1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

AFCA và Đội quản lý thị trường 3 A TP.HCM

Chủ đề trong 'Trung tâm thông tin TP Hồ Chí Minh' bởi baodoivn, 07/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. baodoivn

    baodoivn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2012
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Một liên minh ma quỷ

    Chỉ trong một tuần, báo Công an thành phố Hồ Chí Minh đã có hai bài phóng sự liên tiếp phản ánh về thực trạng một số doanh nghiệp điêu đứng vì bị tố giác sai, thậm chí doanh nghiệp phải đổi nghề kinh doanh. (Bài 1: Cán bộ quản lý thị trường bất ngờ khám xét nhà doanh nghiệp; Bài 2: Thêm một doanh nghiệp điêu đứng vì tố giác sai )

    Điều đáng chú ý là cả hai bài báo đều bảo vệ doanh nghiệp, đều nêu lên sự khuất tất trong sự phối hợp “nhịp nhàng” giữa Đội Quản lý thị trường (QLTT) 3A TP. Hồ Chí Minh với Hội Chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu dùng TP.HCM (AFCA) để “tiêu diệt” doanh nghiệp.

    Các cơ quan ban ngành vào cuộc


    Công ty Hóa mỹ phẩm Xuân Lan 727, một trong những doanh nghiệp mà báo CA TP.HCM phản ánh trong bài viết “Cán bộ quản lý thị trường bất ngờ xét nhà doanh nghiệp”, đã có đơn tố cáo gởi Thủ tướng chính phủ về việc Đội Quản lý thị trường (QLTT) 3A TP. Hồ Chí Minh khi kiểm tra hành chính đối với công ty có dấu hiệu lạm dụng chức năng, quyền hạn và tố cáo Công ty TNHH mỹ phẩm Bảy Hai Bảy vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy ngày 2-7-2012, Văn phòng chính phủ đã gởi công văn số 4815/VPCP/KNTN đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

    Trước đó, ngày 28-6-2012, Văn phòng UBND TP.HCM đã có công văn số 4896/VP-TM gởi đến Sở Công thương về vụ việc kiểm tra của Đội Quản lý thị trường 3A và văn phòng Hội AFCA. Công văn nêu rõ, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng chỉ đạo chuyển hồ sơ và giao cho Sở Công thương kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung tố cáo của Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Xuân Lan, khẩn trương giải quyết theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả gởi về UBND TP.HCM.

    Ngoài ra, Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Xuân Lan cũng đã gởi đơn khởi kiện ông Lý Ngọc Thắng - Đội trưởng QLTT 3A và Hội AFCA ra tòa.

    Không có lửa sao có khói

    Có một thực tế không thể phủ nhận là Đội Quản lý thị trường 3A làm những việc trái khoáy với doanh nghiệp như báo CA TP.HCM là đều xuất phát từ những lá đơn tố giác sai trái do AFCA cung cấp.

    Vậy AFCA có xứng đáng với tên gọi Hội Chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu dùng TP.HCM?
    Trước khi kết luận, chúng tôi muốn trở lại câu chuyện hơn một năm trước. Đó là vào chiều ngày 3-6-2011, AFCA và mạng xã hội www.otosaigon.com (OS) đã ký kết hợp tác chương trình “Thực thi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.

    Thế nhưng ngày 1-6-2011, OS đã phải đăng công khai thư xin lỗi Công ty Ô tô Phạm Gia trên diễn đàn của họ trong 1 tháng vì đã có những bài nói xấu không đúng sự thật về dịch vụ của Công ty Ô tô Phạm Gia. Thư xin lỗi không chỉ xuất hiện trên OS mà giới truyền thông cũng đã đưa tin về sự xin lỗi của OS đối với Ô tô Phạm Gia. Thậm chí giới truyền thông còn đưa tin OS bị phạt 20 triệu đồng vì nói xấu doanh nghiệp khác trên mạng cũng như OS đã lập diễn đàn trái phép.

    Điều nực cười ở đây là AFCA biết rất rõ vụ việc này. Bởi ngày 18-5-2011, AFCA cũng có luật sư tham gia buổi họp kết luận về việc làm sai trái của OS đối với Ô tô Phạm Gia ngay tại văn phòng AFCA và từ buổi họp này, chính thức gởi lời xin lỗi đến Công ty Ô tô Phạm Gia và buộc phải đăng thư xin lỗi trên OS trong suốt 1 tháng kể từ ngày 1-6-2011. Thế mà hai ngày sau AFCA lại ký kết hợp tác chương trình “Thực thi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” với OS nhằm hợp thức hóa việc làm sai trái của OS với mục đích lấy tiếng hát át tiếng bom.

    Với những gì AFCA đã hợp tác với OS cũng như qua sự phản ánh từ những bài báo vừa qua của báo CA TP.HCM, thì mọi người có nghi ngờ về sự không trong sáng của AFCA cũng như đặt nghi vấn về sự khuất tất trong mối quan hệ giữa AFCA với Đội Quản lý thị trường 3A TP. Hồ Chí Minh là điều tất yếu.

    Các doanh nghiệp cần phải mạnh dạn tố cáo Hiệp hội, tổ chức có hành vi không trong sáng nhằm góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.
    Đặng Hoàng
  2. baodoivn

    baodoivn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2012
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Cán bộ quản lý thị trường bất ngờ xét nhà doanh nghiệp

    [​IMG]


    Ông Ngô Văn Định (trái) - Giám đốc công ty Xuân Lan 727
    bất ngờ trước sự xuất hiện của đoàn kiểm tra


    “Sáng 20-6-2012, tôi đang đi làm từ thiện thì tại nhà tôi xuất hiện hơn chục cán bộ quản lý thị trường (QLTT) đến kiểm tra với lí do “có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp”. Thế nhưng, đến tối cùng ngày, sau khi lục tung nhà cửa thì QLTT ghi biên bản là không có vi phạm...”, đó là nội dung chính trong đơn kêu cứu khẩn cấp của giám đốc công ty TNHH hóa mỹ phẩm Xuân Lan 727 (Công ty Xuân Lan 727, số 369 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh) gởi đến Báo CATP. Chúng tôi đã vào cuộc để tìm hiểu vì sao có chuyện lạ này.

    Sự việc bất ngờ

    Theo lời tường trình của ban giám đốc, ngoài cán bộ QLTT còn có nhiều phóng viên, nhân viên của Hội chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu dùng TPHCM (gọi tắt là AFCA) cùng một số người lạ mặt được gọi đến Công ty Xuân Lan 727. Do việc kiểm tra bất ngờ, không có giám đốc, kế toán trưởng và luật sư đại diện tại công ty nên đoàn phải chuyển sang làm việc vào buổi chiều. Và điều bất ngờ đã xảy ra, thay vì bị kiểm tra do “có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp” như thông báo lúc đầu, doanh nghiệp lại được nghe lệnh “khám xét công ty, nơi ở được cho là có chứa trữ và kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nguồn gốc xuất xứ” theo hai quyết định số 0012284, 0012285 do ông Lý Ngọc Thắng - Đội trưởng QLTT 3A - ký, kèm theo đó là công văn chấp thuận của Phó chủ tịch UBND quận Bình Thạnh Nguyễn Hữu Tín ký cùng ngày 20-6. Như vậy, cùng một ngày ông Thắng ký đến ba quyết định thay đổi nội dung kiểm tra.

    Trong biên bản khám xét kết thúc lúc 19 giờ 25 ngày 20-6, QLTT không phát hiện được vi phạm của Công ty Xuân Lan 727 như nội dung ghi trong ba quyết định của cơ quan này. Cuối cùng, họ chuyển sang thu giữ sáu hộp kem săn nở ngực hiệu Angilina, loại 50g/hộp, trên nhãn ghi rõ nhà sản xuất là Công ty hóa mỹ phẩm Xuân Lan 727, Đ/c: 369 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.24, Q. BT, TPHCM), “GP, SYT: 001646/11/CBMP/HCM”, “Product of U.S.A”. Ý kiến của cơ quan này là Công ty Xuân Lan 727 phải đình chỉ việc sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm kem săn nở ngực hiệu Angilina vì trên sản phẩm có in dòng chữ “Product of U.S.A”. Công ty Xuân Lan 727 cho rằng đây là yêu cầu không hợp lý bởi trên thực tế sản phẩm này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 25402, ngày 14-8-1996 và có giấy phép của Sở Y tế TPHCM.

    Theo Công ty Xuân Lan 727, sản phẩm ghi dòng chữ “Product of U.S.A” nghĩa là sử dụng công nghệ Mỹ (nhập máy móc, hương liệu, bí quyết công nghệ...), chứ không phải là sản phẩm của Mỹ. Vả lại, trên bao bì phía ngoài đều có in tiếng Việt, ghi rõ nơi sản xuất và phân phối thì chẳng có gì gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

    Lá đơn tố cáo khó hiểu

    Theo ông Lý Ngọc Thắng - Đội trưởng đội QLTT 3A, người ký quyết định kiểm tra Công ty Xuân Lan 727, đơn vị này nhận được một lá thư từ AFCA chuyển sang, tố cáo Công ty Xuân Lan 727 bán sản phẩm bột đắp mặt nạ, ghi trên bao bì là sản phẩm của Singapore lừa dối người tiêu dùng nên phải lập đoàn kiểm tra. Đồng thời, ông này cho rằng quy trình làm việc của Đoàn hôm 20-6 vừa qua là đúng do có đơn tố cáo công ty làm hàng nhái nên phải xét.

    Có mặt trong buổi làm việc giữa chúng tôi với ông Thắng còn có đại diện AFCA (do ông Thắng mời sang). Theo người đại diện, đơn vị này nhận được đơn tố cáo Công ty Xuân Lan 727 làm hàng nhái, đã chuyển đơn sang “cầu cứu” QLTT, nhưng nội dung lá đơn tố cáo có nhiều điều khó hiểu như vị khách hàng tên là Lê Cẩm Tú, ngụ 225 đường Bùi Hữu Nghĩa, P2Q.Bình Thạnh, chẳng những bỏ tiền ra mua cùng lúc rất nhiều sản phẩm của Công ty Xuân Lan 727, lại còn biết chủ công ty có... nhiều nhà ở các nơi, ghi cả địa chỉ lên đó. Đi sâu tìm hiểu chúng tôi được CAP2, quận Bình Thạnh cho biết, số 225 đường Bùi Hữu Nghĩa thuộc phường 1 chứ không phải phường 2. Tại phường 1 quận Bình Thạnh, chúng tôi được biết địa chỉ trên đang được cho thuê, còn bà Tú - người đứng đơn tố cáo đã bán nhà đi khỏi địa phương cách đây hai năm, hiện không ai biết bà ở đâu. Như vậy có nhiều khả năng lá đơn gởi đến Hội chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu dùng TPHCM không phải do bà Tú viết mà người khác mạo danh! Phải chăng đây là sự “đáp trả” của đối thủ đang cạnh tranh không lành mạnh với Công ty Xuân Lan 727?

    Được biết, Đội QLTT 3A từng là đơn vị xử lý Công ty TNHH sản xuất thương mại XNK Thành Đạt và Công ty Bảy Hai Bảy, 727 vì sản xuất hàng nhái, giống sản phẩm của Công ty Xuân Lan 727. Thế nhưng, đang giải quyết nửa chừng, ông Thắng cho dừng lại với lý do có “tranh chấp” (!). Khi đã có kết luận của cơ quan chức năng về việc hai công ty trên vi phạm sở hữu trí tuệ thương hiệu hàng hóa, ông lại ký một lúc ba quyết định kiểm tra, khám xét Doanh nghiệp Xuân Lan 727!

    Sau sự việc bị thiệt hại uy tín, thương hiệu chỉ vì một lá đơn không đúng sự thật, Công ty Xuân Lan 727 đã làm đơn xin cứu giúp gởi đến Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan đồng thời có đơn khởi kiện ông Thắng tại tòa án.

    Theo congan.com.vn
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Thêm một doanh nghiệp điêu đứng vì bị tố giác sai

    [​IMG]
    Ban giám đốc Công ty Việt An tại tòa soạn Báo CATP

    (CATP) Sau khi Báo CATP đăng bài “Quản lý thị trường bất ngờ xét nhà doanh nghiệp”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của Công ty Xuân Lan 727, chúng tôi tiếp tục nhận được đơn tố cáo của Ban giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển và thương mại quốc tế Việt Nam (Công ty Việt An), số 83A Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q1, TPHCM. “Doanh nghiệp của chúng tôi đang ăn nên làm ra thì bị vu cáo làm hàng nhái, mong Báo CATP tiếp tục đi tìm lẽ phải, tránh cho doanh nghiệp chân chính bị phá sản”, bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Tổng giám đốc Công ty Việt An, bức xúc.

    Ban giám đốc Công ty Việt An tại tòa soạn Báo CATP

    THÔNG CÁO SAI SỰ THẬT

    Theo trình bày của Công ty Việt An thì vào năm 2011, công ty này có nhập khẩu lô hàng gồm: máy cắt hoa quả nhãn hiệu Bustle Expense Trio, nồi hấp dùng điện nhãn hiệu Flavor Wave Oven, máy xay sinh tố nhãn hiệu Magic Bullet, dụng cụ lấy da chết nhãn hiệu Ped Egg, gối đầu bằng mút xốp nhãn hiệu Memory Pillow, máy rung mát xa cầm tay nhãn hiệu Relax & Spin Tone từ Công ty Ningo Vanguard Import and Export Co., Ltd, theo hợp đồng mua bán số 01032011 ngày 1-3-2011 và hóa đơn thương mại số VG05194CHH ngày 4-4-2011. Lô hàng nhập khẩu này có nguồn gốc hợp pháp, hồ sơ đầy đủ.

    Thế nhưng thông qua đơn tố giác của Hội chống gian lận thương mại và hỗ trợ người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh (Hội Afca), ngày 29-6-2011, Đội quản lý thị trường (QLTT) 3A TP. Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra lô hàng nhập khẩu nói trên. Trong biên bản kiểm tra số 043641 và quyết định số 10483 của QLTT có ghi sẽ xem xét dấu hiệu “kinh doanh sản phẩm điện tử gia dụng ngoại nhập có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam”.

    Trong khi Đội QLTT 3A, Cục sở hữu trí tuệ vẫn đang tiếp tục xem xét và đánh giá vụ việc, chưa đưa ra kết luận chính thức hoặc quyết định xử phạt thì Hội Afca đã có thông cáo báo chí gởi tới một số báo in và báo điện tử, với nội dung sai sự thật. Trước hết về mặt thời gian, theo biên bản kiểm tra số 043641 của QLTT, việc kiểm tra kết thúc lúc 20 giờ 40 ngày 29-6-2011 nhưng thông cáo báo chí của Afca lại ghi kết thúc lúc 24 giờ cùng ngày. Về nội dung theo biên bản kiểm tra số 0032359 của Đội QLTT 3A, Công ty Việt An nhập hàng vi phạm nhãn hiệu: As seen on TV, chỉ gồm hai sản phẩm: nồi hấp Flavor Wave Oven, gối đầu hiệu Memory Pillow nhưng thông cáo báo chí của Afca lại “quơ ráo” cả sáu mặt hàng nhập khẩu của Công ty Việt An: máy cắt hoa, nồi hấp, máy xay sinh tố, dụng cụ lấy da, máy rung... vi phạm nhãn hiệu “As seen on TV” (?). Từ thông báo này, một số tờ báo đã giật tít: “Thêm một đơn vị bán hàng giả qua mạng”, “Công bố hàng giả khủng”... Điều kì lạ là thông cáo báo chí này không ghi ngày tháng năm, không số, không có chữ ký của người có thẩm quyền... Chính thông báo này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Công ty Việt An. Công ty Việt An đã gởi thư “hỏi thăm” một tờ báo điện tử, nhưng báo này lại cho biết là thông tin do Hội Afca cung cấp!

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, người cung cấp thông cáo báo chí của Afca cho các phóng viên đang là đại diện cho công ty đối thủ cạnh tranh của Công ty Việt An là Công ty Best Buy. Dư luận cho rằng “đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, để làm hại doanh nghiệp”.

    Rất nhiều lần Công ty Việt An gởi công văn yêu cầu đính chính nhưng hội này cứ lờ đi không trả lời, thậm chí thông tin trên cổng điện tử của hội này vẫn đưa những tin làm hại đến doanh nghiệp.

    PHẢI BỎ NGHỀ VÌ BỊ TỐ GIÁC

    Tại khoản 2, điều 49, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, được sửa đổi bổ sung năm 2008 có quy định về khám nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính: “... Trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành”.

    Theo đó, việc kiểm tra, khám xét nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Công ty Việt An theo QĐ số 0067052 ngày 29-6-2011 do ông Lý Ngọc Thắng - Đội trưởng Đội QLTT 3A - ký là sai vì không có công văn chấp thuận của UBND Q1 (Công ty Việt An trước đây ở địa chỉ: số 201 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Q1 vừa là nhà ở, vừa là trụ sở công ty, vừa là nơi chứa hàng).

    Khi QLTT đến kiểm tra công ty, có nhiều người đến doanh nghiệp để quay phim, chụp hình. Nhưng đến khi Đội QLTT 3A trả hàng lại cho doanh nghiệp, Công ty Việt An yêu cầu Đội QLTT 3A cho báo đài đến quay phim, chụp hình, đưa tin trở lại thì không được sự đồng ý?!

    Những hàng hóa được cho là “không có yếu tố giả mạo nhãn hiệu (theo biên bản làm việc số 0032359 bao gồm: máy cắt hoa quả, máy massage Relax... đến nay vẫn bị niêm phong tạm giữ theo Biên bản tạm giữ tang vật vi phạm hành chính số 0164293.

    Hiện nay lô hàng mà Công ty Việt An nhập về vẫn không bán được một sản phẩm nào do bị cho là hàng giả mạo. Doanh nghiệp Việt An vì quá ngán Afca đã phải chuyển sang nghề khác để không “đụng hàng” với đối thủ cạnh tranh “Best Buy”.

    Theo congan.com.vn
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Các nạn nhân khác tiếp tục lên tiếng

    [​IMG]

    Theo Báo Công An Hồ Chí Minh - Số 2263 - Thứ bảy 7-7-2012
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

Chia sẻ trang này