1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ác chiến tại Sài Gòn, Tết Mậu thân 1968!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 21/01/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Giọng văn dịch xuất sắc thật....Cám ơn ngthi ...rất nhiều...
    caheo999ngthi96 thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Có 1 đồn cảnh sát của VNCH nằm trên đường Mạc Đĩnh Chi gần Tòa Đại Sứ nhưng viên cảnh sát ở chốt kiểm soát lại chẳng có động thái gì khi thấy chiếc taxi cùng chiếc xe tải ko bật đèn chạy qua. Khi chiếc taxi rẽ phải vào đường Thống Nhất, 1 chiến sĩ biệt động trên xe đã quay người nã đạn AK-47 về phía 2 quân cảnh đứng ngoài cổng phụ. 2 xe vừa qua khỏi góc đường, các chiến sĩ biệt động lập tức nhảy xuống, lấy súng chống tăng, bộc phá ra.

    Hạ sĩ Charles L. Daniel và binh nhất William E. Sebast thuộc đại đội quân cảnh số 527, tăng phái cho tiểu đoàn 716, đang mặc áo giáp, đội mũ sắt đứng gác nơi cổng phụ vội lao vào bên trong, đóng sập cánh cổng thép dùng ổ khóa, dây xích khóa nghiến lại.

    Lúc đó là 2g47 phút ngày 31 tháng 1 năm 1968 (mùng 2 Tết). Daniel chộp lấy điện đài trong bốt gác hét toáng lên gọi mật danh liên lạc của sở chỉ huy quân cảnh: "Waco, Waco, Sứ quán đây!" rồi đọc ám hiệu báo bị quân địch tập kích "Tín hiệu 300!"

    Vừa xong thì biệt động đã phá thủng 1 lỗ trên tường đông nam gần góc đường. Cái lỗ chỉ đủ cho 1 người chui qua. Giọng Daniel gào lên trong điện đài: "Chúng đang tràn vào, tràn vào. Cứu với! Cứu với!"

    Daniel và Sebast quay về chỗ tường thủng, lưng dựa vào tường bốt gác khạc đạn M16 xối xả. 2 VC đi đầu chết ngay tức khắc. Những người còn lại vẫn xông đến, 1 số bắn AK-47 qua lỗ tường cho số khác nhảy vào. Daniel bị bắn trúng mặt còn Sebast bị vào ngực, cả 2 gục xuống. Bụi vữa ở bức tường phía sau cũng rơi xuống như mưa. 2 lính quân cảnh ngã sóng soài, mặt úp xuống đất trong khi biệt động tản ra tiến qua bãi cỏ được chăm sóc cẩn thận xông vào Tòa Đại Sứ. 1 chiến sĩ dùng súng RPG bắn sập cửa trước.

    Dù các tòa nhà bên trong sứ quán là do Thủy quân Lục chiến Mỹ canh phòng, nhưng an ninh ngoài phạm vi tường rào lại thuộc trách nhiệm của cảnh sát Sài Gòn - 1 lực lượng tham nhũng, thối nát. 4 cảnh sát viên được phân bảo vệ Tòa Đại Sứ đóng ngay trong cái đồn kế bên. Mỗi bốt gác bê tông dọc tường đông bắc gần giao lộ Thống Nhất - Mạc Đĩnh Chi đều có 1 người phụ trách. Nếu mấy cảnh sát này từ vị trí của mình phản ứng thì toán biệt động vừa ra khỏi xe sẽ ăn đạn bắn chéo cánh sẻ ngay. Thế nhưng đám cảnh sát khiếp nhược lại ko dám bắn lấy 1 phát.

    Phiên trực đêm ở tòa Đại Sứ vốn có 2 lính quân cảnh TQLC; và vì có lệnh 'cảnh giác tối đa' nên tăng thêm người thứ 3 lên gác trên sân thượng.

    Khi toán biệt động khai hỏa, trung sĩ Ronald W. Harper, trưởng ca đang trong bốt gác của 2 quân cảnh TQLC có nhiệm vụ bảo vệ khu văn phòng lãnh sự được gọi là khu Norodom (Norodom Compound) đã làm đổ tách cà phê. Đây là 1 khu nhà hình chữ nhật này tọa lạc ở mặt tây nam Tòa Đại Sứ và tuy cùng nằm trong khuôn viên nhưng nó cách biệt với tòa nhà chính nhờ 1 bức tường bên trong.

    Sau tiếng súng là 1 tiếng nổ inh tai. Trong khi 2 quân cảnh TQLC gác khu Norodom chiếm lĩnh vị trí khống chế cổng mở ra đường Thống Nhất thì Harper vọt đến cánh cổng nơi đầu bức tường ngăn giữa 2 khu nhà, rồi băng qua khu đỗ xe sau Tòa Đại Sứ. Cũng lúc đó, 1 trong 4 tài xế người Việt làm ca đêm ở đây cũng chạy đi tìm chỗ trốn trong khu nhà để máy phát điện nằm cặp bức tường sau.

    Harper giật mạnh cánh cửa lối vào bên hông cầu thang Tòa Đại Sứ. Cánh cửa dành cho nhân viên phục vụ đã khóa chặt. Hạ sĩ nhất George B. Zahuranic đang ở ngoài sảnh bảo vệ cửa chính sợ quá cứ tưởng bị nhốt. Anh ngạc nhiên và thở phào nhẹ nhõm khi thấy 1 cánh cửa trước hãy còn mở. Zahuranic nhào đến máy điện thoại trên bàn lễ tân gọi điện kêu cứu. Chiếc điện thoại đặt trên bàn bảo vệ kế bên đổ chuông. Zahuranic chạy sang nghe máy trong lúc Harper đóng sập 2 cánh cửa gỗ tếch dày gần 8cm mà mình vừa lao qua lại. Sau đó anh quay người chạy tới kho súng để kiếm cái gì đó thay cho khẩu súng lục. Thế rồi quả RPG đầu tiên đâm sầm vào tường...

    Trung sĩ Rudy A. Soto trên sân thượng bất lực nhìn người lính địch vác súng chống tăng nhằm bắn Tòa Đại Sứ. Động cơ máy lạnh chạy ầm ầm trên nóc nhà hầu như át hết tiếng súng nổ. Thoạt đầu khi 2 quân cảnh bên công phụ vừa bị diệt, Soto cũng cố gắng bắn shotgun về phía 2 bóng người vừa chui qua cái lỗ trên tường, nhưng khẩu shotgun lại bị hóc.

    2 chiến sĩ biệt động xông tới cái bồn hoa hình tròn nằm bên trái trước mặt Tòa Đại Sứ. Có 1 dãy bồn hoa thấp đường kính chừng 3,5m được xây trên sân cỏ đằng trước. Mỗi bồn trồng vài ba cái cây. Quẳng khẩu shotgun bị hóc qua bên, Soto rút súng lục P38 (ru lô) ra bắn hết cả 5 viên đạn mình được phát vào số địch đang nấp sau bồn cây, trong đó có 1 người vác khẩu RPG.

    Nhưng từ tầng 6 bắn xuống, Soto chỉ độc bắn trượt. Quả đạn chống tăng đầu tiên bắn trúng phiến đágranite có gắn quốc huy Hoa Kỳ hình tròn nơi cửa trước, xuyên qua trần nổ tung ngay trên đầu bàn lễ tân trong sảnh. Harper bị thương vào chân, ngã xuống sàn. Quả RPG tiếp theo khoan thủng cửa trước, vụt qua sảnh, lao sầm vào tường phía sau mới phát nổ. Harper chộp lấy khẩu tiểu liên Beretta cỡ nòng 9mm trong khi Zahuranic bị thương ở đầu, vai, tay, ngực, gãy chân phải cũng lết vào kho vũ khí lấy cho mình khẩu Beretta khác. Tuy nhiên anh bị thương quá nặng ko thể nào mang nổi khẩu súng. Harper bắn thử 3 phát vào bàn lễ tân rồi lấy 1 nắm khăn giấy đưa cho Zahuranic áp vào vết thương trên đầu, lúc này đang ra nhiều máu.
    samuelb, altair, huymaya6 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Hay tuyệt nhưng dịch là..chiến sĩ biệt động thì lại đứng ở phe mình rồi..phải dịch như thế nào thì nghe đã hơn nhỉ...
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đâu sao...em dịch cho phe ta đọc mà..chứ ko lẽ dịch là biệt động quân.:-D...
    caheo999 thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    ...đặc công..VC???
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    F100 là đặc công biệt động thường gọi là biệt động thành để phân biệt với đặc công thường...mỹ nó gọi là sapper tuốt...dịch thật sát là công binh..ko đúng..do đó khi dịch ta hoàn toàn có quyền biến chuyển chọn dùng từ khác để phù hợp với cách nói của vn, miễn ko sai ý tg...
    Lần cập nhật cuối: 25/03/2019
    caheo999 thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tiếng súng vọng tới nơi đóng quân của phân đội quân cảnh TQLC, vốn cải tạo lại từ 1 khách sạn. Do có lệnh cảnh giác tối đa nên đại úy Robert J. O'Brien, chỉ huy phân đội quân cảnh đã hạ lệnh cấm trại, bắt tất cả số lính rảnh rỗi nằm trực trong đồn. O'Brien vừa đi 1 vòng kiểm tra 15 vị trí dưới quyền về và đang bận nguyên quân phục ngủ trên ghế sofa trong phòng chiếu phim thì bị 1 hạ sĩ quan đánh thức. Anh chạy vội ra chiếc ô tô con có trang bị điện đài của mình cùng với 1 trung sĩ và lập tức nổ máy. 3 TQLC nữa nhảy lên xe jeep bám theo chiếc xe con rời chỗ đóng quân.

    Số TQLC này ko được trang bị súng bộ binh tiêu chuẩn, cũng chẳng có mũ sắt, áo giáp. Họ chỉ có đúng bộ quân phục mặc trên người. Vừa từ đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai. ND) rẽ vào đường Mạc Đĩnh Chi thì lực lượng này dừng lại khi thấy 1 cảnh sát ở chốt kiểm soát nơi đồn cảnh sát ở góc đường rối rít chỉ tay về phía Tòa Đại Sứ, miệng hét "VC, VC!"

    Đại úy O'Brien cùng 4 binh sĩ là các trung sĩ Richard J. Frattarelli, Michael J. Patullo, Raymond E. Reed, và hạ sĩ nhất Timothy P. Inemer vội bỏ xe chạy bộ theo con đường rợp bóng cây. Chưa đầy 10 phút sau cuộc gọi kêu cứu đầu tiên, O'Brien đã tới cổng phụ đang khóa chặt. Anh khẽ gọi mấy quân cảnh gác bên trong mà ko biết họ đều đã chết. Nghe thấy tiếng gọi, 5-6 chiến sĩ biệt động liền quay về phía số TQLC.

    Bất ngờ trước cuộc chạm trán, 2 bên khựng lại trong khoảnh khắc rồi O'Brien cầm súng lục mới hô Reed khai hỏa khẩu tiểu liên Beretta. Viên trung sĩ da đen to khỏe thọc mũi súng qua song cổng nã 1 loạt đạn. 1 địch quân gục xuống. Số còn lại bắn trả buộc mấy TQLC phải ù té qua bên kia đường nấp sau gốc cây, dùng súng lục chọi với súng AK.

    Toán ứng chiến thứ nhì vội vã lên xe tải theo đường Thống Nhất đến cổng chính. Khi còn cách Tòa Đại Sứ 1 khối nhà thì chạm trán 2 xe jeep quân cảnh. Khi cuộc gọi kêu cứu đầu tiên ở Tòa Đại Sứ phát đi thì gần đó đang có 3 xe jeep mui bạt tuần tra. Xe của trung sĩ Jonnie B. Thomas cùng hạ sĩ Owen E. Mebust của đại đội quân cảnh 527 là chiếc jeep đầu tiên phóng đến hiện trường theo đường Thống Nhất mà ko tuân thủ qui định của tiểu đoàn là xuống xe cách nơi địch hoạt động 1 khối nhà rồi đi bộ để đỡ bị thiệt hại nếu bị phục kích. Thomas ngồi trên ghế phụ bị bắn vào lưng ngay khi xe vừa dừng trước cổng phía bên kia đường. Mebust nhào qua, chộp lấy ống nói điện đài gắn trên xe nhưng chưa kịp làm gì thì đã lãnh 1 loạt đạn chết ngay giống viên trung sĩ. Tay súng địch nấp trong tòa nhà 8 tầng bên này đường Thống Nhất chính là người đã nhả đạn.

    Quân cảnh trên 2 xe jeep chặn đường bảo đám TQLC rời khu vực và còn bảo họ điên khi giải thích mình là lính gác Tòa Đại Sứ nữa. Thượng sĩ Leroy J. Banks, toán phó kể lại: "Tôi tức điên vì lãng phí thời giờ quá. Mặc kệ đám quân cảnh tôi cứ bảo lính xuống xe, xếp thành 2 hàng dọc, giãn cách. Nhiệm vụ của chúng tôi là đến cứu Tòa Đại Sứ. Tôi dẫn 1 hàng lợi dụng các gốc cây trồng trên vỉa hè cứ thế vận động men theo tường. Mọi người tiến rất hăng..."

    Tới cổng nhà Norodom, Banks để 5 binh sĩ trong hàng bên phải lại yểm trợ còn mình cùng với 2 TQLC khác tiến về cổng chính. Vừa qua khỏi chỗ tay cảnh sát rúc trốn trong bốt gác giữa 2 cái cổng thì có quả lựu đạn đáp xuống vỉa hè cùng 1 tràng đạn liên thanh từ tòa nhà bên đường bắn sang, cày tung bức tường trắng in mấy bóng TQLC. Lính Mỹ vội nằm rạp xuống. Chẳng còn cách nào hơn ngoài rút lui.

    Banks yểm hộ cho họ và là người rút về cuối cùng.

    Địch lại ném qua tường 1 quả lựu đạn nữa. Nó rơi trúng chân trung sĩ James W. Jimerson, khi đó đang thu mình nấp sau gốc cây. Anh đá nó xuống rãnh trước khi nó phát nổ.

    TQLC gác nhà Norodom mở khóa cổng, toán ứng chiến vội vào trong. 1 số TQLC leo lên nóc văn phòng Trợ lý đặc biệt, nằm dọc bức tường trong nhìn sang sân Tòa Đại Sứ. 2 người khác chạy nhanh tới cái cổng ngăn giữa 2 khu nhà. "Đến nơi tôi thấy 1 người Việt Nam đang ở phía sau cái xe con màu xanh dương [trong bãi đậu xe của sứ quán]" Hạ sĩ nhất Richard L. Huss kể lại. Anh rút súng lục ra nhưng ko bắn vì nghĩ đó có thể là nhân viên của sứ quán. "Tay này bước ra chỗ sáng thì lập tức lộ rõ khẩu súng trường. Tôi bắn hết cả băng đạn, có lẽ trúng vào thân dưới vì thấy hắn ngã rồi bò tới nấp sau 1 cái xe khác.

    Từ cửa kho súng nhìn ra sảnh, trung sĩ Harper nghe thấy nhiều giọng nói tiếng Việt ngoài cổng chính. 1 quả lựu đạn ném qua song cửa sổ bị hỏng vào trong, Harper vội hụp đầu xuống. Anh đoán chỉ tí nữa là đối phương sẽ phá cửa và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nổ súng. 2 điện đài trên bàn bảo vệ đã bị phá hủy nhưng điện thoại thì chưa bị gì. Dù vậy Harper cũng ko thể liên lạc với trung sĩ Soto - lính an ninh gác trên sân thượng chỉ có điện đài mà ko có điện thoại - được nữa. Tuy thế anh vẫn liên lạc được với E. Allen Wendt, chuyên viên kinh tế của USAID (Cơ quan phát triển quốc tế của chính phủ Mỹ. ND) trên tầng 4, là người phụ trách an ninh tối nay của Tòa Đại Sứ. Tới lượt mình Wendt lại gọi điện báo cho các quan chức dân sự lẫn quân sự ở cả Sài Gòn và Washington. Ngoài anh ta cùng 2 người nữa trên tầng 4 ra số bị mắc kẹt trong Tòa Đại Sứ còn có 1 nhân viên cơ yếu, 1 nhân viên thông tin quân đội và 1 người trực ban của CIA cùng 2 người Việt - 1 gác dan và 1 nhân viên phòng liên lạcdưới tầng trệt.

    Số 'quân bạn' duy nhất còn lại trong khuôn viên sứ quán là đại tá George D. Jacobson và thượng sĩ Robert L. Josephson đều thuộc lục quân, đã nghỉ hưu và hiện làm trợ lý đặc biệt cho đại sứ. Jacobson sống trong ngôi biệt thự Pháp cũ nằm ở góc phía bắc khu sứ quán, đằng sau Tòa nhà chính.Jacobson cùng ông khách Josephson, người sáng ra sẽ rời VN, đều chẳng có súng ống gì và đang rất tuyệt vọng. Ông thượng sĩ già đành vớ lấy cái mắc áo làm vũ khí.

    Khi Harper đang nói với Wendt rằng cần phải đưa Zahuranic lên sân thượng để trực thăng sơ tán thì binh nhất Charles M. Fisher, nhân viên thông tin quân đội xuống. Harper đưa anh này khẩu súng Beretta bảo anh yểm hộ để mình kéo Zahuranic vào 1 trong 2 thang máy ngoài sảnh. Cả 2 thang đều nằm trong tầm bắn của hỏa lực địch chỗ các cửa sổ. Sau khi lấy lại khẩu tiểu liên Harper đưa cho anh lính kia cây súng lục ổ quay và khẩu shotgun, cùng 1 hộp đạn để đem lên cho Soto trên sân thượng.
    samuelb, altair, huymaya4 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Suy cho cùng ....đặc công VC ....có vẻ hợp ....
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    No..no...Mỹ nó gọi sai mình bám theo nó làm gì..bác chỉ tự làm khó mình...đã lái đc thành đặc công rồi sao ko gọi là biệt động luôn cho chuẩn
    cumeo2k7 thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Biệt động ...ok(chuẩn)
    tunghpvn thích bài này.

Chia sẻ trang này