1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ác chiến tại Sài Gòn, Tết Mậu thân 1968!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 21/01/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Bắn hết đạn, Randazzo đành bò đi tìm. Porter cùng 1 lính Mỹ khác cũng kéo Martinez theo đường mương lùi lại. Do đau quá, Martinez mắng chửi om sòm. Porter quát mà lòng sợ làm anh ta giận: "Im mồm ngay! Câm cái mồm của mày lại, thằng c-hó. Im thì chúng tao sẽ đưa mày ra khỏi đây. Còn ko thì thây kệ"

    Trung tá Otis đáp xuống nhờ đại úy DeNisio, sĩ quan cao cấp nhất của không quân đang chiến dấu ở đầu tây căn cứ, cung cấp thông tin. Sau khi bốc lên lại, Saber 6 cho triển khai giai đoạn đầu cuộc phản kích mà ông vừa ứng biến. 1 báo cáo cấp sư đoàn cho biết: "Người chỉ huy đã diễn 1 màn phòng ngự kinh điển để chống lại cuộc công kích của quân địch. Đó chính là tấn công." Thay vì để trung đội 1, đại đội C theo đường 1 tới phía sau trung đội 3, Otis lệnh cho thượng sĩ Roy W. Kennard, quyền trung đội trưởng, rời quốc lộ tạt sang lối rẽ ở đầu phía bắc hãng dệt. Con đường này chạy xuyên qua 1 cánh cổng nhỏ nơi hàng rào căn cứ. trung đội 1, đại đội C gặp 1 lính không quân ở đó và được anh này chỉ đường vòng qua khu vực giao tranh trong sân bay, luồn ra phía sau tới hội quân với số cảnh vệ.

    Sau đó trung đội 1, đại đội C sẽ đi đầu tấn công vào đột phá khẩu. Cùng lúc đó 4 chiếc trực thăng vũ trang của đại đội D cũng đã vào vị trí. Otis giao chúng cho Brewer. Viên thượng sĩ nói: "Roger, Chi viện được gì thì cứ đem ra hết cho chúng tôi nhờ." Mấy chiếc trực thăng vũ trang dàn hàng ngang vãi đạn khắp từ bắc tới nam ngôi làng" Brewer cho biết: "Trực thăng bắn sát sạt đã cứu chúng tôi khỏi cơn nguy khốn"

    Tuy nhiên 2 trực thăng Huey đã bị hỏa lực đối không bắn bị thương nặng. Các phi công buộc phải đáp khẩn cấp trong bãi cỏ nơi đầu tây căn cứ.

    Những trực thăng vũ trang của các đại đội không quân trong căn cứ nã rocket vào lô cốt 051. Những lính không quân bên trong được coi là đã chết và giờ quân giải phóng đang sử dụng vị trí này để bắn vào quân của DeNisio cũng như vào đại đội C. Phía Mỹ quyết định triệt hạ nó. Sau khi bắt tay với DeNisio, trung đội 1, đại đội C cũng dùng trọng liên 50 và pháo 90 ly nã ầm ầm vào lô cốt. Lúc này trung đội 1 đang ở về phía đông nam trung đội 2, nên khi nó bắn từ đông sang tây sẽ ko gây nguy hiểm cho số kỵ binh đang bị ghìm chặt bên kia rào ngoài quốc lộ.

    Trung đội 1, đại đội C cùng lính cảnh vệ Không quân bắt đầu tiến đến lô cốt 051. Thế nhưng những địch quân ngoan cường nấp sau những nấm mộ ở đầu tây đã hạ gục chiếc xe tăng M48 duy nhất của trung đội . Trong lời tuyên dương truy tặng huân chương Thập tự Lục quân cho hạ sĩ Roger B. Crowell có ghi: "Chiếc xe tăng bị trúng 3 phát B-40. Trưởng xe lệnh cho tổ lái chui ra, bỏ cỗ xe bất động lại. Nhưng thay vì vậy, lái xe Crowell lại leo vào trong, một mình vừa tác xạ vừa nạp đạn. Anh đã bắn 18 phát đại bác cực kỳ chính xác...Khi đạn RPG địch bắn hỏng pháo chính, hạ sĩ Crowell vẫn liều mình phơi lưng dùng đại liên dội vào vị trí địch 1 cơn mưa đạn cho đến khi bị trúng đạn bộ binh chết ngay tức khắc.."

    Đại úy Virant cho rằng thượng sĩ Brewer là hạ sĩ quan giỏi nhất của đơn vị và đó cũng là lẽ tự nhiên khi anh lên nắm quyền chỉ huy đại đội C thay Virant bị thương lúc đầu trận. Thiếu úy Pinto tuy cấp bậc cao hơn nhưng lúc đầu cũng bị hãm cùng trung đội 2. Đến khi theo con mương bò về chỗ trung đội 3 thì người trung đội trưởng còn non kinh nghiệm này vẫn ko đủ sức thay quyền Brewer. "Anh ta khá mụ mẫm" Brewer nhớ lại, dù ko cho là viên thiếu úy đã hoàn toàn mất tinh thần "nhưng nói vẫn biết nghe. Tôi bảo Pinto giúp lấy đạn hay đại loại vậy và anh vẫn làm được."

    Brewer chạy khắp nơi giúp trung đội 3 xốc lại tinh thần, bổ sung lại đạn dược và chiến đấu. Làm nhiệm vụ nhưng anh vẫn ko quên pha trò, động viên. Giữa trận đánh mà anh còn đùa: "Mấy thằng c-hó đẻ! Tớ định bảo các cậu lắp lưỡi lê - nhưng bọn ở trên chưa phát chúng cho loại M16 mới này". Khi đi ngang qua 1 lính Mỹ quẫn trí cứ ôm chặt xác người bạn vừa được kéo xuống mương, Brewer ôn tồn khuyên giải khiến anh này bình tâm và quay lại chiến đầu bằng câu nói: "Nếu cậu đặt bạn xuống đây và ra giúp tôi thì tôi cam đoan rằng cậu ấy sẽ về đến nhà"

    Đây là kỳ hạn phục vụ ở VN thứ 2 của Gary Brewer. Anh là 1 lính cựu, 26 tuổi, thà nhập ngũ từ năm 17 chứ ko muốn theo bố dượng xuống làm việc dưới ác mỏ than ở vùng Jasonville, Indiana. Anh là 1 người mạnh mẽ, có bộ ria mép to, vểnh, bụng bia. Birdwell mô tả "Brewer có vóc dáng khá là ục ịch. Có vẻ hợp với hưởng thụ hơn là vận động "anh là 1 gã tác phong đủng đỉnh, bệ vệ, hơi lôi thôi lếch thếch - lúc mệt nhìn như đống mền rách, nhưng cũng là 1 người lính giỏi, thông minh mà chúng tôi ai cũng nể trọng. Anh luôn để ý kiếm những thứ cần cho chúng tôi như vũ khí mang thêm hay miếng bò bít tết..v.v"

    Brewer được lính tráng gọi là "Brew-baby" và từng bị đại úy Virant la mắng vì tác phong nhếch nhác ấy. Porte nhớ lại "Chẳng bao giờ thấy Brewer chỉn chu cả. Nhìn anh lúc nào cũng như 1 gã tù khổ sai phục phịch. Khi chỉ là hạng bèo bọt, đêm nào cũng bị bắt đi tuần, ta sẽ nhận rõ ai là người quan tâm và ai là người chẳng thèm đếm xỉa đến mình. Brewer rất quan tâm chúng tôi. Điều này toát lên từ mỗi hành động anh làm."

    Trong trận Tân Sơn Nhất thượng sĩ Brewer được thưởng huân chương chữ thập Biệt công. Brewer gan lỳ đến nỗi khi trung tá Otis cho lệnh rút, anh cũng kệ. Brewer báo qua điện đài cho Otis: "Chúng tôi có rất nhiều người bị thương. Ko thể bỏ họ lại đây và cũng chẳng thể nào đưa họ đi hết được. Thế nên tôi sẽ ở lại."
    samuelb, caonam_vOz, altair4 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cho e hỏi thủ pháo và lựu đạn với thủ pháo và bộc phá khác nhau chỗ nào...satchel charge ngoài việc dịch là bộc phá có thể dịch là thủ pháo đc ko?..thanks
    Khucthuydu2 thích bài này.
  3. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Tôi nghĩ Lựu đạn và Thủ pháo là 1.

    Bộc phá thì có thể là Gói thuốc nổ.
    ngthi96danngoc thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Mình thì nghĩ là 2, sách Mỹ viết đặc công ta đột nhập rồi ném satchel charge búa xua xuống công sự, hố chiến đấu, như kiểu dùng lựu đạn ấy... nếu là bộc phá thì ko hợp lý lắm vì nó kích thước lớn ta chỉ dùng đánh lô cốt, boong ke thôi...Bác nào đi bộ đội rồi giải thích giúp ạ.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Họ dùng bộc phá để diệt địch trong hầm bằng sức ép chứ không dùng mảnh lựu đạn được.
    ngthi96 thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vào đầu trận, có lúc thượng sĩ Brewer đã lên 1 chiếc M113 bắn khẩu M60 ko người sử dụng. Sau đó anh ko bắn nữa mà chỉ lo đốc thúc binh sĩ, thậm chí khẩu Colt 45 của mình cũng chẳng bắn phát nào. Việc của anh ko phải là xạ kích mà là vãn hồi trật tự và anh đã làm được điều ấy. Khi nghe thấy tiếng kêu hốt hoảng "Chúng đánh vào sau lưng ta" trên điện đài - nhiều lính của trung đội 3 đang bắn sang ấp vội quay họng súng máy nhả đạn vào số quân ở cách xa 200m trong căn cứ đang từ tiến tới hàng rào, Brewer lập tức chấn chỉnh ngay. Anh quát vào điện đài: "Ko được bắn về phía sân bay. Lính không quân đang tới giúp bọn ta đó."

    Có lúc Brewer chui vào trong chiếc xe bọc thép chở cối của trung đội 3. Người trưởng xe đã bị thương nơi chân vì mảnh đạn, người tài xế lên thay anh này bắn khẩu trọng liên 50. Đang ào ào xả đạn thì Brewer thò ra chai rượu uýt ki hiệu Old Crow đưa cho Rourke, thành viên còn lại của tổ lái. Lúc đó Rourke đang đứng chỗ cửa khoang chở lính bắn súng M16.

    Brewer nói: "John, làm 1 tợp đi"

    Rourke làm 1 ngụm đầy, Brewer lại bảo: "Phía trước có rất nhiều người bị thương. Cậu có thể theo con mương lên xem giúp gì được chứ?"

    Binh nhất Rourke do dự, làm thêm ngụm rượu nữa, gật đầu rồi uống thêm hớp thứ 3. Rourke nằm dán xuống đất bò qua con đường rẽ cũ. Con đường này ko còn nối với sân bay nữa mà vào tới hàng rào thì biến mất và cao ngang với quốc lộ. Rourke kể: "Tôi nhảy xuống mương, dùng tay và đầu gối bò" Anh leo qua 1 gò đất nhỏ rồi lại xuống mương ở phía bên kia. Khi vượt qua 1 lối rẽ nữa chỗ chiếc xe tăng đi đầu bị hạ, Rourke gặp 1 lính Mỹ bị thương ở tay và hông phải. Người này vẫn bò được và Rourke cùng anh ta quay về. Cứ từ từ nhưng đến chỗ đường rẽ thì phải vượt qua thật nhanh. Anh ta đau lắm nhưng vẫn cố lê đi. Tôi vừa bò vừa kéo, cố làm sao giữ cho người thật thấp. Khi chúng tôi vượt qua đường rẽ thì bị địch nhìn thấy nhưng do mặt quốc lộ hơi vồng lên nên đạn chúng bắn đều trúng sống đường nảy lên hết."

    Rourke kéo người lính kia vào xe mình rồi lại quay ra với mấy binh sĩ khác mà Brewer vừa huy động được "Nhanh chóng có thêm 8 thương binh nữa, máu chảy khắp sàn xe." Rourke lại tiếp tục đứng bắn, thế rồi anh vô ý dẫm lên chân của người thương binh đầu tiên mình đưa về. "Tôi nhìn xuống thấy ko có phản ứng gì hết. Người anh ta tái nhợt, đã chết từ lúc nào..."

    Ngay sau đó, 1 trực thăng tiếp tế của đại đội D bị bắn rơi khi đang định đáp xuống sân bay. Rourke quay đầu nhìn thấy Brewer từ đó chạy lại, trên mỗi vai vác 1 thùng đạn. "Tay khốn điên khùng ấy" Rourke giọng đầy ngưỡng mộ, kể lại cảnh Brewer ném đạn xuống đánh huỵch rồi lại quay lại lấy thêm, mặc kệ đạn bay veo véo xung quanh. Cảm phục sự cam đảm ấy, Rourke cũng cùngBrewer chạy lại chỗ chiếc Huey bị rơi "phi hành đoàn truyền đạn ra cho chúng tôi - những cái thùng đạn ấy thật là nặng! Những người khác chưa kịp chạy tới thì chúng tôi đã làm xong công việc.

    Công việc mới nhất của trung sĩ Brewer là sơ tán trung sĩ Breeden lên chiếc trực thăng tiếp tế khác. Brewer giữ chặt tay người trung đội phó bị thương nặng, dìu anh qua đám rào kẽm gai đã bị đè rạp xuống. Brewer kể "Phải để ý thật kỹ chỗ đặt chân ko thì sẽ bị vấp ngã. Xung quanh khi ấy cứ ầm ầm, chẳng nghe rõ thứ gì cả. Nhưng linh tính sao tôi lại ngẩng lên nhìn - ngay đó là chong chóng đuôi trực thăng. Tí nữa thì tôi đã húc đầu vào nó. Thật hú hồn hú vía"

    Thượng sĩ Brewer ko bị thương tích gì trong trận Tân Sơn Nhất nhưng sau đó chỉ 2 ngày thì bị thương nặng 1 cách kỳ cục khi càn quét Ap Dong (?), 1 ngôi làng nằm ngay phía bắc sân bay nơi có tàn quân địch rút về. Đang bắn khẩu trọng liên 50 trên xe tăng thì Brewer thấy có ánh chớp lóe sáng nảy ra từ mái tôn căn nhà gần đó. Viên đạn nảy đâm vào bụng anh, ngay dưới mép cái áo giáp. Do ko thấy đau lắm, Brewer vẫn ở lại cùng trung đội . Nhưng sau thấy máu ra nhiều, anh đành đi sơ tán sau khi đã giúp đưa những thương binh khác lên máy trực thăng. Thì ra viên đạn đã khiến anh thủng ruột và phải rời VN.

    Chiếc tăng M48 mà hạ sĩ Birdwell lên nắm quyền chỉ huy giờ là nơi đại đội C tuyệt vọng chiến đầu để tồn tại. Lính Mỹ từ trung đội đi đầu theo đường mương bò về tìm được chỗ nấp sau đuôi nó. Cũng do Birdwell nã đạn đại liên, đạn pháo liên hồi kỳ trận mà quân địch bên ấp ko sao xung phong dứt điểm đoàn xe được. "Có những người chiến đấu giỏi, có người thì ko. Birdwellthuộc số 10% binh sĩ giỏi giang, mưu trí ấy." Porter nói. Birdwell khoái chơi với những binh sĩ đầm tính, gan góc kiểu như Boehm 'cao bồi' hay Frank Cuff 'chiến đấu'. Anh là típ người điềm đạm, cứng rắn nhưng cũng nhiệt tình và rất thông minh. Birdwell là 1 người hùng trong trận Tân Sơn Nhất.

    Có lúc Birdwell liếc nhìn xuống thấy thượng sĩ Brewer dưới con mương sau xe mình. Trước khi quay lại làm việc Brewer nhoẻn miệng cười bảo "bắn tiếp đi, tù trưởng!"

    Birdwell vốn thuộc sắc dân da đỏ Cherokee, kiếm sống rất chật vật ở vùng nông thôn bang Oklahoma. Nó tạo ra biệt danh của anh. Trong trận đánh, có lúc Thomas, tay trung sĩ da đen chỉ huy chiếc xe tăng đi cuối đội hình đã reo lên trong điện đài giọng đầy vẻ khen ngợi: "Birdwell tọng cho khẩu đại bác kinh thật. Khói quá!"

    Anh chàng Birdwell 20 tuổi đã được tặng thưởng huân chương sao bạc. Đến giữa trận đánh thì anh lại gặp rắc rối với tay lính tiếp đạn. Lúc đầu trận tay này ko chịu chiến đấu nhưng rồi Birdwell cũng trấn an được. Tuy nhiên điều này ko kéo dài "Anh ta lại hoảng sợ, tóm lấy điện đài la hét như lợn bị chọc tiết, ko chịu nạp đạn nữa." Birdwell nhớ lại. Gã lính tiếp đạn ko phải là lính quân dịch mà là loại lính chuyên nghiệp, bắt đầu hói, chỉ thích gái gú, nhậu nhẹt, tính tình cẩu thả, tuy đã trong quân ngũ 6 năm rồi mà vẫn chỉ là hạ sĩ.
    samuelb, huymaya, caonam_vOz3 người khác thích bài này.
  7. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    101
    Đặc công thường dùng thủ pháo để tiêu diệt dịch trong hầm ngầm bằng sức ép. Bộc phá thì thường dùng đặt ngoài để đánh sập lô cốt công sự.
    ngthi96 thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Gã tiếp đạn cứ ở trong tháp pháo hét bảo người lái xe qua hệ thống liên lạc nội bộ. "Lùi lại. Lùi lại đi - phải thoát khỏi cái địa ngục này ko thì chết hết!"

    Birdwell cố bác lời tên kia nhưng ko thấy người lái xe phản hồi gì. Birdwell kể "máy liên lạc nội bộ trong mũ công tác nghe rất rõ nhưng chẳng hiểu tại sao ko ai nghe được lời tôi cả." Anh ko nhận ra cần micro gắn bên trái mũ đã bị 1 viên đạn sượt qua làm đứt. "Khi chiếc C-35 bắt đầu lùi lại, tôi nhìn xuống đoạn mương sau xe. Dưới đó có rất nhiều người bị thương, họ gào lên bảo xe tăng dừng lại trong vì nó sắp cán lên người họ"

    Quá thất vọng, giữa cơn mưa đạn, Birdwell rút dây nối mũ công tác, nhảy xuống đường, đập vào cửa nắp của lái xe đang được đóng kín nhằm chống lại những chấn động, và tiếng nổ lộng óc của khẩu pháo 90ly. Khi người lái xe mở cửa ra, Birdwell ra lệnh: "Cho xe về vị trí cũ. Cậu ta lập tức làm ngay. Tay lái xe chẳng biết vì sợ hay ngu quá cứ im thin thít – chả hiểu chuyện gì đang xảy ra cả. Cũng bởi ko nghe được tôi qua máy liên lạc nên đương nhiên cậu ta phải nghe lời gã tiếp đạn thôi."

    Sau khi trèo lại vào tháp chỉ huy, Birdwell thấy 1 toán địch đang chạy lui về phía hàng rào. Đối phương đang bên trong sân bay, phía sau lưng và đã tới gần đến độ anh ko dám quay pháo lại bắn vì sợ trúng đám lính Mỹ đang dồn đống dưới mương. Birdwell kể: "Thêm vào đó, nòng khẩu trọng liên 50 đã nóng đỏ nên khi bắn ra, căn cứ vào mấy viên đạn lửa, chúng bay tóe loe, chẳng viên nào bay trúng mục tiêu tôi muốn cả. Vì thế nếu tôi bắn đại liên vào quân địch rất có thể sẽ khiến lính Mỹ chết nhiều hơn là chúng." Khẩu súng máy đồng trục cũng bị kẹt nên anh đành lấy khẩu M16 đeo trên vai xuống, rồi từ trên nóc xe tăng ngắm ngay về phía toán địch.

    Birdwell nã 1 tràng "2-3 người gục xuống, ko thấy đứng dậy nữa". Số bộ đội còn lại chuyển hướng, Birdwell ngừng bắn khi thấy địch chui qua chỗ rào phía trước, nơi những lính sống sót trong trung đội 2 đã bỏ xe lại rút lui.

    1 cuộc rút lui nhục nhã. Thương binh vẫn có người còn bắn. Birdwell đặc biệt ấn tượng với 1 lính cứu thương mới đến, 1 cậu da đỏ mặt tròn, tóc đen bù xù, chẳng đếm xỉa gì đến đạn địch veo véo xung quanh di chuyển như con thoi dưới mương cứu chữa mọi người. Tuy nhiên những người khác thì ko thấy hoạt động gì nữa. Tại sao chúng mày ko làm cái gì đó đi? Birdwell giận giữ nghĩ khi nhìn xuống đám lính hết hồn hết vía túm tụm chúi đầu nấp dưới mương sau đít xe tăng. Anh nhận ra thằng lính cùng trung đội , 1 thằng rất khó bảo cũng ngồi trong đó, ôm khư khư cánh tay đẫm máu cười toe toét vì cái vết thương trị giá triệu đô của mình (vết thương ko gây tàn phế nhưng đủ để kiếm vé về nhà. ND).

    Tại sao chúng mày ko bắn trả hả?

    Trong ít phút tạm lắng, Birdwell nhìn thấy 1 xe jeep từ phía nam theo con đường tuần tra bên kia vòng rào chạy đến. Ngồi sau tay lái là 1 cậu lính trẻ, bên cạnh có 1 người lớn tuổi. Ko thấy ai mặc áo giáp hay đội mũ sắt. Cái người lớn tuổi đội chiếc mũ lưỡi trai thể thao kiểu để chơi bóng chày. Chiếc jeep đỗ lại, tay lớn tuổi nhảy ra bắt đầu hò hét. Birdwell kể: "Chẳng nghe thấy gì hết nên tôi tháo mũ ra hỏi đám lính dưới mương sau xe xem ông ta bảo gì. Họ nói ông ta mắng chúng tôi là đồ hèn, đòi phải xông lên tấn công quân địch". Đám lính đã tê liệt đến độ bị xúc phạm cũng chẳng buồn bật lại nữa. "Hầu hết lính dưới mương đều trong tình trạng thảm hại, chẳng thể làm gì nhiều hơn ngoài cố thủ"

    Ko chấp hành cái mệnh lệnh viển vông kia, Birdwell lại tiếp tục nổ súng. Chiếc xe jeep tiếp tục chạy về phía nam rồi dính 1 tràng liên thanh nổ lốp bốp. Birdwell kể "Người ngồi ghế phụ chúi về phía trước. Cậu lái xe ngoặt trái rồi phóng mất dạng." Từ đám cỏ gần chỗ chiếc jeep ăn đạn, 1 bộ đội cầm súng AK-47 bật dậy theo con đường tuần tra chạy xa dần.

    Tình hình vẫn rất hỗn loạn. Birdwell đang ùng oàng với khẩu pháo chính thì bỗng gặp trục trặc, đạn ko ra khỏi nòng dù đã kéo dây cò mấy lần. Gã tiếp đạn ko dám mó tay vào nó. Thay vì tự mình lấy quả đạn lỗi ra, rồi bắn tiếp, Birdwell cũng hãi vì e nó sẽ phát nổ trong tay sau khi bị nung nóng trong buồng đạn. Anh bèn thay nòng khẩu trọng liên 50 rồi bắn tiếp chứ ko dùng pháo nữa. Birdwell xả đạn ào ào liên hồi kỳ trận làm cái nòng mới thay cũng nóng đỏ. Thấy bắn kinh quá đám lính dưới mương gào lên bảo anh bắn pháo đi mà đâu biết quả đạn thối vẫn ở nguyên trong buồng đạn.

    Đúng lúc đó gã tiếp đạn lại giở chứng. Hắn hét inh ỏi trong mạng điện đài tiểu đoàn "Chúng tôi đang bị tràn ngập. Hết sạch đạn rồi..Cứu với...!"

    Tên tiếp đạn cũng gào lên với người lái xe qua hệ thống nội bộ "Chạy thôi! chạy thôi!"

    Tài xế bắt đầu cho xe lùi lại như lúc trước. Vẫn chưa biết micro trên mũ công tác mình bị hỏng, Birdwell rất bối rối khi ko sao liên lạc được với lái xe. Tức điên vì nghĩ lẽ ra tay tài xế phải đủ khôn để ko nghe lời gã tiếp đạn đang hóa dại, Birdwell tháo mũ công tác nhảy xuống mũi xe, đập vào nắp cửa và do quá giận nên khi thấy nó mở ra anh liền đá cho tay lái xe 1 cú ngay đầu, rồi ra dấu bắt phải cho xe về chỗ cũ giữa tiếng gầm rú của động cơ. Tay lái xe làm theo nhưng ko quên trừng cặp mắt vằn những tia máu đỏ nhìn Birdwell. Trông tay lái xe điên tiết đến nỗi Birdwell phát hoảng chỉ sợ hắn ta rút súng ra cho mình 1 phát thì nát sọ.

    Tay lái xe này thật cũng ko phải dạng vừa đâu. Birdwell giận gã tiếp đạn lắm, anh chui lại vào trong tháp pháo vả cho hắn mấy phát, quát bảo nếu hắn chịu làm việc thì cả bọn mới có cơ hội sống mà thoát ra. Vậy mà lại tác dụng, gã tiếp đạn bình tĩnh trở lại. Tới lúc ấy Birdwell "phải đối mặt với thực tế là cần làm cái gì đó với khẩu pháo chính". Càng để viên đạn thối trong buồng đạn lâu thì nó càng hấp thụ nhiệt và càng có nguy cơ phát nổ như anh đang lo sợ. Birdwell bảo gã tiếp đạn chui ra khỏi tháp pháo, cố kéo lẫy khóa nòng nhiều lần để lấy quả đạn kẹt bên trong ra. "Tôi sờ tay lên nó, bỏng dãy, nhưng cũng phải chịu đau để mang nó ra ngoài. Tôi ôm quả đạn trồi ra khỏi xe. Thình lình có tiếng nổ đánh oàng làm tôi cứ nghĩ quả đạn thối đã phát nổ và đinh ninh là mình đã chết..."
    samuelb, huymaya, huytop3 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Quả đạn vẫn còn nguyên. Hóa ra trung sĩ Mike Christie vừa khai hỏa khẩu súng không giật vác vai 90 ly bên trái chiếc xe tăng. Sau khi hoàn hồn, do ko muốn ném quả đạn ra ruộng lúa đằng trước dưới tầm đạn địch bắn đến, Birdwell xua tay bảo đám lính Mỹ dưới mương sau xe tránh ra rồi lẳng nó vào trong hàng rào. Khi leo trở vào tháp chỉ huy anh nhận ra mình có đôi găng tay chống cháy dùng để thay nòng đại liên nhưng khi bê quả đạn nóng bỏng kia lại ko dùng chúng. Birdwell cứ mắng mình ngu mãi.

    Rốt cục Birdwell cũng thấy được chỗ hỏng của cái mũ công tác. Do vậy anh để đầu trần đứng trong tháp pháo bắn tiếp. Christie góp phần thêm ồn ào bằng tiếng nổ của khẩu súng không giật. Birdwell kể: "Dù chẳng có gì che chắn nhưng anh ấy vẫn ko hề sợ sệt". Thời gian đó Birdwell lại bị thêm 1 quả đạn thối nữa nhưng "do đã bình tĩnh hơn nên sau khi biết chắc ko thể nào bắn được nữa, tôi bèn bảo gã tiếp đạn ra ngoài, nhanh chóng lấy quả đạn thối ra rồi ném xuống cùng chỗ với quả đạn trước. Lần này thì tôi ko còn quên đeo găng tay nữa..."


    5

    Hỏa lực


    Birdwell đã sử dụng hết mọi thứ có trong tay. Anh nhớ lại: "Mỗi xe tăng mang theo 64 viên đạn pháo - và tôi đã bắn sạch chỉ trừ 2 quả bị thối". Đạn trọng liên 50 cũng hết, Birdwell bảo tay lái xe và gã tiếp đạn rời xe còn mình thì vẫn ở trên nóc bắn súng M16. "Tình thế rất nguy cấp. Bộ đội bắn ngày càng mạnh trong khi chẳng còn mấy lính Mỹ có thể chiến đấu."

    Rất may, pháo binh đã kịp thời chi viện. Từ trên trực thăng chỉ huy của trung tá Otis, đại úy Flint, sĩ quan liên lạc pháo binh đã liều gọi pháo bắn sát sạt, xuống cái ấp bên kia đường. Trong khi đó vì sợ hỏa lực dữ dội dưới mặt đất chiếc trực thăng chỉ huy vẫn chỉ bay vòng vòng trên khu vực sân bay. Flint kể: "Lúc này vì muốn biết qui mô, tổ chức của đối phương nên Otis bắt đầu mạo hiểm. Phạm vi bay bắt đầu lấn mở rộng sang phía tây, lấy đường quốc lộ làm ranh giới. Tới vòng bay thứ nhì sang phần tây sân bay thì người xạ thủ phát hiện 1 ổ súng máy phòng không 12 ly 8 của địch. Anh này liền khai hỏa khẩu M60. Xạ thủ đại liên địch đã đào 1 công sự hình tròn sâu tới ngực trên cánh đồng ngoài ấp, súng đặt trên bệ đất ở chính giữa. Flint kể: "Nhìn từ trên không xuống thấy y như cái phao bơi. Xạ thủ đối phương có thể quay súng 360 độ nhằm vào trực thăng bọn tôi"

    Tới lượt bay thứ 3 thì chiếc trực thăng chỉ huy trúng đạn. Những viên đạn 12 ly 8 cỡ lớn xanh lè găm vào thân tàu với tiếng động chói tai. Viên phi công báo cho Otis qua hệ thống liên lạc nội bộ "Sếp! bé cưng này chẳng bay thêm được nữa đâu "

    Otis trả lời vào micro: "Tôi đếch cần biết cậu làm gì, nhưng nhất định phải đưa được con chó đẻ này về đầu đông phi đạo"

    Viên phi công buộc phải đáp khẩn cấp ngay trên hàng rào ngay sau chiếc xe tăng M48 nằm trên đường - chiếc của Birdwell - càng máy bay đè những cuộn kẽm gai dẹp lép. Sợ bình xăng vỡ sẽ bắt lửa, Otis, Flint cùng 4 thành viên phi hành đoàn lập tức tháo đai an toàn, nhảy ra ngoài. "Tôi chẳng có gì ngoài khẩu súng lục và chiếc điện đài. Bụng bảo dạ biết làm cái quái gì ở đây bây giờ?.” Flint nhớ lại là mình vội chúi xuống mấy chỗ nấp gần đó và “thả 2 cái điện đài xuống bởi vẫn phải dùng để phối hợp hỏa lực của 2 pháo đội."

    Otis muốn chỉ huy toàn bộ trận đánh nhưng lại chẳng có phương tiện liên lạc nào. May thay, lát sau thì ông cùng Flint được trực thăng của Centaur 6 - ám danh của đại đội trưởng đại đội D - tới bốc lên. Trong khi ấy, Birdwell cũng nhào đến chỗ chiếc Huey bị rơi, tháo lấy 2 khẩu M60, bất chấp sự phản đối của phi hành đoàn. Sau khi đưa 1 khẩu cho Wolford, Birdwell cầm khẩu còn lại leo lên xe tăng và khẩu súng có 2 tay cầm hình chữ D và cái cò hình con b-ướm lại bắt đầu khạc cơn thịnh nộ mới về phía cái ấp. Bỗng có chớp lửa lóe lên trước mũi súng. Mảnh vỡ găm đầy mặt, cổ, ngực Birdwell...máu chảy khắp đầu. Tuy nhiên chúng chỉ là những vết thương ngoài da. May thứ vừa lao đến là loại ko nguy hiểm - chứ nếu là 1 trái RPG thì đã tan xác pháo rồi.

    Thứ duy nhất vụ nổ lấy của anh là khẩu súng; dù gì thì cũng đã đến lúc anh phải bỏ chiếc xe tăng.

    Sau khi di chuyển lên trước chỗ mấy xe bọc thép để lấy đạn, Birdwell dừng lại chỗ tay lái xe và người thợ máy của trung đội gần cái cây to phía sau xác chiếc xe tăng đi đầu. Người thợ máy là hạ sĩ Dean A. Foss - 1 quân nhân chuyên nghiệp lúc nào cũng nghiêm nghị quê tại Bar Harbor, Maine trông khá giống chàng thủy thủPopeye – vốn ngồi phía sau xe tăng của Birdwell lúc đầu trận đánh. Anh này lập tức chứng tỏ mình là 1 chiến sĩ kiên cường, cứ ở dưới mương bắn súng M16 sau khi bị Birdwell mắng vì cái tội đứng quá lộ liễu trên lưng xe. Cổ anh bị cháy xém 1 bên vì luồng lửa của 1 trái RPG.

    Trong lúc Foss chồm dậy nổ 1 loạt M16, Birdwell cùng tay lái xe gom về được chừng 15 quả lựu đạn rồi bắt đấu ném chúng qua bên kia đường. Địch đáp trả bằng cách quay súng máy nã về phía họ. Luồng đạn dữ dội xé nát đám cành cây trên đầu 3 người, khiến ko ai ngóc đầu dậy nổi. Chẳng có cách nào lui về. Nhô lên bắn trả lại càng ko được. Kiểu này thì chỉ có chết.
    samuelb, huymaya, huytop4 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Foss nói như đinh đóng cột: "Mẹ tớ cứ năn nỉ đừng tình nguyện làm nhiệm vụ ở nước ngoài lần nào nữa. Thề có Chúa, nếu lần này thoát được, tớ sẽ nghe lời mẹ"

    Birdwell viết: "Trước cái chết ko thể tránh khỏi thì số mệnh (hoặc là đại đội B), tuỳ theo quan điểm từng người, đã can thiệp" Mấy trực thăng vũ trang áp đảo ổ đại liên khiến địch ko tài nào ngóc đầu dậy nổi; những chiếc trực thăng khác bất ngờ sà xuống bắn đạn khói vào khoảng giữa khu ấp và ruộng lúa tạo thành 1 bức màn khói "và rồi đại đội B bắt đầu tiến về phía đại đội C kẹp quân Bắc Việt vào giữa. Đến lúc đó thì gió đã xoay chiều, địch bây giờ lại trở thành cá nằm trên thớt..."

    Theo quốc lộ 1 tiến xuống, đại đội B đã vượt qua quãng đường dài 39km từ cầu Trảng Bàng về Tân Sơn Nhất trong 1 tiếng đồng hồ. Trung úy Joseph A. Gallo, Jr - trung đội trưởng trung đội 3, đơn vị đi đầu của đại đội B kể lại: "Chúng tôi nhận lệnh và khăn gói lên đường trong khoảng tầm 10 phút. Vì là Kỵ binh nên khi ra tín hiệu cho trung đội lên đường tôi hô 'Okay, các cậu, sỏ giày, mắc yên đi nào!' tiếng hô xung trận của tôi là vậy đấy"

    Đại úy Malcolm D. "Mac" Otis - ko có họ hàng gì với vị tiểu đoàn trưởng - là đại đội trưởng đại đội B, tiểu đoàn 3, trung đoàn 4 Kỵ binh, sư đoàn 25. Anh cũng là 1 dân West Point tính tình điềm đạm, được mọi người đánh giá cao. Đối phương đã dựng vội nhiều chướng ngại dọc theo tuyến đường. Chiếc xe tăng đi đầu của Gallo đã vấp phải chốt chặn đầu tiên khi qua cầu Trảng Bàng chừng 5km, ngay phía bắc cầu An Due ? (An Due Bridge. Có lẽ là cầu Trưởng Chừa bắc qua rạch Vàm Trảng. ND). Đại úy Otis nhập đội cùng với Gallo tại chướng ngại này. Chẳng dám càn bừa qua vì sợ dính mìn nhưng lại ko có đủ thì giờ để dừng lại dọn dẹp 1 cách cẩn thận theo qui trình, Otis bảo Gallo bỏ qua chướng ngại và cây cầu nhiều khả năng đã bị gài mìn đi theo con đường vòng ít khi sử dụng rồi mới quay trở lại xa lộ và tiếp tục phóng hết tốc lực.

    Otis nói "Có khả năng ta sẽ ko tới kịp nên cứ chạy thôi, đừng lo dính mìn nữa!"

    Chướng ngại tiếp theo nằm ở phía nam thị trấn Củ Chi, giữa vùng Tân Phú Trung đẹp như tranh vẽ. Sau khi đi vòng qua thì lại gặp chướng ngại thứ 3 ở thôn ấp tiếp đó, trên quốc lộ 1. Binh nhất Thomas F. Higgins kể lại: "Chúng tôi chạy xe vào ấp, va quệt vào nhà cửa. Nhưng chẳng thấy bóng người dân nào hết. Thật là quái lạ."

    Do chạy vào làng khiến cho tốc độ đoàn xe giảm hẳn nên đến khi gặp chướng ngại kế tiếp trên quốc lộ, Otis gọi điện bảo Gallo "Kệ cha nó, tới luôn đê!". Chiếc xe tăng dẫn đầu có gắn xuổng. Nó cầy tung chướng ngại, xộc qua và tới cái cuối cùng. Ko thấy có mìn. Trong thực tế đại đội B ko hề bị bắn dù nó rầm rập đi qua những nơi đã bị địch quân chiếm từ trước như là Củ Chi và Hóc Môn. Đại úy Otis nói: "Có lẽ bọn tôi chạy nhanh quá nên địch ko kịp phản ứng". Đó là 1 tình huống khó tin nổi. Tân Sơn Nhất là mục tiêu chủ yếu của quân giải phóng nhưng đối phương lại ko triệt để cắt đứt tuyến đường mà chắc chắn đồng minh sẽ dùng để về sân bay cứu viện. "Nếu địch đánh sập cầu Bông, thì bọn tôi sẽ phải chầu rìa ít nhất là nửa ngày. Đến khi đó thì đã quá muộn để về cứu Tân Sơn Nhất."Otis nói.

    (Những trục trặc trong kế hoạch của đối phương có thể liên quan đến 1 trận đánh diễn ra chiều ngày 29/1/1968 - 30 Tết khi 1 chiếc trực thăng vũ trang của đại đội D, tiểu đoàn 3, trung đoàn 4 kỵ binh chụp được 3 du kích trong khu rừng Hố Bò, nằm cách Sài Gòn khoảng 55km về phía tây bắc. Khu vực này nằm chỗ đoạn sông Sài Gòn thắt lại gọi là 'cái nấm'. Trung đội bộ binh ‘bay’ - Aerorifle Platoon (đơn vị bộ binh cơ hữu của tiểu đoàn trực thăng, chuyên làm nhiệm vụ tìm kiếm phi công, đánh giá kết quả các trận không kích..ND) nhảy xuống khám xác nhưng liền đụng phải 'tổ ong vò vẽ'. 5 lính Mỹ bị giết, số còn lại bị kìm chặt dưới 1 hố bom. Đến xế chiều, 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 27 bộ binh, sư đoàn 25 được trực thăng vận tới và sau hồi cận chiến tới tận 1 giờ sáng họ mới đến được chỗ đám lính bị mắc kẹt. Tổng cộng thiệt hại của lính Mỹ là 8 chết, 15 bị thương. Đổi lại họ đếm được 68 xác đối phương. Trong khi trận đánh đang diễn ra thì có quả pháo sáng rơi lạc địa chỉ xuống bờ bên kia sông Sài Gòn. Dưới ánh sáng bùng lên, phi công của 1 trực thăng vũ trang bất chợt bay ngang qua đã nhìn thấy "1 đoàn lớn bộ đội Bắc Việt đang đi dọc sông tiến về phía nam". Đại úy Otis nhớ lại: "tôi đang nghe điện đài thì tiếng viên phi công vang lên 'Ối cha mẹ ơi! Xem chúng tôi thấy gì dưới này này!' và thế là họ gọi pháo cùng mọi thứ hỏa lực hiện có dập xuống đoàn quân địch."Đơn vị này - hình như là trung đoàn 88 Bắc Việt - đang lợi dụng đêm tối tiến về Sài Gòn và có vẻ như đang cố tránh né trận đánh. Được biết trung đoàn 88 này chịu trách nhiệm phá sập cầu Bông nhưng do bị thiệt hại nặng trong trận đêm hôm ấy đã ko hoàn thành nhiệm vụ. Nếu đúng vậy thì theo Otis: "quả pháo sáng ấy đã cứu Tân Sơn Nhất".)

    Trung tá Otis cùng đại tá John R. Thurman III, chỉ huy pháo binh sư đoàn đã cho 1 pháo đội pháo xe kéo - pháo đội C, tiểu đoàn 6, trung đoàn dã pháo 77 (lựu pháo 105mm) - tới nhập đoàn với đại đội B trên đoạn quốc lộ ở ngoài thị trấn Củ Chi. Đơn vị đi sau chót của đại đội B là trung đội 1 đã tách ra khỏi đội hình để chờ và hộ tống pháo đội này tới khu chiến. Thurman cũng đã chuyển giao cho Flint 2 pháo đội khác - 1 pháo đội 203mm của Lực lượng dã chiến II và 1 pháo đội 155mm của sư đoàn 1 bộ binh vì pháo của sư đoàn 25 ko với tới Tân Sơn Nhất được. Tuy nhiên các pháo đội này còn phải chi viện cho mấy trận đánh khác và việc dùng đạn cỡ lớn để yểm trợ tầm gần cũng phần nào mạo hiểm. Số pháo xe kéo này sẽ cung cấp hỏa lực trực tiếp, liên tục để chi viện.
    samuelb, huymaya, altair3 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này