1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai cho mày chê con tao xấu?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Trinity, 17/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Nếu nhìn cuộc trao đổi giữa đạo diễn Đỗ Minh Tuấn và bác Thảo Hảo chỉ là cuộc trao đổi mang tính cá nhân về NT thì chẳng có gì phải bàn cãi. Thông qua điểm này.
    Ngược lại, nếu coi đây là cuộc trao đổi giữa 1 bên là "quần chúng" được bác Thảo Hảo mượn danh nghĩa và 1 bên là NSND Đỗ Minh Tuấn thì người đạo diễn, ở đây là bác Đỗ Minh Tuấn, kô nên tranh cãi làm chi cho mệt vì các lí do sau:
    + Thứ nhất, bác Tuấn là NSND, nghĩa là NT bác làm ra phục vụ cho quần chúng. Vì thế nếu "cãi" lại "quần chúng nhân dân" là "kô nên". Ý này bác CHM đã nói rồi.
    + Thứ hai, tại sao đạo diễn Đỗ Minh Tuấn kô nhìn bài viết của bác Thảo Hảo như là 1 "sự quảng cáo" cho bộ phim mình. Giả sử ta chia độc giả đọc báo làm 3 loại:
    * Loại 1 là những người thật sự quan tâm tới điện ảnh, hoặc đơn giản hơn là thích coi phim, nhất là phim VN. VD như bác CHM, bác Trinity, bác Dawson, Nhị ca, v.v... khi đọc xong bài của bác Thảo Hảo, lập tức tò mò, chạy ngay ra rạp mua vé xem phim "Vua Bãi Rác", và sau đó sẽ có nhận xét đánh giá của riêng mình. Đạo diễn cần nhất là loại độc giả này, vì như thế tác phẩm NT của mình mới được công chúng đánh giá chính xác. Hơn nữa, có người chịu mua vé xem phim thì lần sau dễ xin kinh phí NN.
    * Loại 2 là những kẻ chả biết gì về NT cả, cứ đọc xong bài của bác Thảo Hảo là vội vàng chê bai ngay bộ phim. Loại này thì đạo diễn chả cần phải để ý đến làm quái gì, vì đơn giản bọn này có biết cái quái gì đâu, toàn bọn ba phải thôi.
    * Loại 3 là loại bao gồm em đây, nghĩa là những kẻ thờ ơ với điện ảnh, sao cũng được, đọc xong bài của bác Thảo Hảo cũng chẳng mở miệng khen hay chê bai phim "Vua Bãi Rác". Vâng, loại này thì càng đáng chán hơn nữa, bởi vì đạo diễn chả thể "trông cậy" gì được vào họ. VD như bây giờ bác Tuấn có đưa em vé mời đi xem phim "Vua Bãi Rác", ngồi kế bên tận tình giảng giải cho em thế này thế nọ thì em cũng chỉ biết gật gật thôi chứ trong bụng cũng chả hiểu cái quái gì. Mà thưa các bác, đã là NT đích thực thì kô cần phải giảng giải làm gì. Picasso khi vẽ tranh cũng chẳng đứng kế bên người xem giảng giải cái này có ý nghĩa thế này, cái kia có ý nghĩa thế kia. Mà có giảng giải cũng chưa chắc người ta đã hiểu các bác nhể.
    Si l'amour existe encore
  2. ha_vy_84

    ha_vy_84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Ôi, Vy thấy mấy anh cãi nhau uyên bác quá, đúng là nghệ thuật cao siêu thật chứ không như Vy nghĩ.

    Vy chỉ là một khán giả bình thường, không biết gì về nghệ thuật cao cấp cả, cũng chưa xem phim "Vua bãi rác" bao giờ cả. Sau khi đọc các bài báo ở trên, Vy chỉ có một cảm nhận rằng bác Đỗ Minh Tuấn là Nghệ sĩ nhân dân mà chửi người ta sợ quá, nếu sau này có gặp phim của đạo diễn này thì Vy sẽ không xem.
    Không biết đó đã phải là lý do chính đáng để bác Đỗ Minh Tuấn nên cẩn thận khi viết bài phản bác người ta không nhỉ?
    Hạ Vy
  3. bo-doi

    bo-doi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Anh Tằng Phát
    Mê Thảo- Ôi thôi thời vang bóng
    Mặc cho những kẻ độc miệng cứ bảo toa tầu xanh lè của Ðường sắt Việt nam trong đoạn mở đầu Mê Thảo- Một thời vang bóng* đâm sầm vào một sự vô lý to đùng chứ không đâm vào một bộ phim tử tế, tôi quyết không tin phim này là một bộ phim tân cổ giao duyên! Ðành rằng diễn viên Dũng Nhi với bộ complete đũi trắng diễn như một anh cao bồi Phủ Lý chứ không giống một công tử Bạc Liêu Hà thành; đành rằng cái lý do căm thù văn minh kỹ thuật gượng ép à la Paul và Verginie; đành rằng có cắt tới ba phần tư cảnh quay của bộ phim cũng không ảnh hưởng đến nội dung phim, nhưng nói thế là không hiểu được tính ước lệ- phỉ phui những kẻ nào khăng khăng bảo tính ước lệ chỉ có trên sân khấu- của phim, cũng như không hiểu ý đồ nghệ thuật của đạo diễn.
    Những người nói bộ phim này phản lại ý tưởng của Nguyễn Tuân trong Chùa Ðàn là những kẻ không hiểu gì về sự tự do của đạo diễn điện ảnh đối với tác phẩm văn học. Này nhé, cứ cho là trong Chùa Ðàn, Nguyễn Tuân đề cao tình yêu nghệ thuật vị nghệ thuật, cho nên cô Tơ và bá Nhỡ chỉ yêu có tiếng đàn giọng hát của nhau, cũng như dùng chính tình yêu nghệ thuật của mình để tỏ ơn tri ngộ với Lãng, thì để vừa đảm bảo đậm đà bản sắc dân tộc, vừa đảm bảo tính hiện đại của phim, đạo diễn có toàn quyền xuống sề một chút chứ! Có tý tình yêu nam nữ, có súng nổ, có người chết, có chạy trốn mới kéo được người xem đến rạp xem phim. Mà có kéo được người xem đến rạp, thì việc chấp nhận bộ phim có cải lương một chút cũng là điều đáng làm! Còn ai bảo tý tình yêu, tý ********, tý âm nhạc dân tộc, tý mờ mờ ảo ảo không hề gắn kết với nhau một cách hợp lý, là những người không hiểu đạo diễn! Ðã bảo tài năng của đạo diễn thể hiện rõ nhất ở những chỗ dừng, ở những cảnh quay không hề cần kết nối với nhau. Cũng không nên trách Phạm Hoàng Nam nấn ná thể hiện tài năng quay video-clip ở những phân đoạn phim không cần nấn ná. Quay phim, cũng như đạo diễn, có quyền để lại dấu ấn của mình trên phim, còn những dấu ấn có được đặt ở những chỗ hợp lý hay không, thì đó không phải là điều nhà quay phim cần quan tâm đến.
    Tất nhiên, phim không có giọng kể nhất quán để xâu chuỗi các sự kiện, từ đầu đến cuối chỉ là một câu chuyện văn học viết lại một cách vụng về, được minh hoạ bằng hình ảnh, âm thanh và ánh sáng. Nhưng xem phim, nên coi những chuyện đó là chuyện nhỏ! Cái chính là một tuyên ngôn nghệ thuật vĩ đại được Nguyễn (Dũng Nhi) tuyên bố hùng hồn với hai nông dân thất học "bóng tối thì sinh ra địa ngục, nhưng ánh sáng cũng không sinh ra thiên đường" ở cuối phim. Không thể hiểu được lại có những người nói tuyên ngôn đó mù mờ và vô nghĩa! Nếu không mù mờ và vô nghĩa, tại sao nó lại là tuyên ngôn nghệ thuật? Nếu tuyên ngôn nghệ thuật đó không có giá trị, sao dàn tụng ca cho Mê Thảo-Một thời vang bóng lại chưa hề lặng tiếng?
    Những tiếng thì thào "hoàng đế có đôi tai lừa kìa!" rồi thế nào cũng bặt đi, tôi chỉ còn lo lắng về giấc mơ đêm qua. Tôi thấy bác Nguyễn hiện về, dập mạnh cây ba tong quen thuộc, và khi tôi hỏi, bác đã xem Chùa Ðàn lên phim chưa, thì chỉ quát lên một tiếng.

    Nhảm!
    (Tằng Phát - Tiền phong 14.10.02)
  4. bo-doi

    bo-doi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Lâu nay, người ta cứ có thói quen đọc tên phim để đoán nội dung phim. Cái tên phim trở thành cái bị để đựng ý tưởng phim. Vì thế, thấy tên phim là "Mê Thảo - Thời vang bóng", Tằng Phát vội bám vào đó để nằng nặc đòi phim phải đi sâu vào ý nọ tứ kia, nào là tân cổ giao duyên, nào là công tử Bạc Liêu Hà thành, nào là căm thù kỹ thuật văn minh gượng ép (?) v.v và v.v
    Thực ra, cái đầu đề chỉ là một cái quai để xách nội dung phim. Ðã có lúc, cũng vẫn là ngần ấy thông tin, vốn sống, ý tưởng, mồ hôi, bộ phim kia suýt được đặt tên là "Cô Tơ - bà Nhỡ" thay vì "Mê Thảo - Thời vang bóng". Sở dĩ có cái tên này vì trong phim có cô Tơ và bà Nhỡ hay hát, lại có anh kép Lãng đàn hay. Tiếng hát xẩm cũng là một kiểu rác văn hoá vì tiếng hát tự nhiên đã bị ô nhiễm văn minh. Nhưng việc ông chủ Nguyễn trong phim khắc khoải mê đắm với tiếng hát là chi tiết khắc hoạ tình thương đầy nhân bản. Từ tiếng hát xẩm cổ lỗ sĩ, đến màu xanh lè của đoàn tàu Đường sắt Việt Nam đầu phim cũng như những khuôn hình đậm chất video clip của Phạm Hoàng Nam là sự bập bềnh, lặn ngụp, cộng sinh của biểu tượng thuần khiết giữa bao nhiêu rác rưởi và ý tưởng. Ðó là cái tứ khác gợi ý một tên phim khác. Cũng may, nếu đặt tên là "Cô Tơ - bà Nhỡ" thì chắc Tằng Phát sẽ lại dè bỉu là phim về mà chỉ có tí mỏng dính, lẽ ra phải nhiều hơn, mẩy hơn, như bộ phim Tây kia làm về cô gỉ cô gì thật đã đời, lẽ ra phải khai thác cái tứ cô-bên-mình, mình-bên-cô v.v..(!)
    Nhảm!
  5. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Tớ đính chính tí:
    - Bác Tuấn có là NSND hay không thì tớ không biết, đấy là nói nhấn mạnh thế, "dù có là .v.v. ". Mà hình như là không phải.
    - Đọc bài các anh Thảo Hảo, Tằng Phát .v.v. thì cũng thích đấy nhưng bác bảo chạy đi mua vé xem ngay thì khí có phần khen văn anh Hảo quá.
    - Cố GS bác sĩ Tôn Thất Tùng có cái tật là chửi bậy rất ác, nhất là khi mổ. Không lẽ vì cái tật đấy mà em Vy lại không để bác Tùng mổ, nếu có bị mổ, hoặc không theo học bác Tùng, nếu có là SV trường Y.
    Nhở.

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hì...hì..., bác CHM này, đấy là ý em nói chung chung đấy chứ. Dĩ nhiên là phải xem rồi thì mới nhận xét rõ ràng về ý kiến của bác Hảo là đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. Hay là bác chả phải là 1 trong 3 loại đó mà là loại 4: chờ VTV đưa phim lên màn ảnh nhỏ?
    Si l'amour existe encore
  7. ha_vy_84

    ha_vy_84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Khác nhiều chứ anh. Nếu bác Tùng vừa mổ cho em vừa mắng rằng em chẳng biết tí ti gì về y khoa thì em vẫn có thể vui vẻ mà chấp nhận. Vì em không biết về y khoa thì có sao, miễn là em hết bệnh thì thôi.
    Nhưng nếu em bỏ tiền mua vé đi xem phim mà người nghệ sĩ nói rằng kiểu khán giả như em chẳng đủ trình độ để thưởng thức phim, phải cần một bài báo "thuyết minh" nữa mới hiểu được thì buồn thật. Lẽ ra mình chỉ nên bỏ tiền đi xem những phim mà mình hiểu rõ mà thôi.

    Kính anh
    Hạ Vy
    Được ha_vy_84 sửa chữa / chuyển vào 22:20 ngày 22/10/2002
  8. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề còn phải xem xem mình hiểu cỡ nào, phê bình ra sao, thì đạo diễn mới biết đường "thuyết minh". Với lại nếu bộ phim mình đã hiểu rõ thì còn xem làm gì nhở? Trừ phi là xem giải trí cho vui, giết thì giờ, hoặc đại loại là 1 cái gì khác, chứ kô phải là thưởng thức 1 tác phẩm NT mới ra lò.
    Si l'amour existe encore
  9. hoangnguyen79

    hoangnguyen79 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Các bác ạ Thảo Hảo là cô nàng Phan Thị Vàng Anh- tác giả của khi người ta trẻ.
    Còn Tằng Phát là nhà phê bình mới nổi Nguyễn Thanh Sơn- cũng là thành viên của TTVN với nick chuột lang
    em có làm việc với bên Thể thaovăn hoá và bên tiền phong nên biết vậy
    Tôi muốn cho Đất Nước hiểu tôi
    Đất Nước o hiểu- biết làm sao, đành vậy!
    Đất Nước thân yêu tôi tránh sang bên
    Như giọt mưa rào gió tạt xiên...
  10. Dawson

    Dawson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2002
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    oh, nhớ là mình vẫn còn giữ một bài tản mạn của PTVA cách đây mấy năm về " sự họp" ở ta. Hay , sâu sắc chứ ko Akay như bài "Ai cho mày chê con tao xấu " . Chẳng hiểu sao vẫn ko thích bài ACMCCTX của PTVA vừa rồi
    ...
    Được Dawson sửa chữa / chuyển vào 00:24 ngày 09/11/2002

Chia sẻ trang này