1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ác chiến tại Sài Gòn, Tết Mậu thân 1968!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 21/01/2019.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Vì ta qá chủ quan coi thường quân đội Mỹ nên hy sinh số lượng không nhỏ chiến sĩ, cán bộ và nhân dân cho Mậu Thân!

    Mấy chục năm rồi, đọc lại vẫn ko thể gượng vui được....
  2. honol

    honol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2018
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    bài viết rất hữu ích, cảm ơn bác đã chia sẻ
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ko cần cảm ơn...bác cứ like mạnh là đc ạ:-D
    maseocumeo2k7 thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Grover đỗ xe cạnh mấy lính cảnh vệ bị thương. Bender cảm thấy mình như người cha của viên trung úy đeo kính, hồn hậu, đầu tóc gọn gang mà đầy nhiệt huyết ấy. Trong khi đưa thương binh lên xe, ông quát: "Ch-ó c-hết, Mel. Mũ sắt của cậu đâu? Trong lúc đạn bay vèo vèo xung quanh thế này, ko bao giờ được đi đâu mà thiếu mũ sắt hết!"

    Grover bối rối chẳng biết giải thích thế nào cả. Bender chỉ người lính không quân bị thương ở hạ bộ nói: "Cậu này bị nặng lắm. Đưa họ về bệnh viện ngay!"

    Grover đánh 1 vòng hình chữ U rồi phóng đi định bụng nếu gặp xe cứu thương sẽ bàn giao thương binh ngay rồi quay lại chiến đấu. Trung úy Grover, người sau được thưởng huân chương sao đồng vì lòng dũng cảm nhớ lại: "Tôi chạy hết quãng đường về trung tâm căn cứ. Ở đây có 1 trạm kiểm soát xây bằng bao cát để quản lý xe cộ lưu thông vào khu đậu máy bay, vừa qua khỏi đó thì chiếc xe cứu thương ì ì chạy đến từ 1 lối khác. Do nó ko bật đèn nên bị quân ta ở đây bắn. Đạn hoặc đi cao hoặc bắn trúng xe nảy lên vì tôi nhớ đạn lửa cứ bay vọt lên trời. Tôi đành đạp ga chạy tiếp."

    Thay vì đuổi theo chiếc xe cứu thương và phải đối mặt với đám lính gác đang ham bắn, Grover rẽ luôn vào đường lớn để đưa thương binh thẳng tới cổng trạm xá của căn cứ. Trên dường đi anh lại có 1 cuộc chạm trán khác. "Khi đó hầu hết đèn trong căn cứ đã tắt. Vừa tới gần bộ tư lệnh Tập đoàn không quân 7, tôi phát hiện 1 tổ tuần tra đang chốt ngay trước tòa nhà, triển khai mấy xe jeep có gắn súng. Tôi vội nhá đèn vì sợ bọn họ mà nổ súng, giống như đám kia đã làm với chiếc xe cứu thương thì khổ!"

    Vừa chạy vừa tránh đủ loại đạn, nhất là đạn cối, thứ luôn bắt mọi người phải nháo nhào ẩn nấp, DeNisio cũng đưa được các trung đội Army 1 và 2 tới lập tuyến phòng thủ chạy theo hướng bắc - nam, nhìn ra 1 vùng trống phía cuối phi đạo. Sườn trái của nó tiếp giáp với đường lăn Whiskey 7, chạy theo hướng đông tây. Bender cùng đội ứng chiến Echo chiếm lĩnh vị trí bên sườn phải. Tuyến phòng thủ này nằm cách đường lăn Whiskey 8 chạy theo hướng bắc nam 70m. Đối phương ở ngay bên kia đường băng bê tông, bóng họ thỉnh thoảng lại nổi lên khi pháo sáng bục sáng trên nền trời. "Ngắm đi. Ngắm rồi bắn nửa băng thôi" Bender hô đám lính Mỹ đang mất bình tĩnh - hầu hết mới lần đầu đụng trận - cứ toàn xả nguyên băng đạn. Lính Mỹ nằm sấp, chen chúc nhau trong đám cỏ nên Bender phải chia họ thành từng tổ 4 người nhằm kiểm soát việc xạ kích. "Bắn theo thứ tự! Đừng bắn cùng 1 lúc - nhất là khi chưa thấy mục tiêu!"

    Bender đá 1 lính không quân khi thấy cậu này cắm mặt xuống cát mà xả đạn ko cần ngắm. Ông quát: "Ây nhóc! Nếu hết đạn thì chẳng ai ở đây cứu nổi mày đâu!"

    Địch quân chết nhiều chỗ rìa tây Whiskey 8. "Địch cố vượt qua đường lăn nhưng ko nổi" Đại úy DeNisio, người sĩ quan từng là vận động viên đua ngựa ở New York được thưởng huân chương sao bạc trong dịp Tết, nhớ lại. quân giải phóng nã đạn AK-47, đạn RPG qua bên này đường lăn nhưng chỉ có khoảng 5-6 lính Mỹ bị thương. Bender cũng bị nhiều mảnh vỡ găm trúng nhưng trong cảnh dầu sôi lửa bóng ấy chúng chẳng khiến ông để tâm mấy.

    Trung tá Carter ở Trung tâm Phòng thủ Hành quân Hỗn hợp cùng Grover, người vừa được tiểu đoàn trưởng ra lệnh nắm quyền chỉ huy trung tâm chỉ huy an ninh thay cho Bender vẫn tiếp tục điều các đội ứng chiến và đạn dược đến. Quân tiếp viện đang ùn ùn kéo đến vị trí địch vừa chọc thủng. Trung tá Lưu Kim Cương, không đoàn trưởng không đoàn 33 chiến thuật VNCH dẫn đầu nhóm sĩ quan tham mưu, phòng vệ không quân, lính kỹ thuật, cảnh sát tới chiếm lĩnh vị trí phía tây nam phòng tuyến của tiểu đoàn 377. Thiếu tá Phùng Văn Chiêu, chỉ huy yếu khu Tân Sơn Nhất, điều 3 xe tăng hạng nhẹ (loại M24 Chafee. ND) thuộc lực lượng bảo vệ của phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, người cùng gia đình sống trong căn cứ và cũng đang ở trong Trung tâm Phòng thủ Hành quân Hỗn hợp, ra tuyến đầu.

    Trung tá Cương bị thương vào đùi. Chiêu cũng trúng nhiều mảnh đạn nơi mặt. 1 trung úy của ông ta đã 3 lần bị thương khi sử dụng khẩu đại liên 50 gắn trên nóc xe tăng. Đạn pháo dập trúng các vị trí súng cối quân giải phóng nằm cách phía tây tháp Tango 4 100 thước.Bender nhớ lại: "Loạt pháo dập trúng mục tiêu, mặt đất rung chuyển". Phát sinh nhiều tiếng nổ dây chuyền khi đạn cối bị kích nổ. DeNisio nói: "Địch vẫn xông tới mục tiêu. Chúng tôi đưa lực lượng ra ngăn chặn và kẹp địch vào giữa." Cùng với lính Không quân và Lục quân của VNCH, những đội ứng chiến triển khai ở phía bắc và phía nam đường lăn Whiskey 8 cũng dùng hỏa lực bắn cánh sẻ ghim chặt quân giải phóng. Trong thực tế, khi tiến tới tuyến phòng ngự chính, quân địch phải tiến qua khu đất trống trải dưới 1 lưới lửa hình móng ngựa. "Địch như lọt vào 1 cái phễu, chẳng thể tiến lên phía bắc cũng như phía nam được. Muốn tới chỗ phi đạo và máy bay thì phải vượt qua được bọn tôi. Chúng tôi bắn như đổ đạn, nhưng xe tải, xe jeep chở đầy ứ đạn vẫn cứ ùn ùn chạy ra ko ngưng nghỉ, nhiều lắm..."

    Lỗ thủng đã bị bịt kín. Đối phương có dấu hiệu rút lui. Đại úy DeNisio gọi về hỏi trung tâm: "Sao ta ko cho quân đánh thẳng tới cổng Oh-5-1?" Bloom bảo đang tiến hành. Trung tâm phòng thủ hỗn hợp định tổ chức 1 trận pháo dập xuống phía tây chu vi rồi điều lính dù VNCH tiến ra phản kích. Việc lính dù có mặt là điều ngẫu nhiên. 2 tiểu đoàn Nhảy dù vừa được đưa tới Tân Sơn Nhất vào hôm trước định chuyển ra Khe Sanh. Do sĩ quan tham mưu ko thể điều máy bay tới đúng hẹn nên lính dù VNCH đành hạ trại trong sân bay. Và thế là khi cuộc tấn công nổ ra, 2 tiểu đoàn này lập tức được tung ra sử dụng tại Sài Gòn. (Thực ra tài liệu của VNCH cho biết luôn có 1 tiểu đoàn dù được luân phiên đóng quân trong sân bay làm nhiệm vụ ứng chiến. Có mặt thời điểm ấy là tiểu đoàn 8 nhảy dù. ND)
    samuelb, convitbuoc, caonam_vOz6 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    ....Bác chỉ cần biết là trước mỗi cuộc họp lớn về VN tại Paris hoặc Giơ-ne-vơ là mỗi bên cần phải chiếm đc ưu thế trên bàn hội nghị. Việc đó sẽ dẫn đến những chiến dịch lớn như Điện biên phú - Mậu thân 1968-Quảng trị và Điện biên phủ trên không...Các chiến dịch đó phải được tiến hành ....Kể cả tổn thất nhiều xương máu...Đây là một chiến lược thuộc phe XHCN thời đó....
    Khucthuydu2 thích bài này.
  6. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    vâng, Mậu Thân ko liên qan gì đến cuộc họp hay thương thuyết nào cả, Bác ạ!
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Mục đích đánh Mậu Thân là tạo bước ngoặt cho chiến tranh, buộc Mỹ xuống thang, chấp nhận ngồi vào đàm phán. Hy sinh đúng là to lớn nhưng cũng chẳng hề vô ích.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sau Tết Mậu thân mới bắt đầu Đàm phán Hội nghị Paris...Sau đos Mỹ bắt đầu tạm dừng ném bom ngoài Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra....

    Ngày 31 tháng 3 năm 1968, Tổng thống Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom miềnBắc Việt Nam, sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, không tăng thêm quân theo yêu cầu của Bộ chỉ huy chiến trường và từ chối tranh cử nhiệm kỳ tới. Tổng thống Richard M. Nixon, thắng cử vì hứa sẽ chấm dứt chiến tranh, tuyên bố sẽ dần rút quân về nước và đàm phán với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vấn đề của Hoa Kỳ bây giờ không còn là tìm cách chiến thắng cuộc chiến nữa mà là rút ra như thế nào.

    Tất cả những điều trên đã tạo cơ sở cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam khẳng định: dù phải hy sinh to lớn, nhưng họ đã đạt được mục tiêu của cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968. Một chiến thắng như vậy không còn trong phạm trù chiến thuật, mà mang tầm vóc thắng lợi chiến lược, nó tác động toàn diện đến tình hình quân sự, chính trị, tâm lý xã hội nước Mỹ. Đây là thắng lợi mang tính chiến lược của họ: Hoa Kỳ buộc phải xuống thang và tìm cách rút khỏi Việt Nam. Các lực lượng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam suy yếu thì sẽ hồi phục lại, còn Hoa Kỳ một khi đã rút đi thì khó mà trở lại được.

    Về sự kiện Tết Mậu Thân, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21, tháng 10-1973, đã kết luận: "Mặc dù có những khuyết điểm, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) vẫn giữ một vị trí to lớn và oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đánh với đối tượng là một siêu cường có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất trên thế giới thì không dễ gì chiến thắng mà ít tổn thất. Đó là sự hy sinh, tổn thất cần thiết để dẫn đến hoà bình. Ta có khuyết điểm, sai lầm, nhưng cái chính và điều quan trọng là ta đã chiến thắng". Bộ Chính trị kết luận: Tết Mậu Thân thắng rất lớn, không phải chỉ ở chiến thuật mà nhất là đã đánh bại được ý chí xâm lược của Mỹ, tạo nên bước ngoặt quyết định của chiến tranh..
    Lần cập nhật cuối: 18/02/2019
    convitbuoc, viagralessngthi96 thích bài này.
  9. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Ta đã chủ qan đánh giá quá thấp lực lượng viễn chinh Mĩ và chư hầu!

    ...... :((
  10. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    363
    Mình đang tranh luận với mấy bạn 3/, các bạn ấy nói trong trận Mậu thân nhiều lính BV tự trói hoặc xích tay chân vào ụ súng đại liên hoặc pháo, có báo chí sau đó quay phim chụp hình lại nhiều lắm... theo quan điểm của tớ thì bộ đội ta không có chuyện đó được, chẳng qua là tuyên truyền thôi, các bạn nào có tư liệu về việc này xin cho biết với. Tks

Chia sẻ trang này