1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Age of iron (tuổi sắt đá) - J.M.Coetzee

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi nut_chai, 05/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. shms_ch

    shms_ch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Mình đã vote cho bạn 5*, truyện khá hay và sâu sắc ,nhưng có lẽ vì vậy hơi kén người đọc,mình thấy những tác phẩm đoạt Nobel thường vậy
    Bạn cố gắng post tiếp nha ,vì để lâu quá làm loãng hết các cảm xúc khi đọc.
    Cảm ơn nhiều nhé,chúc bạn Năm mới vui vẻ hạnh phúc.

  2. moitinhtrongsang17

    moitinhtrongsang17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2003
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi post tiếp đi nhé . Vote cho bạn 5sao rùi đó .Cám ơn truyện đọc hay lắm
  3. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Sau một thời gian bận bịu, nut_chai đã trở lại với topic và tiếp tục công việc của mình. nut_chai sẽ cố gắng để post đều.
    Cám ơn tất cả những người đã đọc topic này. Đặc biệt cảm ơn những bạn đã Vote sao cho nut_chai .
  4. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Cuối buổi chiều anh ta mới quay lại. Mẹ cố quên đi những gì xảy ra, đưa anh ta vào vườn và chỉ cho anh ta những việc cần làm. Mẹ nói: "Thí dụ anh có thể tỉa lá. Anh có biết tỉa lá không?"
    Anh ta lắc đầu. Không, anh ta không biết. Hoặc không muốn. Ở góc vườn, chỗ cây rậm rạp, dây leo phủ kín chiếc ghế cũ bằng gỗ sồi và chuồng thỏ. Mẹ nói: "Phải dọn sạch chỗ này đi."
    Anh ta nhấc đám dây leo. Chuồng thỏ nằm trên nền đất, bên trong có một đống xương khô, kể cả bộ xương chú thỏ con, cổ bị bẻ gẫy.
    Mẹ nói: "Đám thỏ này của con trai người giúp việc tôi. Tôi cho nó nuôi chơi. Rồi nó chuyển đi nơi khác, bỏ dám thỏ này chết đói. Lúc ấy tôi nằm viện, chả biết gì hết. Về đến nhà tôi thất vọng thấy chẳng có ai đoái hoài gì đến tình trạng ở góc vườn. Đám sinh vật này không biết nói, cũng chả biết kêu khóc."
    Những quả ổi rụng khắp mặt đất, đầy sâu bọ, chất thành một đống bầy nhầy ở gốc cây. Mẹ bảo: "Tôi chỉ ước cây đừng có quả, thế mà nó vẫn có quả."
    Con chó chạy đến chõ mũi vào chuồng ngửi. Thỏ chết lâu rồi, không còn mùi gì nữa.
    Mẹ bảo: "Anh có thể làm được gì cứ làm, miễn là chỗ này không hoang vắng nữa."
    Anh ta hỏi: "Tại sao lại thế?"
    Mẹ đáp: "Thì tôi thích thế, tôi không muốn chỗ này bẩn thỉu".
    Anh ta nhún vai, mỉm cười.
    Mẹ nói: "Nếu anh muốn có tiền thì phải làm. Chẳng lẽ anh muốn tôi cho không hay sao?"
    Phần thời gian còn lại buổi chiều, anh ta dọn đống dây leo và đám cỏ, thỉnh thoảng ngước mắt nhìn ra xa, làm như không biết mẹ đứng trên gác nhìn xuống. Đến năm giờ, mẹ trả tiền cho anh ta. Mẹ nói: "Tôi biết anh không phải dân làm vườn. Tôi cũng chả muốn biến anh thành người khác. Nhưng chúng ta không thể làm việc theo kiểu từ thiện được."
    Anh ta cầm tiền, gấp lại, bỏ vào túi, quay mặt ra phía khác để khỏi nhìn mẹ. Rồi anh ta khẽ hỏi: "Tại sao thế?"
    - Vì không đáng phải đối xử với anh như vậy.
    Anh ta vẫn mỉm cười. Cười một mình. "Đáng ư?...Ai đáng gì đâu?"
    Ai đáng gì đâu. Mẹ tức giận ném túi tiền vào anh ta. "Vậy anh tin điều gì? Chỉ cần những gì anh muốn ư? Thôi, cầm lấy đi!"
    Anh ta lẳng lặng cầm túi tiền, dốc ba chục rand và một ít xu lẻ, rồi trả lại túi. Rồi anh ta bỏ đi, con chó chạy theo sau. Khoảng nửa giờ sau anh ta quay lại. Lúc đó mẹ đã nghe thấy tiếng lanh canh chai lọ.
    Anh ta tìm được chiếc đệm, loại đệm gấp thường đem ra bãi biển. Trong cái tổ bụi bặm giữa đống củi, anh ta thắp nến để đàu giường, nằm hút thuốc, con chó nằm dưới chân.
    Mẹ nói: "Trả tiền lại cho tôi"
    Anh ta chọc tay vào túi rút ra mấy tờ bạc. Mẹ cầm lấy. Không đủ những không sao.
    Mẹ nói: "Khi nào cần tiền, anh cứ hỏi. Tôi không keo kiệt đâu. Anh cũng nên cẩn thận với cây nến. Tôi không muốn xảy ra hỏa hoạn."
    Mẹ bước ra ngoài, một phú sau quay lại.
    Mẹ nói: "Anh bảo tôi nên biến ngôi nhà này thành chỗ trọ sinh viên ư? Thực ra tôi có thể làm hơn thế. Tôi có thể biến chỗ này thành chỗ ở của những người ăn xin. Tôi có thể mở hàng cháo, mở quán trọ. Nhưng tôi không làm thế. Tại sao vậy? Vì đất nước này chẳng còn gì là tinh thần từ thiện nữa. Vì những người nhận từ thiện cng khinh rẻ nó, còn những người cho thì cho với trái tim miễn cưỡng. Từ thiện mà không đi từ trái tim đến trái tim thì có nghĩa là gì? Anh tưởng từ thiện là thế nào? Cháo ư? tièn ư? Từ thiện là từ latinh chỉ trái tim. Nhận hay cho đều khó như nhau. Phải cố gắng lắm mới được. Mong anh học được điều ấy. Mong anh học được điều gì đó chứ không nằm khàn thế này."
    Mẹ nói dối đấy thôi. Từ thiện, caritas, chẳng liên quan gì đến trái tim hết. Nhưng nếu những điều mẹ cầu nguyện đều dựa trên từ nguyên giả dối thì có sao? Hầu như anh ta không nghe mẹ nói gì. Có lẽ với đôi mắt lanh lẹn ấy, anh ta băn khoăn về rượu hơn mẹ tưởng. Hoặc anh ta chẳng quan tâm đến gì hết. Quan tâm là cái gốc đích thực của từ thiện. Mẹ chờ cho anh ta quan tâm, nhưng anh ta không hề quan tâm. Anh ta đã ra ngoài phạm vi của sự quan tâm, không cần quan tâm đến gì hết.
  5. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống ở đất nước này chẳng khác gì cuộc sống trên con tàu sắp chìm, một con tàu cũ kỹ mà thuyền trưởng thì say bét nhè, thuyền viên thì cáu gắt, phao cứu hộ thì thủng, vì thế mẹ phải luôn để chiếc đài sóng ngắn ở bên cạnh đầu giường. Phần lớn thời gian đài chỉ nói để mà nghe, nhưng đến đêm, nếu chịu khó tìm sẽ thấy những đài phát âm nhạc. Đêm qua mẹ nghe đi nghe lại một đài không biết ở đâu phát. Helsinki? Đảo Cook?
    Họ phát quốc thiều các nước, nhạc hay tuyệt trần, thứ nhạc đã bỏ ta mà đi từ nhiều năm, nay trở lại như đến từ các ngôi sao đổi dạng, nghe dịu dàng, chứng tỏ những gì ta cho đi sẽ có ngày trở lại, bao bọc quanh ta trong một vũ trụ khép kín, tròn như quả trứng.
    Mẹ nằm trong đêm tối, nghe nhạc từ các vì sao dội đến, nghe tiếng lạo xạo, ù ù, như bụi sao băng, mẹ mỉm cười, lòng rộn ràng cảm tạ những tin tốt lành từ xa xăm gửi đến. Mẹ nghĩ chỉ có một ranh giới không thể khép lại được, đó là ranh giới bên kia, giữa nước cộng hòa Nam Phi và lãnh địa của bầu trời, nơi mẹ phải tìm đến, nơi không cần hộ chiếu.
    Bị tiếng nhạc quyến rũ (mẹ không nghĩ có lé đó là của Stockhausen), chiều nay mẹ ngồi vào đàn piano chơi vài bản cũ, những khúc dạo của Clavier của Bách, của Chopin, của Bráhm, những bản của Novelleo và Augener bị mối xông rách nát tả tơi, gần như thành bụi. Mẹ chơi tồi hơn bao giờ, đọc nhầm những hợp âm như cách đây nửa thế kỷ, ngón tay lập cập vì bệnh vì bệnh đã vào xương tủy, không chữa được nữa. (Mẹ nhớ đến những bệnh hoặc bị đầu tiên đánh vỡ, những khúc xương được lịch sử ghi lại từ thời chưa có lịch sử.)
    Rồi sau khi đã mệt với sự ngọt ngào của nhạc Brahams, mẹ nhắm mắt đánh hợp âm, ngón tay rờ rẫm tìm hợp âm quen thuộc, những chỗ ngày xưa gọi là hợp âm chết, hợp âm của lòng mình. (Đây là mẹ nói về một thời trước của con, đi qua phố vào chiều thứ 7 nóng nực, nghe trong ngôi nhà vọng ra tiếng đàn cô gái đồng trinh mò mẫm tìm những nốt nhạc thèm khát đã bỏ đi tự bao giờ. Đó là những ngày đẹp nhưng buồn thảm, và bí ẩn nữa, những ngày của thơ ngây !)
    ?oJerusalem!? Mẹ khẽ hát lên, đánh vào hợp âm ngày xưa mẹ từng nghe khi ngồi dưới chân bà ngoại. ?o Người đã xây dựng Jerusalem ở đây chăng??.
    Cuối cùng bà mẹ lại quay về Bách, vụng về đánh đi đánh lại bài fuga ở Quyển Một. Âm thanh rối rắm, dòng nhạc mờ ảo, nhưng qua vài nhịp thì âm nhạc đích thực lại xuất hiện, thứ nhạc không bao giờ chết, rất tin tưởng và trong sáng.
    Mẹ chỉ chơi để mẹ nghe thôi, chợt phím đàn cạch một tiếng, có bóng người qua cửa sổ, mẹ biết anh ta đang đứng nghe ở bên ngoài.
    Mẹ lại cố chơi nhạc Bách để anh ta nghe. Xong nhịp cuối, mẹ dậy đàn lại, để tay lên đùi ngắm bức chân dung ngoài bìa, người có chiếc cằm bạnh mỉm cười mắt long lanh nhìn mẹ. Mẹ nghĩ đó mới thực là chân dung tinh thần, không giống như chân dung trong miếu thờ! Nay tinh thần đấy đang ở đâu? Đã bay nên tầng cao khí quyển cùng âm hưởng từ bàn tay mẹ mò mẫm chăng? Âm nhạc còn nhảy nhót trong lòng mẹ ư? Hay tìm đường đến với con người mặc quần áo xộc xệch đang đứng nghe ngoài cửa sổ kia? Hay trái tim hai người, nơi xuất phát của tình yêu, đã buộc chặt vào nhau qua những hợp âm mà mẹ vừa dạo trên đàn?.
    Được nut_chai sửa chữa / chuyển vào 20:32 ngày 28/12/2005
  6. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Chuông điện thoại reo. Một bà ở ngôi nhà bên kia đường gọi báo cho biết có một kẻ lang thang đang rình dập bên ngoài. Mẹ đáp; ?oKhông phải kẻ lang thang đâu, anh ta giúp việc cho tôi đấy? .
    Mẹ đã thôi không trả lời điện thoại. Mẹ không muốn nói chuyện với ai khác ngoài con và người trong bức chân dung, người hạnh phúc trên thiên đường. Vậy mà con và người đó chẳng thấy gọi cho mẹ.
    Thiên đường. Mẹ hình dung thiên đường là một sảnh đường khách sạn có trần cao trong đó có nghệ thuật âm nhạc phức hợp nhẹ nhàng vang lên qua hệ thống loa công cộng, một nơi mà ta có thể ngồi gọn trong ghế bành bọc da mà không đau, một sảnh đường chứa đầy những người thiêm thiếp nghe âm nhạc, trong khi những linh hồn khác đi qua đi lại như những làn hơi. Một nơi đông đảo linh hồn. Không biết họ có mặc quần áo không? Hình như có, nhưng trên tay không có gì. Một nơi ta không đem theo bất cứ thứ gì ngoài quần áo trừu tượng và ký ức trong đầu, ký ức tạo ra bản thân. Một nơi không có sự cố. Như nhà ga xe lửa sau khi đã bỏ hết toa tàu. Ngồi nghe âm nhạc thiên thần và vô tận ấy, ta không thể chờ đợi gì hết, chỉ nghe ký ức nhắn nhủ bên tai.
    Có thể ngồi yên trên ghế bành nghe nhạc mà không nghe ngôi nhà mình đã đóng hết cửa, bên trong tăm tối, còn đám mèo không ăn vẫn lảng vảng ngoài vườn được không? Có thể, nếu không thiên đường để làm gì? Chết mà không người thừa kế - xin lỗi phải nói điều này - thật không tự nhiên chút nào. Để được bình an, tâm hồn thanh thản, ta cần biết sau ta thì đến ai, người đó phải có mặt trong căn phòng ta từng sống.
    Mẹ nghĩ đến những trang trại bỏ hoang khi đi qua vùng Karoo ở bờ biển phía tây. chủ những trang trại ấy đã bỏ chạy lên thành phố nhiều năm, cửa ngoài đóng ván cổng khóa chặt. Bây giờ chỉ có một dẫy nhà giặt, khói phun đầy trời, trẻ chơi đùa sân sau, thấy xe đi qua là giơ tay vẫy. Một vùng đất trong quá trình đổi chủ. Những kẻ thừa kế lặng lẽ xuất hiện. Vùng đất bị chiếm bằng vũ lực, bị sử dụng, phá đi phá lại, mấy năm nay bị bỏ hoang. Có lẽ những kẻ chiếm đất cũng yêu quý vùng này, nhưng chỉ yêu quý khi họ còn trẻ. Bây giờ bị lịch sử lên án, họ không còn yêu quý nữa.
    Sau mỗi lần có chuyện gì, họ bắt người ta chìa tay xem có lấy gì của họ không. Một hòn sỏi, một chiếc lông chim cũng không được. Thậm chí họ còn xem có giấu hạt cải nào trong kẽ móng tay không.
    Tất cả đều chỉ là những con số, cộng vào nhau lộn xộn, trừ đi trừ lại, chia đi chia lại cho đến lúc đầu óc rối mù. Ngày nào mẹ cũng tính, trong lòng nhe nhóm một chút hy vọng rằng trường hợp của mẹ không phải là sai lầm. Nhưng ngày nào mẹ cũng đứng trước tình trạng như cũ, tức là phải chết vào quên lãng. Từ trong phòng khám, bác sỹ Syfret nói: ?ochúng ta phải đối mặt với sự thật?. Nghĩa là phải đối mặt với bế tắc. Nhưng ông ta có đối mặt với nó đâu, chỉ có mẹ thôi.
    Mẹ nghĩ đến những tù nhân đứng trên miệng hố, chờ sau khi bị bắn xác họ sẽ rơi xuống đó. Họ van nài đội hành quyết, họ khóc, nói đùa, xin hối lộ, hứa cho tất cả những gì họ có, cả nhẫn ở ngón tay, cả quần áo đang mặc. Bọn lính chỉ cười. Dù sao thì chúng cũng lấy hết, lấy cả răng vàng trong miệng họ nữa.
    Chỉ có nỗi đau chạy qua người mẹ. Không có sự thật. Một ảo ảnh sẽ bất ngờ đem mẹ đi khỏi ngôi nhà trống này, để mặt trời chiếu qua cửa sổ và chiếc giường không, hoặc đem mẹ tới vịnh Giả Tạo có nền trời xanh trong veo, phẳng lặng, đến một thế giới mẹ đã sống cả đời nhưng trong đó không có mẹ. Ngày lại ngày, đời mẹ trốn tránh và sợ hãi chính cái nhìn của mình. Sự thật duy nhất còn lại chỉ có cái chết. Mẹ không thể nào chịu nổi khi nghĩ đến cái chết. Mẹ luôn luôn nghĩ đến chuyện khác, không dám nghĩ đến cái chết, không dám nghĩ đến sự thật.
    .
  7. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Mẹ cố ngủ. Đầu óc trống rỗng. Mẹ bắt đầu cảm thấy yên tĩnh. Sắp ngủ được rồi đây, mẹ nghĩ bụng. Tốt hãy ngủ cho ngon. Đúng vào lúc sắp quên hết bỗng một cái gì bật ra, kéo mẹ lại, và cái đó chỉ có thể gọi là sự sợ hãi. Mẹ vùng dậy. Nằm thức trên giường, mọi thứ lại, và cái đó chỉ có thể gọi là sợ hãi. Mẹ vùng dậy. Nằm thức trên giường, mọi thứ lại yên. Một con ruồi đậu trên má mẹ, xoa tay xoa chân, bắt đầu thăm dò. Nó chạy qua mắt mẹ còn đang mở, Mẹ muốn chớp mắt để đuổi nó đi nhưng không chớp được. Bằng con mắt vừa là của mẹ vừa không phải là của mẹ, mẹ nhìn con ruồi. Phải nói nó đang liếm môi. Mẹ không thể nhận ra bộ mặt của những cơ quan trong mình nó đang động đậy, Nhưng nó đang ở trên người mẹ, đang chạy qua người mẹ. Nó là sinh vật của thế giới khác.
    Đã hai giờ chiều. Mẹ nằm trên ghế dài, hoặc trên giường, cố nhấc đít vì chỗ ấy đau hơn cả. mẹ tưởng tượng đến Esther Williams, đến những cô gái mũm mĩm mặc áo tắm lòe loẹt, thoải mái bơi ngửa nhìn trời xanh, vỗ nước hát, nghĩ đến những cây đàn ghi ta vô hình bật dây phần phật, nghĩ đến miệng các cô gái, môi vòng cung tròn trặn, đỏ chót. Họ đang hát gì thế nhỉ? Hoàng hôn ... Từ biệt ... Tahiti. Bỗng mẹ thèm muốn được coi lại Savoy xưa, mua vé bằng tiền xu nay đã đem nấu chảy chỉ còn vài đồng trong ngăn kéo, một mặt khắc hình George VI, ông vua tốt bụng hay nói lắp, còn mặt kia có đôi họa mi. Chim họa mi. Mà chưa từng nghe họa mi hót bao giờ, và sẽ không bao giờ nghe được nữa. Mẹ ôm ấp sự ham muốn, nỗi tiếc thương, nhà vua, các cô gái đang bơi, ôm ấp bất cứ thứ gì đến với mẹ.
    Mẹ ngồi dậy mở ti vi. Một kênh có bóng đá. Kênh khác có một người da đen đặt tay nên quyển kinh thánh, cầu nguyện cho mẹ bằng thứ ngôn ngữ gì không rõ. Một cánh cửa mẹ mở cho thế giới tràn vào, thế giới ấy sẽ đến với mẹ. Nhìn qua cánh cửa như nhìn vào đường ống vậy.
    Ba năm trước có một vụ trộm (mẹ đã viết trong thư, chắc con còn nhớ). Bọn trộm chỉ có thể lấy những gì chúng có thể mang đi được. Trước khi bọn chúng đi chúng lục lọi các ngăn kéo, lật đệm giường, đập vỡ cốc chén chai lọ, vứt cả bát đựng đĩa thức ăn ra đầy nhà.
    Mẹ ngạc nhiên hỏi thám tử: ?oTại sao chúng ta phải làm thế? Làm thế thì chúng được cái gì??
    Anh ta đáp: ?oChúng nó là thế. Bọn thú vật.?
    Sau vụ đó mẹ cho lắp song sắt lên cửa sổ. Một người ấn độ béo phục phịch đến lắp.
    Sau khi bắt vít các song sắt lên khung cửa, anh ta đổ keo lên đầu định vít và giả thích: ?oLàm thế chúng không tháo ra được?. Lúc ra về anh ta còn đập vào tay mẹ nói: ?oBây giờ bà an toàn rồi?.

    ?oBây giờ bà an toàn rồi?. Y như lời của người coi vườn thú mỗi tối khóa cửa để bảo vệ chim đô đô không có cánh và vô tích sự. Con đô đô cuối cùng đã già yếu, quá thời đẻ chứng. ?oBây giờ an toàn rồi?. Con đô đô bị nhốt chặt trong khi bọn tìm mồi vẫn rình dập bên ngoài. Con đô đô quang quác trong tổ, chỉ ngủ một mắt chờ đến sáng. Nhưng nó được an toàn trong ***g, không ai đụng đến song sắt, dây điện. Còn dây điện thoại để gọi cấp cứu khi cần, còn dây cáp truyền hình để tiếp nhận ánh sáng của thế giới bên ngoài, còn ăng ten để nghe tiếng nhạc từ các vì sao dội đến..
  8. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Truyền hình. Tại sao mẹ lại xem truyền hình? Tối nào cũng vậy, chỉ có mấy cuộc diễu hành của các nhà chính trị. Nhìn những khuôn mặt bệ vệ, trơ tráo, đã quá quen từ thuở bé, mẹ cảm thấy tối sầm, muốn nôn mửa. Đó là bọn con trai xưa kia toàn ngồi cuối lớp, mặt mũi vênh váo, ngu ngốc, nay lớn lên đề bạt thành những kẻ cai trị đất nước. Chúng và cha mẹ, cô cậu, anh chị chúng đều là những kẻ châu chấu ma, mắc dịch, tràn ra khắp nước, chỉ biết ngấu nghiến nuốt chửng cuộc sống mọi người. Nhưng sao mẹ lại xem chúng trên tivi, dù biết là khủng khiếp, đáng căm ghét? Sao mẹ lại cho chúng vào nhà? Vì chế độ cai trị của họ hàng châu chấu ma ấy sự thực là ở Nam Phi, một sự thật mà mẹ muốn nôn mửa. Chúng không bận tâm đến bất cứ thứ gì hợp pháp. Chúng vứt bỏ hết lý trí, cho là không quan trọng. Điều hấp dẫn với chúng là quyền lực, và sự vô ý thức của quyền lực. Chúng phè phỡn, nói năng nuốt tươi cuộc sống. Chúng là những bụng phệ biết nói. Chúng ngồi mới nhau một chỗ, tranh luận vớ vẩn, và ra nghị định như những nhát búa: chết này, chết này. Chúng không sợ mùi hôi thối. Mắt húp híp như mắt lợn, chúng mang trong người cái ranh ma của những thế hệ nông dân. Chúng còn tìm cách hại nhau nữa. Chúng lấy dần những mảnh đất mà nông dân phải mất mấy chục năm mới làm ra được. Đó là bọn Phi châu mới, bụng ỏng, cằm bạnh, ngồi ghế cơ quan, những Cetshwayo, những Dingane da trắng. Chúng dùng sức mạnh của quyền lực ấn xuống. Những hòn dái to tướng của chúng ấn xuống vợ con, ấn cho tóe lửa. Trái tim chúng không còn một tia lửa nào. Trái tim chúng nặng nề, chậm chạp, như những chiếc bánh đúc làm bằng máu.
    Thông điệp của chúng không thay đổi. Rất ngu ngốc. Sau nhiều năm ngẫm nghĩ về từ nguyên, chúng đạt được chiến công, đó là nâng sự ngu ngốc lên trình độ của đức tính. Chúng gây sợ hãi, tước bỏ cảm giác, thờ ơ, lãnh đạm. Ngu ngốc làm năng lực trở thành đờ đẫn, bàn quang, không suy nghĩ, không cảm thấy gì. Từ sợ hãi đến choáng váng, sững sờ, Từ ngu ngốc đến choáng váng, ngạc nhiên, biến thành đá. Thông điệp của chúng không bao giờ thay đổi. Thông điệp của chúng biến con người thành đá. Mẹ cùng anh ta xem ti vi nhưng chẳng khác gì con chim giương mắt nhìn con rắn, bị con rắn mê hoặc sắp nuốt chửng. Mê hoặc là tỏ lòng tôn kính cái chết. Vào quãng tám chín giờ, mọi người tề tựu xem chúng phô diễn, y như sự diễu hành của các giám mục trùm đầu trong chiến tranh Franco vậy. Chúng nghiên cứu hiện tượng để chứng minh cho mọi người thấy phải chết ngư thế nào. Cái chết muôn năm! Chúng kêu gào, đe dọa. Phải giết chết bọn trẻ. Phải giết chết cuộc sống. Chúng là giống lợn rừng chưa bị thiến, ăn sống nuốt tươi cả con con cháu chúng, biến thành cuộc sống của lợn rừng.
    Mẹ tự nhủ đây không phải mẹ xem chúng nói dối mà xem sự thật là thế nào đằng sau sự dối trá ấy. Nhưng làm gì có sự thật?
    .
    Được nut_chai sửa chữa / chuyển vào 22:52 ngày 07/01/2006
  9. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Mẹ thiếp đi (đây là mẹ viết về chuyện hôm qua), rồi đọc sách, rồi lại thiếp đi. Mẹ pha ấm trà, đặt đĩa hát lên máy. Từng nhịp một, biến tấu của Golderg dụng đứng trong không gian. Mẹ bước ra cửa sổ. Trời đã gần tối. Anh ta ngồi hút thuốc. Có lẽ anh ta trông thấy mẹ, có lẽ không. Cả hai nghe ngóng.
    Lúc này mẹ chắc anh ta cũng nghĩ anh ta đang cùng mẹ ********.
    Tuy ý đó chợt đến và mẹ cảm thấy ghê tởm nhưng mẹ vẫn nghĩ, không e ngại. Anh ta và mẹ áp ngực vào nhau, mắt nhắm nghiền, cùng đi xuống con đường xưa. Không phải như hai bạn đồng hành! Như cùng đi trên xe buýt ở vùng Sicily, mặt kề mặt, thân kề thân với người xa lạ. Có lẽ đó là cuộc sống ở kiếp sau, không phải trong hành lang với chiếc ghế bành và âm nhạc, nhưng là trên xe buýt đầy chật người không biết từ đâu đến và đi đâu. Xe chỉ có chỗ để đứng, đứng mãi một chân, ép mình với những người xa lạ. Không khí đặc quánh, nặng nề, toàn nghe tiếng thở dài, lẩm bẩm xin lỗi, xin lỗi.
    Da thịt tiếp xúc ồ ạt. Luôn nhìn vào mắt nhau. Cuộc sống riêng tư thế là chấm dứt.
    Anh ta ngồi xổm trên sân, hút thuốc, nghe ngóng. Hai linh hồn, của anh ta, của mẹ, quấn vào nhau, đê mê. Như côn trùng chụm đuôi vào nhau, hai đầu quay hai phía, nằm im, nghe ***g ngực giật giật tưởng là đang thở. Hoàn toàn yên lặng, đê mê..
  10. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0

    Anh ta quẳng điếu thuốc. Tia lửa bắn tung tóe khi điếu thuốc rơi xuống đất. Rồi lại tối đen.
    Mẹ nghĩ đến ngôi nhà này. Thế giới này, ngôi nhà này, âm nhạc này, nghĩ đến tất cả.
    Mẹ nói: ?oĐây là con gái tôi. Đứa con gái tôi nói với anh rồi. Nó đang sống ở Mỹ?. Nhìn trong ảnh, anh ta thấy khuôn mặt con dễ thương, một thiếu phụ ngoài ba mươi, nền sau lưng là cánh đồng xanh, con giơ tay giữ mái tóc bay trong gió. Con có vẻ tự tin. Đúng là bây giờ con đang như thế, con là phụ nữ đã tìm thấy chính mình.
    - Đây là những đứa con của vợ chồng nó.
    Hai cậu bé đội mũ, đi ủng, mặc áo, đeo găng tay đứng trên người tuyết, chờ bấm máy ảnh.
    Tạm ghi. Mẹ cùng anh ta ngồi trong bếp. Mẹ đem trà và bánh quy Marie để trước mặt anh ta. Bánh qui và trà Marie là thức ăn cho người già, những người không còn răng.
    - Có một chuyện tôi muốn anh làm giúp trước khi tôi chết. Tôi muốn gửi một số giấy tờ cho con gái. Nhưng chỉ gửi sau thôi. Việc này quan trọng, nhưng không tự gửi đi được. Tôi chuẩn bị mọi thứ, gói ghém, dán tem. Anh chỉ việc đem gói đó giao cho quầy bưu điện. Anh giúp tôi được không?
    Anh ta quay người có vẻ không bằng lòng.
    -Nếu tôi làm được thì đã không nhờ anh giúp. Nhưng chả còn cách nào khác, vì tôi không còn đây nữa.
    Anh ta nói: ?oBà không còn nhờ ai khác được ư??
    - Được chứ, nhưng tôi chỉ yêu cầu anh thôi. Đây là những giấy tờ và thư riêng, cho con gái tôi thừa kế, đó là tất cả những gì tôi có thể cho nó, tất cả những gì nó nhận được từ đất nước này. Tôi không muốn ai khác mở ra đọc.
    Giấy tờ riêng. Giấy tờ này, những lời này, hoặc con phải đọc ngay bây giờ nếu không sẽ chẳng bao giờ đọc được nữa. Liệu có đến tay con được không? Đã đến chưa?

Chia sẻ trang này