1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai biết trả lời hộ với?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi VasilyTran, 31/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Ai biết trả lời hộ với?

    Hai quả cầu hoàn hảo nhất

    Tháng 7, một nhóm thợ thủ công tới từ nhiều nước công bố hai quả cầu silicon được cho là những vật thể tròn nhất trên hành tinh. Achim Leistner, một kỹ sư quang học Mỹ, giải thích về mức độ hoàn hảo của chúng: "Nếu hai quả cầu phình to bằng kích thước Trái đất, chúng ta sẽ thấy mức chênh lệch độ cao giữa điểm thấp nhất và điểm cao nhất vào khoảng 3-5 mét. Cặp cầu silicon này được thiết kế để trở thành vật chuẩn giúp các nhà khoa học đưa ra khái niệm về kilogram một cách chính xác hơn. Số lượng nguyên tử trong mỗi quả cầu là như nhau".
    Theo Vnexpress
    Bácào biết trả lời hộ cái vàng với (vote 5*)
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Không hiểu ý bác là gì? Thì nó có cùng số nguyên tử cấu tạo nên còn gì nữa?
    Hay chính xác hơn phải nói là số phân tử? Không biết ý bác có phải thế không?
  3. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Ý là làm sao người ta có thể tạo được hai quả cầu có cùng số nguyên tử được?
    Được VasilyTran sửa chữa / chuyển vào 11:14 ngày 02/01/2009
  4. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ chỉ là sự thêm thắt của báo chí thôi, ít hơn 1 nguyên tử hay nhiều hơn 1 nguyên tử thì cũng chỉ chênh lệch cớ 10 mũ trừ 26 kilôgam, không có 1 phương tiện đo lường nào của con người hiện nay đo được những thang nhỏ như vậy cả.
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Chủ quan thật, người ta không đặt trên bàn cân
    Có thật hay không thì tôi không dám chắc, có điều là người ta đo được KL electron thì chắc cũng nghĩ được các đếm cái này.
  6. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề mình nghi ngờ ở đây là các thăng giáng, xảy ra trong công tác đo đạc bởi bất cứ phương tiện đo lường nào, dù là hiện đại đến mấy đi chăng nữa, các thăng giáng vẫn xảy ra và gia tăng tần suất xuất hiện khi cấp độ đo đạc tinh vi hơn, do đó ở cấp độ phân tử không thể xảy ra 1 kết quả đo lường duy nhất cho 1 phép đo duy nhất, đây là 1 hệ quả của tính lưỡng tính sóng hạt của vật chất và nguyên lý bất định Heiseingberg... quả cầu càng to thì số lượng nguyên tử càng nhiều, quả cầu cỡ 0.028g đã có số lượng nguyên tử xấp xỉ con số 6 tỷ tỷ nguyên tử ... Xác suất để số nguyên tử từ 2 quả cầu đó bằng nhau tuyệt đối trong quá trình chế tạo phải nói là cực kỳ ....cực kỳ.....nhỏ...y như việc số lượng hạt lúa thu hoạch ở ĐBSCL năm nay và năm trước hoàn toàn bằng nhau vậy
    @ dangiathong: đo khối lượng e không khó như bạn nghĩ đâu, nếu đã biết điện tích của e thì chỉ cần dùng khối phổ kế các loại là xong, còn xác định chính xác khối lượng của 1 vật tới cấp độ 10^-27 mới là chuyện khó đấy
    Thông tin về kích cỡ của 2 quả cầu + phương pháp chế tạo của chúng đến nay vẫn không rõ nên chúng ta chưa thể nói gì thêm được, anh em nào có tài liệu nguyên bản post lên cho mọi người cũng xem thì sẽ rõ mọi chuyện ngay thôi
  7. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Có ai bít quả cầu nó bự bao nhiêu ? Có tổng cả thảy bao nhiêu nguyên tử trong đó không ?
    Nếu chỉ có cỡ vài ngàn nguyên tử thì chênh lệch 1, 2 nguyên tử vẫn đo được
  8. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    chắc là người ta phét thôi, làm gì có chuyện cùng chính xác số lượng nt được, chỉ cần ít bụi nhỏ tí ti bám vào là có chính xác đến mấy cũng lệch, lại còn do thợ thủ công làm nữa thì sao mà chính xác được, đến công nghệ nano làm còn chưa ăn ai nữa là làm thủ công, còn cái ông kỹ sư quang học là cái ông nào thế? có ai biết ko? lời nói có giá trị ko? đáng tin đến đâu? bó tay, toàn tin vịt ko có ai kiểm chứng. Công nghệ cao thế chắc phải 1000 năm nữa may ra mới làm được.
  9. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Giả sử có bác nào đó cầm thử quả cầu thì ma sát củng đủ làm cho nó mật một lượng lớn nguyên tử thì lúc đó số lượng nguyên tử không bằng nhau nữa.
  10. caco85

    caco85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2009
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ quả cân silicon này mình cũng nghe nói qua. Mức độ chính xác của các phép đo lường các bạn tham khảo ở trang này : http://www.oiml.org/

Chia sẻ trang này