bị thương nặng. 2 trực thăng UH-1 đã bay tới theo lời yêu cầu. Tonsetic cử 1 người thuộc nhóm chỉ huy ra dùng đèn chớp đánh dấu bãi đáp. Anh kể lại: "Tôi hướng dẫn họ đáp xuống phần phía nam, trong chu vi phòng thủ vì đây là khu vực địch ko gây áp lực. Chiếc trực thăng dẫn đầu hạ cánh đúng trong chu vi nhưng chiếc đi sau thì lại trệch ra ngoài. Tôi lập tức báo nguy. Anh ta vội bốc lên trong 1 cơn mưa đạn. Trong khi đó những thương binh nặng nhất vẫn được tiếp tục đưa lên chiếc thứ nhất. Trong số đó có cả ngưởi lính tôi cử đi đánh dấu bãi đáp. Trong quá trình tải thương cậu ta đã trúng đạn vào vai. Chiếc trực thăng tải thương đầu tiên vừa cất cánh, đạn địch liền bâu đến tới tấp. Tuy nhiên nó vẫn bốc lên được với thiệt hại ko đáng kể. Sau đó tôi hướng dẫn chiếc thứ 2 bay vào và đáp xuống an toàn sau lần cố gắng thứ nhì. Trong suốt công cuộc tải thương, chiếc phi cơ thả pháo sáng ko lúc nào ngưng dùng hỏa lực minigun ghìm đầu địch xuống."

    Sau khi Tonsetic hiệp đồng với chiếc máy bay chỉ điểm đang lượn vòng trên quả đồi, số địch quân trong khu rừng phía đông đã bị 2 chiếc F4 từ Biên Hòa bay tới oanh kích. Tonsetic viết: "Tốp Phantom bay vụt qua hàng cây, thả bom napalm tạo ra 1 hỏa ngục mà tôi nghĩ chẳng kẻ thù nào có thể thoát được." Lửa napalm táp cả vào mặt lính Mỹ trong chu vi.

    Lượt công kích tiếp theo, rặng cây lại bị 2 chiếc Phantom lại nã đại bác 20 ly xuống. Trong khi đó, đại đội C, tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 bộ binh với 10 xe bọc thép chiến đấu M113 đi kèm từ Hố Nai cũng theo con đường kéo ra. Tonsetic viết: "Khoảng 30 phút sau đòn không kích, thì những binh sĩ đầu tiên của lực lượng tăng viện cũng tiến vào tầm nhìn của chúng tôi. Cơn bão đạn do trực thăng vũ trang bắn xuống 2 bên sườn của đoàn xe nhìn như 1 bức rèm đỏ rực đang di chuyển. Đám M113 cũng nổ súng chế áp sang 2 bên đường. Địch chỉ bắn lại lẻ tẻ. Đoàn xe có 2 người bị thương. Khi lực lượng này vào đến chu vi phòng thủ thì tôi biết trận đánh đã đến hồi kết thúc. Từ đó cho tới sáng ngoài pháo sáng do pháo binh bắn ra soi rọi trận địa phòng ngự cùng rừng cây lân cận thì mọi thứ đều yên tĩnh."





    Lời Kết


    1 cuộc chiến mới


    Cảnh tượng xung quanh đại đội C, tiểu đoàn 4, trung đoàn 12 bộ binh cùng đại úy Tonsetic ngày 2 tháng 2 năm 1968 (mùng 4 Tết) nhìn như thể tranh của danh họa Goya vậy (họa sĩ người Tây Ban Nha, sống hồi thế kỷ 18. ND). Sương mù buổi sáng cùng khói từ 2 chiếc M113 cháy bao phủ quả đồi nhỏ của họ. Không khí ngột ngạt mùi thuốc nổ, mùi napalm, mùi thịt cháy. Số lính Mỹ vào lục soát vạt rừng tan hoang ở phía đông đã đếm được gần 50 xác địch bị hỏa thiêu trong đó.

    Sáng hôm ấy có 3 VC bị bỏng, mụ mẫm bước lạc vào chu vi phòng thủ. Họ được trực thăng chở đi sơ tán.

    Lực lượng tăng viện đã trở về Hố Nai. Tonsetic cùng đại đội Charlie trèo lên số xe bọc thép còn lại của đại đội D, trung đoàn 17 Kỵ binh lên đường về lại căn cứ hỏa lực Concord. Rất vui khi thấy họ hoàn thành nhiệm vụ chỉ với tổn thất nhẹ, trung tá Mastoris đã ra tận cổng đón. Ông chạy lại ôm chầm lấy Tonsetic. Quay qua đám lính bẩn thỉu, kiệt sức, Mastoris la lớn: "Mở cửa nhà ăn. Phát bia miễn phía cho tất cả mọi người!"

    Dù cũng mệt như đám lính nhưng Đại úy Tonsetic cũng tự hào chẳng kém gì Mastoris. Tuy nhiên sau này anh viết mình còn cảm thấy "1 nỗi buồn sâu đậm." Họ đã ‘thắng trận’ nhưng dường như đây là 1 trận đánh sẽ ko nổ ra nếu như họ đang thực sự giành phần thắng. "Quân thù ko còn là cái bóng hư ảo mà chúng tôi vẫn truy lùng khắp vùng rừng rậm ở chiến khu Đ nữa. Họ là những chiến sĩ bằng xương bằng thịt, dám thánh thức chúng ta ngay trên lãnh thổ ta đang chiếm giữ. Với tôi cuộc chiến tưởng chỉ còn thêm vài tháng nữa vậy mà từ lúc này, mục đích, lý do tại sao chúng ta đến VN sao lại trở nên mờ mịt đến vậy?..."
    altair, tunghpvn, samuelb4 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này