1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ACB minh oan việc chuyển tiền của bầu Kiên

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi quocthai122, 12/12/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quocthai122

    quocthai122 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2014
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Sáng 5-12, luật sư bào chữa cho bị cáo Huỳnh Quang Tuấn, nguyên phó Tổng Giám đốc ACB đã đặt một số câu hỏi với “bầu” Kiên và Lý Xuân Hải (nguyên tổng Giám đốc ACB). Hai bị cáo này đều có chung quan điểm bị cáo Tuấn không có vai trò gì trong việc ủy thác cho 19 nhân viên ACB đem hơn 718 tỷ đồng gửi vào Vietinbank và bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Khi được HĐXX hỏi về vụ vay liên ngân hàng giữa ACB với Vietbank và Kienlongbank, ông Nguyễn Phú Hòa, cán bộ của ACB cho biết đã chuyển hơn 1 ngàn tỷ đồng vào Kienlongbank và Vietbank theo chỉ đạo của Lý Xuân Hải và ông Nguyễn Văn Hòa (Kế toán trưởng ACB) để ACBS mua cổ phiếu của ACB.
    [​IMG]
    Lý Xuân Hải và “bầu” Kiên cùng “kêu oan” cho Huỳnh Quang Tuấn Theo ông Nguyễn Văn Hòa, sau khi được Lý Xuân Hải chỉ đạo đã gọi điện sang hai ngân hàng này đề nghị mua trái phiếu của ACBS nhưng cả hai đều nói ACB phải chuyen tien thì mới mua. Vậy là ACB đã chuyển hơn 1 ngàn tỷ đồng để hai ngân hàng này mua trái phiếu của ACBS. ACBS chuyển số tiền này vào hai công ty của “bầu” Kiên là ACI và ACI-HN để hai công ty mua cổ phiếu của ACB.

    Theo bản án sơ thẩm, để ACBS có tiền mua cổ phiếu ACB, theo chỉ đạo của “bầu” Kiên, ACB đã cho Kielongbank vay liên ngân hàng 1 ngàn tỷ đồng và Vietbank vay 500 tỷ đồng. Hai ngân hàng này cho ACBS vay lại dưới hình thức mua trái phiếu của ACBS với lãi suất cao hơn lãi suất vay liên ngân hàng của ACB. Sau đó ACBS lại chuyển 1.500 tỷ vào ACI và ACI-HN để hai công ty này mua cổ phiếu ACB. Khi bị công ty kiểm toán phát hiện việc đầu tư cổ phiếu là trái luật, ACB lại phải cho Vietbank vay trên 1,6 ngàn tỷ đồng để cho ACI và ACI-HN vay trả lại tiền đã mua cổ phiếu cho ACBS. Việc chuyển tiền lòng vòng đã gây thiệt hại cho ACB trên 60 tỷ đồng còn Vietbank và Kienlongbank ở giữa hưởng lợi hàng chục tỷ đồng tiền chênh lệch lãi suất.
    Ông Nguyễn Văn Hòa khai việc chuyển tiền đã hỏi ý kiến Lý Xuân Hải nhưng ông Hải bảo gọi cho anh Kiên. Khi ông Hòa liên lạc thì “bầu” Kiên nói: “Cứ gọi sang đấy, tôi đã liên lạc rồi”. Tại tòa, đại diện của Vietbank cho rằng Vietbank và ACB là 2 tổ chức tín dụng có khoản liên ngân hàng để hỗ trợ vốn cho nhau. Khi ACB chuyển tiền qua anh thì nhận còn việc mua trái phiếu của ACBS bằng khoản tiền nào không thể xác định được.

    Bác lại lời khai này, Chủ tọa phiên tòa đã công bố lời khai của ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng Giám đốc Vietbanh tại cơ quan điều tra. Ông Hưng khai: Khi anh Hòa liên hệ chúng tôi mua trái phiếu ACBS, tôi có nói là không có tiền, anh Hòa bảo là ACB đã chuẩn bị sẵn sẽ chuyển sang. Ông Hưng khẳng định, như vậy không phải mất vốn mà ở giữa vẫn có lợi nhuận thì đồng ý. Ông Nguyễn Thanh Minh, đại diện của Kienlongbank thừa nhận việc Kienlongbank mua trái phiếu của ACBS dựa trên thông tin của ông Nguyễn Văn Hòa - Kế toán trưởng ACB và là thành viên HĐQT Kienlongbank. Tuy nhiên, việc ACB gửi tiền liên ngân hàng cho Kienlongbank là nghiệp vụ bình thường.

    Các luật sư cũng đặt nhiều câu hỏi cho những người liên quan về vụ ủy thác cho nhân viên ACB gửi trên 718 tỷ đồng vào Vietinbank. Một số luật sư cho rằng Vietinbank phải chịu trách nhiệm về số tiền trên 718 tỷ mà Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm đoạt. Đại diện của Vietinbank lại lập luận: Các điều khoản trong hợp đồng tiền gửi giữa nhân viên ACB với Vietinbank chưa được thực hiện. Hợp đồng là căn cứ và khi người gửi tiền có tài liệu chứng minh hợp lệ thì Vietinbank sẽ xem xét giải quyết.

    Luật sư Lưu Văn Tám, bảo vệ quyền lợi cho Lý Xuân Hải đặt câu hỏi với đại diện Vietinbank: Tại sao đến ngày 31-12-2013, Vietinbank vẫn gửi công văn thông báo số dư tài khoản đến cho nhân viên ACB. Vậy hợp đồng này còn giá trị không? Đại diện Vietinbank trả lời: Nội dung bản in sao kê thể hiện bằng lệnh chi của chủ tài khoản chứ không theo điều khoản của hợp đồng. Vào ngày 31-12 hàng năm, Vietinbank đều thông báo số dư cho khách hàng. Trách nhiệm quản lý tài khoản là của chủ tài khoản. Tôi khẳng định hợp đồng này không có giá trị”.

    Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Lý Xuân Hải cho rằng dù ACB có thiệt hại trong vụ gửi tiền thì Thường trực HĐQT cũng được miễn trừ trách nhiệm vì đây là việc làm vì lợi ích của cổ đông. Hơn nữa, đến nay cũng chưa có ai yêu cầu bồi thường. “Trước khi đề xuất về ủy thác gửi tiền, tôi có tham vấn ban pháp chế và trong suốt quá trình thực hiện không thấy ai nhắc nhở làm như vậy là sai. Tôi không nghĩ mình có sai phạm. Tại thời điểm ACB ủy thác gửi tiền, tôi nghe có nhiều ngân hàng cũng làm vậy nhưng không biết cụ thể ngân hàng nào và cũng không thấy Ngân hàng Nhà nước có ý kiến gì. Thời điểm đó, ACB cũng gửi hàng chục ngàn tỷ đồng đến các ngân hàng khác và đã thu lại đủ cả gốc và lãi” - bị cáo Hải nói.

    Bị cáo Nguyễn Đức Kiên phủ nhận chỉ đạo ACBS đầu tư cổ phiếu của ACB: “Tại ACB, tất cả ý kiến phải được thực hiện bằng văn bản và không có bất kỳ văn bản nào thể hiện tôi cho phép ACBS đầu tư cổ phiếu ACB và ACB không thiệt hại trong vụ đầu tư này, nếu lỗ thì ACI và ACI-HN phải gánh. Tôi bị truy tố vì liên quan đến vụ ủy thác gửi tiền là không chính xác. Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn điều lệ hoạt động của ACB, trong đó có cho phép ACB ủy thác trong lĩnh vực ngân hàng và trong giấy phép hoạt động của ACB cũng thể hiện điều này” - bị cáo Kiên tự bào chữa.

    Cuối buổi làm việc ngày 5-12, đại diện Viện KS hỏi bị cáo Kiên có ý kiến gì về cáo buộc “trốn thuế” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Kiên vẫn cho rằng mình không phạm hai tội này.
  2. dautucanho

    dautucanho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2014
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    1
    thương ông. Lý Xuân Hải hơn

Chia sẻ trang này