1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai biết nơi dạy Vĩnh Xuân ở HN chỉ giúp, xin cám ơn!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Rat_killer, 04/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Chuyện Tế Công dạy rất nhiều người, phân thành nhiều nhóm nhiều lớp là đúng. Cho nên rất nhiều người tuy học Tế Công nhưng lại không biết nhau, hoặc đơn thuần là chỉ biết là ông A hay B có tập. Chư kể có ông có đi tập nhưng hỏi thì lại giấu..v..v. Thường thì 1 nhóm khoảng 5- 7 người, cá biệt những người có điều kiện và đời sống khá giả thì học 1 người->đa số làm thông phán, con cháu quan lại hoặc tiểu tư sản Hoa Kiều..v..v. Vì thế người này hoặc người kia sở đắc một cái gì đó là đương nhiên và người này qua học thêm với người kia để bổ túc cũng là chuyện rất bình thường. Tế Công có lúc dạy vài tháng rồi lại đi bảo tiêu hàng hoặc thực hiện những nhiệm vụ của hội kín Hoa Kiều rồi lại quay lại dạy tiếp. Học trò theo vào Nam cũng không phải là ít, có người tiếp tục tập cho đến 1959, có người thì dừng vì phải mưu sinh ở vùng đất mới.
    Cụ Phùng thì theo tôi nhìn ảnh lúc cụ đã già thì phải nói là hồi thanh niên rất khỏe, có sức mạnh và tập luyện rất dày công, vì ở tuổi cụ chụp ảnh cơ gân(không phải cơ bắp kiểu thể hình) vẫn cuộn lên như vậy thì thực sự là ít thấy. Theo bác Lê Kim Thành( bác cũng ngoài 60) thì hồi làm ở nhà máy in Tiến bộ khi vác một cột điện lớn thì cụ một đầu và bên kia xúm xít là một đám công nhân trẻ. Và cụ cũng từ thể hiện khả năng với những tay võ bình định ra bắc tập kết. Có lẽ Vĩnh xuân cũng là môn võ cuối cùng mà cụ tập luyện, trước đó cụ từng tham gia thượng đài và dạy các môn võ khác.
    Được uic sửa chữa / chuyển vào 02:04 ngày 16/09/2006
  2. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Đúng và Sai trong Vĩnh Xuân
    Wayne Belonoha
    Khi tập Vĩnh Xuân, bạn sẽ thường được nghe những ý kiến khác nhau về cái gì đúng, cái gì sai. Nên thực hiện kỹ thuật theo cách này và không theo cách kia. Thường thì hai người khác nhau sẽ có những cách nhìn nhận khác nhau, dù vậy họ cũng thường áp dụng được phương pháp của riêng mình.
    Làm sao bạn có thể phân biệt được ai đúng ai sai ở đây ? Nên tin ai bây giờ ?
    Câu hỏi này thúc đẩy tôi tìm hiểu xem tại sao lại có rất nhiều phương pháp khác nhau và nhiều dòng Vĩnh Xuân thế. Ngay trong môn phái của tôi, cũng có những dị biệt về quan điểm cũng như về kỹ thuật. Điều đó cũng chẳng sao cả, vì nó luôn đem lại những cuộc tranh luận và suy ngẫm, nhưng điều gì đã dẫn đến những dị biệt này ? Tại sao người ta cứ phải phân cực với những ?ophương pháp đúng/đúng nhất? và khăng khăng bám chặt lấy quan điểm của mình ? Khi một số người dạy Vĩnh Xuân, họ sẽ nói cách của họ là đúng và mọi người khác là sai, phương thức của họ là con đường duy nhất đúng bởi vì họ hiểu sâu hơn hay có một kiến thức bí mật nào đó.
    Tôi suy nghẫm về vấn đề này một thời gian dài và càng quan sát những người tập và kỹ thuật của họ, tôi càng nhận ra tại sao họ lại bám chặt lấy quan điểm của mình như thế. Bởi vì họ tin rằng họ đúng và kỹ thuật của họ có hiệu quả (đối với bản thân người đó).
    Đôi khi tôi cũng không đồng ý với cách đánh giá của họ về kỹ thuật nào có hiệu quả, cái gì không, và họ cũng không đồng tình với cách nhìn nhận của tôi. Sau khi thảo luận và thực sự lắng nghe, câu trả lời đã đến với tôi.
    Họ không sai, họ đúng.
    Điều đó có nghĩa là tôi đã sai ? Không, cả hai chúng tôi cùng đúng, trong phạm vi riêng của mỗi người. Tôi nhận ra rằng vì những hoàn cảnh khác nhau, khó có thể có một câu trả lời duy nhất (đúng/sai) trong môn Vĩnh Xuân. Chỉ có những cách nhìn nhận khác nhau từ các góc độ khác nhau về đúng/sai.
    Những góc độ khác nhau giữa đúng và sai tượng trưng cho mối liên hệ trong cả Vĩnh Xuân và trong cuộc sống. Mối liên hệ này giữa hai thái cực vừa chống đối vừa bổ xung lẫn nhau cùng lúc, ở đó không cực nào có thể tồn tại mà không có cực kia, giống như âm/dương trong triết học Trung Hoa. Cũng như một câu trong môn Vĩnh Xuân ?onguyên tắc về âm dương cần phải được hiểu một cách toàn diện?.
    Đây chính là điểm cốt lõi đối với các cuộc tranh cãi trong môn Vĩnh Xuân và là đáp án cho rất nhiều nghi vấn. Chiếc chìa khóa này, như mọi người đoán ra, vừa đơn giản và lại vừa phức tạp cùng lúc.
    Giống như âm và dương, ngay cả những điều được xem như sai hoàn toàn cũng có một phần sự thật trong đó ?" trong một bối cảnh nào đó (dù mong manh) khi sự thật bị bao phủ bởi sự lầm lẫn. Những cực đối nhau ít khi tồn tại đơn lẻ; âm chứa dương và ngược lại. Cực dương có chứa mầm của âm và cực này không thể tồn tại nếu thiếu cực kia.
    Có nhiều người đã phạm sai lầm khi tin tưởng hay suy luận một cách cực đoan, phân tách âm dương, thay vì tin rằng cả hai quan điểm đối lập sẽ bổ xung cho nhau để đưa đến sự hiểu biết toàn diện. Trong biểu tượng âm dương, phần trắng (dương) chứa một điểm đen (âm) và ngược lại. Nếu một người tập Vĩnh Xuân mà quá nhu và không có một nền tảng vững chắc (nhược), hay quá cương mà không có độ nhu nhuyễn, thì trình độ sẽ bị hạn chế.
    Trong Vĩnh Xuân có những góc độ khác nhau giữa đúng và sai. Ta hãy xem xét về âm dương của một số yếu tố trong Vĩnh Xuân. Người luyện Vĩnh Xuân phải cân bằng được tốc độ, độ chính xác, sức mạnh, sụ linh hoạt, sự mạo hiểm ... với đặc thù sự thay đổi của một yếu tố sẽ dẫn đến thay đổi của các yếu tố khác. Tôi có thể phát đòn trực quyền nhanh, nhưng nếu quá nhanh thì sẽ giảm lực của đòn...
    Tôi muốn đưa ra một ví dụ bằng mối liên hệ giữa tốc độ và sự mạo hiểm. Một số người tin rằng bạn nên luôn luôn di chuyển ra bên ngoài- (bên trái hay phải của địch thủ) bởi vì nó an toàn hơn. Đúng là bước sang bên thì an toàn hơn nhưng cũng mất thời gian hơn. Vậy cái gì tốt hơn ? An toàn hay tốc độ ? Không có câu trả lời nào nếu không xem xét đến hoàn cảnh cụ thể cũng như kinh nghiệm của bạn. Có những người tin tưởng vào một cách thế nào đó luôn tốt hơn các cách khác. Tại sao ? Bởi vì các ứng dụng và kỹ thuật trong Vĩnh Xuân luôn phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể và bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm của từng học viên. Vì các tình huống là không giới hạn nên luôn có chỗ cho mọi kỹ thuật, dù nó không hẳn đã hữu dụng lúc bình thường.
    Cuối cùng tôi tin rằng không có một kỹ thuật tối thượng nào cả và không cái nào hơn cái nào, chỉ là sự khác biệt ?" mỗi kỹ thuật đều phù hợp với một tình huống nhất định nào đó. Điều này cũng chẳng nói lên rằng cách này hay hơn cách kia, và trong ví dụ trên, chỉ là sự tráo đổi giữa độ mạo hiểm hay tốc độ nhanh chậm.
    Thêm vào sự phức tạp của vấn đề này còn là chính các cá nhân. Nếu một người tập thích mạo hiểm, họ sẽ xem các kỹ thuật mạo hiểm là chấp nhận được ?" và cũng sẽ truyền dạy như thế. Một người có sức mạnh sẽ tận dụng điều đó, trong khi một người yếu hơn thì không thể. Một người chậm chạp luôn xem các vận động chớp nhoáng là không thể chấp nhận được theo quan điểm của một người ?obình thường?. Khi một kỹ thuật đòi hỏi người tập phải gắng hơn khả năng thông thường của anh ta (về sức mạnh, tốc độ, linh hoạt, khả năng nhận thức-thông minh...), anh ta thường xem kỹ thuật này là không thể chấp nhận và cho rằng nó sai. Tuy nhiên cũng có người có cách nhìn nhận thoáng hơn và thực hiện được động tác đó.
    Tuy nhiên một cách khách quan, nếu một kỹ thuật hữu dụng cho người tập, thì đó có thể gọi là kỹ thuật của Vĩnh Xuân, nó có giá trị trong cách nhìn nhận của người đó. Nếu kỹ thuật hữu dụng, nó không thể sai. Kỹ thuật này cũng có thể vượt quá khả năng bình thường của bạn và bạn có thể cho đó là sai hay không thực tiễn, và điều này cũng không sao cả.
    Vấn đề xuất hiện khi người tập chỉ nhìn các kỹ thuật theo cách hoặc đen hoặc trắng và cũng dạy theo kiểu phân tách đúng sai thay vì đánh giá tương đối, mạo hiểm hơn hay an toàn hơn.
    Lần sau nếu có ai đó bảo bạn ?okỹ thuật này sai?, hãy tự hỏi mình xem kỹ thuật đó có ?osai trong mọi tình huống không??. Bạn sẽ tìm thấy có lúc cái bạn đang làm là đúng. Tôi muốn hiểu câu ?okỹ thuật này sai? như ?okỹ thuật này sai trong nhiều tình huống và có thể đem lại những điều không mong muốn?. Khi ai đó bảo bạn kỹ thuật nào đó là sai, họ nói điều đó từ góc nhìn và kinh nghiệm bản thân của họ. Nếu hỏi họ điều gì sai ở đây, họ sẽ nói với bạn rằng bạn sẽ dính đòn nếu dịch chuyển sai hướng hay là đòn ra quá chậm. Hãy tự hỏi chính mình ?" chỉ có bạn mới trả lời câu hỏi này.
    Một số người lại không thể thi triển một động tác nào đó (chẳng hạn như một đòn đá khống chế có phát lực). Họ sẽ xem đòn đá này là không thực tiễn và cho đó là sai. Họ có thể tìm cách thực hiện động tác đó theo cách của riêng mình. Theo tôi điều này có giá trị vời từng cá nhân. Một lần nữa quan niệm về đúng và sai phải nằm trong phạm vi của mỗi một người tập.
    Cách suy nghĩ này biểu hiện một cách nhìn lũy tiến. Đối với người mới tập thì rất dễ giải thích theo kiểu đúng/sai, sự mơ hồ chỉ xuất hiện khi người này nói là đúng và người khác lại nói là sai.
    Tôi là người không thích mạo hiểm do đó tôi thường dùng kỹ thuật bẫy để khống chế tay và thăng bằng của đối thủ. Có người thích mạo hiểm thì họ không dùng các kỹ thuật khống chế nhiều như tôi. Tôi không thể nói rằng họ đã làm sai. Tôi chỉ có thể nói họ chấp nhận nhiều mạo hiểm nhiều hơn tôi. Các kỹ thuật bẫy-khống chế làm mất thời gian hơn nhưng lại giảm thiểu mạo hiểm vì vậy cũng phù hợp với nỗ lực bỏ ra.
    Hay thử so sánh Vĩnh Xuân với bẳng thu âm trong một studio. Ớ đó có rất nhiều phím để chỉnh âm. Bạn có thể ở các cung bậc khác nhau về sức mạnh, tốc độ, độ linh hoạt, độ mạo hiểm... Các thành tố này tương tác qua lại với nhau. Mỗi người sẽ phải tự tinh chỉnh (giống như radio tuning) để tìm ra một điểm phù hợp cho chính mình ?" đó chính là sự thật.
    Lại nữa, luôn nhớ là khi một cá nhân tìm ra ?osự thật? của mình, điều đó không có nghĩa là các ?osự thật? khác không tồn tại. Tìm ra âm điệu của riêng mình bằng cách liên tục tinh chỉnh ?obảng thu âm? Vĩnh Xuân. Sau cùng bạn sẽ tìm được một âm điệu phù hợp với con người bạn vào thời điểm đó. Khi điều này xảy ra bạn sẽ tìm thấy cân bằng và tự tin.
    Một cách khác là so sánh người tập Vĩnh Xuân với một họa sĩ. Khi trộn màu vẽ thì màu xanh có thể có độ đậm nhạt khác nhau ?" nhưng đều được gọi là màu xanh. Biết rõ cách nào và khi nào dùng màu gì (hay kỹ thuật nào) trong Vĩnh Xuân chính là một ?onghệ thuật? trong môn võ này. Kỹ thuật bạn sử dụng phải phù hợp với tình huống trước mắt.
    Thái độ hay đòn thế của bạn có thể quá âm hay quá dương (mạnh/yếu). Làm sao bạn biết mình nên cứng hay nên mềm tại một thời điểm nào đó ? Hãy xác định trạng thái của đối thủ (hay hoàn cảnh) lúc đó và là điểm đối nghịch (nhưng không thái quá) để đạt đến sự cân bằng.
  3. stork82

    stork82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    ]
    Hix, uic ơi ! em tưởng bác sau cái vụ ....."tuyệt tình ca" bác rửa tay gác kiếm .Lo làm ăn , lo lấy vợ rồi cơ mà ....đoạn tuyệt với VX cơ mà.....?
    Vẫn còn post bài được à !
    Khổ thân quá , đời phong lưu là thế!
    Mà Vịnh cái quái gì cơ chứ, èo ợt , đánh thì không đánh được. Toàn ông to đùng như Thuỵ Anh , ông khoẻ như ông Hải, bác to như bác Thuỷ, gấu như pác Sao......Sót lại vài bác của dĩ vãng : bác Định bác Tuấn.....
    Tuyệt chủng đến nơi rồi ....Anh em bố trí tập thể hình đê. Vừa khỏe vừa to, không lo gái bỏ !
  4. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Chú nợ anh 500K và ông anh béo 100K thì nhớ chuyển khoản đi nhé, để bọn anh còn có tiền đi học thể hình. Chú nợ lâu quá.
  5. nns6789

    nns6789 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Hoá ra chú Thuỷ làm ở Liên Đoàn Xiếc :P Trước nghe kể tay chú khéo và đẹp lắm, lại cứ nghĩ biệt danh Thuỷ xiếc từ đó mà ra ^^
    Mà ở đây có bác nào biết ở khu BK có lò VX nào không ? Thằng bạn em nó hẹn đi tập với 1 con bé rồi thì tìm mãi không thấy, đâm ra nó hành em thế này đây ><
    @thieulam_vietnam: Theo em biết thì cái anh nói nó đúng với bên bác Nam Anh hơn, chứ mấy người tập bên cụ Phùng em biết nói chuyện thì cách tập cũng giống các dòng khác ở HN thôi mà :)
  6. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Dòng Nam Anh tui chưa gặp, khi nào gặp tui sẽ nói lại những điều cảm nhận được sau vậy. Có 1 câu ngạn ngữ, tuy cũ nhưng vẫn còn hữu dụng lắm, tặng bạn (tui đoán tuổi đời của tui có lẽ gấp đôi bạn, nhưng để dễ nói chuyện và cho nó trẻ ta cứ xưng hô như thế) để kết tình bằng hữu nha:
    TRĂM NGHE KHÔNG BẰNG MỘT THẤY, TRĂM THẤY KHÔNG BẰNG MỘT SỜ.
  7. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    Chào Linh_Anh_06,
    Rất cảm ơn về những thông tin của bạn.Tôi cũng mới về VN được gần 2 năm,do hoàn cảnh công việc cũng không có điều kiện tiếp xúc được với các huynh đệ trong dòng ,thỉnh thoảng cũng vào forum này và một vài forum nhu vinhxuan.org ,nhưng quả thực đúng như bạn nói,thông tin về Vĩnh Xuân dòng cụ Phùng rất ít ỏi.Về a.Phong ( tôi không biết về ngoại hiệu Phong bao la),nếu đúng anh ấy dính nghiện thì quả thực rất buồn.Anh ấy và a.Lợi chơi thân với nhau từ nhỏ ở phố Hàng Đậu và cũng rủ nhau lên tập với Cụ cùng 1 ngày.Theo suy nghĩ của tôi trước đây,cả 2 anh đều là những người rất say mê võ học và có quan điểm về Vĩnh Xuân khá tương đồng.Cả hai anh đều là những tên tuổi lớn ở HN về khả năng thực chiến vào cuối những năm 80 thế kỉ trước và có những phép tập VX khá độc đáo.Dạo đó ( đầu những năm 90 ) học trò a.Phong và a.Lợi như một nhà,thường xuyên sang giao lưu học hỏi lẫn nhau.Tôi cũng hân hạnh được ngồi nói chuyện với a.Lợi một vài lần ở nhà cũ của anh trên phố Hàng Đậu,tôi còn nhớ nhà ngoài anh mở quán cafe giải khát,trong là phòng tập.Tôi đã được chứng kiến học trò anh ( mới tập khoảng trên dưới 1 năm) luyện các phép du đẩy,108,quay tay...khi đứng trên các bình ắc quy để đạt thêm được sự linh hoạt ,khéo léo của đôi chân.Chắc Linh_Anh_06 biết rõ hơn tôi ,anh ấy còn nhiều phép luyện công VX đặc dị khác nữa.Sau đó một thời gian tôi cũng ít lên Hàng Đậu ,khi quay trở lại có nghe a.Phong nói a.Lợi lên vùng Hương Sơn để luyện thêm về Hạc Quyền ...,rồi sau đó tôi ra nước ngoài học tập,rồi bao nhiêu việc khác ,bạn bè ,quán nhậu ...cứ kéo dần tôi xa dần VX và các anh ấy.Khi đọc những dòng bạn viết về anh ấy,tôi cảm giác 10 năm mới như ngày hôm qua vậy.Tôi rất mừng khi biết được địa chỉ chính xác và rất mong sớm gặp lại anh ấy,để hỏi thêm về bao nhiêu thắc mắc tích tụ trong thời gian qua ,để có thể lại nghe được câu Cụ thường nói với các anh và được các anh thường nhắc lại " Chúng mày không hiểu đường nào thì khi tập cứ thẳng tay mà phất đường ấy vào ngực tao "...
    Trong các bài viết về VX của Võ sư Nội dòng cụ Tiển,có 1 dòng tôi khá tâm đắc -không nhớ chính xác từng câu chữ - đại ý là VX ở miền Bắc VN cũng may mắn là còn 1 số ít võ sư đem thân mình ra cho học sinh tập,mà chúng ta có duyên may được biết ít nhất là 2 anh trong số này ,có phải không Linh_Anh_06?Rất hi vọng được giao lưu với bạn một ngày gần đây.
  8. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1

    Cho tôi nói leo 1 câu nhé:
    Vx Phùng gia luyện theo khẩu quyết Phật gia : "TIÊN LUYỆN CỰC KIM CƯƠNG, HẬU LUYỆN CỰC NHU NHUYỄN" có chăng ở chỗ này hay chỗ khác có thể thay đổi chút ít nhưng về bản chất không thay đổi nhiều.
    [/quote]
    To thieulam_vietnam ,
    Trước đây tôi từng nghe câu trên khi có 1 số bạn nhận xét về VX dòng Võ sư Nam Anh ,và hình như cả khi nhận xét về dòng của cụ Tiển.Về dòng cụ Phùng ,tôi chưa từng được nghe thày tôi hoặc các sư thúc bá nói về khẩu quyết này,đó là sự thực.Như chi của tôi trước đây,trong khoảng 3,4 năm đầu chúng tôi phải tập nhu nhuyễn ,mềm lỏng,không phát lực ....(như các dòng VX khác khi giới thiệu trên mạng),phép tập này thày chúng tôi gọi là phép Tiêu Dao(chắc nhiều bạn học VX dòng cụ Phùng đều biết phép tập này).Sau khoảng thời gian trên mới đi vào Tiêu Đả...
    Có thể các chi khác trong dòng,tuỳ theo quan điểm hiện tại,các anh ấy có một cách tiếp cận khác chăng?
  9. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    @VXDTA: Dài-dòng-phức-tạp quá.
    Đơn giản là mỗi chân có 1 loại lý, mỗi lý lại có 1 số chân.
    Vấn đề là dùng chân nào và lý nào mà thôi.
  10. Linh_Anh_06

    Linh_Anh_06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    To thieulam_vietnam ,
    Trước đây tôi từng nghe câu trên khi có 1 số bạn nhận xét về VX dòng Võ sư Nam Anh ,và hình như cả khi nhận xét về dòng của cụ Tiển.Về dòng cụ Phùng ,tôi chưa từng được nghe thày tôi hoặc các sư thúc bá nói về khẩu quyết này,đó là sự thực.Như chi của tôi trước đây,trong khoảng 3,4 năm đầu chúng tôi phải tập nhu nhuyễn ,mềm lỏng,không phát lực ....(như các dòng VX khác khi giới thiệu trên mạng),phép tập này thày chúng tôi gọi là phép Tiêu Dao(chắc nhiều bạn học VX dòng cụ Phùng đều biết phép tập này).Sau khoảng thời gian trên mới đi vào Tiêu Đả...
    Có thể các chi khác trong dòng,tuỳ theo quan điểm hiện tại,các anh ấy có một cách tiếp cận khác chăng?
    [/quote]
    Bạn ơi,
    Một vài dòng để bạn biết qua để cập nhật về VX anh Lợi quãng thời gian bạn du học.
    Sau khi ở Hàng Đậu, anh Lợi vài năm vào Hương Sơn giao lưu cùng các vị sư trụ trì ở đó. Đầu 1998 anh chuyển nhà sang Hàng Điếu, năm 1999 anh về Đông Các và 2004 thì anh sang Bắc Cầu. Long đong lận đận nhưng ở đâu anh cũng duy trì và phát triển niềm say mê VX.
    Thời gian ở Hàng Đậu, việc đứng trên bình ắc quy tập chỉ đơn thuần là nhà anh làm công việc xạc ắc quy, nhà chật việc kê dọn không tiện nên thày trò phải đứng trên ắc quy mà tập, bạn đừng quá hình tượng hóa vấn đề như vậy. Với chúng tôi, VX là sự chân thực, ngày xưa Cụ cũng nói với thế hệ các anh như vậy, và Cụ làm như vậy, anh Lợi cũng vậy. Chúng tôi không luyện môn công đặc dị, lối tập cũng bình thường như những ai tập những môn võ khác mà thôi.
    Chúng tôi học anh, từ bấy đến nay chưa thấy anh nói gì về khẩu quyết của Cụ Phùng cả, có chăng là lời dạy của Cụ: ?oChúng mày cứ tập đi, trăng đến Rằm trăng tròn con ạ??. Chỗ chúng tôi, chuyện người ở người đi cũng là lẽ thường, đơn giản là duyên phận từng người, VX vẫn âm thầm tồn tại và phát triển, như thăng trầm cuộc đời.
    Có lẽ vì thế mà dòng Cụ Phùng không thích bàn nhiều (hay / không hay chúng tôi xin phép không bàn ở đây).
    Cá nhân tôi không đồng quan điểm với bạn viết chuyện ?o? một số ít võ sư đem thân mình ra cho học sinh tập?? nghe nó có một sự hy sinh ghê gớm quá và thần thánh hóa quá, và có vẻ giống Biên tập viên THVN Hoa Thanh Tùng quá (thông cảm vì anh ta là người ?ongoại đạo?). Ở chỗ chúng tôi, đây là chuyện thường nhật, là hình thức cả thày và trò cùng luyện, chẳng có gì đáng để bàn cả (có thể hình dung đơn giản như món tẩm quất cũng được). Xin lỗi bạn, thày tôi thường bảo, ở đời không thằng nào điên gì mà giơ mình ra cho thiên hạ đấm đá cả (Chúng tôi không bàn đến chuyện một số người dùng VX để quảng bá, hoặc vì mục đích cá nhân tự huyền hoặc mình và học trò thì có lẽ nên nghiên cứu Thiên môn đạo thì hơn, ở môn này ưa phát triển những môn công đặc dị).
    Với chúng tôi, VX nói riêng và võ nói chung là để con người hòa đồng với tự nhiên: Võ học là gì ?" là sự chân thực. Học võ trước tiên là phải biết đánh nhau, sau mới là sức khỏe. (nên nhớ đánh nhau đây là cách đánh nhau, chứ chúng tôi không khuyến khích chuyện đánh nhau). Còn nếu học võ chỉ đơn thuần để rèn luyện sức khỏe thì có lẽ khí công, thể thao bơi lội chạy nhảy đơn giản mà mang lại sức khỏe đấy chứ. Còn việc học được đến đâu, đánh thắng đánh thua, đơn giản là công phu luyện tập và duyên phận của từng người.
    Tuy nhiên ở đời việc khỏe đánh yếu, to thắng bé là lẽ thường không bàn. Nhưng việc lấy yếu chống mạnh, mượn địch đánh địch mới là chữ THUẬT, chúng tôi tập VX và say mê VX, cũng vì lẽ đó. Cụ Tiển, cụ Vũ Quý ngày xưa đều vóc người bé nhỏ, thế hệ sau anh Định chưa được 45kg, anh Lợi không quá 54-55kg? sao vẫn được người đời vì nể, Tây Nhật vẫn giao lưu qua lại ?
    Cá nhân tôi xin ngả mũ kính chào những vị thông thuộc làu làu quyền nọ hình kia, lý thuyết lý luận vô cùng uyên thâm, ra đường gặp sự chẳng lành liệu có nói được câu ?ochúng tôi luyện võ vì sức khỏe, thày chúng tôi không dạy đánh người?? trước khi dùng kế tẩu vi ? Đánh nhau ở đây xin được hiểu nghĩa rộng hơn, là xét đoán nhanh, tức thời tình hình và giải quyết hợp lý.
    Mạn đàm cùng bạn.

Chia sẻ trang này