1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ai biết vụ này trả lời hộ cái

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi trio, 17/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trio

    trio Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    954
    Đã được thích:
    0
    ai biết vụ này trả lời hộ cái

    tôi thường đi qua văn miêu buổi tối. Thỉng thoảng lại thấy chỗ góc ngã tư giữa Nguyễn thái Học và Văn miếu(chỗ đèn xanh đèn đỏ) thấy rất nhiều người thắp hương khấn vái ở đó nhưng ngày thường thì thấy dọn sạch. Tôi và bạn tôi thắc mắc không biết tai sao người ta lại làm thế và người ta cầu gì ở đó. Có ai biết giải thích hộ tui cái.( mà tôi cũng thấy công an đuổi nữa)
  2. Ma_Xo

    Ma_Xo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này chú caconboilonton bên Thăng Long có kể rồi, chuyện vớ vẩn ấy mà. Chả hiểu sao dân HN mình vẫn cứ tin.
  3. trunguy_viet

    trunguy_viet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Hoá ra dân Ha Nội bị lừa à,dốt
  4. corbetti

    corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    1
    "ngày trước" ở đó có một miếu hay tháp nhỏ. Có lẽ vì lí do an toàn giao thông, người ta đã dỡ bỏ nó đi. Đúng là cũng có thể tiện hơn về mặt giao thông nhưng nếu giao thông một chiều như hiện nay thì ảnh hưởng sẽ ko lớn. Và nếu để lại sẽ tốt hơn.
  5. ky_si_khong_dau_yeuem

    ky_si_khong_dau_yeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    497
    Đã được thích:
    2
    Dù trả lời rồi nhưng tôi cũng mạo muội nói một chút. Ở ngã tư Tôn đức thắng, Nguyễn thái học. Một góc tường cạnh văn miếu rất hay có thắp hương ở đó. Không kể ngày rằm hay lễ tết, rất nhiều người hay ra đó thắp hương. Ngày xưa còn có một ngôi miếu được xây ở đó, sau này đã bị phá đi vì một số lý do mĩ quan, nhưng không phải vì đó mà người ta không thắp hương và cầu khấn ở đó nữa.
    Ngày trước khi ngôi miếu còn ngự tại góc đường, người ta gọi đó là miếu hai cô. Từ những năm tàu điện còn leng keng trên đuờng, đoạn đường đó cũng có một tuyến tàu điện đi qua. Với tốc độ của tàu điện thì ít khi phải dừng để lên hay xuống, và người ta vẫn lên xuống khi xe vẫn đang đi trên đường ( Đi chứ không phải chạy. ) Một ngày tại góc đường đó có hai cô gái trẻ nhảy lên xe. Không rõ do sơ sẩy hay như nào mà hai cô bị ngã xuống đường. Cả hai cô gái đều trẻ và chưa có chồng, theo quan niệm dân gian những cô gái như vậy rất linh thiêng, và nguời ta đã thường xuyên thắp hương khấn hai cô ở đó. Không biết chuyện linh thiêng có thật hay không, nhưng rồi một đồn mười, mười đồn trăm... Người ta đã lập một ngôi miếu ở đó và đồng thời gọi tên luôn là Miếu hai cô. Ngôi miếu đã bị phá đi nhưng những sự tích dân gian ngày càng nhiều thêm, và những người theo tâm linh vẫn khấn vái ở đó, dù không có bàn thờ hay chỉ là bát hương nhỏ...
    Tôi trầm ngâm khi nghe câu chuyện mà cụ già kể lại. Đêm mưa rả rích... Dù không phải là người duy tâm nhưng tôi vẫn thắp một nén hương, đặt chút tiền lễ và nhận từ cụ một chùm nhãn lộc... Thế mới biết sống chết thật khó lường, phi xe ầm ầm như mình thì không sao, vậy mà có những lúc hy sinh ở những tình huống tuởng như không thể... Dù sao cũng là một góc tâm linh của những người Hà Nội. Dù không miếu, không bát huơng.
  6. vndrake

    vndrake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Vụ này tôi có biết một nguồn thông tin khác xin được thảo luận với cả nhà.
    Góc phố Hàng Bột N và Nguyễn Thái Học có một chỗ mà bà con hay thắp hương có lý do sau:
    Thời Hà nội còn xe điện góc phố này là ngã ba của hai tuyến đường xe điện Bờ Hồ - Hà đông và Bờ Hồ - Cầu Giấy. Chỗ này ngày xưa có một cây gạo cổ thụ rất to . Do tàu điện chỗ này đi chậm nên anh em hay nhảy tàu ở đây (có lẽ là việc nhảy tàu điện từ có ngày xửa ngày xưa khi bắt đầu có xe điện ở Hà nội kẻ viết bài này chỉ là lứa gần cuối cùng ?obổ tàu? tại khu vực này) hơn nữa tường Văn miếu và cây gạo che khuất tầm nhìn nên góc này rất hay có tai nạn xe điện. Vao quãng độ năm 1940-50 co mot nguơi thợ điện của sở xe điện bị chết trên cành cây gạo khi sửa điện. Bà vợ của ông Tây chủ xe điện hồi đấy (me Tây) sợ quá vội xây lên một ngôi miếu bên cây gạo. Bà con coi cây gạo này rất thiêng nên thường xuyên đến đây cúng bái.
    Sau 1954 với phong trao bài trừ mê tín dị đoan ngôi miếu trở thảnh chỗ nghỉ cho nhũng người thợ bẻ ghi đường xe điện. Tuy vậy bà con vẫn đến đay cúng bái rất đông. Vào độ năm 1974-75 gì đó Sở văn hoá Thông tin có quây cây gạo bằng một áp phích ?o Kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan? gì đó và dựng bên cái miếu một pa-nô lớn có mô tả chi tiết về lai lịch ngôi miếu (mà tôi còn nhớ để kể ra đây). Mặc dù vậy bà con vẫn chọc thủng Pa-nô và cắm hương vào bên trong. Vào độ những năm 1980 gốc phố này rất tối nên nhiều thanh niên hay ?o tè ?o vào gốc cây gạo nay. Do đó ở đây thời gian này có những cảnh rất trái nghịch : Những bó hương đỏ cắm trên những vũng nước tiểu. Cuối cùng bên Văn hoá Thông tin đi đến một quyết định cực đoan là chặt cây gạo cổ thụ (hình nhu vào cuối những năm 80 đâu năm những 90). Nhân dân quanh đấy vẫn đến cắm hương tại chỗ cây gạo cũ . Sau khi Hà nội hết xe diện Ngôi miếu trở thành chỗ trú chân của một bác thợ sửa xe máy. Gần đây ngôi miếu cũng bị phá nốt nhưng bà con vẫn đến thắp hương ở khu vực này.
    Chuyễn cũ nhớ lại không tránh khỏi sai sót

Chia sẻ trang này