1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Action mới và những đổi mới của M4/M16/AR15

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tim333, 15/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    He, ở đây có mấy con lởn vởn. Vẫn chưa đủ mặt đâu, còn vài con nữa kia. Trang này hồi này anh em hoà thuận nên mấy con lởn vởn này lượn đi lượn lại không ai thèm xua.
    Đại diện dân đi du học Mỹ trong box này đông và thể hiện rất rõ bản chất của con giáp thứ 12.
    Lần cải tiến lớn nhất là M1A2.
    M1A1 đã tích luỹ nhiều cải tiến lặt vặt cho giống AK, như bộ lau, cái hang trong báng, băng 30 viên... Nhưng phần chính là độ chính xác và sức công phá thì vẫn vậy. Mỹ tìm mọi cách cải thiện vẫn vô kế khả thi, vì trình thấp. Đến thập niên 197x, Đức dần có vai trò quan trọng trong NATO, họ bỏ dần thái độ của kẻ chiến bại và nhờ đó, NATO có một số vũ khí tốt, trong đó có đạn 5,56. Nhờ vậy mà có M1A2.
    Tuy vậy, cải tiến lần này chỉ tăng được đường đạn trong tầm 300 mét, còn độ chính xác, tầm bắn hiệu quả thì vẫn vậy. Cản trở còn lại chỉ là trình độ sản xuất, để tăng độ chính xác và sức xuyên thêm nữa thì Mỹ không chịu nổi giá thành, nếu như Mỹ sản xuất loại đạn giống như AK-74, có chóp đường đạn. Vả lại, sơ tốc của AR-15 ban đầu đã nhỡ cỡ so với đường kính, khó thực hiện thuật phóng ngoài (đạn bay trong không khí) tốt.
    Các nước còn lại của NATO đặc biệt là Đức không khoái lắm loại đạn này và có súng đạn riêng của họ.
    Đạn SS109 có tốc độ quay đến 1:7 (7 inch một vòng, 5 ngàn vòng giây). Người ta chấp nhận cố định trục đạn lại, không sử dụng hiệu ứng đường đạn. Trong khi đó, các đạn khác đều uốn dẻo trục của mình theo hướng đường đạn. Đạn US193 thì tốc độ thấp hơn chút, 1:12. US193 được dùng cho những mẫu M1A1 cuối cùng.
    Với đạn dài và tốc độ quay quá cao để cố định trục thế này, đường đạn bị ảnh hưởng nhiều bởi gió, đồng thời, hết tầm hiệu quả, trục đạn lệch quá lớn so với đường đạn trung bình và tản mát tăng vọt. Đường đạn bị ảnh hưởng nhiều bởi gió vì khi bị gió thổi lệch, trục đạn không uốn dẻo trở lại theo đường đạn trung bình mà vẫn cứ duy trì lệch như vậy.
    Đạn nòng xoắn có tâm khí động trước tâm khối lượng, nên khi lệch gió, trục đạn nghiêng về phía xuôi gió, điều này lái đạn theo hướng đó và làm đạn lệch thêm. Đạn có tốc độ quay vừa phải sẽ có chóp khí động như đinh con quay chống vào không khí, tự uốn trục đạn theo trục đường đạn. Còn kiểu đạn trục cố định này, lệch gió rất mạnh. Mức lệch gió lại tăng thêm nữa khi các loại đạn M16 đều dài hơn AK-47.
    với gió 15km/h, lệch gió, tính theo in :
    US193 (0 1 2 3 4 5 6 7 8 trăm mét)
    0 1,3 5,8 14,2 27,6 47,5 76,4 113,5 156,1
    SS109
    0 1,1 4,9 11,4 22,4 38,0 59,5 88,4 128,9
    Ở tầm 200 mét, lệch gió (gió yếu 15km/h) là 5in (12,5 cm), ở tầm 300 mét là 11 in (30cm), ngoài 300 mét, độ lệch gió tăng vọt lên 22 in (50-60 phân). Ở tầm 800 mét là 3 mét. Đồ thị lệch gió cũng như tản mát tăng đột biến ngoài 300 mét.
    Ở đây, tớ không đưa bảng tản mát lên. Nhưng qua đó cũng thấy, không thể bắn phát một M16 ở tầm ngoài tầm bắn hiệu quả (cỡ 300 mét), cũng vì thế mà chức năng súng trường tầm xa hoàn toàn không có, chỉ có súng trường tầm gần . Ở tầm 100 mét, lệch gió nhẹ nhàng với tốc độ gió yếu là 15km/h đã là 1 in, 25mm, trong khi đó ở tầm này, AK-74 bắn hai viên lọt chung một lỗ, AK-47 cũng gần đạt như vậy, lỗ chỉ méo ra chút chứ không đến nỗi 2 lỗ. (đường đạn AK-47 ổn định hơn đường đạn AK-74, nhưng nó lại mở rộng, cái mở rộng hình xắn trôn ốc quanh đường đạn trung bình này là tính được và ổn định).
    M16 cũng chưa từng kiểm tra "tầm bắn hiệu quả", đây là bài kiểm tra quy mô lớn, không hãng nào dù lớn đến mấy làm nổi, chỉ có tầm nhà nước, mà phải nhà nước của cường quốc mới làm được. Cho đến nay, M16 mới chỉ trưng ra "tầm bắn hiệu quả tối đa" là M16A2 550 mét.
    Tớ không rõ tầm bắn này của AK là bao nhiêu, tầm bắn hiệu quả của AK là 275 mét. Ở 250 mét, đạn AK lệch tối đa 18mm (gần như toàn bộ các viên đạn chui vào vòng tròn 36mm, một phần nhỏ còn lại xa đột biến có thể do rung máy thử hoặc j` đó). Đồ thị tản mát (có lệch gió, AK rất ít lệch gió) của AK tăng đồng đều, như vậy, bia số 4 (50 phân) chắc phải có tầm bắn hiệu quả tối đa .... 2500 mét. Tất nhiên là AK không bắn xa đến như vậy, theo cách tính của M16, bắn trong những điều kiện tốt nhất, bia số 4, tầm bắn AK là khoảng 1000 mét. Con số chính xác là trên như thế nhưng thước ngắm của AK chỉ có 1000 mét thôi.
    Tầm bắn hiệu quả AK là tầm bắn bia số bốn dính đạn trên 90% loạt đầu, bia hiện 15 giây, tư thế nằm bắn, trên tất cả các hạng người huấn luyện 3 tuần. Đây là tỷ lệ rất khó đạt với lính như thế (hầu hết các loại lính trên thế giới đều có khoảng 3-6 tháng qua huấn luyện cơ bản, trong đó 3 tuần huấn luyện ngắm bắn). Số lượng mục tiêu khoảng 8 hay 10 j` đó. Có một số số liệu khác nhau về lần thử AK năm 1946, nhưng không khác biệt quan trọng.
    Liên Xô trước đây và Nga cũng liên tục kiểm tra các tính chất của M16, tuy họ không kiểm tra quy mô lớn, nhưng cũng thử qua vài loại tiêu chí cơ bản rồi từ đó ước lượng thông qua các tham số có sẵn của AK. Tuy nhiên, con số tầm bắn hiệu quả nói ra ở đây nhiều người tự ái, số địch nói về ta mà .
    Ngày nay với LWRC, mức độ đắt đỏ lại tăng lên. Súng thì gia công chi tiết đắt đỏ, nhưng lại không chịu nổi giá thành đạn ????? Đó là sự vô lý. Thật ra, tất cả những người biết đánh giá vũ khí đều hiểu, trong khi license súng đã free một phần, thì đạn vẫn vậy. License đạn lúc nào cũng gần như free, nhưng ngược lại, đây là hợp đồng lớn và lâu dài còn hơn súng nhiều, các hãng cổ điển đã giành reserver đến tương lai xa vời rồi, khó chú nào như LWRC chọc vào được.
    Nhược điểm lớn nhất làm súng nặng lại không phải kỹ thuật thiết kế thuật phóng của NATO không tốt, mà lại là hậu quả của kỹ thuật thiết kế thuật phóng tồi tệ của Mỹ những năm 1948-1958. Những năm đó, Mỹ đã sớm kình địch với Liên Xô, Đức đang cúi đầu mưu việc của một tù binh, hai nguồn thiết kế thuật phóng đều đóng của với Mỹ. Đáng lý ra, cuộc cải cách M16A2 dũng cảm thêm, cương quyết dùng một cỡ đạn khác, chỉ cần thay đổi vỏ một chút là không thể bắn được đạn cũ nữa, và thế là M16A2 sẽ gọn nhẹ. Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng nửa vời, súng mới được làm tương thích ngược với đạn cũ, trong khi đạn mới không tương thích ngược với súng cũ ?????? Kết quả là súng mới nặng uỵch mà chẳng bao h bắn đạn cũ, còn súng cũ thì vẫn vậy, nhanh chóng lạc hậu và vứt mặc dù chưa dùng.
    Nguyên nhân súng mới nặng thì thế này. Khi thiết kế thuật phóng ưu việt, áp suất trong nòng biến đổi đều hơn. Khi đạn vừa chuyển động được một chút là vùng áp suất lớn nhât, sau đó áp suất giảm dần khi đạn ra khỏi nòng. Những súng cổ như súng dùng thuốc nổ đen rất ngắn và dầy, trông rất tũn, gù lưng, xấu xí. Ở súng cổ, áp suất lớn nhất rất cao nhưng giảm nhanh. Súng dùng thuật phóng ưu việt là các súng pháo nòng mỏng và dài, thuốc cháy chậm đều, áp suất lớn nhất không cao, áp suất không giảm nhanh, áp suất phía đầu nòng tăng lên.
    Liều M16 ban đầu đậm đặc chất Mỹ, giống như 03-06 và 7,62x51, thuật phóng nòng ngắn dầy. Còn sau của cải cách M1A2, súng nòng dài mỏng. Nhưng vì tương thích đời cũ nên nòng dài và dầy.
    Như vậy, cải cách lớn nhất của M16 bi h rất đơn giản, thay đổi cỡ dạn một chút để không ảnh hưởng đến thuật phóng của SS109 hay US193, nhưng lại không dùng được đạn cũ. Như vậy, nòng không cần dầy để tương thích đạn cũ nữa và đương nhiên súng nhẹ.
    Cải cách lớn thứ hai là làm đạn giống đạn AK-74.
    Cải cách j` nữa bi h, thôi, không nói nữa .
    Mình đưa lệch gió lên đây để các bạn đánh giá "tầm bắn hiệu quả tối đa" 550 mét của M16. Thật ra, đã là "tầm bắn hiệu quả" thì không có tối đa và tối thiểu, mà người ta đã thử với các điều kiện bắn kém nhất và tốt nhất, những chú ngu nhất và mắt tinh nhất, đã đầy đủ tối đa và tối thiểu. Nhưng M16 sử dụng khái niệm "tầm bắn hiệu quả" khác AK, nên mới có "tầm bắn hiệu quả tối đa". thông cảm vậy.
    Ở 550 mét, gió thổi ngang trung bình (hay là nhẹ, 15km/h), lệch đến mét hai (50 in), chắc chắn không thể bắn được trong điều kiện đó được. Ta hiểu "tầm bắn hiệu quả tối đa" tức mà giá súng vào ê tô của máy bắn thử, bắn trong phòng kín, dùng kính ngắm điện tử.... và nhiệt độ áp suất độ ẩm cũng .... tối đa luôn.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 22:29 ngày 15/06/2008
  2. SSX

    SSX Guest

    Vấn đề bác Phúc đề cập rất ít người nói đến. Trong các Clip thử trong nhà có vẻ M16 có độ chụm tốt hơn AK nhưng ra ngoài thực địa nó khác. Các bác cứ xem cái clip sau đây thấy ngay. AN-94 chụm hơn nhiều M16.
    http://www.youtube.com/watch?v=pEZuT3gi7jc&NR=1
    [​IMG] [​IMG]
    Được SSX sửa chữa / chuyển vào 18:50 ngày 15/06/2008
  3. X-Zero

    X-Zero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Ai lại so với AN94. So với AK47 đi xem nào. AN là loại quái vật ko thèm chấp.
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    To SSX
    Những tản mát tơ nói trên thuộc về mặt đường đạn, giả thiết là súng đặt trên giá.
    Trong điều kiện thử nghiệm như thế, nếu không có gió, thì trong vòng tầm bắn hiện quả 250 mét, M16 cũng khá chụm, nhưng nó quá lệch gió.
    Mình không có con số của AK, nhưng của RPK-74 là các viên đạn nằm trong vòng tròn đường kính 36mm ở 250 mét, bắn phát một, ngắm tốt nhất (trên giá bắn thử). M16 cũng không bằng được. Còn về gió thì cả 47 và 74 đều có mũi đường đạn rất dài, lệch gió không đáng kể (với kích cỡ tim người )
    Vết đánh số một là viên đầu tiên bắn làm nóng nòng, vết 2 là 3 viên cách nhau xa nhất 3 phân. Tầm 250 mét. 10 anh M16 cũng không có cái này được. Đạn AK không chụm được như RPK nhưng chỉ kém tí xíu. Bên phải là hình bắn thử, rõ ràng là ngoài tuyết lạnh nhé, không phòng ốc j`. Cuộc thử này cũng có M16, nhưng người ta chẳng thử động tác này cho tốn công .
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đứng bắn cầm tay thì lại là chuyện khác, chủ yếu quan tâm là lệch viên thứ 2 do viên trước giật. AK-47 giật mạnh nhất. AK-74 giật không bằng AK-47, tổng động năng giật mỗi phát của AK-74 nhỉnh hơn M16A2, do súng AK nhẹ hơn, mặc dù động năng đạn AK-74 nhỏ hơn của M16. Nhưng nhược điểm của AK là giật lệch, do điểm tỳ báng là cấu trúc súng trường cổ bắn phát một, điểm tỳ báng không thẳng hướng nòng. vậy nên mỗi phát bắn AK vẹo nòng đi một góc. Lực giật mạnh xảy ra sau khi đạn đã ra khỏi nòng, chủ yếu là lực đẩy lùi cả trích khí, nên làm lệch đường đạn viên thứ 2 trở đi.
    Cũng có kiểu giảm gần hết rung giật bằng lùi cân bằng (AK-107/108), cơ cấu này được phát minh những năm 196x nhưng được đánh giá là làm phức tạp súng nên chậm được áp dụng. Cơ chế này có một piston ngược, đẩy một trọng vật về phía trước cùng lúc đẩy khối lùi về sau. AK 107 108 (đạn Nga và NATO để xuất khẩu) có vẻ là phương án triển vọng. Nó làm phức tạp piston lên chút nhưng cũng chưa phức tạp bằng piston LWRC đâu mừ .
    Phương án áp dụng phổ biến hơn là người ta làm một cái đầu nòng giảm lệch, có khoan một lỗ hình tuye hướng ra phía giật, khí phụt ra đó đẩy nòng ngược với hướng lệch.
    Cũng chẳng có súng nào triệt tiêu hết rung giật này, trong khi AK giật chéo thì M16 giật thẳng ngược lên như video đó. M16 và các súng như Famas đặt thước ngắm đầu ruồi lên cao để điểm tỳ báng thẳng, nhưng cũng không thể hết rung giật của đạn và khối lùi.
    AN-94 thì có cấu tạo độc đáo. Nó có tính năng chiến đấu theo concept "súng trường tấn công" cực tốt, nhưng chưa chứng tỏ được độ tin cậy, được đánh giá là dễ hỏng khi đập nhau giáp lá cà. AN-94 khi cầm tay vững, bắn hai viên đầu chụm làm một với tỷ lệ cao, bí quyết là cơ cấu khoá nòng đặc biệt, bắn hai viên đầu dưới 1/100 giây khi súng chưa kịp rung. Độ chụm khi bắn liên thanh thì không súng nào lại được nó.
    Ngay từ hồi thiết kế AK thì vấn đề lệch điểm tỳ đã được tính đến. Cơ bản là trước đó, súng trường chủ yếu là bắn phát một, nên không cần tính đến độ chụm viên thứ 2, tuy nhiên, phương án được chọn chỉ giảm lệch này thôi chứ không bỏ hẳn. Lúc đó, cũng có một số phương án cạnh tranh với AK, đặc sắc nhất là Korobov TKB-408 hay Korovin năm 1945, chúng đều thuộc dạng ngày nay được gọi là "bullpup" (giống Famas ngày nay), Korobov TKB-408 có nòng tương tự AK nhưng súng chỉ dài 790mm. Nhưng khẩu đó thì lại không bằng AK bởi một số thứ khác nên AK đã thắng. Bullpup Nga vẫn làm, ví như A-91 năm 1991, dài có 660mm, cân nặng cả phóng lựu-không đạn là 3,97kg, nòng súng trường giống AK.
    Ngoài ra, Nga cũng phát triển một số loại súng động năng đạn mạnh nhưng giảm rung lệch khác, ví như lùi có hãm. bản chất các lùi có hãm là dùng một cơ chế cơ khí để đạn đẩy một khối lùi nhanh gấp nhiều lần vận tốc của vỏ đạn lùi, khối đó nhanh gấp vỏ đạn bao nhiêu lần thì nó được nhẹ đi bấy nhiêu lần. AB-762 và AVB-762 của Baryshev những năm 1960 dùng đòn bẩy.
    Thế nhưng những AK mới nhất vẫn là báng cổ điển ???? Có lẽ những cơ cấu giảm giật cho thấy không cần nắn lại điểm tỳ nữa chăng ???
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 20:00 ngày 15/06/2008
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 20:03 ngày 15/06/2008
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 20:25 ngày 15/06/2008
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 20:26 ngày 15/06/2008
  5. SSX

    SSX Guest

    Vấn đề bác tim nêu ra là đúng rồi. Thời gian gần đây áp lực lên Carbine M4 rất lớn, cả M16 nữa. Nếu phải đấu thầu cạnh tranh gần như chắc chắn M4 Colt Defense bị loại. Rất nhiều đối thủ nặng ký: XM8, HK416, SCAR
    http://www.lenta.ru/articles/2008/05/27/rifle/
    http://www.armytimes.com/news/2008/05/army_m4debate_052408w/
    Speakers representing the small-arms industry, Congress and an arm of the Defense Department?Ts test community all used this year?Ts International Infantry & Joint Services Small Arms Systems Symposium to call for the Army to put its M4 Carbine in competition against all comers from the commercial market to find out whether soldiers are carrying the best available weapon into combat.
    ?oWe think there should be a competition,? said Bryan O?TLeary, speaking on behalf of Sen. Tom Coburn, R-Okla., in a brief May 21 speech at the symposium.
    Phương án chuyển sang gas piston có lẽ là một giải pháp để cứu M4, nói gì thì nói nó có vẻ đang đi đúng đường.
    Ở cái ảnh trang trước, là của một CG ủng hộ cho gas piston. Một cái ống dẫn gas bị nóng chảy nhũn ra, cong đi như thế thì tắc là cái chắc, thông kiểu gì. Quá nóng mới cần cái miếng ốp nòng súng, AK nó có cần đâu, nó để nòng súng trần không à.
    [​IMG]
    Còn cái ảnh này, loại Direct Impingement còn gây ra nhiều chuyện, khí cháy xộc về gây nóng, bẩn súng, tắc đạn là đúng rồi. Còn LWRC cũng chưa được hay lắm khi cuối hành trình piston vẫn phải đẩy khí cháy (hot gas) ra ngoài làm giảm áp suất khí cháy, tốn động năng của viên đạn mà vẫn phải có tiết lưu không thì đạn rơi ngay trước mặt. Trích khí gần buồng đạn thì tuyệt vời bác Trần ạ.
    [​IMG]
    Lại được cái nhà lão Trần không biết gì về kỹ thuật hay phán lung tung bị đập là đúng rồi, bao giờ chẳng thế.
    Bác tim chưa biết duyên nợ của mọi người với lão Trần đấy thôi.
    Ai đời lão bảo trích khí từ đầu nòng là long-strock. Người ta cố tình trích tận đầu nòng là có lý do của nó. Sâu hàng cho lão một con AEK-971 trích khí tận đầu nòng, trích khi còn to hơn cả nòng đây.
    Nó có hẳn 2 gas chamber, 2 piston, con này còn tốt hơn AN-94. Bác Trần xem cái bia nó bắn chắc chán hẳn, không viên nào ra ngoài điểm đen.

    http://world.guns.ru/assault/as34-e.htm
    [​IMG]
    AN-94"Abakan"+ AEK 971
    http://www.youtube.com/watch?v=gOozMdEV_AU
    AEK-971
    http://www.youtube.com/watch?v=OlQ0x1bySU8
    Được SSX sửa chữa / chuyển vào 20:56 ngày 15/06/2008
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    À, to SSX.
    Không phải tớ không đọc hắn đâu , tớ có đọc nhưng trả lời hắn làm j`.
    Ya hắn vặn tớ khác, chấp j` siêu nhân thông minh bằng con giáp thứ 2 này. Hắn hói LWRC là hành trình ngắn vì nó đi một đoạn ngắn, AK dài vì nó đi một đoạn dài, bạn M19 đã nhắc chính tên hắn rằng người ta chỉ tính quãng đường piston chịu lực đẩy của khí, không tính quãng đường piston bị bệ khoá nòng kéo đi. mà bạn M19 có không nói thì tớ cũng nói chiện làm j` với ngợm ấy.
    Hắn lại còn nói là cần piston dài là hành trình dài nữa à hết thuốc chữa.
    Thôi, nói chiện với hắn làm j`, hắn có định bàn kỹ thuật j` đâu, chỉ đi lang thang dặt dẹo, thỉnh thoảng lại tung hô vạn tuế US, chả hiểu sao. Lúc nào tỉnh thì hắn phá bĩnh, lúc lên cơn thì lại vạn tuế us.
    Về cái ống. Rõ ràng, gần đây việc đấu thầu M16 rộn ràng. Phái của Bush tượng trưng cho các công ty "truyền thống lâu đời" sắp đổ theo chiến tranh Iraq, nên độc quyền về súng đạn M16 chắc chắn mở toang. Chỉ trong thời điểm này người ta mới dũng cảm bỏ cái ống dẫn khí đi. Nếu không có chiến tranh Iraq thì cái ống này mãi mãi vẫn là phát minh sáng chói, niềm tự hào dân tộc, quốc hồn quốc tuý.... như thịt chó mắm tôm nhà mình vậy.
    Không phải bi h người Mỹ mới nhìn thấy cái nhược điểm khủng khiếp của cái ống này. Rất nhiều người đã phân tích năng lượng rất yếu của cái động cơ này, nhưng suốt 50 năm qua, nó vẫn ngự trên đài vinh quang. Tào tháo nói viên thiệu là bộ xương khô trong mả, người ta sợ như sợ mà mà chả có thực lực j`, đúng là cái này.
    Mới chỉ bỏ cái ống dẫn đi dùng cần piston dài mà giờ đây súng ngập nước receiver vẫn bắn được, khác hẳn trước đây. Máy móc nào cũng thế, có cái động cơ khoẻ là mọi thứ chạy khoẻ ngay. Có cái động cơ khoẻ rồi mới tính đến thay đổi tốc độ bắn, cân bằng... sau này. Cần piston dài rõ ràng chỉ một ngày làm tan hoang danh tiếng của niềm tự hào sáng chói của ống dẫn khí.
    Cũng là một hiện tượng. Mai đây có cái j` đó chỉ một ngày làm tan hoang danh tiếng thứ j` nữa đây .
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 22:32 ngày 15/06/2008
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 15/06/2008
  7. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Bác diễn giải khiếp quá, có hơi quá đà không, một đặc trưng chung của SMG là bắn đạn của handgun (súng lục). còn assault rifle thường bắn đạn riêng hoặc cùng lắm là chung đạn với trung liên (light machine gun) khái niệm này sinh ra để phân biệt với khái niệm battle rifle (đặc trưng là M1 Garand và Tokarev) do loại battle rifle bắn đạn mạnh hơn, tóc độ bắn thấp hơn và không có lẫy chọn chế độ bắn (selective fire)
    Bác thử giới thiệu em xem khẩu súng lục nào bắn đạn 5,56 mm nào.
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Tó diễn giải có vẻ hơi nặng lời, nhưng đúng đấy. Cậu tìm xem cái lấy selecct rifle ở đâu nào ??? Chưa có súng lục là vì chưa ai làm thôi, mai tớ nặn ra một khẩu là thành MP ngay hén
    Bản chất của súng trường tấn công và MP khác nhau hoàn toàn. Súng trường tấn công là súng trường, đó là điều kiện tiên quyết. Súng trường là j`, đó là khẩu súng chính của bộ binh, nó phải thỏa mãn những điều kiện chiến đấu của người lính bộ binh. Khi phòng ngự, nó phải là khẩu súng trường tầm xa. Khi tiến công, nó phải đủ đạn để duy trì cuộc tiến công.
    "Súng trường chiến đấu", hay là "súng trường hạng nặng" như Mosin, Mauser thoả mãn các điều kiện đó. Nhưng chúng lại chỉ thích hợp với tầm xa, còn hoả lực tiến công tầm gần vài chục mét thì tồi, tuy vậy, vẫn đủ chức năng, nó chỉ tiến công yếu thôi nhưng vẫn tiến công được.
    MP thích hợp với tiến công, nhưng không có chức năng súng trường tầm xa. Hồi Thế chiến II, cuối chiến tranh, Liên Xô và Đức có rất nhiều MP, nhưng phải phổ biến trung liên và súng bắn tỉa đi kèm.
    Người ta làm nhỏ đạn súng trường để có thể bắn liên thanh trong khi chạy. Nhưng quan trọng nhất là mang được đủ đạn. Nếu dùng đạn lớn như Mosin hay Mauser thì không mang được nhiều đạn và không bắn được khi đang chạy. Không bắn được liên thanh thì Mosin hay Mauser vẫn là súng trường, còn không mang đủ đạn thì không phải là súng trường, đơn giản thế thôi.
    Nhưng nếu mang đạn nhỏ mà bắn mỗi loạt 6-10 viên thì thà mang đạn lớn bắn được lâu hơn. cơ số 150 viên bắn được 15-25 loạt, xong là gọi AK đến cứu (đây là cơ số rất lớn rồi, 7-8 băng 20 viên). vậy mới có select-fire. Không có cái đó thì không thể là súng chính của bộ binh được, không phải là súng trường được. Cơ cấu bố trí đó là như cuối Thế CHiến II của Liên Xô và Đức, SMG (MP, PP) đi kèm trung liên, có khác j` đâu.
    Không có select-fire thì chỉ là loại súng máy bắn đạn nhỏ. Bạn còn thấy loại súng này bắn đạn nhỏ hơn hay bằng trong tiểu đội không (trừ súng ngắn), vậy là nó không phải súng trường, đạn bé hơn đạn súng trường, vậy là súng máy bắn đạn nhỏ, không phải SMG là j`.
    select-fire là một đặc điểm không thể thiếu của súng trường tấn công là vì vậy. Hơn nữa, M16A1 ban đầu đạn còn yếu và tản mát. bạn thấy mình phân tích về tầm bắn và khả năng sát thương của nó đấy, chưa đến đời A2 thì chỉ là loại SMG quá cỡ thôi.
    Chuyện gọi nhần tên thì Mỹ nhiều. BAR Browning automatic rifle là trung liên nhưng vẫn tên là súng trường đấy thây . Nó bắn được phát một như súng trường, nhưng lại bắn từ khoá nòng mở, điều đó làm nó không xạ kích tầm xa được và không phải súng trường
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 23:58 ngày 15/06/2008
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Hồi này ồn ào lên chuyện LWRC M16. !!!!!!
    Thật ra, LWRC không phát minh ra bất cứu cái j` mới cả. Toàn bộ cấu trúc máy móc này đã có từ lâu ở các súng châu Âu. Các súng đó cũng cũng học lại từ một thiết kế cổ. Thiết kế cổ gốc gác ấy lại là của chính M16 . trở về cái máng lợn, không hơn không kém. Đó là bản AR-18.
    Câu chuyện hơi dài dòng.
    Armalite phát triển một loại súng trường mới, họ phát triển trên một số loại đạn nhỏ, nhưng ưu tiên đạn 0,22. Không may Armalite chỉ là một hãng nhỏ, hãng mẹ là Fairchild Aircraft and Engine Corp đã quyết định bán thiết kế súng cho Colt. Colt là hãng lâu đời về súng cá nhân và hy vọng thiết kế súng này sẽ đưa họ đến hợp đồng súng trường lớn nhất lịch sử nước Mỹ. Kể từ đó, Armalite không còn tham gia vào sự phát triển của AR-15, M16 nữa.
    Tuy nhiên, có một điều hài hước, hài hước cho đến 50 năm sau quay lại cái máng lợn. Armalite chưa phát triển đến mức ổn định thiết kế súng. Quan trọng nhất là họ không có concept. Tí nữa, mình sẽ nói về vấn đề đặt sai concept thời kỳ này. Hơn nữa, Armalite cũng gặp một số khó khăn cần vượt qua ở khối cò vốn đã chật cứng.
    Armalite phát triển tiếp một mẫu súng song song với Colt phát triển tiếp M16, lúc này Colt vẫn đang hợp tác chặt chẽ với Armalite để cho ra đời bản M16 đầu tiên. Phiên bản mà Armalite phát triển, đáng tiếc. lại trưởng thành hơn M16.
    Bản AR-18 có đủ các chức năng của một súng trường tấn công, ngoại trừ đạn 0,22 nguyên thuỷ quá yếu. Nó có select fire. Tuyệt vời hơn, nó có piston của LWRC . Đúng hơn là thuỷ tổ của piston đó, các đặc điểm cấu tạo chính không khác j` cả và chỉ được các hãng cải tiến nhỏ chi tiết, vẫn giữ nguyên tắc.
    Tuy nhiên, ở Mỹ không hề có khái niệm "súng trường phục vụ", một quá trình phát triển công cộng và license công cộng. AR-18 khiêm tốn đi con đường còi cọc của mình, trong khi phiên bản đẻ non của nó thì được bao nhiêu hanh hùng với người Mỹ yêu nước tung hô vạn tuế (nay thì người Mỹ chán rồi nhưng cửu an vẫn còn tung hô).
    AR-18 được phát triển và sản xuất với số lượng nhỏ, sau được bán bản quyền cho hai công ty Sterling Armaments (anh) và Howa Machinery co (Nhật), với tham vọng bán được cho thế giới thứ 3. Tuy nhiên, đứa đẻ non AR-15 thông qua viện trợ Mỹ chiếm sạch thị trường của thằng anh hoàn chỉnh. Cộng cả 3 hãng, khoảng 20 ngàn khẩu AR-18 đã được sản xuất đến khi dừng năm 1979. Lúc này dừng là đúng, vì các mẫu đạn mới SS109 và US193 xuất hiện cùng với cấu tạo nòng mới.
    Súng có 3 bản, AR-18 đều đủ chức năng, AR-18s là phiên bản cạc bin nòng ngắn, AR-180 là phiên bản chỉ bắn phát một. Năm 2001, phiên vản AR-180 cải tiến dùng nhiều đồ nhựa và băng AR-15 (M16) xuất hiện trở lại bán cho dân sự, khá chạy, dùng đạn NATO.
    AR-18 tuy phát triển còi cọc nhưng phiên bản bắt chước thì nhiều, Heckler-Koch G36 tiếp theo là G416 chẳng hạn. AR-18 hoàn thiện quá muộn, khi nó xuất hiện thì AK tràn ngập thị trường. Còn lại thị trường Mỹ và một vài nước thì AR-15 tuy là thằng em đẻ non, nhưng được làm con nuôi nhà giầu, tranh hết không nhả cho một miếng nhỏ nào.
    Cái thất bại của AR-18 ở đâu ??? để đến nỗi 50 năm sau LWRC nhào nặn lại đem bán hoành tráng thế ??? Ả-15 tuy là phiên bản đẻ non của AR-18, nhưng bị các hãng bán súng Mỹ lợi dụng bản thiết kế đó để độc chiếm thị trường súng trường lớn nhất quả đất về giá trị. Đến nay, khi các ông lớn đó bung biêng vì chiến tranh Iraq, nghe đâu sắp đổ đến nơi, thì hàng loạt các hãng nhảy ra sôi động bán hàng công nghệ. Họ thiết kế không nhiều nhưng làm hàng rất nhiều. Châu Âu và Nga có nhiều mẫu súng thiết kế rất mới, nhưng không ở đâu có khẩu súng được làm hàng khoẻ như mấy công ty Mỹ cả.
    AR-18 ra đời chậm chạp do đâu ? do yêu cầu thiết kế súng của quân đội Mỹ sai. Họ đã không đặt đúng concept nên việc hoàn thiện một khẩu có concept rất đúng như AR-18 quá chậm chạp.
    Mỹ đặt ra yêu cầu phát triển súng trường mới không như Liên Xô đặt ra AK. Họ không hình dung hết các đặc tính của súng trường tấn công, mà chỉ làm theo model, thế thôi. yêu cầu của Mỹ là phát triển một loại súng trường đạn nhỏ nhẹ, nhưng lại theo concept "súng trường chiến đấu", battle rifle. Những súng trường chiến đấu điển hình là Mauser và Mosin. Concept chiến đấu điẻn hình của chúng là hai xạ thủ nằm ở hai vị trí, ngắm nghĩa cẩn thận rồi bóp cò, cứ thế cho đến khi một trong hai người chết, như phim miền tây. Trong Thế Chiến II, MP (PP, SMG) đã thể hiện ưu thế rõ rệt khi xung phong, và không thể thiếu. Nhưng cũng không thể thiếu súng trường, nên người ta đã làm một khẩu súng trường, khi thì bắn chiến đấu như súng trường, khi thì bắn loạt như MP. Concept MP rõ rệt nhất khi đang chạy xung phong, mục tiêu xuất hiện đột ngột, xạ thủ bắn rất nhanh không cần ngắm ở tầm rất gần chỉ 30 mét, hết sức khác biệt với từng đòn rõ ràng của súng trường cổ điển.
    Thế nhưng người Mỹ thấy Nga có súng trường đạn nhỏ, họ cũng đặt làm súng trường đạn nhỏ và theo .... concept của Mauser và Mosin, hết sức truyền thống. Bạn nào đọc lại giai đoạn thiết kế đạn 0,22 và các súng liên quan đến nó sẽ thấy, ngay cả AR-15 ban đầu cũng được thiết kế theo concept này. Súng trường chiến đấu liên thanh.
    Vì vậy, đến khi Armalite định nghĩa được súng trường tấn công thì đã quá muộn. Vả lại, không có một nỗ lực quốc gia cho một súng trường công cộng, năm 1963 M16 đã định hình và không muốn thay đổi nữa. Đó là năm ra đời M18, rồi nó đã sống một cuộc sống thầm lặng, còi cọc, chả ai biết đến. Trong khi đó thì thằng em đẻ non được làm con nuôi nhà giầu, đại phất.
    Nhưng rồi lại phải quay về cái máng lợn thôi. Sau 50 năm đằng đẵng, AR-18 đã chết, nhưng oan hồn của nó hoá vào LWRC trả thù.
    Hài vãi.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 02:21 ngày 16/06/2008
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    To ssx
    AEK-971 thì nói làm j`. Hệ thống piston cân bằng này được phát minh vào những năm 196x, tên ông j` tớ quên phéng.
    Nhưng mà đây là lần đầu tiên tớ xem video thử độ chính xác. Nhìn phê thật.
    Mình lục ở phần bên phải cái link đó. Mấy trang trước đã bốt rằng là AK-74 xuyên rất khủng, xuyên mạnh hơn đạn hạng nặng và tất nhiên là vượt gấp đôi chú M16. Nhìn ở đây thấy cụ thể hơn. Cái đoạn nó bắn vào miếng cao su, phá đằng sau to toác ra, rất điển hình của AK. Tiếng xi xa xi xô, chả hỉu tiếng miẹ j`.
    http://www.youtube.com/watch?v=mqaeX2KigSc&feature=related
    miẹ cái vi ô nó die, tìm được cái khác thế vào. Đoạn này nó mô tả tại làm sao AK không cần tiết lưu, đường dẫn khí thẳng to đùng mà lại không tốn khí. Vì khi piston chuyển động thì đạn đã ra khỏi nòng rồi. Tốc độ dòng khí 600m/s, tuy áp suất cao nhưng cũng phải mất thời gian mới phanh gấp lộn lại được. Đến khi đạn ra khỏi nòng thì piston mới chuyển động, lúc đó tốc độ dòng khí xông vào piston vẫn còn rất cao thừa để đẩy cái động cơ súng AK chạy khoẻ nhất trong các loại súng.
    Cái lỗ này nó bằng nửa cái nòng M16 đáng tiéc là lần cải tiến này M16 không bỏ được cái lỗ tiết lưu xỏ kim không lọt. Như vậy là sau cải tiến lần này, M16 vẫn còn ngồi chiếu dưới dài.
    http://www.youtube.com/watch?v=lQe864rGLyk&feature=related
    đoạn này mới hay này. AK bỏ nắp hộp khoá nòng. Nó mô tả tốc độ bắn của AK được hiệu chỉnh bằng búa. Thời gian chuyển động của bệ khoá nòng chỉ chiếm phần nhỏ. Muốn nhanh chậm chỉ cần hiệu chỉnh búa, còn M16 phụ thuộc vào thời gian chuyển động của bệ khoá nòng không chỉnh được. bi h có động cơ khoẻ rồi, chắc tương lai M16 cũng cải tiến khối lượng bệ khoá nòng, lò xo và cò búa để được thế này. Cứ dũng cảm bỏ cái ống khí của nợ ấy đi là làm được rất chi là nhiều việc.
    http://www.youtube.com/watch?v=_sNDTdKQNVU&feature=related
    Đây là IZHMASH KALASHNIKOVS, đoạn đầu có mô tả việc làm nòng AK, hoàn toàn tự động bằng robot.
    Cái đáng chú ý là đoạn khoe nòng AK. Nếu là một người hiểu biết về thuật phóng thì mới hiểu người ta khoe j`. Nòng rất mỏng và đều, thể hiện thuật phóng của đạn M43 rất tốt, áp suất tối đa thấp và áp suất đồng đều. Mình đọc nhiều về các sách vũ khí Mỹ, thường gọi các loại pháo nòng dài Nga là loại "Nòng Mỏng", đây là một cách phân loại Mỹ, người Nga không dùng phân loại này.
    http://www.youtube.com/watch?v=CA3GGyJakEY&
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 11:45 ngày 16/06/2008

Chia sẻ trang này