1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ác chiến tại Sài Gòn, Tết Mậu thân 1968!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 21/01/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Do đại úy Otis ko có bản đồ về khu vực bên dưới cầu Bông nên trung tá Otis phải từ trên trực thăng hướng dẫn anh này tới vị trí tấn công cuối cùng. Khi đã thấy trước mắt cột khói dày bốc lên từ đám cháy chỗ đoàn xe đại đội C, thì vừa qua khỏi hãng dệt Vinatexco, đoàn xe của đại đội B liền rời khỏi đường quốc lộ. Saber 6 khuyến cáo đại úy Otis bắn vào những tòa nhà có địch nhưng ko được lãng phí thời gian mà phải cố vượt qua chúng càng nhanh càng tốt. Rời quốc lộ đi theo hướng tây nam qua vùng đất trống thì 2 trung đội dừng lại dàn đội hình thành 1 hàng xe tăng và xe bọc thép cách đều nhau theo trục đông bắc, tây nam quay mặt về phía cái ấp mà địch trong đó đang áp đảo đại đội C.

    Trung tá Otis đáp xuống gặp đại úy Otis bảo anh này triển khai xe phía sau tuyến này, xưởng dệt cách sau lưng họ vài trăm thước. Sau khi đưa bản đồ cho Otis cùng tiền sát pháo binh của anh này là trung úy Rolland Fletcher, vị trung tá chạy về trực thăng của mình. Có đại đội B kẹp chặt quân địch ở phía bắc và phía tây, Saber 6 giờ đã "sẵn sàng tung ra đòn cuối cùng theo kế hoạch vừa mới lập vội để tiêu diệt quân tấn công địch." Trung tá Otis chỉ thị cho những trực thăng vũ trang thuộc quyền chiếm lĩnh vị trí ở sườn nam khu chiến dùng hỏa lực khóa chặt đường rút của đối phương. Bộ phận chỉ huy của đại đội B nhận chỉ thị hướng súng về phía quân địch đóng trong khu xưởng dệt ở phía bắc chỗ giao tranh...2 trung đội còn lại được lệnh...đánh thọc qua kẻ thù xuống phía nam...Trong khi đó đại đội C vẫn duy trí vị trí hiện tại của mình trên quốc lộ và dùng hỏa lực yểm trợ cho lực lượng của đại đội B khi họ tiến ngang đằng trước mặt.

    Thượng sĩ Brewer giờ đã liên lạc được với Đại úy Otis. Anh hét lên cho đám lính dưới hào nghe thấy "đại đội B đang tiến đến sau lưng ngôi làng, họ sẽ nổ súng. Dù có thế nào đi nữa cứ cúi cho thật thấp!"

    đại đội B khai hỏa mọi thứ vũ khí mình có. Hạ sĩ Porter nhớ lại: "Đạn bắn trúng đám rào kẽm gai sau lưng chúng tôi kêu leng keng. Chỉ cần nhô đầu lên 1 chút là vỡ gáo liền."

    Cơn bão đạn cực kỳ dữ dội. "địch bắt đầu trốc công sự bỏ chạy." Trung úy Gallo, trung đội 3, đại đội B còn nhớ mình hấp tấp lấy súng lục bắn phứa khi thấy mấy VC mặc đồ bà ba đen từ chỗ nấp các đó khoảng 15 thước vọt ra. "Tôi nã hết băng đạn Colt 45 vào tên gần nhất. Chẳng hiểu có trúng ko vì tôi bắn súng lục dở tệ". Thứ vũ khí hiệu quả nhất khi ấy là khẩu pháo 90ly nạp đạn chài (canister round) - 1 viên đạn hình ống chứa toàn bi khiến cỗ đại bác trở thành khẩu shotgun khổng lồ. "1 xe tăng của bọn tôi đã thổi bay cả tiểu đội VC bằng 1 quả đạn chài. Dù cách mấy xe nữa mới tới chỗ tôi nhưng tiếng pháo tăng bắn nghe vẫn rất lớn. Tôi nhìn qua đó và chứng kiến cảnh quân địch bay tung sang 2 bên.

    Ai đó reo lên trên mạng liên lạc trung đội . "Hạ được chúng rồi! Hạ được rồi!"

    "Ê, 3-0, bắn hay lắm. Cứ thế nhé!" đại úy Otis gọi mật danh liên lạc của Gallo phụ họa.

    Đại đội B bắn tan nát nửa phía bắc cái ấp. Trong khi rút qua những mảnh ruộng trống ở đầu nam ấp thì quân địch lại bị trúng đạn của pháo đội C, tiểu đoàn 6, trung đoàn dã pháo 77 do trung úy Fletcher cầm ống nhòm đứng trên nóc xe bọc thép chỉ huy gọi đến. Anh này vui đến nỗi cứ nói liến thoắng vào máy gắn trong mũ công tác điều khiển hỏa lực mà ko để ý đến xe mình đang bị trúng đạn bộ binh. Flint kể lại " Viên chỉ huy pháo đội ở ngoài đó 1 mình - chẳng ai bảo vệ họ cả". Pháo đội cùng số xe tải chở đạn đã triển khai bên vệ đường cách sân bay 2 cây số về phía bắc "Khi đại đội B xuất hiện, mấy khẩu pháo đó cũng tới ngay phía sau. Họ nhanh chóng đặt pháo, chuẩn bị và đã có thể bắn chi viện gần như ngay khi quân Mỹ tấn công."

    Tuy nhiên địch chiến đấu cũng chẳng vừa. Tổn thất đầu tiên của đại đội B xảy ra ngay lúc nó đang quay sườn sang bên trái để đối mặt với kẻ thù và bắt đầu nổ súng. Trong khi dàn thành đội hình, binh nhất Anthony E. Kozlinski - lái xe M113 của trung đội 2, đại đội B ở bên sườn trái gần với ngôi làng hơn trung đội 3 - thấy trong bụi cây bên rìa làng có 1 bộ đội vai vác khẩu RPG đứng nhỏm dậy. Cảnh tượng diễn ra như trong đoạn phim quay chậm. Tay trưởng xe vừa nã đạn trọng liên 50 về phía người lính địch vừa gào lên qua bộ đàm bảo Kozlinski cho xe di chuyển. Chẳng còn biết tránh đi đâu nữa. Xạ thủ súng máy trên các xe khác cũng nã đạn về phía người lính quân giải phóng nhưng anh này vẫn kịp siết cò khẩu chống tăng. Kozlinski hình như thoáng thấy người lính địch trúng đạn gục xuống ngay sau đó nhưng điều anh ấn tượng hơn cả chính là cảnh quả đạn bay qua đồng trống lao thẳng tới chỗ mình.

    Qủa đạn xoáy tròn trong ko trung suốt quãng đường bay. Nhìn có cảm giác quả RPG sẽ đi chệch nhưng rồi nó bỗng đâm sầm vào sườn trái xe Kozlinski, ngay bên dưới ghế anh ngồi chỗ buồng lái. 1 vụ nổ kinh hoàng. Kozlinski bất giác nhoi lên nơi lỗ cửa rồi lại choáng váng sụp xuống ghế. Nhìn xem có sao ko anh thấy chân mình từ đầu gối trở xuống nát nhừ toàn máu là máu. Gắng hết sức bình sinh anh cố đu thật nhanh lên khỏi cửa nắp rồi lăn xuống mũi xe, qua cuộn dây kẽm gai to buộc chỗ tấm bửng đằng trước rơi uỵch xuống.

    Cảm giác đau đớn vì vết thương và lúc bị ngã thật ko sao tả nổi. Khi đã xuống đất Kozlinski lết như điên cố tránh xa khỏi chiếc M113 vì sợ nhiên liệu trong xe phát hỏa. Xạ thủ Tom Higgins, người bị văng từ trên nóc xe xuống sau cú bắn kéo Kozlinski ra sau xe nấp. 1 lính cứu thương đưa anh lên cáng, buộc ga rô cho đôi chân bấy nhầy xương thịt rồi tiêm ngay 1 ống mooc phin, nó có tác dụng nhanh chóng.Kozlinski thôi ko quẫy đạp, quằn quại nữa.

    đại đội B bắn như đổ đạn về phía ngôi ấp, đại úy Otis lệnh cho trung đội 2 của trung úy Robert Adamski tổ chức rời xe tấn công lên đầu phía bắc. Dù bị hỏa lực quân Mỹ áp đảo hoàn toàn 1 số tay súng đầy kỷ luật của quân giải phóng vẫn trụ lại trong ngôi làng đã bị bắn tan nát, yểm trợ cho đồng đội rút lui. Vấp phải đạn từ chiến hào trước mặt bắn ra dữ dội, mũi tấn công của lính Mỹ ko sao phát triển nổi. Đúng vào lúc đó khẩu M60 của Higgins lại bị hóc, anh bèn chạy lui về phía xe mình, tìm chỗ nấp để sửa súng. Trong lúc chạy về anh chạy vào tầm đạn của bộ đội trên nóc xưởng dệt xuống - vừa về tới chỗ chiếc M113 thì bị 1 mảnh kim loại có lẽ là mảnh vỡ của 1 viên đạn bắn trúng thân xe nảy ra đâm vào má trái, ngay dưới mắt đau nhói như roi quất. Anh ngã ra đất nhưng khi người lính cứu thương tới lau sạch máu đi thì hóa ra đó chỉ là vết thương nhẹ.
    samuelb, huymaya, caonam_vOz4 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Higgins đến nằm cạnh Kozlinski, mặt ko dấu nổi vẻ ái ngại cho bạn trong lúc miệng thì vẫn nói "Cậu sẽ ổn thôi, bây. Cậu sẽ ổn thôi.."

    Higgins đưa cho Kozlinski sợi dây chuyền có mặt thánh giá của mình.

    "Cảm ơn Tom. Tuyệt thật" Kozlinski cười chọc quê và nói: "Mình sẽ ổn nhưng ko phải vì cái dây chuyền này đâu"

    Có thể nhìn thấy bộ đội đang rút khỏi xưởng dệt. Sau khi sửa súng xong, Higgins nằm sấp giá khẩu M60 nã về phía địch. quân giải phóng trên nóc xưởng dệt lại nổ súng bắn trả. Đạn địch ghim thu thút gần cáng của Kozlinski, khiến bụi đất bắn cả vào mặt anh. Dù vậy dưới tác dụng của mooc phin, anh vẫn chứng kiến trận đánh như 1 kẻ ngoài cuộc, mọi hình ảnh qua lăng kính ấy cứ méo mó kỳ dị hẳn đi trong lúc đạn rít vù vù xung quanh. Kozlinski gọi Higgins hỏi: "Tom, có thuốc lá ko?"

    Higgins ngừng bắn trong giây lát, moi trong 1 điếu ra khỏi bao ném cho Kozlinski. "Ê Tom, có bật lửa ko?"

    "Có, có, đây, đây này" Higgins vừa nói vừa lần tìm chiếc bật lửa. Kozlinski lãnh đạm nhìn Higgins cuống cuồng quay về chỗ khẩu M60. Thất vọng khi thấy nó lại giở chứng, Higgins buột miệng chửi "Tổ ch-a mày!" rồi chạy đến chỗ mấy cái xe tăng. Anh bảo chiếc tăng xoay qua tiến tới gần chỗ chiếc M113 của mình. Tay trưởng xe cho pháo chính bắn vào xưởng dệt. Những phát đại bác đã khiến số lính bắn tỉa địch phải im tiếng. Kozlinski lại hỏi xin thêm thuốc lá.

    Giao tranh trong ấp rộ lên quyết liệt.

    Sau 1 hồi chậm trễ vì phải lo đưa xe kéo pháo vào vị trí, cuối cùng thì trung đội 1, đại đội B cũng tới được tuyến lửa. 1 xe tới ngay sau chỗ chiếc M113 bị bắn hỏng của trung đội 2, lính ngồi trên nóc xe nhảy xuống chiếm lĩnh vị trí xạ kích dọc theo bờ ruộng. Higgins kể "1 trong số đó chân vừa chạm đất đã để súng cướp cò nã hết cả băng đạn M16 vào bụng 1 đồng đội." Cậu bị trúng đạn - là tân binh - vừa mới nhảy khỏi xe đang quay lại ngó mọi người. Gã xả súng - cũng là lính mới - khuỵu gối, kinh hoàng giương mắt nhìn trân trối. Kozlinski kể: "Những tay khác cố vỗ về người lính bị thương nhưng cậu ta cứ gào bảo mình muốn nhìn xem, phải nhìn xem - và khi giật tung áo ra thì vết thương thật kinh khủng.

    Hạ sĩ Willie H. Porter, 1 lính da đen cùng tiểu đội với cậu lính bị thương đã lấy băng gạc ra cố băng bó vế thương nhớ lại: "Chỉ được 1 lúc thì cậu ta thổ huyết rồi chết. Lời cuối cùng mà cậu ấy nói chính là lời gọi mẹ..."

    Quá đau khổ, tay lính lỡ cướp cò được đưa về tuyến sau. Trong khi ấy, đại úy Otis - người được trao tặng huân chương chữ thập Biệt công bội tinh trong trận Tân Sơn Nhất – rất lo lắng trước việc toán xung kích vào làng bị chặn đứng. Để đánh giá tình hình, người đại đội trưởng bỏ mũ công tác ra, vớ lấy 1 chiếc mũ sắt cùng khẩu súng lục từ xe mình chạy băng qua chỗ trống để tới chỗ có thể quan sát được số quân bị kìm chặt giữa đám nhà cửa, hàng rào.

    Sau khi nhập đội với số lính kia, Otis nhận thấy họ đang bị 1 khẩu đại liên phòng không 12 ly 8 từ cửa sổ tầng 2 của 1 cái nhà gạch nằm giữa đám nhà xập xệ bắn xuống. Otis cũng phát hiện có bóng 1 phụ nữ ở trong ngôi nhà này. Thực ra trong xóm khi ấy rất đông dân. Hầu hết trong trận đánh ko ai nhìn thấy họ nhưng khi địch bắt đầu rút thì nhiều dân thường bắt đầu xuất hiện, cố gắng thoát khỏi khu vực bị kẹt giữa 2 lằn đạn.

    Ví dụ như ngay trước khi Kozlinski bị thương, anh có thấy 2 đứa bé Việt Nam chạy ra khu đất trống ở giữa 2 phe. "Anh lính cứu thương trên xe trung đội trưởng liền nhảy ra chạy dưới cơn mưa đạn tới tóm lấy 2 đứa trẻ, nhanh chóng chạy xa khỏi nơi đó, mỗi tay kẹp chặt 1 đứa. Chẳng hiểu vì sao anh ấy lại ko bị trúng đạn. Đó là hành động anh hùng nhất mà tôi từng thấy."

    Người phụ nữ mà đại úy Otis nhìn thấy chạc 30 tuổi đang quỳ chỗ cửa ra vào. Cô ta vẫy Otis rối rít, anh cũng vẫy lại cho thấy mình đã nhìn thấy. Chồng của cô này cũng ở đó. Otis nhớ lại: "Tôi cố tìm cách đi vòng qua 1 cái hàng rào quay lại tới bảo trung đội đang ở đấy rằng 'Này, nhà kia có dân đó. Thử xem có đưa họ ra được ko?' Tuy nhiên mới vừa đi khỏi đó chừng 5 mét thì xạ thủ địch trên tầng 2 quay súng bắn chiếc xe tăng gần đó "và tay trưởng xe lập tức đáp trả, dùng pháo chính thổi bay ngôi nhà. Tự vệ mà. Chắc anh ta đâu biết là trong nhà có dân..."

    Đại úy Otis gọi 1 trực thăng vũ trang tới nhờ diệt ổ đại liên nữa đang cản đường tiến của họ. Sau khi tay phi công dùng minigun bắt ổ súng địch im tiếng, tạo điều kiện cho quân Mỹ tiếp tục tiến lên, Otis vui vẻ hẹn sẽ đãi anh này 1 chầu bia lúc về căn cứ.

    Trung tá Otis rất phấn khởi trước tiến bộ mà đại đội B đạt được, ông nói với phi công của mình "Đi kiểm tra tình hình đại đội C. Làm 1 lượt bay dọc theo đoàn xe xem có thương binh nào cần sơ tán ko?". Cùng lúc đó chiếc trực thăng chỉ huy mà vị trung tá vẫn dùng - chiếc H23 Raven - bay đến. Otis cùng Flint bèn chuyển từ chiếc trực thăng của đại đội trưởng đại đội D sang chiếc này. Vốn Otis khoái trực thăng Raven hơn loại Huey vì cho là nó bay quá nhanh nên ko thấy rõ được những gì đang xảy ra dưới đất. "Nhưng, chết tiệt, chiếc 23 chỉ là 1 cái bong bóng gắn động cơ cắt cỏ mà dưới đất thì toàn địch là địch" Flint nói vì với tốc độ chỉ tầm 74-75km/h, chỉ bằng nửa tốc độ bay của trực thăng Huey, e rằng họ sẽ sớm bị bắn rụng.
    samuelb, huymaya, caonam_vOz4 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trung tá Otis ngồi bên phải viên phi công còn Flint thì ngồi bên trái. Chiếc trực thăng quan sát hạng nhẹ này ko có chỗ cho xạ thủ súng máy. Dù đạn bắn tới đại đội C do mũi tiến công của đại đội B hiện đã ngơi bớt thì "khi chúng tôi làm 1 lượt bay ở độ cao thấp tầm hơn 30 thước, vẫn bị địch nã đạn AK-47." Flint kể lại: "Chiếc H23 bị bắn thủng lỗ chỗ - động cơ, kính chắn gió, ko sót 1 chỗ nào - chúng tôi vội ngoặt trái rồi cho 'em bé' rơi phịch xuống ngay ở đầu tây phi đạo."

    1 trực thăng vũ trang liền sà xuống đón họ. Mấy phút sau đó, trung tá Otis cùng đại úy Flint lại ở trên không trung. Trước khi trận đánh kết thúc Saber 6 còn bị bắn rơi 2 lần nữa nhưng do đại đội không kỵ này nằm trong biên chế tiểu đoàn nên máy bay thay thế luôn sẵn có. Trực thăng vũ trang cùng máy bay chở đồ tiếp tế cũng ko khi nào thiếu vắng cả.

    Mấu chốt chính là ở điểm này. Nếu như Otis buộc phải dựa vào vào đơn vị không quân bên ngoài và đang phải chia sẻ nguồn lực của nó cho rất nhiều đơn vị đang bị áp đảo trong cái buổi sáng Tết đầy hỗn loạn ấy thì rất có thể ông đã bị mắc kẹt dưới đất sau khi bị bắn rơi lần đầu, và theo trung úy Fletcher thì "sẽ phải chứng kiến cảnh đại đội C tiêu tùng mà chẳng giúp gì được." Thay vì vậy Otis đã ổn định được tình hình, tổ chức 1 pha phản kích tuyệt đẹp đánh bại quân địch. Báo cáo của sư đoàn đã khen ngợi Otis là "chỉ cần do dự 1 chút là thảm họa sẽ xảy ra, vị chỉ huy đã lập tức tấn công ngay và giành thắng lợi khi chưa có sự chuẩn bị chi tiết kế hoạch. Nói cho cùng, những thách thức xảy ra cho đơn vị chính là bài kiểm tra trình độ của cấp chỉ huy, tài lãnh đạo cũng như tinh thần chiến đấu và khả năng của nó."

    Trung tá Otis được tặng thưởng huân chương chữ thập Biệt công và đơn vị của ông được tặng bằng khen của tổng thống (Presidential Unit Citation) trong trận Tân Sơn Nhất. Flint phát biểu: "Otis là thủ trưởng giỏi nhất mà tôi từng gặp." Trung tá Otis - sau này là đại tướng - khi đó 38 tuổi, xuất thân từ học việnWest Point, nắm quyền chỉ huy tiểu đoàn 3, trung đoàn 4 Kỵ binh từ tháng 12 năm 1967. Otis có vóc dáng thấp, đậm, rất ‘trâu bò’. 1 đại úy cho biết "tôi ko tin có ai trong quân ngũ có thể đánh bại ông ấy trong môn bóng ném". Ông là 1 cấp chỉ huy cứng rắn, mạnh mẽ, quyết đoán, hắc xì dầu nhưng cũng rất thực tế, khiêm nhường. Lính tráng quí mến ông. Birdwell viết: "Đi trong chiếc xe bọc thép màu xanh dương độc nhất vô nhị ra tới vị trí bạn mà ko có ai bảo vệ thì chỉ có là Otis" và lưu ý chuyện này có thể xảy ra bất kể ngày đêm ngay cả ở những vị trí xa xôi, hẻo lánh nhất trên vùng hành quân của tiểu đoàn "Ông ấy hỏi xem chúng tôi thấy những gì, làm gì, tâm tư nguyện vọng.. rồi lại lên đường..."

    Birdwell nghĩ Otis "có trí thông minh trời phú, lòng can đảm cùng tâm hồn nhân ái hòa trung nhịp đập". Khi vị tiểu đoàn trưởng tới nói chuyện với đại đội C sau trận Tân Sơn Nhất "ông đã vừa nói vừa ứa nước mắt, như bậc cha mẹ xót con. Ko hẳn là khóc, nhưng những giọt nước mắt ấy biểu hiện nỗi đau của bản thân trước sự mất mát của rất nhiều người lính giỏi "

    Tổn thất của đơn vị gia tăng nhanh chóng. Tết ko phải là sự kiện diễn ra chỉ trong 1-2 ngày như Westmoreland mô tả mà thực sự là điểm bắt đầu của những trận đánh ko ngừng nghỉ đối với toàn thể sư đoàn 25, khi quân giải phóng tuy bị đẩy lùi khỏi đô thị nhưng vẫn kiên cường bám trụ ở các thị trấn, làng mạc họ kiểm soát tại nông thôn. Từ ngày mùng 6 tháng 2, ngày đâu tiên trong chuỗi 7 ngày chiến đấu giành lại Hóc Môn, cho tới hết tháng 5 năm 1968 - tháng mà trung tá Otis rời đi thì tổn thất của tiểu đoàn 3, trung đoàn 4 Kỵ binh là 70 người chết, hàng trăm bị thương. Qua toàn bộ chuyện này, Otis là 1 con người 'cực kỳ dũng cảm', Birdwell viết, nhấn mạnh đến việc trung tá đã bị bắn rơi và bị thương ở Hóc Môn - vì chưa bao giờ bay cao hơn khu chiến 100m. "Hết lần này đến lần khác, khi ở ngoài tuyến lửa nện quân Bắc Việt hay là bị chúng nện, tùy trường hợp cụ thể, thì khi nhìn sang xe bên cạnh là thấy ngay trung tá Otis, đang tới lui hướng dẫn hỏa lực, tiến chiếm mục tiêu..."

    Trung tá Otis chỉ chịu đi sau khi bị thương lần thứ 2 trên nóc xe bọc thép chỉ huy trong 1 trận đánh ác liệt khác. Khi đang điện đàm thì 1 mảnh đạn lẽ ra găm vào đầu lại cắm vào bàn tay Otis khi nó đang giữ máy liên lạc nội bộ trên mũ công tác. Chẳng hiểu bằng cách nào mà Saber 6 lại ko bị thương trong trận Tân Sơn Nhất dù theo Flint (sau cũng được thưởng huân chương chữ thập Biệt công bội tinh trong dịp tết) thì "Hôm ấy chúng tôi đã bị rơi trực thăng 4 lần. Chiếc trực thăng vũ trang chở thành máy bay chỉ huy tiếp theo của Otis đang bay trên đầu trận tuyến của đại đội B thì bị 1 ổ súng 12 ly 7 khác đặt trong công sự hình tròn bắn trúng "Có 4 ổ súng trong 1 vành đai chỗ gần đường và 4 ổ khác nơi 1 vành đai khác ở xa hơn về phía tây cách đó gần 1 cây số nữa. Do quá tập trung chỉ huy tác chiến mà chúng tôi đã ko để ý đến những ổ súng đó"

    Viên phi công cố điều khiển để máy bay rơi vào bên trong sân bay. Otis cùng Flint lại trèo lên 1 chiếc Huey "slick" - trực thăng chở quân - của trung đội bộ binh ‘bay’ - Aerorifle Platoon’. Tới lúc này thì trận đánh đã lan xa khỏi xa lộ về phía tây, khi 1 trung đội thuộc đại đội B đụng độ với lực lượng địch bố trí sau bờ đất.

    Otis cố gắng từ trên ko chỉ đạo trung đội này. Flint kể: "Trong lúc chỉ huy, 1 lần nữa chúng tôi lại bay quá thấp, quá chậm và lọt vào tầm bắn của 1 ổ đại liên 12 ly 7..."

    Chiếc slick bị thương nặng ko thể lết về sân bay được. Tình hình trên buộc viên phi công phải đáp khẩn cấp giữa 1 mảnh ruộng hẻo lánh. May thay quanh đó ko có quân địch và sau vài phút đồng hồ, đại tá Thurman, chỉ huy pháo binh sư đoàn 25 đã hạ chiếc Huey của mình xuống cứu mọi người ra khỏi khoảnh ruộng mồ côi đó. Thurman thả Otis và Flint xuống sân bay Tân Sơn Nhất; 1 chiếc trực thăng chở quân khác của đại đội D lại hạ cánh đón họ lên.

    Tay phi công đùa: "Chẳng biết có nên xuống đón ông ko, trung tá ạ. Vì hôm nay ông xui quá xá."
    maseo, samuelb, huymaya5 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tay phi công đùa: "Chẳng biết có nên xuống đón ông ko, trung tá ạ. Vì hôm nay ông xui quá xá."

    đại đội D bị mất nhiều trực thăng ở Tân Sơn Nhất sở dĩ phần nào bởi thời tiết ủng hộ quân thù. 1 phi công nhớ lại: "Trần mây chỉ tầm 120m nên nếu ở trên mây thì ta chẳng nhìn thấy gì hết còn nếu xuống dưới thì lại lọt vào tử địa". Những gì mà chuẩn úy Michael D. Siegel, đã được thưởng huân chương chữ thập Biệt công bội tinh, chỉ huy 1 trung đội trực thăng chở quân trải qua chính là 1 ví dụ sinh động. Trực thăng của Siegel là chiếc đầu tiên đáp xuống gần con đường nhánh đâm qua vòng rào để sơ tán thương binh cho đại đội C. Tuy chiếc Huey bị bắn trúng 37 phát đạn nhưng Siegel vẫn chở được thương binh về tới Biên Hòa. Sau khi rời chiếc slick bị thương nặng, Siegel và phi hành đoàn đáp máy bay đi nhờ về Đồng Dù rồi khẩn trương lên 1 chiếc Huey khác và nổ máy. Cả thảy họ đã bay 7-8 chuyến tải thương - tiếp tế cho đại đội C. Trong quá trình ấy, chiếc trực thăng thay thế đã bị trúng nhiều phát đạn đến độ hỏng hoàn toàn hệ thống trợ lực thủy lực khiến Siegel đành phải hạ cánh khẩn cấp xuống phi đạo. Chiếc Huey thứ 3 tham chiến ngày hôm ấy cũng bị hư hại đáng kể nhưng vẫn cầm cự được cho đến hết trận.

    Lúc Saber 6 bị bắn rơi lần cuối cũng là thời khắc đau thương nhất của đại đội B trong quá trình giao tranh. Nó nhằm đến trung đội của trung úy Gallo ở bên sườn phải, bắt nguồn từ khu làng lan sang phía tây đến chỗ những thửa ruộng lốm đốm những đống rạ khô. Do là cánh đồng vừa mới gặt nên đất ở đây khô và cứng. Khi quân giải phóng nấp dưới những đống rơm nổ súng bộc lộ vị trí thì các xạ thủ trọng liên 50 của Gallo liền bắn xối xả vào đó, khiến rơm bay tung tóe và bắt lửa. Lửa cháy đùng đùng, chừng 1 tiểu đội quân địch từ chỗ nấp chạy ra, tay giơ cao. Họ bị đưa đến ngồi phía sau chiếc xe bọc thép của đại đội trưởng, bịt mắt lại, tay trói sau lưng.

    Trung úy Gallo còn nhìn thấy thêm nhiều bộ đội khác chạy qua chạy lại như trêu ngươi ở hướng tây sau bờ đất rợp bóng cây cách đó 500m nữa, ngay ngoài tầm bắn hiệu quả của súng bộ binh. Khi bị bắn số này liền nấp xuống rồi ngay sau đó lại thấy nhô lên ở những chỗ khác. Hành động cố tình lộ diện này sau được suy đoán là nhằm lôi kéo thiết giáp Mỹ vào ổ phục kích cũng như chia lửa với các đồng chí mình ở trong làng.

    Cuối cùng thì đại úy Otis cũng cử trung đội của Gallo tiến ra chỗ đó. Khi đơn vị này đến gần, lọt vào tầm bắn của súng bộ binh thì từ sau bờ đất đạn AK-47 bắn ra như mưa. trung đội 3 lúc này hoàn toàn ở ngoài chỗ trống. Xe bọc thép của Gallo rất dễ nhận biết vì là xe chỉ huy có cần ăng ten khá to. Có lẽ viên trung đội trưởng cũng là người đầu tiên bị đạn - anh bị hất ngược ra sau ngã vật xuống cửa khoang chở lính khi chiếc APC vẫn đang cuộn xích tiến tới. Cú ngã mạnh tới nỗi ít phút sau khi tỉnh lại trên đám ba lô, túi xách dưới sàn xe, anh cứ tưởng xe bị trúng mìn. Thấy bụng đau âm ỉ, Gallo mới nhận ra mình bị trúng 1 phát đạn. Viên đạn đã xuyên qua phía trước áo giáp chống đạn. Anh mê đi chỉ lơ mơ nhận thấy mình ko còn điều khiển đôi chân được nữa.

    Máy liên lạc trong mũ công tác của Gallo vẫn hoạt động. Nghe người trung úy báo bị thương, Otis liền ra lệnh cho anh này rút về vị trí mình để sơ tán. Để thay cho Gallo, Otis quay qua bảo đại đội phó là trung úy Andrew Gerrie, người vừa tức tốc từ Củ Chi theo quốc lộ tới mang theo rất nhiều đạn dược chất trên 2 xe M113 có gắn radar và 1 xe dắt. Đoàn xe nhỏ bé của Gerrie được điều khiển bởi số lính ở sở chỉ huy tình nguyện tham chiến khi có biến cùng những binh sĩ vì lý do này hay lý do khác đã ở lại căn cứ khi trận đánh bắt đầu. Otis coi việc họ đi qua được vùng nông thôn do địch kiểm soát đã là 1 hành động hết sức anh hùng. Đang rất cần thì họ đến và Otis lập tức tung số quân này vào trận.

    Lúc trung úy Gerrie ra tới chỗ trung đội 3 thì 1 trong số xe tăng của nó đã bị RPG bắn liệt còn tay trung sĩ trung đội phó thì bị đạn xuyên thấu ngực. Hạ sĩ Vernon C. Wilderspin - 1 lính cứu thương ko chịu cầm súng vì lý do lương tâm - đã kịp băng bó cứu sống người trung sĩ. Nhưng lát sau thì chính Wilderspin cũng dính chấu và là 1 trong số 2 binh sĩ thiệt mạng trong lúc giao chiến kịch liệt bên sườn phải.

    Đại úy Otis cũng điều lính trong đại đội bộ ra tiếp ứng. "Tôi nhảy vào xe thông tin chở đạn ra cho bọn họ." Hạ sĩ David W. Garrod, điện đài viên của đại đội trưởng nhớ lại. Trong khi lính Mỹ nhào đến chỗ xe bọc thép để lấy đạn thì Garrod chạy tới chỗ cái xe tăng bị bắn hỏng. Sau khi trúng đạn RPG, đôi chân người lính tiếp đạn nát bét còn trong pháo tháp thì "máu thịt văng tung tóe", Garrod kể lại. anh cũng chính là người đã kéo người lính tiếp đạn đã bất tỉnh ra ngoài. "Bọn tôi khiêng anh ta tới xe thông tin rồi quay trở lại. Mùi thịt cháy, mùi máu nơi chân người lính tiếp đạn vẫn in trong ký ức tôi mỗi khi nhớ lại ngày hôm ấy..."


    6

    Truy Quét



    Chiếc xe dắt của đại úy Otis quay mặt về phía xưởng dệt sau lưng đại đội B. Cứ mỗi khi thấy ánh chớp đầu nóng súng nhấp nháy trên sân thượng là viên trung sĩ đội trưởng đội bảo dưỡng (motor sergeant) lại dùng khẩu trọng liên 50 trên nắp cửa chỉ huy đàn áp ngay. Trung úy Fletcher kể: "Chúng tôi trơ trọi ngoài chỗ trống nhưng may sao mặt nam của xưởng dệt lại chẳng có cái cửa sổ nào cả. Muốn bắn chúng tôi, địch phải trèo lên sân thượng và trở thành mục tiêu cho đại đội D. Đám trực thăng vũ trang quần tới quần lui cày nát mái nhà mỗi khi kẻ địch dám xuất hiện."
    samuelb, altair, huymaya5 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Fletcher ước tính trung tá đã gọi 20 lần chiếc trực thăng vũ trang oanh kích xuống hãng dệt. Trong khi đó, các máy bayA1E Skyraider của Không quân VNCH đã sử dụng đường băng phụ của Tân Sơn Nhất để cất cánh. Trung tâm Phòng thủ Hành quân Hỗn hợp liên lạc với đại úy DeNisio qua trung tâm chỉ huy an ninh hỏi: "Nên thả bom napalm xuống đâu? nên thả chúng vào đâu?"

    "Thả vào ngay hãng dệt ấy" DeNisio đáp.

    "Vào đâu cơ?"

    "Vào hãng dệt"

    Có vẻ do dự khi phải phá hủy khu vực lớn như thế Bộ chỉ huy cấp trên gọi điện bảo: "Sĩ quan điều không tiền tuyến bay trên hãng dệt nói chẳng nhìn thấy gì cả"

    DeNisio nài nỉ: "Đánh hãng dệt đi! Tôi khẳng định với các anh là bọn địch đang bắn vào quân ta từ đó..."

    Phi vụ được chuẩn y. Những chiếc Skyraider động cơ cánh quạt bay thấp, tốc độ chậm lấy quốc lộ làm chuẩn, cứ từng chiếc 1 lừ lừ bay qua lằn đạn lửa thả bom rồi xuyên qua đám khói do bom của những máy bay trước kéo lên cao. Đại úy Otis nhớ lại: "Bom trôi lơ lửng trên đầu chúng tôi như trong đoạn phim quay chậm rồi trúng vào hãng dệt. Ai cũng cầu mong đừng có quả nào rơi sớm. Nhìn bên ngoài thì ko thấy hãng dệt bị hư hại gì nhiều. Bom đều rơi xuyên hết qua mái. Nhưng bên trong hẳn phải nát vụn hết"

    Trung úy Larcom với đại úy Virant đã bất tỉnh vẫn ở trong chiếc xe bọc thép chỉ huy bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Cuối cùng họ cũng được 1 toán lính do hạ sĩ Steve Uram, xạ thủ M113 của trung đội 1, đại đội C đến cứu. Uram theo con mương bên đường chạy dưới lằn đạn đến chỗ chiếc xe, mở cửa chỗ bửng sau ra. Anh nhớ lại: "Do ko biết ai mở cửa nên viên trung úy giương súng lục lên định bắn; đến khi nhận ra chúng tôi anh ấy mới thôi." Sau khi kéo Larcom xuống mương anh quay lại tìm cậu bạn thân là tài xếBobby Finnegan. "Bobby nằm chết trên ghế lái, tay vẫn nắm cần điều khiển. Khi bị bắn, cậu ta đã kéo cần ra sau nhưng chưa kịp khóa (locked back) nên máy xe vẫn nổ. Vẫn còn số nhưng do cậu ấy đè lên nên chiếc xe mới ko chạy được."

    Hạ sĩ Uram được thưởng huân chương sao bạc vì thành tích cứu hộ trên.

    Điều thú vị là khi trận đánh bắt đầu thì Uram đang nghỉ ở Đồng Dù do xe cán phải mìn khi leo qua bờ ruộng 3 ngày trước. Chiếc M113 bị phá hủy, toàn bộ tổ lái đều bị thương. Uram bị dập thương và mảnh vào đầu. Thế nhưng khi nghe tin đại đội C bị phục kích ở sân bay, tổ lái của Uram liền lên ngay chiếc xe bọc thép mới nhận. Anh kể: "Xe tôi là chiếc duy nhất chạy trên đường. Chúng tôi đã đi qua cái ấp mà sau biết là đã bị địch chiếm, nhưng chẳng hiểu sao lại ko có chạm súng..."


    Đến sau chiếc xe cuối cùng trên quốc lộ, Uram đem mấy thùng đạn M60 lên phía trước. Sau khi cứu Virant và Larcom xuống mương anh bò lại vào xe, mặc kệ xác của người trưởng xe và tài xế, chộp lấy khẩu trọng liên 50 nhả đạn. "Trên xe có bao nhiêu đạn tôi đều bắn hết. Cứ bắn cho đến khi mọi chuyện kết thúc. Có nhiều xác địch quân nằm dọc con đường. Số còn sống vẫn nấp trong mấy bụi cây gần đó. Địch thỉnh thoảng lại nhô lên thụt xuống. Chẳng hiểu ý đồ của chúng ra sao cả. Tôi cứ việc nổ súng. Nã đạn trọng liên 50 về phía địch, bắn tan bờ đất hay bất cứ vật gì chúng dùng để nấp"

    Đại úy Otis quỳ cạnh cáng của Kozlinski hỏi người lái xe thấy trong mình thế nào, có cần giúp gì ko?. Kozlinski hét: "Tôi muốn ra khỏi chốn thổ tả này!" 1 trực thăng Huey thả hỏa mù xuống gần ban chỉ huy đại đội B. 1 chiếc khác hạ xuống sau màn khói đưa tiếp tế ra rồi nhận thương binh lên. Kozlinski nhanh chóng được đưa lên trực thăng cùng với trung úy Gallo, người đã được chiếc M113 hạ bửng sau đưa xuống. Ai đó tháo mũ công tác của Gallo ra và anh được cáng vội ra chỗ trực thăng chờ mà chưa kịp băng bó gì cả.

    Chiếc trực thăng hạ cánh xuống bệnh viện dã chiến số 12 ở Đồng Dù. Do trong dịp Tết, căn cứ bị nã rocket thường xuyên khiến Kozlinski cùng nhiều thương binh khác toàn phải chui xuống gầm giường nên anh bèn nằm luôn dưới đó với áo giáp chống đạn và hàng lớp nệm xếp quanh. Kozlinski còn nhớ là: "Các y tá đã đưa cả áo giáp của mình cho thương binh dùng."

    Trung úy Gallo được 1 cha tuyên úy tới làm lễ trong khu phân loại trước khi chuyển lên băng ca. Anh tỉnh giậy trên giường sau ca phẫu thuật, với dây nhợ, chỉ khâu khắp ngực, bụng. Gallo kể: "Trước đó tôi bị sốc nhiều hơn là đau còn giờ thì cứ cử động là đau ko chịu nổi; do vậy tôi cố nằm im càng nhiều càng tốt và rồi nhận thấy 2 chân chẳng thể nào nhúc nhích được nữa"

    Vị bác sĩ vào phòng kiểm tra bệnh nhân, ông ta hỏi Gallo "Cậu thấy sao?"

    "Bác sĩ ơi chân tôi ko cử động được"

    Ông bác sĩ nói thẳng ko giấu diếm "Cậu bị thương nặng lắm. Chắc chẳng đi lại được nữa đâu"

    Đang nằm trên giường, Gallo bật dậy hoảng hốt gào lên "Vớ vẩn". 1 y tá vội tới tiêm thuốc an thần khiến anh chẳng còn biết gì nữa.
    samuelb, altair, huymaya3 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trung úy Gallo, người lính thành thị đầy nhiệt huyết đang nóng lòng về nhà gặp vợ cùng con gái và công việc giáo viên trung học được tặng thưởng huân chương chữ thập Biệt công bội tinh. Anh mới 24 tuổi và sẽ phải sống hết quãng đời còn lại trên xe lăn vì viên đạn thấu bụng chạm vào xương sống. "Nó khiến tôi bị bất lực. Mất cả chức năng đại tiểu tiện. Phải tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới. Giống như bắt đầu lại cuộc đời và tôi sẽ chẳng thể làm nổi điều đó mà thiếu vợ mình. Tôi ghét Việt Nam. Khi đồ đạc cá nhân về đến tôi chỉ giữ lại 1 tấm ảnh duy nhất của mình ngoài chiến trường còn thì vứt hết mọi tranh ảnh, đồ lưu niệm và cả bộ quân phục rách nát nữa"

    Sự việc kỳ lạ nhất trong trận đánh xảy ra lúc trưa khi quân giải phóng trong lô cốt 051, là ổ kháng cự cuối cùng của đối phương trong sân bay lúc đó, đã phóng thích người duy nhất còn sống trong số 5 lính an ninh phòng thủ vị trí này ban đầu. Cái cửa sắt ở mặt sau lô cốt hé mở chỉ vài chục cm và trước sự ngạc nhiên của số lính an ninh phi trường đang tiến gần, trung sĩ Alonzo J. Coggins ló ra, 2 tay giơ lên trời. Ai cũng tưởng tất cả những ngưởi trong đó đều đã bị giết từ đầu trận. Do là người da đen nên Coggins nhanh chóng được xác định là quân mình, đạn đang ầm ầm nã vào lô cốt lập tức ngưng bặt. Tiếng súng chỉ bùng trở lại khi anh lính an ninh phi trường, bị bỏng và thương nặng, đang trong cơn mê sảng đi tới đường vành đai đã được lính ở lô cốt kế đó ở hướng nam kéo vào nơi ẩn nấp.

    Chẳng ai lý giải nổi hành động nhân đạo này của đối phương. Phải chăng địch bên trong hy vọng sự khoan hồng trên cũng sẽ được dành cho mình khi lính Mỹ tái chiếm được lô cốt ?.

    Tuy nhiên quân du kích vẫn chưa ra hàng. Trung sĩ Gifford, tiểu đoàn 377 an ninh phi trường - sau được thưởng huân chương sao bạc - đã vận động dưới làn đạn tới 1 vị trí chỗ hàng rào vừa tầm ném lựu đạn đến lô cốt 051. Về sau Gifford kể lại: "Thời gian huấn luyện hầu như ngày nào chúng tôi tập ném cả hòm lựu đạn. Chúng tôi luôn cố làm sao để chúng nổ trong không trung." Anh cố cho lựu đạn nổ chỗ cửa ra vào nhưng quả lựu đạn đầu tiên rơi lệch qua phải tầm 6 thước. "Ko chuẩn lắm, nhưng nhớ ra lúc huấn luyện chúng tôi ko đội mũ sắt, mặc áo giáp nên tôi bỏ mũ ra ném lại. Tôi rút chốt, đứng dậy ném rồi nằm phục xuống ngay vì đạn bắn. Quả thứ nhì rơi gần hơn chút nữa..."

    Gifford cởi luôn áo giáp rồi nhỏm dậy ném quả lựu đạn thứ 3, nó nổ tung trên không ngay ngưỡng cửa. Đến 12g19 phút thì chiếm lại được lô cốt 051, ngay sau tiếng nổ, 3 - 4 địch quân chạy ra miệng nói líu ríu cái gì đó. Số này đặt tay lên đầu ngồi xuống cạnh lô cốt trong khi an ninh phi trường tiến đến. Gifford nhớ lại: "Dạo đó tôi hút thuốc, chính xác là loại Salem. Hôm sau tôi mới phát hiện mấy bao thuốc lá chưa khui trong túi áo đã ẩm xì vì mồ hôi của mình."

    Tiểu đoàn 1, trung đoàn 18, sư đoàn 1 bộ binh của trung tá George M. Tronsrue là đơn vị cuối cùng tham gia trận Tân Sơn Nhất. Tiểu đoàn chuyên tác chiến rừng rậm này mới trở về căn cứ Lai Khê của mình cách Sài Gòn 40km về phía tây bắc ngày hôm trước. Tronsrue nhớ lại: "1 điện đài viên của trung tâm hành quân đánh thức tôi dậy lúc nửa đêm báo 'có điều gì lớn lao đang diễn ra. Các cuộc gọi đang rối rít trên mạng sư đoàn'. Chúng tôi túm tụm quanh cái điện đài và tới khi có lệnh điều động về Tân Sơn Nhất thì tất cả đã sẵn sàng"

    Thoạt tiên tiểu đoàn bay tới bộ chỉ huy lữ đoàn đặt tại Dĩ An, giữa Biên Hòa với Sài Gòn. Tronsrue kể: "Đại tá ra lệnh cho tôi rất ngắn gọn và cho khoảng 45 phút để chuẩn bị rời Dĩ An bằng trực thăng Chinook". Phải mất 2 tiếng từ 11g đến 13g thì toàn bộ tiểu đoàn mới tập kết hết ở Tân Sơn Nhất. Trên đường bay, phi công trên chiếc trực thăng chở Tronsrue báo bị đạn dưới đất bắn lên nhưng binh sĩ trong chiếc Chinook to lớn chẳng hề nghe hay nhìn thấy gì hết. "Chúng tôi đáp xuống 1 phi đạo. Mọi người nhốn nháo chạy ra. Tôi vừa rời trực thăng 1 trung tá từ bộ chỉ huy đang điều hành trận đánh tới gặp. Ông ta chuyển lệnh bảo tiểu đoàn tôi đánh ra cổng đông nam, đẩy lui quân địch. Những thứ được phổ biến chỉ có thế."

    Otis cho Tronsrue lên 1 máy bay trinh sát để có cái nhìn toàn cảnh chiến trường. Lúc này tiểu đoàn 3, trung đoàn 4 Kỵ binh đang tiến hành truy quét dọc theo quốc lộ 1, trong khi 1 đơn vị VNCH từ phía tây tiến đến cắt đứt đường rút lui của địch. Máy bay Skyraider của Không quân VNCH cùng với phi cơ F100 Super Saber (thanh bảo kiếm) của Không quân Mỹ đang thay nhau oanh kích hãng dệt Vinatexco.

    Tình hình mạn tây vòng rào đang tiến triển tốt. tiểu đoàn 1, trung đoàn 18 bộ binh, thiếu đại đội D được phái đến bảo vệ bộ tư lệnh MACV, sẽ từ sân bay đánh xuống phía đông nam. Trung tá Tronsrue tuyên bố với các đơn vị trưởng dưới quyền trong lúc chuẩn bị tiến ra khỏi cổng căn cứ. "Các chiến hữu! Thế giới vừa mới thay đổi hoàn toàn. Ta sẽ tiến vào khu vực dân cư và sẽ chiến đấu theo đúng bài huấn luyện tác chiến trong đô thị học hồi ở căn cứ Benning. Ta sẽ cho 2 trung đội trinh sát lên nóc nhà 2 bên đường. Đi sau đó mỗi bên là 1 đại đội bộ binh và cứ thế mà tiến tới..."

    Quân Mỹ ào ạt tiến ra cổng. Lính tráng men theo những con hẻm, đi qua những nhà cửa ko 1 bóng người. "ra khỏi Tân Sơn Nhất tầm 1 khối phố thì có chạm súng quyết liệt". Tronsrue kể nói tiểu đoàn mình đã giết được 16 địch khi áp đảo "trục được số VC này ra khỏi nơi ẩn nấp." Suốt 1 giờ sau đó tiếng súng vẫn nổ khi chúng tôi tiến lên. Đến lúc địch dứt chiến thì trời đã xẩm tối. Chúng tôi trở thành 1 tiểu đoàn bộ binh trơ trọi trên đường phố Sài Gòn, ko ai chỉ huy ko ai hỗ trợ. Do chẳng có chỉ thị nào nữa chúng tôi đành theo đường cũ rút về qua lối cổng sân bay tiến ra lúc trước.
    samuelb, altair, huymaya4 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Bị kẹp chặt giữa bộ binh và thiết giáp, lại bị pháo binh, phi cơ và trực thăng vũ trang oanh kích liên miên, lực lượng đối phương tan rã. Trong đợt tấn công cuối cùng qua khu làng cặp bên quốc lộ, trung sĩ nhất Glen T. Pike, tiểu đội trưởng của đại đội B đã chứng kiến những cảnh hết sức rùng rợn. Chưa bao giờ anh thấy sợ đến thế. Ngày hôm đó vừa kết thúc kỳ hạn phục vụ, đang ra phi đạo của căn cứ Đồng Dù chuẩn bị về Tân Sơn Nhất lên máy bay rời VN thì 1 chiếc xe jeep chạy tới, lái xe hét lên báo cho Pike biết đại đội B đang đụng nặng tại sân bay. Lái xe nói mình được lệnh tìm bảo Pike chất thật nhiều đạn lên 1 xe bọc thép rồi tới tham chiến với đám lính lười biếng đang ốm đau, dật dẹo, mà anh ta vừa gom được trong căn cứ.

    Trung sĩ Pike đứng sau khẩu trọng liên 50 tiến ra quốc lộ trên chiếc xe bọc thép chở quân. Trong đầu anh luẩn quẩn cái ý nghĩ: "Chúa ơi! Mình chẳng thoát nổi mà về nhà đâu. Tới số rồi..."

    Khi gặp được đại đội , đại úy Otis bảo Pike về chiếc M113 cũ của mình. Đó là chiếc xe bị dính RPG lúc đầu trận và khi đó lái xe của anh là Kozlinski vẫn chưa được tản thương. "Ai cũng hãi khi phải giáp mặt với 1 kẻ địch đáng gờm như thế mà tiểu đội trưởng lại vắng mặt." Tom Higgins nói và cho biết mình rất ngạc nhiên, nhẹ nhõm khi vào giữa trận đánh thì Pike, người 'anh' yêu quí bỗng xuất hiện cạnh họ, bắn súng M16. "Trung sĩ ở bên chúng tôi cho tới khi trận đánh kết thúc và quân thù bị đánh bại."

    Pike nhảy lên xe mình, hướng khẩu trọng liên 50 về phía những quân giải phóng đang rút qua cánh đồng cách đó mấy trăm thước. "Địch đang cố gắng di chuyển từ hàng cây này qua rặng cây khác. Cả đại đội đều nã đạn về phía chúng." Pike kể, sau anh được thưởng huân chương sao đồng. "Chưa bao giờ tôi thấy địch đông như thế. Cứ thấy chúng là tôi nã súng. Địch liền mất tăm và chẳng thể nào biết liệu chúng có dính đạn ko hay chỉ là nấp xuống? Dù vậy chúng tôi ko nghĩ rằng mình lại bắn trượt. Đó là cánh đồng lúa nước và khi bắn vào những toán địch nhỏ, có thể thấy rõ đạn làm nước bắn tung lên thành vệt.

    Cuối cùng thì đối phương cũng mất dạng và tiếng súng cũng dần dần chấm dứt.

    Đó cũng là lúc Pike tham gia cuộc truy quét về phía ngôi làng đã bị bắn tan hoang. Anh kinh hoàng trước cảnh xác người nằm lẫn lộn trong đống đổ nát. Ngoài bộ đội ra còn có cả dân làng - già, trẻ, gái, trai - xác họ bị đạn chài của xe tăng, đạn đại liên bắn nát. Tom Higgins chẳng bao giờ quên được cảnh 1 bé gái chừng 5 tuổi đi lang thang cùng mẹ, cả 2 đều mụ mị vừa đi vừa khóc thút thít. Người em đầy máu, 1 tay cứ lủng lẳng bên mình, xương gãy lòi cả ra ngoài.

    Cuộc truy quét đã khiến những kẻ địch cuối cùng phải vọt ra khỏi nơi ẩn nấp. Trung sĩ Brewer của đại đội C sững sờ thấy 3 bộ đội vọt ra từ cửa sau căn nhà mới bị đại liên bắn tan nát trước đó Brewer kể: "Địch băng qua chỗ trống, cố chạy tới hãng dệt nhưng 1 xe của bọn tôi đã bao sẵn ở hướng này. Bọn họ đã bắn hạ tất cả"

    Đến khoảng 16g30 thì mọi ổ kháng cự của địch đều bị tiêu diệt. Tiểu đoàn An ninh phi trường 377 có 4 tử trận, 11 bị thương. Trong khi đó biệt đội 35 có 2 chết, số bị thương ko thấy ghi chép. Phía VNCH có 29 binh sĩ thiệt mạng cùng khoảng 15 người bị thương.

    Đại đội B, tiểu đoàn 3, trung đoàn 4 Kỵ binh có 3 tử trận, bị thương 17 còn đại đội C thì có 12 lính chết, 48 người bị thương.

    Tiểu đoàn 1, trung đoàn 18 bộ binh chết 1, bị thương 5.

    Tổn thất của quân tấn công là hết sức nặng nề. Số xác quân giải phóng đếm được trong phần phía tây sân bay Tân Sơn Nhất là 157. Trên những cánh đồng ở phía tây và các thôn ấp nằm dọc theo quốc lộ còn có khoảng 350 người nữa. Hạ sĩ Porter, lính đại đội B kể: "1 số xác chi chít vết đạn trong đó có 1 người bị đạn trọng liên 50 bắn cụt bàn chân, nhưng hầu như ai cũng thấy có ga rô buộc ở chân, tay cả. Họ đã buộc sẵn ga rô quanh mắt cá chân, quanh đầu gối, buộc nơi cánh tay để khi bị đạn có thể thắt dây ngay chỗ cần thiết và tiếp tục chiến đấu. Thật là kiên cường mưu trí!"

    (theo 1 số tài liệu của ta thì lúc đầu trận đánh cánh quân Long An có hơn 500 quân, đến cuối ngày chỉ còn lại hơn 100 người. Có tài liệu chi tiết hơn nói số chiến sĩ ta hy sinh là 380 nhưng cũng diệt được 320 quân Mỹ - ngụy, bắn cháy 9 xe tăng, 13 xe bọc thép cùng nhiều máy bay lên thẳng. Ở Bà Quẹo có 1 tượng đài tưởng niệm 82 liệt sĩ hy sinh ngoài sân bay. Khoảng năm 1990 1 cựu binh VNCH đã chỉ cho ta nấm mộ tập thể trong sân bay chôn 181 liệt sĩ quân giải phóng hy sinh trong đợt 1 Tết Mậu Thân..Tất cả đều đã được qui tập về Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM. Năm 2017 có thông tin từ cựu binh Mỹ về 1 hố chôn nữa trong sân bay, nhưng qua khai quật ko thấy thêm hài cốt ngoài 1 số di vật còn sót lại. ND)

    Trung sĩ Pike đi vào ấp tới chỗ 1 con hào có rất nhiều xác quân giải phóng - bỗng 1 người còn sống vụt đứng dậy. Pike còn nhớ: "Lẽ ra anh ta có thể giết tôi bằng khẩu AK-47 nhưng lại thấy hô 'chiêu hồi, chiêu hồi!' rồi đặt súng xuống đất. Tôi ra hiệu cho anh ta lên khỏi còn hào - theo sau còn có 4-5 người nữa. 1 số đã bị thương, còn thì tất cả đều bị sốc."

    Các tù binh bị giải về chỗ đám xe thiết giáp. Cả thảy đại đội B bắt được 24 địch quân. Tiểu đội của Pike khi lục soát 1 căn nhà đã phát hiện khoảng 1 chục bộ đội bị thương nặng. Nghe có tiếng rên, Pike liền nhảy tới khóa chặt tay người này lại vị sợ anh ta dùng lựu đạn đổi mạng. Nhưng người lính địch ko định làm thế. Anh ta chỉ là 1 kẻ địch sống sót, mụ mị nữa mà thôi. Pike kể: "Khi giải tù binh về tuyến sau, tôi bỗng nhiên điên máu đạp vào mông người này " Với cảm giác hụt hẫng, anh quay lại căn nhà lôi ra 1 địch quân nữa đang bị băng ở tay "Anh ta đòi uống nước còn tôi thì gào lên gọi lính cứu thương đến giúp. Người lính địch đã chết trên tay tôi. Dù đó là kẻ thù nhưng tôi vẫn thấy lòng mình tan nát. Tôi giận điên lên. Giận những gì họ đã làm. Giận cả những thứ chúng tôi làm nữa. Đống hổ lốn này đã khiến tôi ko thể nào chịu nổi..."
    samuelb, altair, huymaya4 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đại đội C cũng rời xe tham gia truy quét. Tom Higgins, trung đội 2, đại đội B kể "Lúc càn tới, tôi đã chứng kiến cảnh lính đại đội C hành quyết tù binh. Trên 1 khoảnh sân nhỏ trong làng có 5-6 người bị bắt quì xuống, tay trói quặt ra sau và lính Mỹ nã đạn vào đầu họ." Những tên lính Mỹ này đã hóa điên vì thù hận. "trung đội trưởng của tôi cố ngăn chúng lại, nhưng 1 thằng đã chĩa họng M16 vào anh bảo xéo đi nếu ko thì chúng sẽ xử luôn."

    Thực tế việc bắn vào đầu những người lính địch đều bị trói trong sân rõ là 1 hành vi tàn sát. 1 binh sĩ trung đội 3, đại đội C, người ko tham gia hành quyết tù binh kể: "Tôi bảo phải làm cho họ giống như bị chết trong chiến đấu nên đã cùng mấy cậu đi ngang cắt hết giây trói"

    Sau khi thương binh đã sơ tán hết, đến lượt tử sĩ cũng được đưa ra 1 chiếc Chinook đỗ gần đầu tây phi đạo. " Tôi là người duy nhất còn sống giữa số tử thi." Birdwell nhớ lại. Anh bị 1 trung úy bắt phải lên máy bay dù đã cố phản đối nói rằng mình chỉ bị thương sơ sơ, muốn ở lại đơn vị. Xe bọc thép của trung đội 1, đại đội C đang đỗ rải rác trong vòng rào. Khi Birdwell lại chỗ chiếc Chinook, anh chạy ngang qua người bạn là 1 trung sĩ da đen. Anh này đang đứng trên nóc xe, vừa cười vừa dùng súng M16 bắn về phía những địch quân còn tụt lại.

    Có 23 xác lính trong chiếc Chinook. Birdwell hãi hùng nhớ lại: "Ngưởi ta vẫn chưa bọc họ lại. Đúng là 1 đống hỗn độn. Người mất tay, chân, kẻ mất đầu...Có xác còn trương lên nữa."

    Birdwell kinh hãi thấy trong số tử thi có 1 hạ sĩ quan mập mạp của trung đội 2, đại đội C, có gia đình, vợ con ở quê nhà - vẫn còn giật giật, lầm bẩm gì đó trên sàn tàu. Anh này bị đạn xuyên qua mũ công tác trong lúc đang bắn trọng liên 50 trên xe M113. Birdwell túm lấy tay cơ phi, 1 trung sĩ da đen đứng tuổi đang thủ khẩu M60 bên cửa sổ, hét toáng: "Người này còn sống! Anh ta nói và cử động đấy!"

    "Ùy. Kệ nó đê. Thằng nào chết mà chả thế"

    Tay cơ phi ko chịu tới xem thử, Birdwell đành bực bội quay lại ghế ngồi. "Tôi là bạn của anh chàng trung sĩ ấy. Chúng tôi đã từng đùa giỡn trêu chọc nhau. Chắc chắn anh ta còn sống vậy mà gã cơ phi ấy lại chẳng thèm quan tâm. Hoàn toàn vô cảm. Với gã chuyện đó chả có gì là to tát hết. Tôi đành ngồi đó nhìn người bạn - óc lộ cả ra qua lỗ thủng trên đầu - và nghĩ ngợi. Chúa ơi! tôi biết anh ta còn sống, nhưng sao lại có thể như thế nhỉ..."

    Khi chiếc Chinook đáp xuống Đồng Dù, Birdwell báo ngay cho đám lính quân y ra đón. Họ lập tức kiểm tra và thấy đúng là người trung sĩ vẫn còn thở. Mọi người vội vã đưa anh ta tới bệnh viện. Người trung sĩ nằm thở máy thêm 2 tuần nữa rồi mới qua đời.

    24 tù binh của đại đội B được đưa lên 1 chiếc Chinook khác. Higgins kể: "1 người ngước nhìn hỏi xin nước uống" - đang điên máu - anh đã làm cái việc mà sau này càng nghĩ càng cảm thấy hổ thẹn. "Tôi bước lên, vạch quần ra đái vào mặt người tù. Trút hết mọi sự giận dữ, thất bại lên đầu tù binh ấy."

    Trung sĩ Pike được phân công áp giải tù binh về Đồng Dù rồi tại đó họ được chất lên 1 cái xe tải. Pike nhớ lại: "Khi xe dừng, 1 quân cảnh bắt đầu mở tấm chắn sau thùng xe rồi lôi thốc đám lính địch bị bắt xuống như những bao gạo vậy. Hầu hết tù binh đều bị thương, bị trói. Ai đứng vững thì may chứ còn ngã thì phải đau lắm. Tôi nghĩ có lẽ thằng quân cảnh này chưa đánh trận nào đâu. Vậy mà nó cư xử với người ta như cỏ rác. Dù gì họ cũng đối đầu với tôi trong trận đánh, tuy bị thiệt hại nặng nề. Tôi bèn bảo hắn thôi đi. Hình như tôi còn chĩa súng M16 vào người hắn nữa, bực bội hết sức."

    tiểu đoàn 3, trung đoàn 4 Kỵ binh và tiểu đoàn 1, trung đoàn bộ binh 18 rút về phi trường Tân Sơn Nhất trước khi trời tối. Tại đây họ được các đơn vị thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 27 bộ binh tới nhập đội. Trung úy Grover, thuộc không quân Mỹ kể: "Bộ binh hạ trại ngay trong đám xác địch nằm giữa đường băng và vòng rào. Chúng tôi đã lục soát, bắn bồi vào tất cả các xác chết vậy mà sáng ra vẫn có 2 bộ đội xuất hiện đầu hàng bọn họ. Chẳng biết 2 người này nấp ở đâu cả nhưng đều có vẻ rất khiếp hãi."
    samuelb, altair, huymaya4 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    1 số hình ảnh trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất, tết Mậu Thân 1968 do ND sưu tầm

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    lô cốt 051

    [​IMG]

    Đoàn xe Mỹ bị phục kích ngoài rào

    [​IMG]

    Hãng dệt Vinatexco sau trận đánh

    [​IMG]

    [​IMG][/IMG]
    huymaya, samuelb, caonam_vOz3 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Phần 2

    Sài Gòn




    Trong điều lệ tổ chức, trang bị của các đơn vị quân cảnh thì nhiệm vụ thứ 2 chính là "chiến đấu như bộ binh khi cần thiết..."

    Trung tá Richard E. George.

    Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 18 quân cảnh tại Sài Gòn



    7

    Đọ súng ở Tòa đại sứ Mỹ


    Công tác bảo vệ thủ đô vốn thuộc trách nhiệm của quân lực VNCH. Vào đêm trước cuộc tổng tiến công Tết, ko có 1 đơn vị tác chiến nào của Mỹ hiện diện tại Sài Gòn và cũng chẳng có dấu hiệu nào cho thấy sẽ cần sử dụng đến họ. Vào lúc tướng Westmoreland ra lệnh 'Cảnh giác tối đa' thì thông tin tốt nhất mà chuẩn tướng Albin F. Irzyk, chỉ huy trưởng bộ tư lệnh vùng (Headquarters Area Command) - cơ quan nắm quyền điều khiển mọi đơn vị trợ chiến đóng tại Sài Gòn - có là 1 số đơn vị đặc công địch đã xâm nhập đô thành và có khả năng sẽ có tấn công trong vòng từ 24 - 48g nữa.

    Chuẩn tướng Irzyk cho gọi trung tá George đến trình diện tại bộ tư lệnh vùng. Đi cùng ông này còn có trung tá G. D. "Doug" Rowe, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 716, lữ đoàn 18 quân cảnh. Vì là chỉ huy trưởng nên George nắm luôn quyền chỉ huy tác chiến tiểu đoàn 716, đơn vị trợ chiến hiện có của bộ tư lệnh vùng. Ông hạ lệnh chuyển tất cả các cuộc tuần tra bộ ban đêm thành tuần tra trên xe jeep, chuẩn bị sẵn lực lượng ứng chiến, tăng cường quân số cho các chốt bảo vệ ở những mục tiêu quan trọng bao gồm bộ tư lệnh MACV, bộ tư lệnh vùng, cơ quan quân cảnh, đài phát thanh và đài truyền hình quân đội Mỹ.

    Trung tá George phán đoán cuộc tấn công "sẽ chỉ diễn ra theo kiểu khủng bố thông thường vào những nơi Mỹ đóng quân, và hoạt động. Chẳng ai mảy may ngờ được VC lại đánh lớn như thế..."

    Những đánh giá sau này cho thấy ngoài lực lượng cấp trung đoàn tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, quân giải phóng còn có 11 tiểu đoàn nữa đã xâm nhập Sài Gòn. Hơn 4000 VC đã vào được thủ đô mà ko bị ai phát hiện cho tới khi lộ diện. Trung úy Gerald L. Waltman, tiểu đoàn quân cảnh 716, cay đắng cho rằng có thể quân giải phóng đã thử súng trong khung cảnh đốt pháo hoa mừng Tết. "Chúng tôi chẳng biết gì cả. Lệnh 'cảnh giác tối đa' có vẻ cứ 2 tuần lại thấy. Mọi người chuẩn bị sẵn sàng và rồi chẳng có gì hết. Đến khi nhận lệnh 'cảnh giác tối đa' trong dịp Tết thì tâm trạng là, Ok thôi, lại thêm lần nữa ấy mà. Chẳng thấy ai tỏ ra lo lắng đêm hôm ấy."

    Nhưng Sài Gòn 'bình yên' là vì nó đang nằm trong mắt bão.

    Bong bóng bình yên này sẽ nhanh chóng bị 18 chiến sĩ biệt động được giao nhiệm vụ đánh chiếm Tòa đại sứ Mỹ ở trung tâm Sài Gòn nhanh đập cho tan tành. Tòa đại sứ chỉ là 1 trong số nhiều mục tiêu của quân giải phóng. Thiếu tướng Trần Độ, tại căn cứ trung ương cục miền Nam - chỉ đạo địa bàn Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long, là người chỉ huy cuộc tấn công vào thành phố. Ban đầu lực lượng tấn công của tướng Độ là 11 tiểu đoàn, chủ yếu là các đơn vị địa phương vì họ đã quen với những tuyến đường ra vào thành phố. Đến đêm sau khi đã chiếm được những vị trí chủ chốt thì các tiểu đoàn này - đặt dưới sự điều động của sư đoàn 9 quân giải phóng - sẽ tổ chức bám trụ đợi tới tảng sáng các đơn vị chủ lực vào đánh bạt những lực lượng VNCH còn lại, kêu gọi nhân dân nổi dậy tham gia cùng các chiến sĩ giải phóng quân. Mọi sự sẽ diễn ra rất nhanh gọn và khi quân Mỹ kịp phản ứng thì đô thành đã nằm trong tay quân giải phóng mất rồi.

    Nhiều thành viên của tiểu đoàn biệt động C-10 là tài xế tắc xi hoặc đạp xích lô tại Sài Gòn. Họ sẽ đi đầu trong các mũi tiến công chính như Dinh Độc Lập và Bộ tổng tham mưu. Tuy nhiên đội biệt động đánh Tòa Đại sứ thì lại đóng quân ở sở chỉ huy của C-10 gần đồn điền cao su Michelin phía bắc Sài Gòn. Họ đã vào thành bằng các chuyến xe đò đông nghịt người 2 ngày trước Tết và đến nhà các cơ sở ém quân. Súng ống, đạn dược, thuốc nổ đã được bí mật vận chuyển vào trước đó 3 tháng, trong những chiếc xe tải chở đầy gạo, củi, cà chua...(đúng ra đội C10 là 1 đơn vị cấp đại đội cùng với các đội C50, C65, C66, C67, C68, C69 và biệt động Thành đoàn... trực thuộc đoàn biệt động Quân khu Sài Gòn-Gia Định F100 của đại tá Nguyễn Đức Hùng (tức Tư Chu). Trong Tết mậu Thân F100 tổ chức thành 9 đội tác chiến. Đánh chiếm sứ quán Mỹ là đội 11 do đc Ba Đen (Ngô Văn Vân, Ngô Thành Vân) làm đội trưởng. Đội có 17 chiến sĩ. ND)

    Quá nửa đêm, các chiến sĩ biệt động sẽ tới gặp 2 lãnh đạo đội tại 1 ga ra ô tô cách Tòa Đại sứ 5 khối phố. Ga ra trên thuộc quyền sở hữu của 1 cựu nữ chiến sĩ V-iệt M-inh. Vũ khí cất giấu trong tiệm - gồm có những khẩu AK-47 và súng chống tăng RPG mới cáu - được khui ra, rồi cả đội lên 1 xe taxi và 1 xe tải nhỏ hiệu Peugeot để tới sứ quán Mỹ. Các chiến sĩ biệt động đều mặc trang phục quần tây, áo sơ mi như người bình thường. Thứ duy nhất để nhận diện ra nhau là băng tay đỏ và khăn quàng cổ kẻ ô vuông 2 màu xanh - đỏ. Họ sẽ đột phá qua tường rồi xông vào đánh chiếm Tòa Đại Sứ. Ko có kế hoạch rút lui.

    2 lính quân cảnh Mỹ đang làm nhiệm vụ gác cổng bên hông Tòa đại sứ. Khi đêm xuống thì cổng chính nằm trên tường phía đông nam được đóng lại nhưng còn cổng phụ chỗ tường đông bắc trên đường Mạc Đĩnh Chi thì vẫn được mở. Toàn bộ khu Đại sứ quán rợp bóng cây tọa lạc tại ngã tư đại lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn. ND) và đường Mạc Đĩnh Chi. Đại sứ quán là 1 tòa nhà hình chữ nhật, cao 6 tầng mặt quay ra đường Thống Nhất. Nó là 1 tòa nhà bê tông kiên cố trắng toát với các cửa sổ lắp kính an toàn. Quanh khu sứ quán là bức tường chống rocket cao khoảng 2,4m cũng được xây bằng bê tông, màu trắng. Bức tường này chạy dọc với cả 2 mặt đường Thống Nhất và Mạc Đĩnh Chi.
    samuelb, altair, huymaya5 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này