1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

AC Milan - "Gã khổng lồ công nghệ cao" của bóng đá châu Âu

Chủ đề trong 'AC Milan (ACM)' bởi ANHTUAN303, 10/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ANHTUAN303

    ANHTUAN303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    1
    AC Milan - "Gã khổng lồ công nghệ cao" của bóng đá châu Âu

    Có thể điều này sẽ gây không ít ngạc nhiên đối với người hâm mộ vì từ lâu nay, người ta vẫn chỉ quen với một AC Milan mạnh mẽ, uyển chuyển trên sân cỏ nhưng với những chuyên gia máy tính thì AC Milan đã trở thành "Gã khổng lồ công nghệ cao" của bóng đá châu Âu từ năm 2002...


    Kể từ tháng 7 năm 2002, AC Milan đã cùng hợp tác với Computer Associates để phát triển một hệ thống máy tính sử dụng các phần mềm chuyên dụng đặc biệt mà theo như lời của một quan chức của CLB thì hệ thống này đã giúp CLB hạn chế được 91% tỷ lệ chấn thương của các cầu thủ. Hiện nay, dựa trên báo cáo mới nhất của Computer Associates, thì hệ thống máy tính kiểu như thế này đang sắp được hoàn thiện và đã có khá nhiều CLB nhận ra được những lợi ích của hệ thống này trong tương lai.

    Thực tế bao giờ cũng là câu trả lời thuyết phục nhất và chính nhà đương kim vô địch Champions League là đội bóng tiên phong trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học tiên tiến và lý do chủ yếu mà họ đưa ra là "giảm thiểu một cách tối đa nhất những chấn thương của các cầu thủ".

    Sử dụng những phần mềm chuyên dụng được Computer Associates phát triển, hệ thống máy tính được các chuyên gia đặt hầu hết tại các ?ođiểm nhạy cảm? tại khu huấn luyện Cleverpath nhằm mục đích sớm phát hiện và đưa ra những phác đồ điều trị tối ưu nhất cho từng trường hợp chấn thương có thể xảy ra với từng cá nhân trong đội bóng.

    Với phần mềm CleverPath and eTrust do Computer Associates thiết kế, các nhân viên y tế của AC Milan đã có thể có những tổng kết đến từng chi tiết nhỏ như các thông số về thể lực, tiền sử các chấn thương của các cầu thủ và khả năng phục hồi rồi từ đó, mỗi cầu thủ sẽ được chăm sóc một cách khoa học theo từng phương pháp khác nhau phù hợp với thể trạng của từng người.

    Chính vì điều này mà theo như lời của giám đốc phụ trách y tế của Milan, ông Jean-Pierre Meersseman thì ?omặc dù với hệ thống này, chúng tôi không thể tiên đoán trước rằng cầu thủ nào sẽ chấn thương vào thời điểm nào nhưng chúng tôi đã có thể biết tương đối chính xác tình hình sức khoẻ cũng như khả năng gặp chấn thương của các cầu thủ để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý nhất?. Theo như tính toán thì kể từ khi phát triển hệ thống này, các ca chấn thương cơ của Milan đã giảm đi trông thấy từ 41 ca ở mùa bóng 2001/2002 xuống còn 3 ca trong mùa giải 2002/2003.

    Mùa bóng năm ngoái, đã có số liệu của hơn 50 cầu thủ của Milan được đăng nhập vào hệ thống CleverPath and eTrust và lợi ích của công việc sử lý một số lượng dữ liệu lớn đó đã giúp công việc chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các cầu thủ của các nhân viên y tế trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn rất nhiều so với trước đây. Thêm vào đó, việc ngăn ngừa những chấn thương có thể xảy ra cũng đã đạt được một thành quả nhất định khi hệ thống này, dù chưa thật sự hoàn thiện cũng đã có thể đưa ra một bản báo cáo tương đối chính xác về tình hình sức khoẻ cũng như các dấu hiệu có khả năng dẫn đến chấn thương để căn cứ vào đó đưa ra những giải pháp hợp lý nhất.

    Tuy nhiên, cũng theo như lời của ông Demichelis, chuyên gia chăm sóc thể lực của CLB thì việc thiết lập một hệ thống máy móc kiểu như thế này là rất dễ dàng nhưng điều khó nhất là việc thuyết phục ban huấn luyện trong việc bố trí sắp xếp đội hình thi đấu dựa trên những kết quả khảo sát thu được?. Ông Demichelis cho rằng HLV sẽ chẳng mảy may để ý đến kết quả của một hệ thống máy móc nếu như điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích chuyên môn.

    "Gã khổng lồ" Milan là CLB đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào công việc tập luyện nhưng vẫn chưa có gì đảm bảo chắc chắn rằng trong tương lai, sẽ có nhiều đội bóng sẽ sử dụng hệ thống này mặc dù cũng đã có một số CLB tỏ ý quan tâm đến việc áp dụng công nghệ mới vào việc điều chỉnh chế độ huấn luyện, thi đấu. Người ra vẫn tin rằng, yếu tố con người mới là cái quan trọng nhất trong bóng đá nhưng có một người đã và vẫn tin rằng rồi sẽ một ngày, các CLB sẽ nhận ra những tiện ích trong việc sử dụng máy móc trong thể thao.

    Là HLV thể lực tại Milan, ông Daniele Tognaccini, người đã từng viết luận án tốt nghiệp về đề tài sử dụng công nghệ tiên tiến trong công tác huấn luyện thể thao, tin rằng rồi đến một lúc nào đó, dù máy tính không thể thay thế con người trong môn thể thao vua nhưng nó sẽ góp một phần quan trọng trong việc làm tốt đẹp hơn môn thể thao này.

    Theo Thể thao VN


     

Chia sẻ trang này