1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Age of iron (tuổi sắt đá) - J.M.Coetzee

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi nut_chai, 05/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Talorossi

    Talorossi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    363
    Đã được thích:
    0
    Hình như cái này thuộc về kinh tế "học" thì phải
  2. intersection

    intersection Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    1
    đề nghị bạn ko tán tỉnh vợ chưa cưới của tôi
  3. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    hix, sửa lại rồi mừ. Khéo ghê cơ.
    À, hình như Disgrace mà Talo nhắc ở trang trước ông ấy viết cùng cuốn này hay sao ấy nhỉ? Không biết có đúng không?
    Được nut_chai sửa chữa / chuyển vào 13:36 ngày 08/03/2006
  4. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Đất nước này đang cháy âm ỉ, nhưng dù với ý muốn tốt đẹp nhất thì tôi cũng chỉ quan tâm phần nào thôi. Quan tâm thật sự của tôi hướng vào bên trong, vào sự vật và lời nói dành cho sự vật đang chạy khắp cơ thể. Một sự chiếm đóng nhục nhã, đôi khi còn lố bịch nữa. Quần áo của ông chủ ngân hàng bị cháy thì người ta đem chuyện ấy ra cười đùa, như một kẻ ăn xin bị đốt chết thì chẳng ai nói đến. Tôi không sao chịu nổi. Tôi muốn kêu to với Florence: ?oCô nhìn tôi đây này! Tôi cũng đang bị đốt chết đây?!
    Tôi luôn luôn cẩn thận với từng chữ của lời nói để khỏi bị mắc kẹt. Mỗi khi đọc sách, tôi nhảy dòng, thậm chí nhảy cả đoạn, mắt lúng liếng chỉ muốn tìm bóng dáng một chữ đang lấp kín đâu đó.
    Trong bóng tối, nằm đơn độc trên tường, ý muốn tìm ấy càng thôi thúc mạnh. Tôi cảm thấy bị cuốn hút vào đó, tưởng mình như đứa trẻ mặc áo dài trắng đội mũ rơm, đi trên bãi cát mênh mông trống vắng. Cát bay quanh người. Tôi giữ chặt mũ, cắm chân xuống đất, đi ngược chiều gió. Lát sau, đến chỗ vắng không có ai nhìn mình, tôi không phải cố nữa. Thư giãn. Gió như có một bàn tay nhẹ đẩy sau lưng. Tôi nhẹ người không cưỡng lại được. Lúc đó chỉ đi từ từ, rồi chạy, để gió mang đi.
    Đêm đêm gió mang tôi đến Người lái buôn thành Venice. Shylock, anh chàng Do thái lên tiếng: ?oChẳng phải tôi cũng ăn, ngủ và thở như bà đấy ư?? Anh vung gươm, đầu gươm dính mảnh thịt máu chảy ròng ròng: ?oChẳng phải tôi cũng chảy máu như bà đấy ư?? Anh chàng do thái có bộ râu dài, đội mũ chóp, nhảy múa như điên trên sân khấu.
    Giả thử có ai ở đây, tôi cũng khóc lên như thế. Nhưng không có ai. Không có ai thì có Florence. Cô là người duy nhất phải chịu đựng những giờ phút này, khi nỗi sợ hãi từ trong tôi phát ra thiêu cháy cả lá cây trên cành. Tôi muốn ai đó ôm vào ngực, Florence, hay bất cứ ai khác cũng được.
    Đêm qua nằm trên giường, kê gối dưới hông, tay áp lên ngực để chỗ đau khỏi lan rộng, đồng hồ chỉ 3 giờ 45, tôi nghĩ thèm được như Florence ngủ trong phòng, có các con nằm chung quanh, bố mẹ con mỗi người thở một kiểu, hơi thở vừa mạnh vừa trong trẻo.
    Tôi nghĩ bụng, xưa kia mình đã có đủ mọi thứ. Bây giờ các người có đủ mọi thứ, còn tôi chẳng có gì.
    Bốn mẹ con thở đều, không vấp váp, êm đềm như tiếng tích tắc đồng hồ.
    Tôi gập đôi tờ giấy, viết cho Florence mấy chữ: ?oĐêm qua tôi không ngủ được. Tôi sẽ dậy muộn. Cô bảo bọn trẻ yên lặng. Cảm ơn cô. EC? Tôi xuống nhà để mảnh giấy ở bàn bếp. Rồi tôi run rẩy quay về giường nằm, uống viên thuốc lúc bốn giờ, nhắm mắt, khoanh tay, chờ ngủ mà vẫn không ngủ được.
    Tôi không thể nói những gì cần ở Florence. Những gì muốn cũng không thể có được.
    Năm ngoái, khi đứa bé gái mới ra đời, tôi đánh xe đư Florence đến Brachenfell, nơi chồng cô ta làm việc. Nhưng tôi tò mò, muốn nhìn mặt anh kia và xem vợ chồng họ gặp nhau ra sao, vì thế tôi theo cô ta vào.
    Hôm ấy đã là cuối chiều thứ bảy. Từ chỗ đỗ xe, chúng tôi theo con đường đất khá dài, qua vài dãy nhà lụp xụp, đến một chỗ có người mặc bộ đồ lao động xanh đứng sau lưới thép, quanh chân anh ta có đám gà nhỏ đang tìm ăn. Anh chàng kia và Floren chỉ nhìn nhau là đủ.
    Chẳng ai có thì giờ chào hỏi. Anh ta William, chồng Florence, đang làm một thứ việc không thể dừng tay. Việc anh ta là tóm lấy một con gà, dốc ngược đầu kẹp nó vào hai đầu gối, lấy sợi dây thép nhỏ buộc vào chân rồi chuyển cho người thứ hai, trẻ tuổi hơn, cậu kia treo một con gà lên móc, con gà đập cánh kêu quang quác nằm ngay dây chuyền đưa gà vào nhà, kéo dài cổ và chặt một nhát bằng con dao nhỏ rồi quẳng đầu nó vào chiếc thùng đựng đầu gà để gần đó.
    Việc của William là thế. Nhìn cảnh ấy tôi nghĩ bụng nếu biết như thế đã chẳng dám xem. Anh ta làm việc ấy cả sáu ngày trong tuần. Chỉ có mỗi việc buộc chân gà. Hoặc anh ta lần lượt thay chân người khác, treo lên móc, chặt cổ gà. Việc đó mỗi tháng kiếm được ba trăm rand, cộng thêm các bữa ăn. Một việc anh ta đã làm mười lăm năm. Cho nên không thể không nghĩ rằng mấy con gà được tôi nhồi bánh mì, sữa, trứng hành tỏi, ít ra cũng đã kẹp trong đầu gối anh chàng này, bố những đứa con của Florence. Từ năm giờ sáng lúc tôi còn đang ngủ, anh ta đã phải dậy để phun nước rửa các gầm chuồng, đổ thức ăn vào máng, quét nhà rồi ăn sáng xong là bắt đầu mổ giết, nhổ lông, rửa ráy ướp lạnh, đóng gói hàng nghìn đầu và chân gà, hàng nghìn thước ruột gà, hàng núi lông gà.
    Nhìn cảnh đó lẽ ra tôi bỏ đi ngay, phóng xe về nhà để quên đi tất cả. Nhưng tôi vẫn đứng lại bên ngoài lưới thép, mê mải nhìn ba người xử lý cái chết của những con chim không biết bay nữa. Con bé đứng bê tôi, ngón tay bắt vào lưới, cũng nhìn một cách say mê.
    Giết và chết rất khó mà cũng rất dễ thế đấy.
    Đến năm giờ là cuối ngày, tôi phải tạm biệt. Trong khi tôi đánh xe về ngôi nhà chống vắng, William đưa Florence và các con về chỗ họ. Anh ta tắm rửa, cô ta bỏ gạo vào nồi nấu cháo gà bằng bếp dầu, rồi cho con nhỏ ăn. Hôm đó là thứ bảy. Một số công nhân ở các chại khác thăm viếng lẫn nhau hoặc giải trí. Florence và William đã có thể cho bọn trẻ ngủ ở chiếc giường chống, rồi hai người đi dạo lúc trời tối còn ấm áp.
    Họ đi dọc lề đường, kể lại cho nhau nghe những gì xảy ra tuần trước, kể về đời sống của mỗi người.
  5. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Lúc họ về bọn trẻ đã ngủ say. Họ treo trước giường một tấm chăn cho được kín đáo. Rồi hai người có cả đêm dành cho nhau, cả đêm trừ một nửa giờ Florence phải bò ra ngoài cho con bú trong bóng tối.
    Sáng chủ nhật, William - không phải tên thật, chỉ là tên người ta biêt đến ở chỗ làm việc thôi - mặc quần áo, đội mũ, đi đôi giày tử tế. Anh ta cùng Florence ra trạm xe buýt đến Kuilsrivier, rồi ngồi taxi về nhà cô chị ở Guguletu là nơi họ gửi thằng con trai.
    Đã quá mười giờ và bắt đầu nóng nực. Lễ nhà thờ bắt đầu kết thúc. Phòng khách đầy người thăm, nói chuyện ầm ĩ. Một lúc sau, đám đàn ông ra về. Đã đến lúc Florence giúp cô chị lấu ăn. Hope nằm lăn ra sàn nhà ngủ. Một con chó ở đâu đó chạy vào liếm mặt nó bị đuổi đi, con bé vẫn còn ngủ khi nó được bế đặt lên ghế dài. Lúc vắng người, Florence đưa cho cô chị số tiền ăn uống, giày dép sách vở đưa cho thằng Bheki, cô chị cất tiền vào trong người. Rồi Bheki xuất hiện chào mẹ. Đám đàn ông lúc nãy không biết đi đâu bây giờ quay lại, họ đã ăn trưa, ăn gà của trại hoặc nhà máy hoặc cơ sở nào chả biết, ăn với cơm, bắp cải, và nước sốt. Các bạn Bheki đứng ngoài gọi vào. Nó ăn vội rồi đứng dậy bỏ đi.
    Mọi chuyện đã diễn ra và phải diễn ra như thế. Đó là buổi chiều bình thường ở châu Phi, thời tiết xậm xịt ngày giờ mệt mỏi. Hầu như có thể nói rằng cuộc sống nhất định phải như thế.
    Đã đến lúc mọi người phải ra về. Họ lại đi bộ ra chạm xe buýt. Lần này Hope ngồi trên vai bố. Xe buýt đến. Họ chia tay. Xe buýt chở Florence và hai con về Mowbray, từ đây đi xe buýt khác về phố Thánh George, rồi lại sang xe thứ ba về phố Kloof. Từ phố Kloof họ đi bộ. Về đến phố Schoonder, bóng chiều đã trải dài trên đường. Lúc này Hope đã mệt, Florence phải cho nó đi ăn tối, rồi phải tắm rửa cho đứa nhỏ, rồi phải ủi xong đống quần áo còn lại để lại từ hôm trước.
    Ít ra thì anh ta cũng không giết trâu bò. Tôi tự nhủ, anh ta chỉ giết gà thôi, những con gà ngơ ngác và mang ảo tưởng là mình quan trọng. Đầu óc tôi vẫn không sao rời khỏi trại gà, nhà máy doanh nghiệp, nơi anh chồng của người đàn bà sống bên tôi đang làm việc, ngày ngày đi đi lại lại, đi tới đi lui, đi ra đi vào, giữa cái mùi của máu và lông gà, giữa những tiếng quang quác ghê sợ, hết ngẩng lên lại cúi xuống, rồi túm, rồi buộc, rồi treo. Trong khi ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, tôi nghĩ đến tất cả những người đàn ông trên giải đất Nam Phi này giết gà, đào đất, chở hết xe này đến xe khác, nghĩ đến những người đàn bà hái cam và khâu lỗ khuy, những con gà ấy? Cả một gầm trời lao động, cả một gầm trời đo đếm, y như suốt ngày ngồi nhìn đồng hồ, cứ thấy mỗi giây, xuất hiện là giết, là đếm cho cuộc sống của mình mất đi.
    Từ khi Vercueil có tiền của tới, anh ta uống rượu lu bù, không chỉ uống rượu vang mà còn uống brandy nữa. Có ngày anh ta nhịn đến tận trưa, để lúc uống sẽ thấy rượu càng hấp đẫn hơn. Nhiều khi quá say, anh ta bỏ nhà đi từ giữa sáng.
  6. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay không nắng lắm, anh ta chỉ đi một lúc rồi quay về. Tôi đang ở trên gác hiên, anh ta không trông thấy, ra sân ngồi tựa vào tường, con chó nằm bên cạnh. Thằng con trai của Florence cũng đang ở đó cùng một thằng bạn tôi chưa gặp bao giờ. Hope thì chăm chút theo dõi chúng. Chúng mở chiếc đài nhỏ, tiếng nhạc lạo xạo kêu bùng bùng, nghe khó chịu hơn cả tiếng đập bóng quần vợt.
    Vercuceil gọi hai đứa: ?oNước, đem nước lại đây?
    Thằng bạn Bheki bước đến ngồi cạnh anh ta. Tôi không nghe rõ hai người trao đổi những gì. Thằng bé chìa tay ra nói: ?oĐưa đây?.
    Vercueil khẽ đập vào tay nó.
    Đưa đây cho tôi, nó quỳ xuống móc cái chai trong túi Verceil.
    Vercueil chống lại một cách yếu ớt.
    Thằng bé mở nắp chai đổ hết rượu brandy ra đất rồi quẳng chai sang một bên. Chai vỡ. Tôi suýt kêu lên: làm gì ngu thế!
    Thằng bé nói: ?oNgười ta đang muốn biến anh thành một con chó đấy. Anh muốn làm chó hay sao??
    Con chó của Vercueil kêu lên ăng ẳng.
    Vercueil líu díu đáp: ?ocút đi?.
    Thằng bé nói: ?oĐồ chó! Đồ nát rượu!?
    Nó quay lưng lại đi về phía Bheki, dáng khệnh khạng. Tôi nghĩ thằng bé này làm ra vẻ quan trọng. Nếu đó cũng là cách bảo vệ của những người bảo vệ nhân dân, thì tôi cầu mong chúa đừng cho ta gặp phải những người như vậy.
    Con bé đến ngửi chỗ rượu đổ và nhăn mũi.
    Vercueil xua tay nói: ?oCả mày cũng cút đi?. Con bé không động đậy, nhưng rồi nó quay người chạy thẳng ra phòng mẹ.
  7. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Tiếng nhạc vẫn vang lên. Vercueil lăn ra ngủ ngay ở chân tường, con chó ngả vào đầu gối anh ta. Tôi quay ra đọc sách. Một lúc sau mặt trời chui vào đám mây, không khí lạnh dần. Bắt đầu có mưa phùn. Con chó rũ mình chạy vào đám củi. Verceil cũng đứng dậy vào theo. Tôi thu gọn đồ đạc.
    Trong lán củi bỗng có chuyện. Trước hết con chó chạy ùa ra ngoài, quay đầu lại sủa, sau đến Verceil, rồi hai thằng bé theo ra. Thằng bạn Bheki đứng gần, Verceil giơ tay đánh một nhát vào gáy nó. Thằng bé lặng người ngạc nhiên rít lên một tiếng, tôi đứng trên hiên cũng nghe rõ. Nó đánh lại, Verceil lảo đảo suýt ngã. Con chó chạy xung quanh sủa vang. Thằng bé lại đánh Verceil một nhát nữa, lần này cả Bheki cũng tham gia. Tôi hét bọn trẻ: ?oThôi đi? Chúng không thèm nghe. Verceil nằm dưới đất. Chúng đá anh ta. Bheki rút dây lưng quất. Tôi gọi to: ?oFlorence! bảo chúng nó thôi đi!? Verceil đưa tay nên mặt chống đỡ. Con chó nhảy vào Bheki.
    Bheki đá lui con chó, tiếp tục cầm dây lưng quất Verceil. Tay nắm chặt thành hiên. Tôi quát nữa: ?oThôi ngay đi không tao gọi cảnh sát?
    Rồi Florence xuất hiện. Cô ta hét ầm lên, bọn trẻ lui lại. Verceil cố ngồi dậy. Tôi đi thật nhanh xuống nhà.
    Tôi hỏi Florence: ?oThằng bé này là ai thế??
    Đang nói gì với Bheki, cô ta ngừng lại nhìn tôi. Tôi không ưa thích kiểu nhìn của cô ta, hống hách và bắng nhắng.
    Florence đáp: ?oNó là bạn học ở trường?.
    Tôi bảo: ?oNó phải về nhà đi. Thế này thì quá lắm, không chịu được. Sân sau nhà tôi không phải là chỗ đánh nhau, làm ầm ĩ, khồng phải chỗ cho người lạ ra vào?.
    Có máu chảy ở miệng Vercueil. Kể cũng lạ, mặt sần sùi thế mà cũng có máu. Trông như mật ong trộn với nho vậy.
    Florence nói: ?oNó không phải là người lạ. Nó đến chơi thôi.?
    Bheki nói: ?oPhải có giấy phép mới đưa đến được ư? ?oNó và thằng bạn nhìn nhau. ?oChúng tôi phải có giấy phép ư?? Chúng chờ tôi đáp, vẻ thách thức. Chiếc đài nhỏ vẫn phát một thứ tiếng gì không phải là tiếng người, nghe rất mệt. Tôi chỉ muốn giơ tay lên bưng lấy tai.
    Tôi nói: ?oTôi không nói giấy phép. Nhưng các cậu có quyền gì mà đến đây đánh người này. Người này đang ở đây. Đây là nhà anh ta.?
    Mũi Florence phập phồng.
    Tôi quay lại nói với cô ta: ?oPhải anh ta sống ở đây. Và đây cũng là nhà anh ta.?
    Florence nói: ?oAnh ta sống ở đây nhưng là đồ bỏ đi, đồ vô tích sự.?
    Jou moer! - Vercueil nói. Anh ta nhấc mũ ra, tay đấm vào vành mũ, rồi giơ tay lên như muốn đánh cô ta. - Jou moer!
    Bheki giằng lấy mũ và ném lên lóc nhà xe. Con chó sủa ầm ĩ. Chiếc mũ lăn dần xuống mái.
  8. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhỏ giọng nói riêng với Florence: ?oAnh ta không phải là đồ bỏ đi. Không có ai là bỏ hết. Chúng ta đều là người với nhau cả.?
    Nhưng Florence không thích nghe giảng giả. Cô ta nói: ?oĐã vô tích sự lại còn uống rượu. Suốt ngày chỉ uống rượu. Tôi không thích anh ta làm ở đây.?
    Có phải anh ta vô tích sự thật không? Có lẽ đúng thế. Vô tích sự là một thành ngữ cổ của nước Anh, hiện nay ít nghe ai nói.
    Tôi bảo ?oAnh ta làm liên lạc cho tôi.?
    Florence nhìn tôi vẻ hoài nghi.
    Tôi nói: ?oAnh ta giúp tôi gửi thư?
    Cô ta nhún vai. Vercueil cầm lấy mũ, rồi cùng con chó thờ thẫn đi ra. Tôi nghe tiếng anh ta cài then cổng. Tôi nói: ?oBảo bọn trẻ đừng động đến anh ta. Anh ta chẳng làm hại ai hết.?
    Như con mèo già bị đám mèo đực mới lớn đuổi đi, Vercueil lánh về một chỗ kín để chữa chị vết thương. Tôi hình dung trước cái cảnh mình như một bà già đi tìm con mèo, để đến công viên khẽ gọi ?oÔng Vercueil, Ông Vercuil, Ông Vercuil!?
    Florence thì tự hào ra mặt về việc Bheki tống cổ được anh chàng vô tích sự, nhưng cô ta đoán thế nào trời mưa anh ta cũng quay lại. Còn tôi, tôi không tin rằng anh ta không về chừng nào mấy thằng bé kia còn ở đây. Tôi bảo Florence: ?oCô làm thế thì Bheki và các bạn của nó tưởng có thể giơ tay đánh người lớn mà không bị trừng phạt. Đó là sai lầm. Dù cô nghĩ thế nào thì Vercueil cũng là bậc huynh trưởng của chúng nó?.
    Cô càng nhân nhượng chúng, nó càng hỗn láo. Cô bảo cô khâm phục thế hệ con trai cô vì chúng nó chẳng sợ gì hết. Cô hãy coi chừng, lúc đầu chúng có thể bất chấp cuộc sống của bản thân chúng, nhưng rồi cuối cùng chúng sẽ bất chấp cuộc sống của mọi người khác. Cô khâm phục chúng như thế là không hay đâu.
    Tôi cứ nghĩ mãi về những gì cô nói hôm trước. Cô bảo thời buổi này chẳng còn cha mẹ gì nữa. Tôi không thể tin là cô nói thật. Không có cha mẹ thì trẻ con làm sao lớn được. Có những việc đốt phá, giết chóc hành động nhẫn tâm, kể cả việc chúng đánh ông Vercueil vừa rồi, thử hỏi ai có lỗi? Tất nhiên là các cha mẹ có lỗi, vì họ bảo con cái: ?oChúng mày muốn làm gì thì tùy, bây giờ chúng mày đã lớn rồi, bố mẹ chịu, không bảo được nữa.? Thực ra có đứa con nào muốn cha mẹ nói thế? Nó bỏ đi với tâm trạng hoang mang, nghĩ bụng: ?oBây giờ mình chẳng còn cha mẹ nữa, thà cha mẹ chết đi cho xong? Cô rũ bỏ trách nhiệm với chúng là đẩy chúng tới chỗ chết đấy.
    Florence lắc đầu dứt khoát: ?okhông đâu?.
    Cô có nhớ năm ngoái cô nói gì khi thấy những việc vô lý xảy ra trên đường phố không?
    Cô bảo cô trông thấy một bà bị chúng đốt, bà ta kêu cứu nhưng đám trẻ cứ đứng đó cười, không những thế chúng còn đổ thêm dầu vào bà ta nữa.? Chính cô nói trông thấy những cảnh như thế làm sao tôi sống được.?
    Phải, đúng là tôi nói thế. Nhưng ai đã biến chúng thành ác mộng như thế vậy? Chính bọn da trắng biến chúng thành độc ác! Đúng thế đấy! Cô ta thở dài, buồn bã. Chúng tôi đang ngồi trong bếp. Cô ta đang ủi quần áo, Cầm bàn ủi chống mạnh xuống. Cô ta ngước nhìn tôi. Tôi khẽ nắm lấy cô ta. Cô ta nhấc bàn ủi lên, để lại trên mặt vải một vết cháy xém.
    Không tình thương, không giới hạn. Một cuộc chiến xứng đáng nhưng đã bỏ lỡ.
  9. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Tôi khẽ nói tiếp: ?oMột ngày kia chúng lớn lên, cô tưởng chúng không còn độc ác nữa sao? Chúng sẽ trở thành cha mẹ như thế nào khi người ta bảo là cái thời của cha mẹ đã qua rồi? Liệu có thể tái tạo được cha mẹ không khi ý tưởng về cha mẹ trong lòng ta đã bị tiêu hủy? Chúng đánh đập anh ta chỉ vì anh ta uống rượu. Chúng đốt chết người ta mà còn đứng đó cười. Vậy chúng sẽ đối sử với con cái chúng như thế nào. Liệu chúng có thể yêu thương được nữa không. Trong mắt ta, trái tim chúng đã biến thành đá, vậy cô bảo sao? Cô sẽ bảo ?oNó không phải con tôi, nó là con người da trắng, nó là do quỷ do người da trắng tạo nên?. Có phải cô chỉ biết thế thôi? Cô đổ hết cho người da trắng chứ gì?
    Florence nói: ?oKhông, không đúng. Tôi không bỏ mặc con cái tôi?. Cô ta vội gấp khăn lại. ?ochúng nó những con ngoan. Chúng sắt đá lắm. Tôi tự hào về chúng?. Cô ta trải mấy chiếc áo gối lên mặt bàn. Tôi chờ cô ta nói tiếp, nhưng không thấy nói gì nữa. Cô không quan tâm đến việc tranh luận với tôi.
    Tôi suy nghĩ về đám trẻ được coi là sắt đá ấy. Bản thân Florence đâu phải là sắt đá. Cái tuổi sắt đá. Sau là tuổi đồng chắc? Bao lâu nữa thì cái tuổi mềm yếu sẽ trở lại chu kỳ của nó, trở lại tuổi đất sét, tuổi trái đất. Một bà mẹ khắc khổ, có trái tim sắt đá, đẻ những đứa con là chiến binh dân tộc? ?oTôi tự hào về chúng?. Cô ta nói thế nào để tự che đậy mình hay che đậy cho chúng?
    Còn tôi? Trái tim tôi ở đâu trong tất cả những chuyện này? Đứa con duy nhất của tôi đang ở xa đây hàng ngàn dặm, sống an toàn. Tôi sẽ trở thành tro bụi. Vậy tôi còn thiết gì nữa khi tuổi trẻ bị khinh rẻ, khi bọn chúng ở trường bảo nhau chớ bao giờ cười, chớ bao giờ khóc, mà chỉ giơ nắm đấm như giơ búa? Phải chăng thời này không đúng lúc của nó, cái thời chui lên từ lòng đất, thời bị khinh rẻ, vô lý? Nhưng rút cục thì cái gì sinh ra tuổi sắt đá nếu không phải đó là tuổi đá hoa cương? Chẳng phải ta đã có những Voortrekkers, những thế hệ Voortrekkers nối tiếp, những lớp trẻ châu Phi nghiêm nghị, cứng rắn, hành quân hát những bài ca yêu nước, chào cờ và nguyện chết cho tổ quốc đó sao? Ons sal lewe, ons sal sterwe. Chẳng phải có những tên da trắng cuồng tín thuyết giáo cho chế độ cũ, chế độ kỷ luật, lao động, tuân thủ hy sinh, chết chóc, dạy cho những đứa trẻ còn quá nhỏ để buộc dây giầy cho chúng đó sao? Từ đầu đến cuối chỉ là cơn ác mộng! Tinh thần Geneva chiến thắng ở châu Phi. Calvin khoác áo dài đen, tỉnh khô, thản nhiên xoay tay hài lòng với hậu thế, miệng cười lạnh toát. Calvin chiến thắng, tái sinh trong bọn giáo điều và bọn săn lùng kẻ ngoại đạo ở hai phía. Bỏ được tất cả những cái đó ở phía sau thì may mắn biết chừng nào!
    Thằng bạn Bheki đến bằng chiếc xe đạp mầu đỏ, lốp to mầu xanh nhạt. Đêm qua lúc đi ngủ tôi còn trông thấy chiếc xe ở ngoài sân, bóng loáng dưới ánh trăng. Bảy giờ sáng nay nhìn ra cửa sổ, chiếc xe vẫn còn đó. Tôi uống một vài viên thuốc buổi sáng rồi ngủ thêm vài giờ nữa. Tôi mơ thấy mình bị mắc kẹt trong đám đông. Người ta đẩy tôi, đánh tôi chửi tôi bằng những lời dọa dẫm bậy bạ tôi không sao hiểu được. Tôi đánh lại, nhưng tay tôi như trẻ con, chỉ đánh phù phù như thổi hơi.
    Có tiếng ai nói to làm tôi tỉnh dậy. Tiếng của Florence với người nào đó. Tôi rung chuông gọi, rung một lần, hai lần, ba lần, bốn lần. Cuối cùng Florence mới đến.
    Florence nhặt chiếc vỏ chăn dưới đất, gấp lại để chân giường, rồi nói: ?oChẳng có ai đâu?.
    Đêm qua thằng bạn của con cô có ở lại đây không?
    Có. Đêm tối nó không dám về bằng xe đạp, nguy hiểm lắm.
    Vậy nó ngủ ở đâu?
    Florence nghĩ ngợi. ?oỞ nhà xe. Bheki với nó ngủ trong nhà xe?.
    Làm sao chúng vào nhà xe được?
    Chúng mở cửa sổ.
    Trước khi làm thế, sao chúng không hỏi tôi?
    Florence im lặng nhặt chiếc khay.
    Florence này, thằng bé ấy định ở lại nhà xe ư?
    Chúng ngủ trong nhà xe của tôi hay sao?
    Florence lắc đầu. ?oTôi cũng chả biết. Bà phải hỏi chúng?. .
  10. nut_chai

    nut_chai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    747
    Đã được thích:
    0
    Đến trưa chiếc xe đạp vẫn còn đó. Hai thằng ấy đi đâu không rõ. Tôi ra hòm thư thấy chiếc xe cảnh sát mầu vàng đỗ bên kia đường, trong khi xe hai người mặc đồng phục, người ngồi phía bên này đang ngủ, áp mặt vào cửa kính.
    Tôi ra hiệu cho người ngồi sau tay lái. Xe nổ máy, người đang ngủ bật dậy, chiếc xe trèo lên hè rồi quay vòng, đến chỗ tôi đứng.
    Tôi tưởng họ bước ra ngoài xe, nhưng họ vẫn ngồi im không nói gì, chờ tôi lên tiếng. Một làn gió mạnh phía tây bắc thổi đến. Tôi kéo áo che cổ. Đài trong xe lạo xạo. ?oVier - drie-agt?, tiếng một người đàn bà nói. Họ không để ý. Họ còn trẻ, mặc đồ xanh.
    Tôi hỏi: ?oTôi có thể giúp được gỉ? Các anh chờ ai chăng??
    Bà có thể giúp được gì? Các anh chờ ai chăng??
    Bà có thể giúp được gì ư? Tôi cũng chả biết. Bà thử nói xem, bà có thể giúp chúng tôi được gì?
    Tôi nghĩ bụng, vào cái thời của tôi, trẻ con không đốt trường học. Vào cái thời của tôi: ngày nay câu đó chỉ thấy trong những bức thư gửi đến tòa báo. Các cụ rất giận dữ.
    Chỉ biết cầm bút viết câu đó, coi như vũ khí cuối cùng. Bây giờ ?ovào cái thời của tôi? đã hết rồi. Nó trở thành quá khứ trong cuộc sống.
    - Nếu các anh định tìm hai thằng đó thì tôi xin nói là chúng đã được tôi cho phép ở đây rồi.
    - Bà bảo hai thằng nào?
    - Hai thằng đến đây chơi chứ ai? Chúng là học sinh ở Guguletu.
    Tiếng đài trong xe kêu òng ọc.
    - Không đâu bà ơi. Tôi chả biết thằng nào ở Guguletu hết. Bà muốn chúng tôi tìm hộ bà ư?
    Họ nhìn nhau như có ý trêu chọc. Tôi nắm tay vào cửa xe. Áo để hở, gió lạnh ùa vào cổ, vào ngực. Tôi nói bằng một giọng khinh khỉnh: ?oVào cái thời của tôi, cảnh sát không nói với phụ nữ như thế đâu.? Rồi quay lưng đi vào.

Chia sẻ trang này