1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ác chiến tại Sài Gòn, Tết Mậu thân 1968!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 21/01/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    DeNisio nói ko thể cho pháo binh tác xạ được vì trong khu vực hãy còn quân mình. 1 trong số đó là anh lính không quân Tucker trên tháp Tango 4. "Tucker đang ở trong lòng địch. Anh hiện đã tắt liên lạc và phải rất cẩn thận để tránh bị quân giải phóng phát giác." DeNisio nói mà lòng ko khỏi ngạc nhiên khi số bộ đội hối hả xung phong qua cái tháp bé nhỏ lại chẳng ai tương cho nó 1 trái RPG cả. Chỉ có đạn AK-47 là nhằm vào tháp nhưng lại ko xuyên qua nổi vách bọc thép của nó. "Tôi nghĩ Tucker đã bất tỉnh vì đạn bắn vào tháp gây ra nhiều chấn động. Anh ta đã bặt tăm trên sóng vô tuyến khá lâu"

    Anh chàng Tucker giả vờ nằm im khi địch tiến ngang qua đã được tặng huân chương sao bạc. Bender nói: "Cậu ta ko để cho ai đến dưới chân". Tucker rất sợ địch trèo lên tháp. "Tôi bảo cậu ấy cứ cúi thật thấp nhưng được 1 hồi thì lại thấy cậu ta ló đầu ra nhìn và lén bắn gục những kẻ tiến gần chân tháp.

    Bender và DeNisio cũng rất lo cho 5 binh sĩ bên trong lô cốt 051. Bloom hỏi "ta có cách nào để đưa lính ra ko?"

    "Bó tay thôi. VC đang rút về đúng hướng đó và ta đang bắn về phía họ" DeNisio đáp.

    Đúng lúc ấy, trung sĩ Palmer, chỉ huy phân khu E cũng báo về trung tâm điều khiển nói mình hiện cũng ở trong vùng sắp bị pháo kích. Palmer đang bắn khẩu M60 gắn phía sau chiếc jeep ở phía nam cổng 51. Bloom xin ý kiến Trung tâm phòng thủ hỗn hợp rồi gọi lại cho DeNisio: "ta có 5 phút để đưa họ [Palmer, Tucker, và Fischer] ra [trước khi pháo binh dập xuống]"

    Dưới lằn đạn dữ dội, Palmer chỉ có thể về được chỗ lô cốt của Không quân VNCH nằm ngay phía nam cổng 51. Cùng lúc đó bên sườn phải phòng tuyến, đội Echo phát hiện 1 tiểu đội quân địch đang theo đường lăn vận động lên phía bắc định đánh thọc sườn quân Mỹ. Người đội trưởng thét: "Chúng tôi hết đạn M16 rồi"

    Đội Alpha lúc đó cũng vừa chiếm lĩnh 1 vị trí chốt chặn ở mặt bắc. Bloom nói: "Tiến về phía nam gấp. VC đang vòng qua bên phải đội Echo đấy"

    Bloom báo cho DeNisio biết: "đội ứng chiến Alpha đang trên đường tới. Chẳng biết thằng đó chặn nổi bọn chúng lại ko?". Trong khi ấy, trung úy Gerald E. Ingalsbe, phụ tá sĩ quan hành quân cùng 2 đội ứng chiến khác từ trung tâm điều khiển cũng ra tới Whiskey 7. Bloom bảo Ingalsbe "Cố gắng nhập đội với thằng Alpha. VC đang đánh lên phía bắc gần chỗ đội Echo"

    "Echo đây. Chúng tôi cần đạn M16"

    Thiếu tá Bender đi cùng đội ứng chiến Bravo lên gia nhập tuyến phòng thủ chính. Viên sĩ quan hành quân có thể thấy tiểu đội quân giải phóng, tiến theo 1 hàng dọc, trong đó có 1 người trang bị khẩu RPG. Bender nhớ lại: "Tôi cố chỉ cho lính trên phòng tuyến thấy nhưng địch đã hụp xuống, sau mới bật dậy, cứ chạy khoảng 5-10m là lại nằm rạp xuống cỏ. Thoắt ẩn thoắt hiện." Thất vọng quá, Bender - người được thưởng huân chương sao bạc đêm ấy - bèn đuổi theo. "Do biết chỗ địch vừa nằm rạp xuống nên tôi bật 1 trái sáng chờ lúc chúng bật dậy. Tôi ngắm sẵn súng vào đó, quì xuống chờ đợi. Khi địch quân đầu tiên nhỏm dậy nã vào hắn mấy phát"

    Thấy người đi đầu trúng đạn, tiểu đội địch vội nằm xuống, bắn về phía Bender. Trong vô thức những bài học cũ bỗng nảy ra trong óc. Khi địch lại di chuyển, Bender nổ súng vào tay bộ đội cuối hàng chứ ko bắn vào người đi đầu nữa. Mấy chiến sĩ giải phóng vẫn vọt tiến từng chặng trên đường lăn mà ko hay biết ông đang bám theo, giữ đúng khoảng cách, quì xuống, mỗi lần lại nhắm bắn loạt ngắn 2-3 viên vào người chạy sau cùng từ bên sườn. Mỗi lần đứng dậy nổ súng Bender đều rất hồi hộp. Cứ kéo cò xong là Bender phải chuyển vị trí ngay vì chớp lửa đầu nòng có thể khiến ông bị lộ.

    Bender hạ được khoảng 8-10 quân du kích. Sau đó do sợ lọt vào lưới lửa chốt chặn của đội Alpha, viên thiếu tá quay đầu chạy vội về phòng tuyến. Cối địch lại bắn xuống xung quanh khá nguy hiểm, ông cho trung đội Army 1 cùng đội Echo lùi lại khoảng 50m để tránh đạn. Thế nhưng tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa! Đội trưởng đội Echo hét gọi trung tâm: "Bọn tôi đang ở phía trước 1 chiếc xe tăng - đạn họ bắn đang đi vèo vèo qua đầu."

    Bender gào lên với Bloom "Cậu phải bảo thằng tăng đó đừng bắn nữa"

    "Để tôi liên lạc với Trung tâm hành quân..."

    Đã có 2 xe tăng của VNCH bị đạn RPG bắn liệt. Chiếc thứ 3 ra triển khai chỗ rìa đường lăn Whiskey 7, nơi có thể thoải mái xạ kích về hướng tây. Tuy nhiên xa đội lại hướng súng quá lệch về phía tây bắc. Bender nhớ lại: "Có vẻ họ đã hóa điên. Cứ dùng đạn pháo và đạn đại liên 50 bắn tóe loe khu vực"

    Để tránh lưới lửa này, đội Echo chạy thục mạng tới chỗ trung úy Ingalsbe "Chắc phải kê mấy bao cát dưới mấy họng súng đó thì chúng mới ko tưới đạn vào quân ta nữa" Bender nói với trung sĩ Gifford, hạ sĩ quan liên lạc theo cùng trung đội Army 1. 1 loạt đại liên lại quét tới khiến họ phải nằm rạp xuống thêm lần nữa. Bender quát ầm lên: "Nghe tôi nói gì ko? Thằng thiếu tá Chiêu đang đứng trên chiếc xe tăng ngoài kia đó. Cậu có 5 phút ra ngoài đó bảo chúng nó ngừng bắn hoặc kê mấy bao cát dưới nòng súng để đạn đừng có bắn xuống phòng tuyến quân ta - ko thì để đích tôi ra cho thằng khốn đó 1 trận."

    Từ đây ra chỗ xe tăng vừa trống trải lại nằm dưới lằn đạn bắn chéo cánh sẻ. Gifford nhìn Bender vẻ ngờ vực thốt lên: "Sếp cứ đùa."

    "Rồi. thì 8 phút." Bender nói.
    samuelb, convitbuoc, caonam_vOz7 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Chuyện bậy bạ.....
  3. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Xích chân vào súng là 1 câu chuyện vui của phương Tây áp dụng cho mọi qân đội châu Á từ Nhật đến Phi.

    Nhằm bôi nhọ sự gan dạ của binh lính châu Á!
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trung sĩ Gifford bật dậy, nhanh chóng ra bảo chiếc xe tăng câm họng. Sau đó Bender thấy Ingalsbe từ hướng đông chạy đến. Ông nhớ lại: "Trời tối như mực, tôi rất lo cảnh quân ta bắn quân mình. Tôi bèn gọi Jerry 'OK. Tôi sẽ bắn 3 quả pháo sáng. Khi quả thứ 3 rơi xuống đất thì vọt lẹ. - và đây là cái việc đáng ghét, ngu ngốc nhất tôi phải làm trong tình thế lúc đó - 'tôi sẽ đứng dậy đưa súng lên đầu để cậu biết chính xác chỗ bọn tôi'"

    Bender đứng dậy 2 tay nâng khẩu M16 lên quá đầu như lính bộ binh vẫn thường hướng dẫn trực thăng đáp xuống, rồi lại ngồi thụp xuống. Ingalsbe đưa quân vào 1 cách êm thắm. Trời bắt đầu tảng sáng, giao tranh cũng lắng dần. Địch quân đã rút lui. Lính nhảy dù VNCH đang chuẩn bị xung phong. Thiếu tá Bender mang thêm đạn tới cho lính dưới quyền rồi ba chân bốn cẳng chạy tới chỗ đám cảnh vệ Không quân đang túm tụm phía nam phòng tuyến. Ông bảo họ tản khai rồi tổ chức phản kích. Nhưng Bender ko làm được việc này. 1 quả đạn cối nổ như tiếng sét chếch phía sau lưng hất ông văng lên cao cả chục thước. Viên thiếu tá rơi phịch xuống đất, đầu kêu ong ong. Tuy mũ sắt hãy còn trên đầu nhưng mặt sau áo giáp của ông đã nát tươm.

    "Cảnh vệ! Warrior đây!" Bender hét hết hơi "Chúng tôi dính đạn cối, tôi cũng bị...nằm cùng với tôi ở đây còn có 3 người nữa."

    Trung úy Ingalsbe vọt tới điện đài xin xe cứu thương tới chỗ Bender. Bloom trả lời: "Nó đang ngoài ấy rồi. Chắc sắp tới thôi. Hãy cố chờ 1 chút"

    Máu từ chân phải Bender chảy túa ra như từ vòi hoa sen, ko tài nào dùng dây lưng hay băng gạc cầm lại được. 1 mảnh cối to cỡ 2,5 cm đã cắm sâu dưới bắp đùi 5cm. 1 mảnh cỡ 1,8cm thì ghim vào bắp chân. Do đang rối, Bender ko nhận thấy mình đã bị tới 54 vết thương, kể cả những vết bị vào lúc trước. Mảnh cối găm chi chít từ gót chân phải, sang 2 chân, vào lưng tới cả vai trái, cổ tay, cánh tay, và cả cổ. May thay, nội tạng và xương đều ko bị tổn hại.

    Sợ bị bắn nhầm, Bender lết về phía lính dù VNCH đang tiến đến, vội vã tìm xem cố vấn của họ ở đâu. Vẫn chưa thấy xe cứu thương đâu cả nên 1 số binh sĩ đã dìu Bender tới xe jeep để ông tự tới trạm xá. Ông đã phải đánh vật với chiếc xe - phải sử dụng cần số, chân phải lại ko cử động được. Chiếc jeep đã bị lọt xuống mương thoát nước bên mép đường lăn mấy lần. Về tới bệnh xá Bender, lao qua gờ đỗ xe rồi húc vào góc tòa nhà. Lính cứu thương mang cáng ùa ra. Đau quá, Bender khoát tay đuổi họ "Đừng động vào tôi. Để tôi tự ra." Bender lắc lư đưa chân trái xuống trước rồi cố gượng đứng dậy với sự trợ giúp của 1 lính cứu thương. "Tốt rồi. Mang cáng để sau lưng tôi. Để nó đỡ phía dưới. Tôi sẽ tựa vào, rồi giúp tôi nằm xuống..."

    Chỉ huy căn cứ tới trạm xá gặp Bender. Ông nhanh chóng phác thảo sơ đồ trận đánh cho vị đại tá - "đưa gấp cho Trung tâm hành quân - rồi vừa để lính quân y làm việc vừa gọi về trung tâm. Ông nói: "Tất cả vẫn được giữ vững. Mặt trời lên ta sẽ quét sạch chúng"





    3


    Những chú vịt xắp hàng


    Nhằm hạn chế hiệu quả tối đa của hỏa lực Mỹ, quân giải phóng thường đoạn chiến trước và biến mất khi trời sáng. Phương châm này dường như cũng được chỉ đạo cho lực lượng tấn công sân bay. Từ trên tháp nước cao, trung sĩ Rivers chứng kiến đối phương rút qua 1 lỗ hổng lớn nơi hàng rào trước mặt lô cốt 051. Anh gọi điện đài: "Tango 1 gọi trung tâm điều khiển. Có thể hướng mũi nhọn tấn công [của quân dù VNCH] sang bên sườn lô cốt Oh-5-1 ko? Trong bãi mìn hiện có 20-30 VC, chúng sẽ lần lượt băng qua đường sang cái ấp kia"

    Ngay sau báo cáo của Tango 1, trực thăng vũ trang liền tới quần đảo trên đầu ấp; đại úy DeNisio cũng báo về cho trung tâm biết là: "lính VNCH đang từ từ tiến ra"

    Theo yêu cầu của vị cố vấn đi cùng quân VNCH, DeNisio ở lại làm dự bị. Lính Mỹ sẽ đứng ngoài để lính VNCH đảm nhận trận đánh. Họ chưa hiểu rõ phạm vi cuộc công kích cũng như những qui tắc nào ko còn áp dụng nữa. Lính nhảy dù VNCH dàn hàng ngang tiến về phía tây hàng rào phòng thủ. Sau khi nhanh chóng vượt qua bãi cỏ cao ngang đùi, quân dù xông ra ngoài chỗ trống gần đường lăn thì chẳng hiểu lính địch bị thương hay giả chết nấp trong đám xác bất ngờ xả súng AK-47 vào sau lưng họ.

    18 lính dù bị bắn gục.

    Vụ tàn sát xảy ra ngay trước khi thiếu tá Bender lên xe jeep rời hiện trường. "Tôi đã cố bảo lính VNCH phải cảnh giác vì còn thương binh địch trong đám cỏ. Thật bất lực khi thấy những người lính bị bắn từ phía sau như thế.."

    Trong khu nghĩa trang trước mặt lính dù vẫn còn quân địch cố thủ. Lính VNCH bị lọt vào lằn đạn bắn chéo cánh sẻ. 1 trung sĩ cảnh vệ vừa mới dẫn đội ứng chiến lên thì súng lại rộ lên. Anh gọi báo " Chúng tôi bị kìm chặt cách chiếc xe chở đạn khoảng chục mét". Bloom hỏi "có đủ chỗ nấp ko?". "Hy vọng là đủ" tay trung sĩ nói dí dỏm, miễn là trung tâm là 'điểm sáng' duy nhất hôm nay. Tình hình vẫn ác liệt, rối tung gần như lúc mới tấn công. Trong khi lính dù giao chiến với 1 tiểu đội quân giải phóng đang vận động về phía họ thì lực lượng của DeNisio bị bắn tỉa từ nhiều hướng khác nhau. Và, lính không quân đáp trả bằng cánh bắn tứ tung vào cả địch quân lẫn lính VNCH. Những người còn sót lại trong đám lính dù buộc phải tung lựu đạn khói vàng ra để chỉ rõ vị trí của mình so với VC.
    samuelb, huymaya, caonam_vOz5 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Khi chu vi bị chọc thủng lúc đầu trận, thiếu tá Chiêu cùng trung tá Jaick Garred, cố vấn trưởng của lực lượng phòng vệ Không quân VN tại Tân Sơn Nhất đã "yêu cầu tăng viện ít nhất 1 lữ đoàn quân Mỹ" để trám sườn tây, theo 1 báo cáo sau trận đánh ghi nhận. Vào lúc này, với việc giao tranh lại bùng lên, Garred gọi cho trung tâm điều khiển báo: "trong vòng vài phút nữa, 1 lực lượng thiết giáp sẽ theo quốc lộ 1 tới ngoài cổng Oh-5-1. Họ sẽ càn quét toàn bộ khu vực. Hãy cố thủ trong vị trí hiện tại. Ko ai di chuyển trong khi thiết giáp làm việc.."

    "Nghe rõ, sẽ thực hiện" Bloom kêu lên.

    Tinh thần lên rất cao khi Bloom báo tin này tới DeNisio. Lát sau lại có điện thoại từ trung tâm hành quân gọi đến. Bloom vừa trả lời xong thì DeNisio lại gọi lại nói: "Nhờ chỉ dẫn. Đơn vị thiết giáp đang tiến đến ngoài hàng rào phía tây đã chạm địch.."

    Chạm địch - và rồi im bặt.

    Lực lượng thiết kỵ quân Mỹ tới cứu viện được điều đi từ sư đoàn 25 bộ binh, có bộ tư lệnh đóng tại căn cứ Củ Chi (căn cứ Đồng Dù. ND), đi theo quốc lộ 1 lên thì cách sân bay Tân Sơn Nhất 24km về hướng tây bắc. Theo chỉ thị ban đầu của Lực lượng dã chiến II (II Field Force) đóng ở Long Bình cho sư đoàn thì đại đội thiết giáp này ko phải giành cứu viện sân bay mà là tới triển khai trên Hóc Môn, 1 thị trấn lớn nằm giữa Củ Chi và Tân Sơn Nhất, cách quốc lộ 1 về phía đông 1 cây số vì rất có thể lực lượng địch tấn công sân bay sẽ rút về qua ngả này.

    Sư đoàn 25 bộ binh là đơn vị tác chiến lớn nhất đóng gần Sài Gòn. Căn cứ Đồng Dù cũng bị pháo kích bằng hỏa tiễn và súng cối cùng lúc trận tập kích Tân Sơn Nhất nổ ra. Ngay sau đó, lúc 4g15 ngày 31/1/1968 (mùng 2 Tết), phòng hành quân sư đoàn 25 điện thoại cho sĩ quan hành quân tiểu đoàn thiết kỵ - tiểu đoàn 3, trung đoàn 4 Kỵ binh(trung đoàn Ngựa Quater) của trung tá Glenn K. Otis, sở chỉ huy cũng đóng ở Đồng Dù - để truyền lệnh của Dã chiến II. Nhiệm vụ chính của Otis là bảo vệ quốc lộ 1 - tuyến tiếp vận chính giữa Sài Gòn với tổng kho Long Bình và các vị trí của sư đoàn 25 nằm rải dọc xa lộ về phía tây bắc tới biên giới Campuchia. Chính vì vậy, Otis chỉ còn ở sở chỉ huy Củ Chi có 2 trung đội thuộc đại đội C cùng với đại đội D - 1 đơn vị kỵ binh không vận trang bị trực thăng trinh sát, vũ trang, chở quân và 1 trung đội bộ binh. Trung đội đi vắng của đại đội C hiện đang bảo vệ cầu Hóc Môn (trước là cầu Bông, nay là cầu An Hạ. ND), trên quốc lộ, cách Củ Chi 14 cây số theo hướng đông nam còn đại đội B thì chốt ở cầu Trảng Bàng (?) (Trang Bang Bridge. Chắc là cầu Gò Dầu bắc qua sông Vàm Cỏ Đông. ND), cách Củ Chi 15km về phía tây bắc. đại đội A làm nhiệm vụ bảo vệ trận địa pháo ở Gò Dầu Hạ cách quốc lộ 13km.

    Việc triển khai các đơn vị của trung tá Otis trong hoàn cảnh lúc ấy là nhằm đối phó với đối phương ở vùng biên giới chứ ko phải Sài Gòn. Đại úy Leo B. Virant II, đại đội trưởng đại đội C viết sau chiến tranh: "Chúng tôi chưa được chuẩn bị gì hết". Lệnh 'cảnh giác tối đa' của Westmoreland ra chiều hôm trước chỉ là yếu tố giúp MACV giữ thể diện sau này. Thực tế nó chỉ mang ý nghĩa thủ tục mà thôi. Virant viết: "Tại cuộc họp hàng ngày của tiểu đoàn, diễn ra xế chiều hôm trước Tết, người ta bảo: 'có gì đó sắp diễn ra nhưng cũng chẳng biết là cái gì' - nói cách khác đó vẫn là kiểu 'hoang báo' mà chúng tôi vẫn thường nhận được.

    Do trung tá Otis chỉ còn 1 đơn vị làm dự bị nên chẳng còn cách nào hơn là chọn nó khi có lệnh của Lực lượng dã chiến II. Virant bị gọi về trung tâm hành quân tiểu đoàn trình diện và nhận nhiệm vụ di chuyển đến điểm giao nhau giữa đường 15 (tỉnh lộ 15. ND) với kênh đào Hóc Môn (kênh Xáng. ND) lập chốt chặn dọc theo tuyến đường dự kiến quân giải phóng sẽ sử dụng để rút. Nhiều sĩ quan chỉ huy trong tiểu đoàn xuất thân từ học viện West Point trong đó có Otis và 3 đại đội trưởng. Cả 3 viên đại úy đều là bạn cùng khóa học, còn Otis là thầy dạy toán. Cũng bởi lực lượng hạ sĩ quan chưa bị cạn kiệt vì thương vong hay quá hạn phục vụ nên vẫn có 1 số lượng lớn trung sĩ 'giỏi' ở dưới các tiểu đội và trung đội. Tuy chưa phải là 1 đơn vị thiện chiến nhưng tiểu đoàn lại có được những viên chỉ huy xuất sắc và tương đối khôn ngoan. Theo lệnh, Virant lập tức cho báo động 2 trung đội hiện có - tức là cho quân lên xe chờ lệnh – rồi tổ chức họp với các trung đội trưởng. Đây là việc làm ko hề lạ. Đơn vị vẫn thường hành quân đêm trong khi chưa có dấu hiệu gì cho thấy cuộc tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhất của quân du kích sẽ có qui mô lớn.

    đại đội C vừa mới trở về Đồng Dù sau mấy tuần hành quân dã ngoại. Hạ sĩ Albert J. Porter còn nhớ: "Khi về tới căn cứ là chúng tôi bắt đầu 'quẩy’ ngay". Đêm ấy, từ trại lính đến các lô cốt, thằng lính Mỹ nào tay cũng cầm lon bia nhậu nhẹt mặc kệ quân địch pháo kích. Có lẽ tới 1/4 quân số tham gia hút cần sa. Tiệc tùng chỉ chấm dứt khi có lệnh lên xe. Giờ thì đứng trên bãi để xe, những chú lính ngái ngủ mắt nhắm mắt mở nhìn đám trực thăng vũ trang xả súng xuống thị trấn Củ Chi, nằm kẹp giữa căn cứ với đường xa lộ. Chẳng ai biết là 1 tiểu đoàn quân giải phóng đã chiếm thị trấn từ tay đơn vị địa phương quân, và hiện đang lọt vào, phóng hỏa khu nhà của cố vấn Mỹ hết.

    Các đơn vị khác của sư đoàn 25 đang được điều tới giải tỏa thị trấn. 1 lính Mỹ trong bãi xe nói :"Ê, tụi bay. Tao nghe nói có bọn Trung Quốc vào tham chiến đó"

    "Vớ vỉn" 1 tay khác dài giọng

    "Chúng ta đi đâu đây?"

    "Xuống Hóc Môn"

    "Tốt rồi, bây - Hóc Môn nhe!" 1 lính Mỹ reo lên bụng nghĩ đám dân vệ ở đây có tất cả mọi thứ để bán "Chúng có hàng họ, em út ngon lành lắm"

    Đám lính thiết giáp dương dương tự đắc ỷ vào hỏa lực mình sở hữu. 2 trung đội sắp ra quân có 3 xe tăng M48, 10 xe bọc thép chở quân M113. Mỗi xe tăng có 1 khẩu pháo 90 ly và 1 trọng liên 50 gắn trên tháp chỉ huy. Mỗi xe bọc thép cũng có 1 khẩu trọng liên 50 do trưởng xe sử dụng và 2 khẩu đại liên M60 có lá chắn gắn phía sau xe
    samuelb, altair, convitbuoc5 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đúng 5g03, có lệnh thực thi nhiệm vụ. Đại úy Virant cùng đại đội C, tiểu đoàn 3, trung đoàn 4 Kỵ binh mới lăn bánh được chừng 14 phút, thậm chí còn chưa qua khỏi cổng căn cứ thì nhiệm vụ đã thay đổi. Lính đại đội Charlie sẽ phải trực chỉ Tân Sơn Nhất phản kích lực lượng địch đang tấn công sân bay.

    Đại úy Virant khoái xem bản đồ và ngẫu nhiên có 1 cái của khu vực Sài Gòn - Tân Sơn Nhất ở trong xắc cốt. Đây cũng là cái bản đồ duy nhất của đại đội vì đây là vùng nằm hoàn toàn phía sau khu vực họ vẫn thường hoạt động. Xe bọc thép chỉ huy của Virant đi cùng trung đội dẫn đầu là trung đội 2 của thiếu úy James P. Pinto. Theo sau nó là hàng xe ko bật đèn do thượng sĩ Gary D. Brewer, tạm nắm quyền trung đội 3 chỉ huy. Để tránh giao tranh đang diễn ra trong thị trấn Củ Chi, nằm trên con đường cái nối căn cứ với quốc lộ 1, Virant cho quân ra bằng cổng bên hông căn cứ rồi men theo con đường đất chạy chéo từ cổng ra quốc lộ 1. (15 phút sau đó, lực lượng ứng chiến ra phản kích quân giải phóng bằng cổng chính đã bị bắn tan nát trên quốc lộ). Do ko muốn bị dính mìn và phục kích dọc theo con đường dẫn thẳng tới căn cứ Tân Sơn Nhất, Virant chọn cách băng đồng tới mục tiêu. Thay vì đến cuối đường đất thì rẽ ngoặt sang quốc lộ 1, đoàn xe vượt qua luôn rồi quay về hướng đông nam đi theo 1 con đường mòn chạy song song với nó để về Tân Sơn Nhất.

    Trung tá Otis bay trên đầu đoàn xe trong chiếc trực thăng vũ trang Huey của đại đội D. Chiếc trực thăng thả pháo sáng, soi đường đi sáng trưng khiến cho địch nếu muốn tập kích cũng phải nản lòng. 1 xe tăng bị mắc lầy. Sau khi dùng cáp nối với chiếc xe tăng khác kéo được nó lên, Virant quyết định lên lại đường số 1 - con đường đen thui nằm cao hơn mặt ruộng khoảng 1,5m. Khi các trung đội 2 và 3 của đại đội C đang đi qua vị trí bảo vệ cầu của trung đội 1 thì theo lời hạ sĩ Dwight W. Birdwell: "1 xe tăng báo tin 1 tiểu đội VC đang cố vượt qua hàng rào căn cứ Tân Sơn Nhất" . Những người khác thì lại cho rằng vài ba tay bắn tỉa địch đang quấy rối đám lính không quân hậu cứ làm việc ở chỗ máy bay đậu. Birdwell kể: "2 trung đội thiết kỵ chúng tôi sẽ xử lý 'ngon' tiểu đội VC ấy. Tôi nhớ khi đó còn nghĩ trung đội 1 thật là xui xẻo khi bỏ lỡ cơ hội dạy cho cái tiểu đội VC 'láo lếu' dám tới căn cứ hàng đầu của chúng tôi để gây rối kia 1 bài học nữa cơ. Mọi việc sẽ dễ dàng như ăn bánh."

    Binh nhất John Rourke, lính trên chiếc xe bọc thép chở súng cối viết: "Chúng tôi chạy bon bon với tinh thần phấn chấn. Nhiều đứa còn đùa cợt bảo là mình đang về ăn sáng ở Sài Gòn..."

    Do những cuộc hành quân trước đó toàn phải giao đấu với du kích rất là ức chế nên lính tráng mong mỏi 1 trận dàn quân mặt đối mặt. Đại úy Virant viết: Nhiệm vụ bảo vệ đường tiếp vận nghĩa là "10 tên VC có thể cầm chân cả tiểu đoàn 1000 quân của bọn tôi." và những cuộc hành quân tìm - diệt trong các thôn làng, đồng ruộng, rừng mưa nhiệt đới ở Củ Chi cũng giống như đuổi bắt những bóng ma "Thương vong thì cứ đều đều nhưng hãn hữu lắm mới thấy được quân địch. Dù có hỏa lực áp đảo nhưng đâu có thấy chúng để mà bắn?"

    Từ Củ Chi tới cầu Bông là 14 cây số. Thêm 10km nữa thì đến Tân Sơn Nhất. Virant viết trong báo cáo: Qua cầu chừng 2 cây, đoàn xe tiến vào "vùng ngoại ô đông đúc của Sài Gòn, mọi vật đã trở nên rõ ràng hơn nhờ hừng đông và pháo sáng mà tôi cho bắn." Trực thăng của trung tá Otis khi đó chẳng những ko phải về tiếp nhiên liệu mà khi đại đội C vượt qua cầu Bông, nó đã bay vào vùng kiểm soát của Biệt khu Thủ đô Sài Gòn rồi (trại Lê Văn Duyệt. ND). Virant liên lạc điện đài với trung tá Garred, cố vấn trưởng yếu khu Tân Sơn Nhất và được ông này hướng dẫn tới chỗ hẹn đón 1 cố vấn của trung tâm huấn luyện Quán Tre (tức trung tâm huấn luyện Quang Trung. ND) đang trên xe jeep chờ bên đường. Viên cố vấn này sẽ chỉ cho đơn vị biết nơi cần đến. Virant viết: "Đã gặp người hướng đạo nhưng do anh ta cũng chẳng biết gì về tình hình hiện tại cả nên tôi bảo anh cho xe đi phía sau đoàn xe."

    Do chẳng biết những gì đang đợi mình và trung đội đi trước vẫn chưa quen việc, Virant điều 1 xe tăng M48 của trung đội 3 lên trước dẫn đầu. Chiếc xe bọc thép chỉ huy của anh bám ngay sau vì nghĩ "mình sẽ chỉ huy đại đội tốt hơn nếu lên phía trước." Đi thêm được 1 đoạn anh nhìn thấy những viên đạn lửa vạch ngang dọc trên bầu trời rạng đông trước mặt "Đạn chủ yếu bắn từ đông sang tây" rong khi Garred thì bảo anh tiến tới đoạn đường phía tây sân bay Tân Sơn Nhất, bắn bất cứ thứ di gi chuyển về hướng đó." Garred là đầu mối liên lạc duy nhất của Virant với căn cứ Tân Sơn Nhất. Tiểu đoàn trưởng Otis sau này nhớ lại: "Tôi hỏi ông ta những câu hỏi cơ bản như chúng ở đâu? Có bao nhiêu tên? đang tiến về hướng nào? chủng loại vũ khí của chúng? . Tôi cố tìm hiểu thông tin còn ông ta thì đang ôm điện đài ngồi dưới hầm ở đầu bên này căn cứ, khi mà cuộc tấn công lại diễn ra ở đầu bên kia. Những người đang tham chiến ở khu vực khác nhau báo về những thông tin đầy mâu thuẫn, cấp chỉ huy kia thì nằm hầm xem bản đồ. Đó là 1 vấn đề lớn. Ông ta chẳng nắm được cái gì đang diễn ra cả..."

    Lính của tiểu đoàn Địa phương quân số 35 đồn trú cách sân bay Tân Sơn Nhất 2km về hướng tây bắc đã dùng 52 thùng phuy đựng đầy cát chắn ngang quốc lộ 1. đại đội C phải cẩn thận tránh né số chướng ngại này. Trong bản báo cáo sau trận đánh, Virant viết: "Qua khỏi điểm này thì chẳng còn thấy dân hay đơn vị lính nào nữa. "Có 1 cảm giác rất kỳ lạ. Nhà cửa hiện ra vắng tanh vắng ngắt. Đường xa lộ dân cư đi lại nhộn nhịp khi trước giờ chẳng 1 bóng người. Giống y như vào 1 vùng đất chết vậy"

    Bộ đội giải phóng trên nóc hãng dệt Vinatexco bên tây đường 1 đã nổ súng bắn khi đại đội C đi ngang qua. Quân Mỹ bắn trả tuy nhiên cuộc đọ súng diễn ra ko căng lắm và đoàn xe vẫn tiếp tục tiến tới sân bay Tân Sơn Nhất. Đại úy Virant ko thích cái mũ công tác tiêu chuẩn bằng thép của lính thiết giáp vì nó quá bít bùng chẳng nghe được tiếng ồn bên ngoài. Anh thay nó bằng cái mũ vải đi rừng với tai nghe đeo tòn ten, 1 đầu áp vào tai còn đầu kia thì trượt ra ngoài để có thể nghe thấy những tiếng động xung quanh ngoài tiếng ầm ầm của động cơ, bánh xích. Có vẻ lúc này trận tấn công vào căn cứ không quân đang tạm thời lắng xuống. Virant ko còn nghe thấy tiếng súng trong hãng dệt bắn ra nữa.
    samuelb, caonam_vOz, altair6 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đại úy Virant ngồi bên trái phía sau nóc xe M113 chỉ huy, khẩu M16 đặt ngang đùi, chân buông thõng nơi ô cửa khoang chở lính. Trung úy Richard L. Larcom, sĩ quan tiền sát pháo binh của đại đội , ngồi đối diện bên phải. Theo Birdwell thì "Virant là 1 người rất giỏi trong binh nghiệp, anh luôn lường trước và vượt qua mọi hoàn cảnh". Virant là 1 tay đẹp trai, gầy gò, tóc hung, có bố là đại tá lục quân, tốt nghiệp West Point khóa 1963 và rất khoái đeo kính râm, luôn ra vẻ đứng đắn, đạo mạo. Trông anh tuy nghiêm nhưng vẫn có gì đó hơi xấc. Birdwell nói: "Anh ko tha thứ cho 1 sai lầm nào hết và tỏ ra khá là ngạo mạn" Virant từng kỷ luật nặng 1 cậu lính chỉ vì có người mách cậu ta lấy mấy hộp tiếp đạn AK-47. "Dù bị nhiều đứa ghét nhưng anh vẫn là 1 tay rất cừ. Và vì anh giỏi thật, chứ ko phải khoác lác, nên dù có kiêu căng tự phụ thì cũng là hợp lẽ."

    Đúng 7g08 phút thì thảm họa của đại đội C diễn ra. quân giải phóng nằm phục trong dãy nhà nằm song song bên tây quốc lộ khoảng 30m. Chiếc xe tăng đi đầu lãnh 1 quả RPG. Khi trưởng xe quay tháp pháo định bắn trả nó lãnh thêm mấy phát chống tăng nữa và bị diệt. Trung sĩ Patrick J. Strayer, trung đội phó của trung đội 2, đại đội C, người leo lên ngồi bên ngoài khi xe đảm nhận vị trí dẫn đầu bị khẩu pháo 90ly trên xe quét ngã xuống đất. Tuy ko bị gãy cổ sau cú ngã, thì dưới con mắt của các binh sĩ trên những xe đi phía sau, anh cũng chẳng thể sống được dưới lằn đạn xối xả đang nhằm vào chiếc xe và con đường. Cả 4 người trong tổ lái cũng vậy, đều mất mạng chỉ trong vài tích tắc. Trưởng xe và lái xe ở ngay lỗ cửa. Pháo thủ và tiếp đạn thì lộ thiên ngoài tháp pháo, chỗ họ vẫn hay ngồi. Đó là vì lính tăng rất hãi việc bị cầm tù trong tháp pháo lúc ăn 1 quả chống tăng khiến đạn trong xe phát nổ.

    Cùng lúc xe tăng trúng đạn, trên chiếc M113 chỉ huy, binh nhất Robert M. Finnegan, lái xe, cũng bị bắn xuyên thái dương. Chiếc xe đứng khựng lại phía sau chiếc tăng M48. Đại úy Virant thét lên ra lệnh "Herringbone right, herringbone right!" - có nghĩa là dừng tại chỗ, xoay xe đối mặt với quân địch - và "bắn tất cả những thứ ở bên tây đường". Lúc nhảy vào xe, Virant thấy khói bao trùm chiếc tăng đi đầu. Trong lúc nguy cấp, anh ko biết lái xe của mình đã mất mạng và cũng phải tới khi hết trận thì anh mới biết số phận của kíp xe tăng M48 kia. Anh lập tức giương khẩu khẩu M16 lên, đầu và vai nhô ra khỏi lỗ cửa, ngắm vào đám nhà tồi tàn bên tay phải.

    Chưa kịp bắn thì bị trung úy Larcom xô mạnh, Virant chửi: "Ch-ó ch-ết! tao đang bắn!" Viên đại úy đâu biết Larcom xô vào anh là là vì mới bị ăn 1 loạt tiểu liên. Người sĩ quan tiền sát pháo bị cụt mất mấy ngón tay, đùi cũng thủng 1 lỗ tướng. Virant kể: " Xả hết 1 băng vào mấy căn nhà tôi thụt xuống nạp đạn. Vốn luôn trữ nhiều đạn ở 1 chỗ qui định là bên cạnh cái điện đài nhưng khi với tay lấy thì chẳng thấy chúng đâu cả. Để mọi vật đúng chỗ rất quan trọng vì khi cần ta có thể lấy nó mà chẳng cần tìm kiếm. Có thể hôm trước, sau khi dọn dẹp, kíp xe đã ko trả số băng đạn về đúng vị trí."

    Đại úy Virant tìm thấy số đạn chỗ cái kệ nhỏ trên nóc điện đài. Đúng lúc đó, hạ sĩ Four Richard J. Rhodes, người trưởng xe đang bắn khẩu trọng liên 50 bị đạn trúng ngực. Virant kể: "Cậu ấy ngã tụt vào trong xe, máu chảy mãi ko cầm rồi chết..."

    Lúc này, Virant nhét băng đạn mới vào khẩu M16 rồi lại nhô đầu lên. Sau khi nã hết vào 1 căn nhà khác anh nghe thấy có mấy tiếng nổ dây truyền. Vừa xong thì viên đại úy bị thương vào sau đầu - khi đó trận đánh vừa mới nổ ra chưa quá 30 giây đồng hồ. Chẳng có cảm giác bị thương gì cả. Virant kể: "Tiếng đầu đạn va vào thành xe bằng nhôm kêu loong coong. Bất thình lình người bỗng thấy mệt kinh khủng. Tôi ngồi xuống ghế, lưng dựa vào thùng xăng nghĩ tốt hơn mình nên nghỉ 1 chút. Với tôi trận đánh dường như ko còn nữa." Khi bị đạn anh đang quay mặt về phía kẻ thù, vai phải hướng vào cái xe bọc thép phía sau nên chắc đã bị đạn nẩy ra khỏi chiếc xe đó đã văng trúng. "Có thể nó là 1 mảnh kim loại. Xuyên từ bên phải phía sau đầu tôi rồi trổ ra bên trái. Xương sọ chỗ đó bị vỡ khiến tôi choáng váng. Nó đã xuyên rất ngọt qua giữa vào não và cột sống nhưng lại ko gây cho chúng tổn thương. Đúng là phúc tổ."

    Khi chiếc xe tăng và xe bọc thép chỉ huy đã bất động, chiếc xe thứ 3 trong đoàn xe cũng chẳng còn cách nào hơn là dừng lại. Cái M113 đi sau nó cũng vậy. Cả 2 đều bị RPG loại khỏi vòng chiến trước khi kịp xoay sang phải để bắn trả. Binh nhất Richard F. Frank Cuff, người có biệt hiệu là 'chiến đấu' vì là tay 'chì' nhất trung đội 2 kể. "Địch bắn quá nhanh, quá mạnh nên chưa kịp làm gì thì đã 'xong hàng'. Cùng lúc mà chúng hốt ổ cả 1 trung đội ." Cuff là tài xế chiếc xe bọc thép của thiếu úy Pinto - đi vị trí thứ 5 trong đoàn xe - thoát chết sau loạt đạn đầu tiên vì giữa nó với dãy nhà có 1 tấm bảng quảng cáo lớn. Phía trên cái biển còn có cả cầu vượt bằng sắt nữa. "Cứ mỗi lần địch dùng RPG bắn là tấm biển quảng cáo lại hứng hết. Tôi bắn súng M16. Khẩu trọng liên 50 cùng 2 khẩu M60 cũng nhả đạn ầm ầm nhưng chỉ được 1 lúc thì tay trung sĩ to con trưởng xe đã bị đạn vào cổ ngã thụt xuống.

    Anh trung sĩ vẫn còn sống. Cuff chuyển từ cửa lái của mình sang cửa chỉ huy, làm khẩu trọng liên 50 hoạt động trở lại. Dù vậy do đạn AK-47 bắn dữ quá nên thiếu úy Pinto cùng tổ lái cuối cùng cũng đành phải bỏ xe chạy xuống nấp sau vệ đường bên trái.

    1 lúc sau thì quân giải phóng tìm được vị trí có thể nã RPG vào chiếc M113, khiến nó cháy rực trên quốc lộ. Từ vệ đường đối diện, bộ đội ném lựu đạn qua. Cuff lúc đó đang dùng khẩu M60 gỡ từ trên xe xuống bắn trả. Anh kể: "Chẳng hiểu chuyện gì đang diễn ra cả. Ko tài nào thấy ai bên đó. Những thứ duy nhất thấy được là những viên đạn lửa xanh lét rít vù vù qua đầu. Tôi cúi sát đất mà bắn vì chỉ ngóc lên 1 tí thôi là bể gáo ngay.."

    Hạ sĩ Russell H. Boehm, 1 tài xế M113 khác của trung đội đi đầu vừa mới dừng xe lại, xoay sang phải thì chiếc bọc thép đi phía trước bị 1 trái RPG xuyên trúng. 2 xạ thủ M60 đang ngồi trên nóc ngã giúi vào trong xe. Đúng khoảnh khắc đó, quả đạn nổ tung bên trong, quầng lửa sáng lóa bắn tóe hoa cà hoa cải. Boehm trợn tròn mắt nhìn tay trưởng xe bị bắn tung khỏi cửa chỉ huy như nút chai rượu sâm panh. Người trung sĩ rơi đập lưng xuống nền đường nhựa nghe đánh uỵch. Cùng lúc đó 2 xạ thủ cũng vọt lên khỏi lỗ cửa khoang chở lính. Tóc 1 người bốc lửa, anh này nhảy xuống xe rồi chạy đâu mất dạng.
    samuelb, caonam_vOz, huymaya5 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vào lúc đó, anh chàng Boehm 25 tuổi có biệt hiệu là 'Cao bồi' vẫn bình tĩnh siết cò khẩu M16. Sau khi bắn hết 9-10 băng đạn để trong khoang lái, anh vớ lấy vũ khí dự phòng của mình là khẩu phóng lựu M79, bắn hú họa qua bên kia dù chẳng thấy tên địch hay hỏa điểm nào hết. Anh cứ lốp đại vào những căn nhà nghi có bộ đội nấp bên trong bắn ra. Quả đạn thứ 3 vừa chui qua 1 ô cửa sổ đang mở thì lập tức được trả lễ bằng 1 loạt AK cày tung mũi xe khiến mảnh kim loại văng tung tóe chỉ cách lỗ cửa nơi anh đang nhô người lên bắn vài tấc.

    Boehm vội thụt xuống trước khi xạ thủ địch kịp chỉnh lại đường ngắm. Khi chui ra phía sau xe để tiếp tục bắn từ cửa khoang chở lính anh nhận thấy người trưởng xe, 1 trung sĩ da đen cao lớn, tính tình hiền lành đang đờ đẫn ngồi tựa lưng vào vách khoang máy, ngay dưới cửa chỉ huy. Boehm quát: "Anh lên bắn khẩu 50 đi!"

    Viên trung sĩ nói lúng búng gì đó, Boehm mặc kệ rồi ra chỗ hạ sĩ Anthony F. Vanhulle, người xạ thủ của của khẩu M60 độc nhất trên xe. Boehm vẫn còn nhớ: "Vanhulle đang loay hoay cố làm khẩu súng hoạt động lại. Nòng khẩu M60 đã nóng đỏ. Khẩu trọng liên 50 thì kẹt đạn." Vanhulle thay nòng súng mới rồi hụp xuống lấy thùng đạn. Boehm hỏi: "Sao ta ko lấy dầu nhớt bơm vào khẩu 50 để sửa nhỉ?"Vanhulle đáp: "Phải đấy, cậu làm đi!". Đó cũng là những lời cuối cùng của cậu ta.Vừa lúc đó thì Vanhulle lãnh 1 phát đạn vào trán "Vẻ mặt cậu ta vẫn y như thế. Đang nói thì bỗng đóng băng như thể vừa chụp 1 bức ảnh. Cậu ta ko ngã mà chỉ rũ người xuống, lỗ đạn trên trán cậu ta nhìn rất rõ. Tôi với tay đỡ Vanhulle nằm xuống sàn xe. Cậu ta vẫn còn thở. Tôi quát tay trưởng xe: "Này, anh gọi cứu thương đi chứ, để tôi còn sửa súng"

    Vanhulle ko qua khỏi. Boehm chẳng biết cậu ta chết lúc nào vì sau khi quát bảo tay trung sĩ gọi cứu thương, anh vội lên lại chỗ khẩu M60 vì sợ địch lợi dụng lúc súng ngưng bắn mà xông đến. "Tôi đã hơi mất bình tĩnh vì khi quay khẩu M60 và nổ súng, tôi lại bắn luôn vào lá chắn của khẩu trọng liên 50 khiến nó thủng 1 lỗ."



    4

    Bắn tiếp đi, sếp!


    Ngoài chiếc xe tăng đi đầu, thì ở giữa vào cuối đoàn xe vẫn còn 2 chiếc M48 nữa. Trung sĩ Ron E. Breeden, hiện đảm trách chức trung đội phó trung đội 3, đại đội C là trưởng xe chiếc M48 đi giữa. Xe này đi giữa cái xe bọc thép M113 cuối cùng của trung đội 2 và xe đầu tiên của trung đội 3. Khi đại úy Virant lệnh cho đoàn xe quay sang phải, khai hỏa Breeden liền dừng lại xoay 1 chút sang phải đối mặt với dãy nhà đối diện với trung đội đi đầu ở bên kia đường. Tuy nhiên anh vẫn chưa bắn. Tiếng ồn của động cơ xe tăng cùng cái mũ công tác che kín tai khiến anh ko thể nghe thấy tiếng đạn bắn vào những xe dẫn đầu trong đội hình giãn cách. Đám bụi do các xe đi trước khuấy lên cũng khiến anh chẳng nhìn thấy gì hết.

    Breeden tháo mũ công tác ra để nghe rõ hơn rồi ngó lên nói với pháo thủ Birdwell, đang ngồi trên nóc tháp pháo: "Họ bảo trên đó có lính Bắc Việt. Chó thật. *** thấy gì cả. Cậu thấy ko?"

    "Chết tiệt, bây, nhìn kìa, chúng ở khắp nơi!"

    Tuy sáng đó trời rất u ám, nhưng ở trên nóc xe tăng tầm nhìn vẫn khá là tốt. Birdwell thấy địch quân có cả ở ngôi làng bên phải lẫn bên trong sân bay nằm phía trái quốc lộ. Anh giục Breeden khai hỏa: "Breeden tỏ ra lừng khừng vì sợ đó là dân thường hoặc lính VNCH" Birdwell nhớ lại: "Phải có lệnh mới được bắn, ko thì ra tòa án binh. Điều này luôn ám ảnh tâm trí nhiều người, nhất là với 1 quân nhân chuyên nghiệp như là Breeden."

    Ko hay biết chuyện những xe đi đầu đã ăn đạn, Birdwell cứ ngỡ chính Breeden mới là người khởi xướng cuộc phục kích sau khi anh này nã 30-50 viên đạn đại liên rồi khai hỏa pháo chính. Anh kể lại: "Breeden vừa bắn vào khu nhà tồi tàn ấy thì đạn lửa bỗng bắn sáng cả bầu trời". Từ trong làng, hàng ngàn viên đạn lửa xanh lét nã tới tấp vào trung đội đi đầu. Cùng với chúng là những quả đạn RPG nhìn như những vệt lửa sáng rực. Birdwell cảm thấy như bị sét đánh. Cảnh tượng giống hệt màn diễn tập bắn 'điên loạn' ở trường thiết giáp Fort Knox với việc các xe tăng bắn cấp tập suốt 60 giây vào mục tiêu trong trường bắn. "Giống y 1 đợt bắn 'điên loạn' vậy. Sau 1 giây tôi mới nhận thấy ‘gió đã đổi chiều’. Đạn đang bâu vào chúng tôi chứ ko phải như chúng tôi vẫn vãi cho địch như thường lệ"

    Gần như cùng lúc đó, Breeden lập tức hét lên rồi tụt vào trong tháp pháo. Birdwell vội tới cứu, khi kéo tay viên trung sĩ ra khỏi mặt thấy mắt trái anh này đã bị mất, phía sau đầu có 1 lỗ thủng.Tuy Breeden bị thương rất nặng nhưng Birdwell, mặc cho đạn bắn vào tháp pháo nẫy ra nghe leng keng, vẫn đỡ anh đứng dậy kéo ra khỏi nắp cửa xuống nấp dưới cái rãnh bên trái đường.

    Nhảy vào ngồi chỗ của Breeden trên cửa chỉ huy, Birdwell lấy cái mũ công tác đội lên đầu, mở lại chế độ liên lạc rồi dùng đại liên, pháo chính bắn trả. Do khẩu trọng liên 50 trên xe ko có tấm chắn đạn; Birdwell cảm thấy mình trơ thổ địa giữa những viên đạn đang rít vù vù, kêu véo véo bay vút qua. "Có mấy quả RPG nhằm vào chiếc C-35 (số hiệu của chiếc tăng) nhưng hoặc vọt qua hoặc lệch sang bên trái rồi nổ tung trong sân bay." Để khai hỏa khẩu pháo 90 ly, Birdwell dùng 1 sợi dây quấn vào cần bắn. "Có thể ngồi trên nóc xe ngắm bắn bằng mắt. Cứ việc giật mạnh sợi dây và - Bằng!..san bằng hết. Tiếng pháo bắn nghe lộng cả óc. Đó là cái giá phải trả, nhưng sau chừng 5-6 phát thì chẳng còn cảm giác gì nữa. Ta sẽ quên bẵng nó đi..."

    Birdwell bắn điên cuồng để ko ai lại gần được. Cỗ xe tăng to lớn nằm trên đường cũng che đạn đang bắn từ trước mặt lại cho số xe bọc thép đi sau. Dãy nhà và hàng giậu bên phải đường bị trung đội 3 bắn tan tành. Thượng sĩ Brewer, chỉ huy trung đội nói:"nếu đơn vị ko phản ứng cấp kỳ, đại họa sẽ xảy ra". Dù chỉ bắn loạn xạ nhưng hỏa lực vượt trội chính là cứu cánh của lính Mỹ. Sau trận đánh Brewer thấy 1 xạ thủ súng máy địch nằm chết chỉ cách xe bọc thép của mình chừng chục thước. Đối phương ngụy trang tài tình đến nỗi Brewer cho rằng ko thể nào phát hiện được. "Có lẽ hỏa lực quá mạnh của chúng tôi đã đánh tan quân địch. Mọi người cứ bắn tan nát mọi thứ trên mặt đất ra là kiểu gì cũng phải trúng."
    samuelb, caonam_vOz, huymaya4 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hạ sĩ Ralph Ball, lái xe của chiếc bọc thép đi ngay sau cỗ xe tăng của Birdwell cố tiến ra mép đường để 2 xạ thủ M60 bắn mạnh vào các hỏa điểm địch đối diện với trung đội 2.

    Động thái này khiến mũi xe nhô ra ngoài. Khi 1 trong số xạ thủ là binh nhất Robert D. Wolford bắn ngang qua đầu chiếc xe tăng, tiếng ồn kinh khủng - đặc biệt là của khẩu đại bác 90ly của Birdwell - khiến chỉ sau này anh mới biết đạn xuyên thép đã bắn thủng 2 chỗ trên thân xe. Đạn cỡ nhỏ bắn vào những chỗ khác thì hoặc bật ra hoặc bị vỏ nhôm của xe giữ lại. Lúc đầu Ball dùng khẩu M79. Sau đó do khuyết trưởng xe vì thiếu quân số, anh lên ngồi sau khẩu trọng liên 50 và khạc lửa "cho đến khi nòng súng nóng đỏ, vỏ đạn đồng chất cao như núi" theo lờikể củaWolford.

    Chiếc M48 đi đầu của đại đội C bị diệt khi vừa tới ngang cổng 051. Khi đó chiếc xe tăng đi cuối đang cách sau đó 200m, chỗ xưởng dệt. Đòan xe đang ở trên con đường có 2 làn xe chạy len lỏi giữa khu nhà cửa chen chúc ở mặt tây quốc lộ với sân bay ở mé đông. Thứ mà lính Mỹ gọi là mương thoát nước thực ra là vùng trũng hẹp nằm giữa mép đường và lớp rào thứ nhất. Qua khỏi lớp rào kẽm gai 1 quãng ngắn là đến hàng rào cao, chạy song song với con lộ.

    Quân của đại úy Virant ko phải bị lọt vào 1 ổ phục kích được bố chí kỹ lưỡng theo như họ nghĩ mà là đợt quân giải phóng thứ 2 từ ấp xung phong qua cổng 051. Báo cáo của sư đoàn 25 cho biết: "Lính đại đội C xộc thẳng vào hướng tiến công của 3 tiểu đoàn địch. Đoàn xe [của Virant] đã dừng lại đúng vị trí cắt rời số địch đã lọt vào sân bay và chiếm giữ đầu tây phi đạo ra khỏi lực lượng chủ lực đang từ phía tây tiến qua..."

    Virant sau được tặng huân chương sao bạc vì đã chỉ huy mũi tấn công cứu Tân Sơn Nhất. 1 báo cáo của Lực lượng dã chiến II viết: "Mũi đột kích táo bạo, bất ngờ [của đại đội C] đã ngăn ko cho VC đưa quân qua đột phá khẩu."

    Sự thực là như vậy. Điều này cũng khiến đại đội C chết mất 12 mạng và gần 50 người nữa bị thương. Virant viết: "Chúng tôi đã bị tàn sát. Đáng ra tôi phải làm tốt hơn". Anh cũng qui trách nhiệm cho bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô: "Họ chẳng cho chúng tôi biết gì hết. Ko ai biết lô cốt đã bị diệt, cũng chẳng hay việc địch đã áp sát phi đạo. Ai mà biết địch có cả 1 trung đoàn nơi đó. Thế mà còn bảo chúng tôi tới chia cắt lực lượng địch và chặn đường tiến quân của chúng"

    Ngoài ra Virant còn chỉ ra thiếu sót của trung tá Otis là bỏ về Củ Chi nhưng lại ko cho máy bay trinh sát của đại đội D lên thay thế. "Về cơ bản Otis có cả 1 lực lượng 'không quân' nhỏ". Virant viết. Trong những cuộc hành quân trước đó, các chỉ huy dưới đất thường xuyên được trực thăng bay trên đầu cung cấp thông tin. "Chúng tôi tới Tân Sơn Nhất như bọn mù và Otis biết rõ điều đó. Ông ta đã nghe liên lạc giữa tôi với Garred"

    Lẽ ra Otis sẽ bảo vệ lực lượng mình phái đi tốt hơn nếu biết rằng "Bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô hầu như đã tê liệt khi Sài Gòn bị công kích". Ông ta nói "Sở dĩ Virant ko đòi trực thăng trinh sát vì anh ta cứ tưởng chỉ đi vào 1 khu vực tương đối yên ả. Bởi thế chúng tôi chỉ ngắt lấy 1 đại đội thiếu rồi phái tới khu vực của Bộ tư lệnh biệt khu thủ đô. Khi Virant tới điểm hẹn gặp hướng đạo thì tiểu đoàn 3, trung đoàn ngựa Quater coi như hết trách nhiệm rồi. Giờ nghĩ lại, lẽ ra tiểu đoàn nên đưa thêm nhiều quân tới chi viện hơn là chỉ điều đến 2 trung đội của đại đội C..."

    Có 1 vấn đề còn lớn hơn nữa. 1 báo cáo cho biết trong lúc đại đội C trên đường tới sân bay, trung tâm hành quân sư đoàn 25 đã hỏi cấp trên xin được "dùng hỏa lực cơ hữu tại những nơi đông dân cư, nhà cửa...nhưng chẳng có câu trả lời trực tiếp nào được phản hồi". Chính sự mơ hồ này đã dẫn đến "cuộc thảm sát ở Tân Sơn Nhất". Virant viết: "Theo qui tắc giao chiến chúng tôi ko được bắn hay dùng hỏa lực pháo binh trong các khu dân cư (thị xã, thị trấn, thành phố..nhất là ở Sài Gòn). Chính vì vậy mà VC đã giành những thắng lợi đầu tiên ở Tân Sơn Nhất. Qui tắc trên đã khiến những người lính trên tuyến đầu bị đe dọa - vì bị tước mất quyền phản ứng tức thời...Việc ko được trinh sát bằng hỏa lực hay vài giây do dự khi bắn có thể sẽ phải trả giá bằng mạng sống..."

    Birdwell bắn được chừng 10 phát đại bác thì tay lính tiếp đạn bắt đầu gào lên bảo phải rút lui ko thì chết cả nút. Vừa bắn hàng tràng đạn trọng liên 50 Birdwell vừa quát tay lính tăng kia quay lại làm việc. Gã lính tiếp đạn cuối cùng cũng nghe theo và Birdwell lại nã đạn pháo 90 ly tiếp tục.

    Trong cơn hỗn loạn, Birdwell rốt cục cũng nhận ra những xe phía trước đã ko còn bắn nữa, 1 số đã bị cháy và có mấy bộ đội đang trèo lên nóc mấy xe M113 nằm bất động. Anh nhớ lại: "Chúng đang ‘vọc’ mấy khẩu M60. Thật ko thể tin nổi. Tôi nã đạn đại liên về phía đó và hạ được chừng 1 nửa. Cứ mỗi 5 viên đạn thì có 1 viên là đạn lửa nên tôi biết đường đạn của mình đi như thế nào. Bất cứ ai bị trúng loại đạn cỡ lớn ấy thì kết cục sẽ chẳng hay ho gì. Loạt đạn đã khiến địch phải bỏ chạy."

    Otis vừa đáp xuống Đồng Dù thì 1 sĩ quan chạy đến bên trực thăng báo tin: "có ai đó thuộc đại đội C hốt hoảng gọi về báo họ bị thiệt hại nặng, xe cháy, người chết và bị thương nhiều lắm."Ko đợi trực thăng của mình đổ xăng, Otis chuyển sang 1 chiếc Huey khác đang trực chiến và chỉ dừng lại 1 tí để chỉ đạo viên sĩ quan hành quân 'vơ vét' tất cả những lực lượng còn lại của tiểu đoàn tới cứu viện cho đại đội đang đụng trận. Trước đó viên sĩ quan hành quân vừa được phép sư đoàn rút trung đội 1, đại đội 3 khỏi nhiệm vụ bảo vệ cầu Bông và hiện đơn vị này đã sẵn sàng di chuyển. Trực thăng vũ trang của đại đội D cũng đã nhận lệnh và sẽ bay từ Củ Chi tới sân bay Tân Sơn Nhất trong vòng 10 phút đồng hồ. Cùng lúc đó, các đại đội A và B ở Gò Dầu Hạ và Trảng Bàng cũng cấp tốc hành quân theo quốc lộ, sẵn sàng dùng hỏa lực, tốc độ đánh thốc qua mọi ổ phục kích. Đó chính là lúc "đổ xăng, phớt lờ rồi vọt cho lẹ" như lính thiết kỵ thường nói.
    samuelb, caonam_vOz, huymaya6 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trung tá Otis nắm lấy quyền chỉ huy toàn bộ trận đánh ở sân bay Tân Sơn Nhất. Ông nhớ lại: "Về nguyên tắc, tôi ko được quyền làm thế vì đây là vùng quản lý của Bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô". Nhưng mặt khác vị tiểu đoàn trưởng thiết giáp nóng tính có mật danh liên lạc là Saber 6 - lại là người "sẵn sàng chia ngọt sẽ bùi cùng binh lính. Cứ chỗ nào có tiếng súng là nhào tới" theo lời nhận xét của 1 trung úy thuộc quyền.

    Trên đường bay đến Tân Sơn Nhất, Otis chẳng thể liên lạc được với Virant hay ai khác vì 1 lính bị thương đã ko chịu nhả chế độ phát của điện đài, lắp bắp kêu cứu mãi ko thôi. (bóp là phát, nhả là thu. ND) Chỉ có đại úy Charles K. "Kim" Flint III, sĩ quan liên lạc pháo binh của tiểu đoàn, cũng là dân West Point mới liên lạc được với trung úy Larcom trên tần số pháo binh. Larcom cho biết: "Đại úy Virant bị thương sau ót, chắc là chết rồi. Sĩ quan tiền sát pháo đã đóng hết các nắp cửa trên xe bọc thép chỉ huy lại, nằm bên trong với tay chân bị thương đang rất đau đớn, hoảng hốt. Anh ta hét vào điện đài ‘Lái xe cũng chết. Trưởng xe bị thương đang nằm dưới sàn.’ 4 xe bọc thép đi đầu đội hình đều trúng RPG cả. Ko còn xe nào bắn ra nữa. Chỉ có vài người đã nhảy ra khỏi xe và nấp dưới mương là còn bắn được thôi..."

    Trung tá Otis và đại úy Flint đang đội mũ bay của phi công. Tai nghe bên phải nối với điện đài đang sử dụng, tai trái thì kết nối với hệ thống liên lạc nội bộ chiếc trực thăng chỉ huy. Chiếc Huey bay hết tốc lực theo đường 1 và rồi chưa kịp nhận ra thì Otis cùng phi hành đoàn đã ở giữa trận đánh. Tay phi công phụ ngồi bên phải hô lớn: "Kéo lên gấp!". Cơ trưởng vừa nâng gấp độ cao, né sang phải khi bay trên đầu ruộng lúa thì "những luồng đạn xanh lè đang bắn vào đại đội C từ bên tây đường bổng đổi hướng bâu lấy chúng tôi." Flint nhớ lại.

    Phi công cho máy bay ngoặt về phía sân bay. Đạn địch vẫn đuổi theo. Bị buộc phải tránh xa trong khi rất muốn nắm tình hình, Otis bảo chiếc trực thăng chỉ huy đáp xuống phi trường ở phía đông vị trí đoàn xe chừng 100m. Flint kể: "Đó là khu đất trống ở đầu tây đường băng. Chẳng có gì ở đó ngoài chúng tôi và cỏ cả". Otis liên lạc điện đài với thượng sĩ Brewer, người đang nắm quyền chỉ huy đại đội C. Brewer đang rất cần đạn và ai đó ra chặn cái xe Quad-50 (xe tải gắn 4 trọng liên 50 phòng không. ND) của lính VNCH mới chạy ra đường lăn xả đạn qua cái ấp bên kia đường lại. Brewer nhớ lại: "Tôi bảo Otis rằng nếu lính VNCH muốn chiến thì hãy ra đây với chúng tôi. Thay vì thế, bọn nó cứ ở cách đó hàng trăm mét. Nếu đường đạn đi thấp xuống 1 chút nữa thì sẽ bắn cả vào trung đội đi đầu"

    Theo Frank Cuff 'chiến đấu' thì đạn của lính VNCH đã bắn vào trung đội 2 rồi. "1 cậu lính dưới mương nói: 'Bọn ta ko chết kiểu này thì cũng kiểu khác thôi. Hôm nay thế nào cũng sẽ có đứa giết bọn ta!' - 1 số binh sĩ quay qua bắn trả. Đó là tình thế 1 mất 1 còn."

    Lính VNCH lập tức ngừng bắn, tháo lui. Cuff kể :"Ko hiểu là do chúng tôi bắn trúng hay làm chúng nó sợ nữa"

    Otis chỉ thị cho sĩ quan hành quân tổ chức tiếp tế bằng trực thăng của đại đội D rồi leo lại lên chiếc trực thăng chỉ huy của mình, bay về hướng trung đội 1, đại đội C đang theo quốc lộ tiến đến. Flint kể: "Otis bảo họ gom sẵn ít đạn. Chúng tôi đáp xuống cạnh đoàn xe, khẩn trương đưa số đạn đó lên tàu rồi bay ngược trở lại." Chiếc xe tăng đi cuối đã lao qua hàng rào kẽm gai chạy về phía Brewer, rồi chà xát tạo thành 1 khoảnh đất trống trải để tản thương và tiếp tế. Otis và Flint là những người đáp xuống đầu tiên. Họ nhanh chóng đưa đạn xuống cho đám lính để họ theo con mương đưa lên phía trên.

    Địch vẫn bắn ko ngừng. Boehm cứ xoay lá chắn hết bên này qua bên kia, bắn liên tu bất tận. Liếc về phía sau anh thấy trong số những người sống sót của mấy xe đi đầu đang bò lổm ngổm theo đường mương lui về có cả cậu bạn thân của mình. Boehm nhớ lại "Cậu ấy ngước nhìn tôi khi bò ngang qua. Mặt trắng bệch, mắt trợn tròn to như cái chén tống"

    1 lúc sau, thiếu úy Pinto, xe đã bị cháy, đạn trong đó đang nổ đùng đùng, giật tung cửa sau chiếc M113 của Boehm hỏi: "Điện đài xe cậu còn hoạt động ko?"

    "Còn. Tôi vẫn nghe thấy tiếng người trong đó"Boehm đáp.

    Pinto chui vào sử dụng điện đài rồi quát "Phải rời khỏi đây thôi!"

    Trong lúc Pinto kéo xác Tony Vanhulle xuống mương, Boehm tháo khẩu M60 và "lấy hết đạn ra khỏi xe. Tôi lẳng mấy thùng đạn qua cửa sau để mấy cậu khác nhặt lấy đem về chỗ mấy ổ súng máy đặt bên vệ đường.

    Binh nhất Philip T. Randazzo, trung đội 2, đại đội C đã 2 lần bị thương vì mảnh đạn. Lần thứ nhất vào đầu trận, khi đang bắn khẩu M60 thì xe bị trúng 1 trái RPG, hất anh văng ra ngoài. Lần thứ 2 là lúc anh nhào tới chỗ 1 xe M113 bị bắn liệt để nhặt khẩu M16. Đang ở dưới mương nước bắn lên, Randazzo há hốc miệng chứng kiến 1 cậu lính tên là Martinez vẫn quì trên nóc 1 xe bọc thép khác để bắn qua cái ấp. Randazzo kể lại: "Cậu ta có 1 đống LAW và cứ thế phụt về phía địch" Loại súng Randazzo nói chính là loại súng chống tăng vác vai hạng nhẹ cỡ nòng 66mm bắn 1 lần rồi bỏ. Tuy nhiên Martinez ko bắn được lâu. 1 loạt đạn AK-47 quật anh ta ngã ngược vào trong xe. Randazzo cùng Al Porter, người của trung đội 2 bò lên trước, chạy vội tới cái xe, chui vào qua cửa hậu. Martinez nằm trong đó, kẹp 1 chiếc khăn tắm giữa 2 đùi. 1 bên tinh hoàn của anh đã bị bắn bay mất.

    Martinez là 1 diễn viên điện ảnh đẹp trai gốc Puerto Rica có mái tóc đen bồng bềnh gợn sóng. Randazzo cùng Porter lôi người bị thương qua cửa hậu và "ném xuống mương. Ném theo đúng nghĩa đen" Porter nói.

    1 lính cứu thương xuất hiện, khẩn trương xử lý vết thương rồi mới vội vã sang cứu chữa những người khác. Anh lấy trong túi ra 1 cuộn băng lớn, ấn nó vào vết thương rồi bảo Randazzo giữ chặt để cầm máu. "Tôi nằm phục trên người Martinez, vừa đè đầu gối bên phải lên đũng quần cậu ta để băng khỏi bị xô lệch, vừa nã đạn M16. Cậu ta bắt đầu giãy giụa. Cứ quẫy đùng đùng y như động đất vậy."
    samuelb, caonam_vOz, huymaya7 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này