1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ai biết công nghệ tách hợp kim ?

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lion6666, 28/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lion6666

    lion6666 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    ai biết công nghệ tách hợp kim ?

    Tôi hiện giờ đang có trong tay một lượng lớn hợp kim , thành phần chính là VONFRAM - COBAN và một số kim loại khác , có ai biết công nghệ ,và khả năng để tách VONFRAM tinh khiết không , chúng ta sẽ hợp tác để cho ra một kim loại quý đấy .
  2. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Bác cho em biết nguồn gốc của HK của bác được không ?
  3. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Yêu cầu của bạn không phải dể thực hiện !!!
    có lẻ đơn giản hơn bạn nên tách thành 2 muối kim loại Co 2+ và WO4 2- , để sử dụng trong hoá màu sẻ khả thi hơn...
    Thân ái !
  4. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu số phế liệu hợp kim bạn có từ nguồn nào ? nhưng bạn có thể xem đoạn trích sau, để hình dung xem có cần thiết phải tách trở lại W tinh khiết không ?
    "...
    Năm 1864, một nhà bác học Anh tên là Robec Miuset (Robert Mushet) đã lần đầu tiên dùng vonfram (chừng 5 %) làm nguyên tố điều chất cho thép. Thứ thép từng đi vào lịch sử ngành luyện kim với cái tên ?othép tự tôi của Miuset? có thể chịu đựng được sự nung đỏ, mà độ cứng của nó không những vẫn giữ được, lại còn tăng thêm, nghĩa là nó có tính chất tự tôi. Dao cắt gọt làm bằng thép này cho phép tăng tốc độ cắt gọt kim loại lên một lần rưỡi (tăng từ 5 mét lên 7,5 mét trong một phút).
     
    Bốn chục năm sau đã xuất hiện thép gió chứa tới 8% vonfram. Lúc ấy, tốc độ cắt kim loại đã lên đến 18 mét trong một phút. Qua mấy năm nữa, tốc độ cắt kim loại lại được nâng lên đến 35 mét trong một phút. Thế là chỉ trong vòng nửa thế kỷ, vonfram đã nâng năng suất của các máy cắt gọt kim loại lên bảy lần!
     
    Làm thế nào để nâng cao tốc độ cắt gọt hơn nữa? Thép thì hẳn là không đủ sức rồi, và ngay cả vonfram cũng không giúp được gì hơn. Chẳng lẽ đã đến giới hạn rồi ư? Lẽ nào không thể cắt kim loại nhanh hơn?
     
    Vẫn là vonfram trả lời. Không đâu, nó chưa cạn hết sức lực và không định né tránh nhiệt độ cao trong cuộc chiến đấu cho tốc độ gia công kim loại. Năm 1907 đã chế tạo được hợp kim stelit gồm vonfram, crom, coban; hợp kim này đã trở thành thủy tổ của các hợp kim cứng mà hiện nay đang được sử dụng rất rộng rãi - những hợp kim cho phép nâng tốc độ cắt gọt hơn nữa. Ngày nay, tốc độ cắt gọt đã lên đến 2000 mét trong một phút."
     
  5. lion6666

    lion6666 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Tôi ko học về nghành này nên ko biết được nhiều về nó , nhưng hiện nay tôi có một nguồn có thể lấy được nhiều loại hợp kim này mà ko biết dùng nó vào việc gì , tôi nghí nó có thể làm nguyên liệu cho việc chế tạo dao cắt kim loại , có ai biết về việc này ko . Xin được sự chỉ giáo của các đại sư huynh
  6. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Coban là 1 kim loại quý hiếm cũng như Tungsten (Wolfram), rất đắt . HKim Coban cũng như Hkim Niken được dùng rất nhiều trong động cơ phản lực máy bay /Tuốc bin ga để làm buồng đốt hay các cánh tĩnh / động của roto vì 2 kl loại này làm việc được ở T° rất cao mà ít bị oxy hoá
    Tuỳ theo thành phần hoá học nhưng các Hkim này có thể hoạt động ở T° đến 900°C , tương đương với 80% nhiệt độ nóng chảy của nó . Hiện nay chưa có VL nào có thể thay thế 1 cách kinh tế hai họ nhà Hkim trên trong công nghiệp ĐC phản lực
    Coban nguyên chất rất là mềm và sức chịu thấp nhưng khi hợp kim với wolfram thì rất cứng . Hàm lượng wolfram trong Hkim họ coban có thể lên đến 20% trong 1 vài ứng dụng rất đặc biệt chống mòn ở T° cao, wolfram sẽ tồn tại ở dạng các - bua hay ở dạng tự do xen lẫn trong mạng tinh thể co ban , gia cố cho mạng tinh thể co ban khến nó cứng hơn lên nhiều
    Các bua của wolfram vô cùng cứng khiến cho thép có chứa wolfram được dùng làm dao cắt thép rất tốt nhưng trong những ứng dụng ở T° cao thì cái lợi là ở chỗ các bua của wolfram tồn tại ở T° rất cao nên bảo toàn tác dụng gia cố cho mạng tinh thể coban ở T° rất cao, nhờ đó các cánh tuốc bin chịu được lực ở những T° mà thép thường đã bị nung mềm như bún rồi
    Nếu bác có nguồn HK coban wolfram thì em đoán là bác lấy ra từ ĐC phản lực, đó là những HK vô cùng đắt do quá trình tôi luyện rất rắc rối của các nhà SX Hkim, bác đừng nên tìm cách tách các thành phần ra mà phí nó đi
    Nếu đúng là bác lấy từ ĐC máy bay thì em giám chắc trong ấy có chứa đến 20% crôm, có thể có 1 ít môlibđen nữa
    Nếu HKim côban wolfram đã hoạt động lâu ở T° cao thì các mạng tinh thể có phần nào bị thoái hoá do các kết tinh cácbua càng ngày càng to ra dưới tác động của T° và thời gian . 1 cách phục hồi tính năng của các Hkim này là nung lên ở T° rất cao (trên 1000°c) rồi nhúng nước ; ở T° cao các cacbua sẽ bị phân tán ra thành Cacbon và wolfram tự do và khi nhúng nước thì do T° giảm đột ngột, mạng tinh thể coban sẽ phần nào giam chân không cho hai anh cacbon và wolfram ào vào kết hợp với nhau thành những cácbua to tướng nữa mà sẽ cho ra những kết tinh các bua nho nhỏ nhưng phân tán đều khắp nơi và nhờ đó tiếp tục gia cố cho mạnG tinh thể côn ban
    Người ta gọi đó là quy trỉnh "làm trẻ lại" các Hkim đã bị thoái hoá bởi thời gian và môi trường (T° cao)
    Bác cứ thử dùng ngay HKim đó làm dao cắt thép xem sao? Chưa ai làm thế vì giá thành quá cao nhưng bác có sẵn thì bác thử xem ?
    Bác nên tìm xem có công nghệ nào cần dao cắt hay mặt va chạm ở T° cao không? ở T° mà dao cắt bằng Hkim thép không chịu nổi đấy
  7. lion6666

    lion6666 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Nói thật với anh là em cũng ko biết nhiều về ngành này lắm , em cũng biết được phần nào giá trị của nó nhưng ko ngờ là nó được ứng dụng trong công nghệ phản lực , thực ra nguồn hợp kim này em lấy ra từ mũi khoan đá chuyên khoan những tầng đá sâu ở các mỏ lớn , nó là những viên bi gân giống hình viên đạn găn ở mũi khoan làbộ phận trực tiếp tiếp xúc với đá và cắt đá , mặc dù thân khoan có thể hư hỏng nhưng nó lại ko hề hấn gì cả , ko hề bị mài mòn chút nào , có người đã tách được thành phần nào đó của nó bằng phương pháp chân không em ko rõ lắm , điều mà em muốn bây giờ là xách định chính xác thành phần phần trăm các chất trong nó tất nhiên là trong nó có thành phần W- Co , để hiểu rõ giá trị của nó , và tiếp theo là tìm người có khả năng sử dụng nó , chứ còn em thì không có khả năng về công nghệ cũng như vốn để sử dụng nó được . Rất cảm ơn sự nhiệt tình của các anh và mong được sự chỉ giáo nhiều hơn nữa , có ai có thể xác định thành phần của nó giúp em được ko ạ . Thân !
  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    về việc phân tích định lượng hợp kim này, tôi đã có trả lời cho bạn bên box hoá học.Riêng về cách sử dụng sao cho có hiệu quả, tôi khuyên bạn theo 2 ý :
    - nếu số lượng hợp kim phế ( hkp) này không nhiều: bạn có thể tự SX hoặc l/h bán cho các xưỡng SX chất màu nhiệt độ cao. Theo tôi biết thì hiện giá màu xanh coban, vàng tungsten rất cao...
    - nếu hkp này có nhiều thì gom lại chào bán cho các cty luyện kim ; hiện trong nước các cty này còn lừ đừ lắm, nhưng có cty TQ đang gom nguyên liệu tại miền trung đó...bạn liên hệ xem sao !
    còn tư tưởng tìm hiểu tất cả, làm tất cả...thì ( hì hì...) giống tui 15,16 năm về trước quá !!! khổ lắm bạn ơi, nhất là trong đ/k mày mò và không có vốn...thời thế đã thay đổi rồi, cần suy nghĩ khác để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vửng chắc lên.....[​IMG]
  9. halai1998

    halai1998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Hồi đó tớ làm thợ hàn phủ, tớ đã từng dùng 1 thứ que hàn của Thuỵ Điển . Nói là que thì không đúng vì thực ra nó là 1 cái ống đường kính 5ly, ống này làm thừ thép lá mỏng 0,5ly cuốn tròn lại như cuốn thuốc lá và ruột ống được nhồi các viên bi CácBua Wolfram tròn đường kính 1ly
    Tớ dùng mỏ hàn oxyacetylen làm nóng và hàn phủ lên bề mặt các gầu (làm bằng thép ) xúc đá trong các công trường bắn đá granit . Gầu xúc nhờ có lớp phủ vô cùng cứng này mà xây xát với đá mà không bị ăn mòn nhanh chóng như các gầu không được phủ
    Sở dĩ dùng ngọn lửa axêtylen là vì T° ngọn lửa không cao = tia lửa điện nên khi làm nóng chảy que hàn thì thực ra chỉ có ống thép nóng chảy thôi, các viên bi cácbua không bị chảy ra chứ nếu như các viên bi mà chảy ra thì hỏng chuyện
    Trong bêtông người ta trộn sỏi vào để gia cố cho bê tông thì ở đây cũng vậy, các viên bi các bua gia cố cho mạng lưới tinh thể thép
    Khi bề mặt này tiếp xúc với đá thì các viên bi vô cùng cứng này sẽ đưa đầu lên tiếp xúc với đá và như thế chống được sự mài mòn của đá, bác xem hình này
    [​IMG]
    A: gầu
    B: thép của ống que hàn sau khi đã nóng chảy do hàn và cô đọng trên bề mặt gầu, người anh gọi là Matrix
    C: cácbua wolfram
    D: đá granit tiếp xúc với bề mặt gầu được bi các bua che trở
    Vai trò của B rất quan trọng vì B dùng để giữ chặt các viên bi lại, nếu B mà yếu thì các viên bi sẽ long ra và như thế đá sẽ tấn công vào sâu hơn , nên B được gọi là matrix
    Trong Việc xúc thác đá thì có lẽ chỉ cần matrix thép cho rẻ nhưng trong 1 vài công tác khác, khoan cắt đá như bác nói thì có lẽ matrix thép không đủ sức chịu nên người ta phải dùng matrix Coban
    matrix họ nhà Côban nếu được các nguyên tử crôm, wolfram tự do (không ở dạng các bua) gia cố cho mạng tinh thể thì matrix này rấy khoẻ, có thể bấu giữ chặt các hạt các bua wolfram lại
    Ứng dụng chống mài mòn của Hkim Wolfram và Côban rất đa dạng, nếu hàm lượng wolfram ít thì wolfram chủ yếu ở dạng tự do và chỉ dùng để gia cố cho matrix, trong matrix đó rất ít cácbua wolfrạm Điển hình Stellite 6 ở dạng bột được dùng trong công nghệ chế tạo các van cầu (Ball Valve) khổng lồ cho nghành dầu khí . Người ta phun bột stellite 6 qua 1 ngọn lửa axêtylen hay dầu hôi ; các hạt bột stellite 6 này sẽ bay theo ngọn lửa đến dính chặt vào mặt cầu của van. Trong quá trình bay qua ngọn lửa thi các hạt bột dược nung lên ở T° gần nóng chảy nên khi va chạm vào mặt cầu của van nó sẽ bấu dính chặt vào đó
    Do van cầu khi đóng mở phải chịu ma sát nên lớp phủ stellite 6 mỏng này giúp cho van lâu bị mòn , hơn nữa côban có chứa ít crôm nên không sợ môi trường tấn công (oxyhoá)
    Ngoài ra còn có các loại stellite 12, 21, etc.
    Stellite 6 cũng được bán ở dạng que hàn (quy trình TIG)
    Trong công nghệ ĐC phản lực thì stellite 6 cũng được dùng để phủ các bề mặt chịu mài mòn do tiếp xúc giữa các bộ phận = kim loại ở T° cao
    Theo như tớ nghĩ thì phế liệu của bác có chứa hàm lượng wolfram rất cao ở dạng nguyên tử tự do và các viên bi các bua, bác phải cẩn thận khi bác nhờ người khác phân tích Thành phần hoá học của nó, vì nếu phân tích = con đường hoá học thì nhièu axít không pha loãng / hoà tan được các bua wolfram đâu và như thế kết quả phân tích sẽ sai, còn nếu phân tích = spectrometry thì cũng phải cẩn thận vì nếu tia lửa điện xẹt trúng viên bi cacbua thì kết quả sẽ cho hàm lượng wolfram rất cao, và ngược lại nếu bác xẹt trúng matrix côban bên cạnh thì kết quả sẽ cho thấy hàm lượng wolfram thấp nhưng Côban cao
    mà em thấy bác phân tích làm gì ? Có lẽ bác cứ sử dụng thẳng các phế liệu đó trong 1 ứng dụng khác có hay hơn không ?
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ngày nào trúng mánh ngày đó huy hoàng .
    Bạn nên tìm giới buôn lậu Trung Quốc tìm mánh cho
    Còn trong nước, dù bạn có biết thành phần hợp kim,
    biết lai lịch của nó, cũng chẳng bán được cho ai, cũng
    chẳng thua ai chế biến nó thành đồ dùng bán được .
    Ngày xưa tôi đến chỗ máy bay phản lự bị bắn rơi,
    thấy có những cánh turbin chẳng ai lấy . Mãi rồi, người
    ta cũng lấy hết các mánh máy bay rơi, chẳng còn sót
    mánh nào . Mảnh nấu được thì nấu thành nồi . Mảnh
    cháy được, thì đốt sáng cho vui . Không biết mảnh cánh
    turbin động cơ ai lấy làm gì ?
    Sau này, vào xưởng làm động cơ máy bay phản lực, mới
    biết, một cánh turbin nhỏ bằng bàn tay người lớn, giá thành
    tới 200 đôla Mỹ . Những cánh lớ, có thể tới vài ngàn đôla .

Chia sẻ trang này