1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai biết nơi dạy Vĩnh Xuân ở HN chỉ giúp, xin cám ơn!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Rat_killer, 04/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Khà khà, thế là có người KHIÊU CHIẾN bientrang rùi .................
    Hôm nào GIAO ĐẤU nhớ POST cho anh em đến Cổ vũ nhé
  2. phat_khong_chua

    phat_khong_chua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2004
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Iem là ko đồng ý cái vụ giảm béo đâu, bác DTA kia kìa, cứ như ông di lặc ấy, mà nhắc đến mới nhớ, lâu nay cao nhân đi đâu hết ấy nhỉ
  3. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    tinhyeuxanh ơi!
    Môn phái a Sao cũng thuộc dòng Ông Phùng à! nghĩa là a Sao và A Thủy Xiếc cũng là Huynh đệ đồng môn à .
    Sao tôi thấy cách luyện tập của môn sinh a Thủy Xiếc thì nhẹ nhàng hơn, tập niêm dính, quấn tay......
    Môn sinh của a Sao thì tập nặng hơn nhiều( hình như kết hợp cách luyện lực của Thiếu Lâm): đấm bao, lên xà,.... mà toàn thằng TO CON ( CAO, TO, ĐEN, HÔI)........ nhìn Khiếp cực
    Tập nặng thế k biết tôi có theo được không ???
    tinhyeuxanh giới thiệu về đặc thù của dòng Ông Phùng để anh em nghiên cứu phát . À, đặc thù cách dạy, luyện tập của a Sao nữa nhé !
  4. tinhyeuxanh

    tinhyeuxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Chào Anh Hùng Bắn Chim !
    Tôi biết sơ sơ thôi. Anh Sao đúng là dòng cụ Phùng, nhưng tính ra hình như anh Sao còn là sư thúc của anh Thuỷ, tức là ngang hàng thày Định là sư phụ của anh Thuỷ vì anh Sao có thời gian tập với cụ Phùng, kể cả anh Hồng trong Lạc Trung cũng thế.
    Trước khi đến với Vĩnh xuân anh Sao đã tập Thiếu lâm kha khá, cộng với máu giang hồ nên chinh chiến cũng nhiều. Anh Sao đến với Vĩnh xuân có từ sau buổi thử tay với thày Định làng Ngọc Hà, một người trông rất nhỏ bé và không có vẻ gì là con nhà võ cả.
    Chỗ anh Sao mình không rõ lắm vì cũng chỉ xem qua một buổi. Dưới đấy cũng nhiều anh em lao động trong Thanh xuân, Phùng Khoang ra tập nên chắc là nhiều thanh niên to khoẻ hơn. Ở đây có ai học anh Sao nhiều cho biết với. Trước anh Thuỷ có lớp ở CLB Thăng Long thì nhiều sinh viên, học sinh và nhân viên văn phòng ra tập nên thày dạy mềm hơn chăng. Cũng chả biết nữa, còn tuỳ thời điểm vì học viên luôn biến động và có ai giống ai đâu.
    Nói chung Xạ điêu nên thử tập khoảng 1,2 tuần là biết ngay có phù hợp hay không mà. Tậpbao nhiêu môn rồi còn lo chưa có thể lực. .
    Thực ra Vĩnh xuân mỗi thày dạy lại có 1 phong cách riêng, kể cả trong 1 dòng cụ Phùng mà thôi, nên khó mà khái quát được phong cách dòng cụ Phùng. Thôi ông tập đi rồi tổng kết tôi nghe nhé.
  5. nns6789

    nns6789 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Chán quá, mạng lởm, bác tinhyeuxanh thì nhanh chân thế :P
    Chú Sao về vai vế thì là sư thúc của chú Thuỷ, tại vì có thời gian tập cùng cụ Phùng, nhưng mà có lẽ là bác Định dạy nhiều hơn. Đại khái thì bác Định khi đó cũng gần gần như trợ giáo của cụ Phùng vậy mà :)
  6. vietnamkarate

    vietnamkarate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo Vĩnh Xuân không thực chiến được nếu có ai muốn thử thực chiến với Vĩnh Xuân xin đến 26 thi sách Gặp anh tôi ( hoàn trọc ) thử sẽ biết còn nếu đến đó đấu hông lại thì hãy bái nhận lèm sư phụ cũng không muộn
  7. nguoitpnhatrang

    nguoitpnhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Ôi xời, mấy cái bác này tranh cãi tào lao. Có "thực chiến" hay không không phải do tên môn phái là VX, là muay Thai hay là gì gì đó. Thực chiến hay không là do bản thân người ta chứ.
    Chiến với nhau thì phần thắng thuộc về người giỏi hơn chứ đâu có thuộc về người học môn võ nổi tiếng hơn.
  8. bientrangt610

    bientrangt610 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2004
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Vầng, hôm nào xin được thỉnh giáo các cao thủ ạ. Nếu thua sẽ xin theo Vĩnh Xuân luôn , nếu thắng thì xin mời chị em nhào zô mà tập!
  9. Linh_Anh_06

    Linh_Anh_06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Quả như nhận định của bạn tinhyeuxanh, Vịnh Xuân Việt Nam mỗi dòng đều mang phong cách riêng, rồi mỗi thầy lại truyền thụ lại cho học trò theo nhận thức của riêng mình nên rất khó nhận định. Thế hệ hậu sinh (trên mạng) đúng là không mấy người viết về Vịnh Xuân dòng Cụ Phùng (còn được người đời biết đến với tên gọi là Độc Long Nhỡn, vì Cụ bị mất một bên mắt phải), có thể là họ không muốn viết hoặc họ không có điều kiện lên mạng.
    Tôi là học trò VX dòng Cụ Phùng, theo chi phái Thày Lợi (Trần Đắc Lợi - Bắc Cầu ?" Gia Lâm, Hà Nội). Tôi có chút may mắn thỉnh thoảng được gặp các đệ tử của Cụ Phùng qua những buổi các anh sang thăm viếng thày tôi và được hầu chuyện các vị. Có thể mạn phép các bậc tiền bối tạm tóm lược về VX dòng Cụ Phùng như sau:
    Trước khi đến với VX, Cụ Phùng có dạy nhiều môn phái (Thiếu lâm Sơn Đông?) mãi đến những năm cuối đời Cụ mới truyền dạy Vịnh Xuân.
    Trong hàng ngũ thế hệ I của VX ở Việt Nam học trò của Sư tổ Nguyễn Tế Công (NTC) , Cụ Phùng là người cao tuổi nhất (1900-1987) nhưng có lẽ Cụ là người đến với VX muộn nhất (chỉ kể tới nhưng người thành danh).
    Phong thái truyền dạy của Sư Tổ NTC cũng cho từng người tập theo từng giờ khác nhau và theo từng hoàn cảnh của mỗi người, nên nhiều khi cùng học một thày nhưng không trực tiếp tập luyện với nhau.
    Theo lời thày tôi (thày Lợi) kể lại, trước khi dời Bắc theo gia đình bác sỹ Việt Hương di cư vào Nam quãng những năm 1952-1954, Sư tổ NTC có làm một bài thơ, mà Cụ Phùng còn nhớ lại và kể cho các đệ tử, ngụ ý như sau:
    Tiển tròn, Phùng mộc, Vũ bay
    Ngô hình, Hương ý, (thiếu, ghi theo hiểu biết của tác giả - thày Lợi)
    Chia tay ngày hẹn còn dài
    Bẻ cành mai trắng, mượn vài ý xuân.
    Có lẽ theo sở trường của từng học trò, hoặc là tính thâm thúy của người Trung Quốc mà Sư tổ đã truyền dạy cho mỗi học trò một cách khác nhau, làm cho không chỉ lịch sử Vịnh Xuân trên thế giới mà ngay tại Việt Nam cũng bao điều kỳ bí, mặc dù thời gian Vịnh Xuân vào Việt Nam mới chừng bảy tám chục năm. Tôi được nghe thày tôi kể lại, ngày xưa các cụ đều được Sư tổ chia thành từng giờ để tập, không ai trùng ai, vì vậy tuy cùng học một thày nhưng mỗi người được Sư tổ truyền dạy theo một hướng khác nhau theo từng sở trường sở đoản của mình, có lẽ vì thế sau này thế hệ các cụ lại truyền lại cho hậu sinh mà điển hình là ngày khai mạc câu lạc bộ Vịnh Xuân Hà Nội (14/9/2003) do anh Nhâm làm chủ tịch, đã thấy sự đa dạng của từng dòng, tuy rằng vẫn còn có những nét chung.
    Phần nữa trong phả hệ Vịnh Xuân Việt Nam, cụ Phùng và các học trò của Cụ (có thể tạm gọi là dòng Cụ Phùng) các học trò của Cụ đã làm rạng danh Vịnh Xuân Việt Nam mà hầu như bất kỳ người nào ham thích Vịnh Xuân Hà Nội đều phải nhắc tên, là các bậc thế hệ Vịnh Xuân thứ hai ở Việt Nam, các bác Đỗ Tuấn (họa sỹ Đỗ Tuấn, trưởng môn Vịnh Xuân chi phái cụ Phùng), bác Trịnh Quốc Định (tên thân mật là Định ?ocòi? vì vóc người bác bé nhỏ, được mệnh danh là người có ?~đôi bàn tay vàng?), bác Trần Đắc Lợi (tên thân mật là Lợi ?olõ? Hàng Đậu), anh Thái Bá Sao (*) (tên thân mật là Sao ?ođiên? vì tính anh nóng như lửa)? Hiện nhánh cụ Phùng nhiều người thành danh và có mở các lò luyện tại gia, đào tạo rất nhiều cao thủ Vịnh Xuân trong làng võ thuật Việt Nam (học trò bác Định là anh Thủy (**), còn gọi là Thủy Xiếc, vì anh làm ở Liên đoàn Xiếc, hiện dạy ở CLB Cung Văn hóa Hữu nghị; anh Nam (Nam xoăn) đang là trưởng bộ môn võ thuật ĐHTDTT Từ Sơn?) và một số người khác tôi không nhớ rõ tên như anh Châu họa sĩ, anh Hồng (Hồng Sư phụ?), anh Thành (ở CHLB Nga)?
    (*) Anh Sao trước là học trò anh Định, sau một thời gian anh Định dẫn anh Sao lên tập Cụ, như vậy có thể nói anh Sao là đệ tử cuối cùng của Cụ Phùng, trước khi Cụ mất (1987).
    (**) Anh Thủy ?oxiếc?, anh Nam ?oxoăn? là học trò của anh Định.
    Bản thân dòng Cụ Phùng, các anh cũng truyền dạy cho học trò theo những sở trường của mình, nên không tránh khỏi những khác biệt đôi chút mà thế hệ hậu sinh chúng ta phân vân (như nhận định của bạn xadieu_2000).
    Trên đây là những hiểu biết của cá nhân tôi về lịch sử VX dòng Cụ Phùng, có thể nhiều chỗ vẫn chưa được tường minh, mong các bạn đồng môn cùng nghiên cứu và bổ khuyết. Điều quan trọng của thế hệ hậu sinh chúng ta theo tôi là nắm được những nét cơ bản của lịch sử, đó cũng là một nỗ lực bản thân để tập luyện, và cái chung nhất là cùng phát huy để VXVN ngày càng phát triển.
    [/quote]
  10. tinhyeuxanh

    tinhyeuxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Rất vui được làm quen với Linh_Anh.
    Tôi cũng có thời gian tập với anh Thuỷ, hiện bận quá nên tạm nghỉ. Tôi nhà ở Long Biên mà chưa được xem chỗ thầy Lợi nên rất muốn chiêm ngưỡng . Bạn có thể cho biết địa chỉ cụ thể của thầy Lợi không ? hay hỏi ai ở Bắc Cầu cũng biết, hình như làng Bắc Cầu có 4 xóm 1,2,3,4, o biết thày Lợi ở xóm mấy ?
    Có một số chi tiết xin được trao đổi với Linh_Anh như sau:
    Về năm sinh của cụ Phùng, nếu tôi nhớ không nhầm là năm 1902 chứ không phải 1900. Năm mất thì đúng là 1987. Hiện mộ cụ đặt tại Hà Tây, ngay tiếp giáp địa phận Hà Nội,qua trường Đại học Công nghiệp, gần Nhổn, Từ Liêm. Ngay gần mặt đường 32 đi Sơn Tây. Năm ngoái các chi nhánh của dòng cụ Phùng có tham gia viếng mộ nhân ngày giỗ của cụ rất đông đủ, dưới sự dẫn dắt của thày Tuấn, sau đó về tập trung tại nhà thầy Định làng Ngọc Hà.
    Cũng tại buổi năm ngoái thày Tuấn có giới thiệu những người đã học trực tiếp cụ Phùng như thày Tuấn, thày Định, anh Sao, anh Hồng và nhiều bác khác...trong đó anh Hồng, chủ nhiệm CLB VX Lạc Trung được coi là học trò út.
    Bác Thành năm nay có lẽ cũng ngót nghét 70 tuổi, còn cao niên hơn bác Tuấn trưởng môn, chủ yếu sống tại LB Nga. Đầu năm bác Thành có về và nói chuyện tại CLB Lạc Trung. Thày Tuấn, bác Thành đều có tâm huyết làm sao phát triển hơn nữa VX dòng cụ Phùng. Riêng về tên gọi Vĩnh/Vịnh xuân bác Thành khẳng định là cụ Phùng gọi tên là Vĩnh xuân, nên trong môn phái dòng cụ Phùng cũng thống nhất lấy tên Vĩnh xuân thôi. Còn lịch sử thì phức tạp và có thể có sự khác nhau trong tên gọi của môn võ tại Trung Quốc, Hồng Kông và có thể ngay tại Việt Nam.
    Mấy câu thơ lưu truyền về sở trường của từng cụ học với thầy Tế Công bên www.vinhxuan.org có dị bản sau:
    Tiển tròn, Phùng mộc, Vũ bay
    Ngô hình, Hương ý bắt tay thành tài
    Ra đi đường vẫn còn dài
    Bẻ nhành mai trắng viết vài câu thơ.
    (Ý nói cụ Tiển sở đắc bộ tay, cụ Phùng chuyên chú với mộc nhân, cụ Quý Hải Dương có thân pháp giỏi, cụ Ngô Sỹ Quý nổi tiếng với Ngũ hình quyền và bác sỹ Việt Hương thấm nhuần tâm pháp Vĩnh xuân).
    Theo tôi nghĩ đây chỉ là câu thơ hậu sinh làm có ý ca ngợi và phân biệt chút ít về sở trường của một số học trò thành danh trong số rất nhiều học trò của cụ Tế Công. Còn khả năng có phải chính cụ Tế Công viết hay không vẫn còn bỏ ngỏ.
    Thông tin về dòng cụ Phùng quả là còn rất thiếu, rất mong các bạn bổ xung và trao đổi.
    Chân thành cảm ơn.
    TYX

Chia sẻ trang này